Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

THÀNH PHẦN LOÀI LƯỠNG CƯ, BÒ SÁT Ở VÙNG RỪNG CÀ ĐAM, TỈNH QUẢNG NGÃI pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.27 KB, 9 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Tập 75A, Số 6, (2012), 101-109

101



THÀNH PHẦN LOÀI LƯỠNG CƯ, BÒ SÁT
Ở VÙNG RỪNG CÀ ĐAM, TỈNH QUẢNG NGÃI
Lê Nguyên Ngật
1
, Nguyễn Thị Quy
2
, Lê Thị Thanh
3

1
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
2
Trường THPT Tam Giang, Tỉnh Thừa Thiên Huế
3
Trường Đại học Đồng Tháp

Tóm tắt. Kết quả nghiên cứu tại vùng rừng Cà Đam, tỉnh Quảng Ngãi đã xác định được
danh lục gồm 74 loài lưỡng cư và bò sát (chiếm 13,58% so với toàn quốc) thuộc 55 giống,
18 họ, 3 bộ, gồm 24 loài lưỡng cư thuộc 18 giống, 7 họ, 1 bộ và 50 loài bò sát thuộc 37
giống, 11 họ, 2 bộ. Theo danh lục đã ghi nhận có 12 loài trong Nghị định 32, 15 loài trong
Sách Đỏ Việt Nam, 12 loài trong Danh lục Đỏ Thế giới, 11 loài trong phụ lục của Công ước
CITES. Thành phần loài lưỡng cư, bò sát ở vùng rừng Cà Đam giống nhiều nhất so với khu
hệ lưỡng cư, bò sát ở vùng núi Ngọc Linh, gần kế tiếp với KBTTN Sơn Trà, gần ít hơn với
VQG Bạch Mã, gần ít nhất so với Núi Bà Đen. Ba loài mới cho khoa học ở Việt Nam đã
công bố gần đây cũng được ghi nhận trong vùng nghiên cứu: Cyrtodactylus


pseudoquadrivirgatus Rosler, Nguyen, Ngo & Ziegler, 2008; Acanthosaura nataliae Orlov,
Nguyen & Nguyen, 2006; Cuora cyclornata Blanck, McCord & Le, 2006.

1. Mở đầu
Vùng rừng Cà Đam (VRCĐ) nằm trong ranh giới phía Tây Nam huyện Trà
Bồng và phía Đông Nam huyện Tây Trà thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Tọa độ địa lý từ 15
0
06’
đến 15
0
23’ vĩ độ Bắc, 108
0
22’ đến 108
0
37’ kinh độ Đông. Tại đây, nghiên cứu về lưỡng
cư (LC) và bò sát (BS) chưa được đề cập, vì thế, bài báo này góp phần cung cấp danh
sách thành phần loài của hai lớp lưỡng cư và bò sát ở vùng nghiên cứu làm cơ sở trong
phát triển bền vững, ngoài ra còn cung cấp dẫn liệu khoa học cho các nghiên cứu tiếp
theo về khu hệ LCBS ở vùng Quảng Ngãi.
2. Thời gian, địa điểm và phương pháp nghiên cứu
2.1. Thời gian và địa điểm
Chúng tôi đã tiến hành 04 đợt khảo sát kết hợp thu mẫu vật trên thực địa từ
12/2010 đến 6/2011: đợt 1. tháng 12/2010; đợt 2. tháng 02/2011. đợt 3. tháng 4/2011;
đợt 4. tháng 6/2011. Các tuyến khảo sát được thực hiện trong 04 xã: Trà Tân, Trà Bùi
thuộc huyện Trà Bồng (4 điểm); Trà Nham, Trà Trung thuộc huyện Tây Trà (4 điểm).
Điểm thu mẫu dọc theo các khe suối, hồ, vực nước trong rừng thứ sinh và rừng nguyên
102 Thành phần loài lưỡng cư, bò sát…
sinh, khu dân cư, trảng cỏ, cây bụi, nương rẫy.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu mẫu: Thu mẫu vật trực tiếp bằng tay, gậy, kẹp bắt rắn, nơi thu

mẫu ở khe suối, hốc đá, trên cây… thời gian thu mẫu chủ yếu về từ tối đến khuya và
buổi sáng ở tuyến khảo sát. Ngoài ra còn nhờ người dân địa phương thu, xử lý và bảo
quản mẫu. Mẫu vật được định hình bằng formalin 4-10% hoặc cồn 90
0
khoảng 24 giờ,
bảo quản trong cồn 70
0
. Những mẫu không được phép thu thập thì chụp hình và đo chỉ
số hình thái.
Quan sát, phỏng vấn: Quan sát động vật trên tuyến khảo sát, di vật của loài (mai
rùa, rắn ngâm rượu…). Phỏng vấn được tiến hành ở mọi lúc mọi nơi vào đối tượng
thường xuyên tiếp xúc với rừng (kiểm lâm, dân địa phương, thợ săn, người buôn bán).
Định tên khoa học: Định loại dựa vào tài liệu của các tác giả: Đào Văn Tiến [4];
Nguyen Van Sang et al. [8]; Bourret R. [5]; Campden – Main S. M. [7]; Orlov N.;
Ziegler T.; Taylor [9]; Tên khoa học, tên Việt Nam, thứ tự sắp xếp của loài trong
danh sách thống nhất theo tài liệu của Nguyen Van Sang et al., 2009.
Loài quý hiếm: Sách Đỏ Việt Nam, 2007 (SĐVN) [1]; Danh lục Đỏ, 2011
(IUCN) [10], Công ước CITES, 2011 (CITES), Nghị định 32/2006/NĐ-CP, 2006
(NĐ32) [2]. Sử dụng hệ số Sorencen (S) trong so sánh thành phần loài ở vùng nghiên
cứu với vùng lân cận.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Thành phần loài
Phân tích 231 mẫu vật thu được, điều tra và phỏng vấn, chúng tôi đã xác định
được danh sách gồm 74 loài LCBS ở VRCĐ, tỉnh Quảng Ngãi thuộc 55 giống, 18 họ, 3
bộ (bảng 1).
Bảng 1. Thành phần loài lưỡng cư, bò sát ở vùng rừng Cà Đam
TT(1)
Tên khoa học
(2)
Tên Việt Nam

(3)
TL
(4)
Mức độ bảo tồn
CITES (5)
NĐ32 (6)
SĐVN (7)
IUCN (8)
AMPHIBIA LỚP LƯỠNG CƯ


ANURA BỘ KHÔNG ĐUÔI


1. Bufonidae Họ Cóc

1 Duttaphrynus melanostictus
(Schneider, 1799)
Cóc nhà M
LÊ NGUYÊN NGẬT, NGUYỄN THỊ QUY, LÊ THỊ THANH 103
2 Ingerophrynus galeatus (Gunther,
1864)
Cóc rừng M VU

2. Hylidae Họ Nhái bén

3 Hyla simplex Boettger, 1901 Nhái bén nhỏ M

3. Megophryidae Họ Cóc bùn


4 Leptobrachium banae Lathrop,
Murphy, Orlov & Ho, 1998
Cóc mày ba na M VU
5 Ophryophryne microtoma Boulenger,
1903
Cóc núi miệng nhỏ M
6 Xenophrys major (Boulenger, 1908) Cóc mắt bên M
7 X. palpebralespinosa (Bourret, 1937) Cóc mày gai mí M CR

4. Microhylidae Họ Nhái bầu

8 Kaloula pulchra Gray, 1831 Ễnh ương thường M
9 Microhyla fissipes (Boulenger,1884) Nhái bầu hoa M

5. Dicroglossidae Họ Ếch nhái chính
thức

10 Fejervarya limnocharis (Gravenhorst,
1829)
Ngóe M
11 Hoplobatrachus rugulosus (Wiegmann,
1834)
Ếch đồng M
12 Limnonectes kuhlii (Tschudi, 1838) Ếch nhẽo M
13 L. poilani (Bourret, 1942) Ếch poi lan M
14 Quasipaa verrucospinosa (Bourret, 1937)

Ếch gai sần M NT
15 Occidozyga lima (Gravenhorst, 1829) Cóc nước sần M


6. Ranidae Họ Ếch nhái

16 Amolops ricketti (Boulenger, 1899) Ếch bám đá M
17
Hylarana attigua (Inger, Orlov &
Darevsky, 1999)
Ếch át ti gua M VU
18 H. erythraea (Schlegel, 1837) Chàng xanh M
19 H. nigrovitata (Blyth, 1856) Ếch suối M
20 H. guentheri (Boulenger, 1882) Chẫu M
21 Odorrana chloronota (Gunther,1876) Ếch xanh M

7. Rhacophoridae Họ Ếch cây

104 Thành phần loài lưỡng cư, bò sát…
22 Polypedates leucomystax (Gravenhorst, 1829)

Ếch cây mép trắng M
23 Rhacophorus calcaneus Smith, 1924 Ếch cây cựa M NT
24 R. kio Ohler & Delorme, 2006 Ếch cây ki o M EN VU

REPTILIA LỚP BÒ SÁT


SQUAMATA BỘ CÓ VẢY


8. Agamidae Họ Nhông

25 Acanthosaura lepidogaster (Cuvier,

1829)
Ô rô vảy M
26 A. nataliae Orlov, Nguyen & Nguyen,
2006
Ô rô na ta li a M
27 Calotes emma Gray, 1845 Nhông em ma M
28 Calotes mystaceus Duméril & Bibron,
1837
Nhông xám M
29 C. versicolor (Daudin, 1802) Nhông xanh M
30 Draco macutatus (Gray, 1845) Thằn lằn bay đốm QS
31 Physignathus cocincinus Cuvier, 1829 Rồng đất M VU

9. Gekkonidae Họ Tắc kè

32
*

Cyrtodactylus pseudoquadrivirgatus
Rosler, Vu, Nguyen, Ngo & Ziegler,
2008
Thạch sùng ngón giả
bốn vạch
M
33 Gekko gecko (Linnaeus, 1758) Tắc kè M VU
34 Hemidactylus frenatus Schlegel, 1836 Thạch sùng đuôi sần M
35 H. garnotii Duméril & Bibron, 1836 Thạch sùng đuôi dẹp M

10. Lacertidae Họ Thằn lằn


36 Takydromus sexlineatus Daudin, 1802 Liu điu chỉ M

11. Scincidae Họ Thằn lằn bóng

37 Eutropis longicaudata (Hallowell, 1856) Thằn lằn bóng đuôi dài M
38 E. macularia (Blyth, 1853) Thằn lằn bóng đốm M
39 E. multifasciata (Kuhl, 1820) Thằn lằn bóng hoa M
40 Lipinia vittigera (Boulenger, 1894) Thằn lằn vạch QS
41 Lygosoma corpulentum Smith, 1921 Thằn lằn chân ngắn bao M
42 Tropidophorus cocincinensis Duméril
& Bibron, 1839
Thằn lằn tai nam bộ M
LÊ NGUYÊN NGẬT, NGUYỄN THỊ QUY, LÊ THỊ THANH 105

12. Varanidae Họ Kỳ đà

43 Varanus nebulosus (Gray, 1831) Kỳ đà vân PV I IIB EN
44 V. salvator (Laurenti, 1786) Kỳ đà hoa M II IIB EN

13. Boidae Họ Trăn

45 Python molurus (Linnaeus, 1758) Trăn đất M II IIB CR NT
46 P. reticulatus (Schneider, 1801) Trăn gấm PV IIB

14. Colubridae Họ Rắn nước

47 Ahaetulla prasina (Reinhardt, 1827) Rắn roi thường PV
48 Amphiesma modestum (Gunther, 1875) Rắn sãi trơn M
49 A. stolatum (Linnaeus, 1758) Rắn sãi thường PV
50 Boiga multomaculata (Boie, 1827) Rắn rào đốm M

51 Coelognathus radiatus (Boie, 1827) Rắn sọc dưa M IIB VU
52 Cyclophiops multicinctus (Roux, 1907) Rắn nhiều đai M
53 Dendrelaphis pictus (Gmelin, 1789) Rắn leo cây PV
54 Enhydris plumbea (Boie in: Boie, 1827) Rắn bồng chì PV
55 Psammodynastes pulverulentus (Boie, 1827) Rắn hổ đất nâu M
56 Ptyas mucosa (Linnaeus, 1758) Rắn ráo trâu PV II
57 Rhabdophis subminiatus, (Schlegel,
1837)
Rắn hoa cỏ nhỏ M
58 Sinonatrix chrysargus (Schlegel, 1837) Rắn hoa cỏ vàng PV
59 S. percarinata (Boulenger, 1899) Rắn hoa cân vân đen M
60 Xenochrophis flavipunctatus
(Hallowell, 1861)
Rắn nước M

15. Elapidae Họ Rắn hổ

61 Bungarus candidus (Linnaeus, 1758) Rắn cạp nia nam M IIB
62 B. fasciatus (Schneider, 1801) Rắn cạp nong M IIB EN
63 Naja atra Cantor, 1842 Rắn hổ mang trung quốc M IIB EN
64 Ophiophagus hannah (Cantor, 1836) Rắn hổ chúa PV II IB CR VU

16. Viperidae Họ Rắn lục

65 Cryptelytrops albolabris (Gray, 1842) Rắn lục mép trắng PV
66 Protobothrops mucrosquamatus (Cantor,
1839)
Rắn lục cườm PV
106 Thành phần loài lưỡng cư, bò sát…
67 Viridovipera stejnegeri (Schmidt, 1925) Rắn lục xanh M


TESTUDINES BỘ RÙA


17. Geoemydidae Họ Rùa đầm

68 Cuora mouhotii (Gray, 1862) Rùa sa nhân M II EN
69 C. cyclornata Blanck, McCord & Le, 2006 Rùa đỏ PV II IB CR CR
70
*
Cyclemys pulchristriata Fritz, Gaulke
& Lehr, 1997
Rùa đất pun kin M
71 C. tcheponensis (Bourret, 1939) Rùa đất sê pôn M
72 Mauremys sinensis (Gray, 1834) Rùa cổ sọc M EN
18. Testudinidae Họ Rùa núi

73 Indotestudo elongata (Blyth, 1853) Rùa núi vàng PV II IIB EN EN
74 Manouria impressa (Gunther, 1882) Rùa núi viền PV II IIB VU VU
Ghi chú: (1) TT: thứ tự, * loài mới gặp ở Việt Nam theo tài liệu của các tác giả Nguyễn
Văn Sáng và nnk, 2009. (4) NTL: nguồn tư liệu; M: mẫu vật; QS: quan sát; PV: phỏng vấn. (5)
CITES: Phụ lục I - loài bị đe dọa tuyệt chủng. Cấm buôn bán hoàn toàn cho mục đích thương
mại; Phụ lục II - loài chưa bị đe dọa tuyệt chủng nhưng việc buôn bán các loài trong phụ lục
này phải được kiểm soát để tránh tình trạng bị đe dọa tuyệt chủng; Phụ lục III - loài được bảo
vệ ít nhất ở một nước và nước đó yêu cầu các nước thành viên CITES khác giúp đỡ kiểm soát
việc buôn bán. (6) NĐ32: IB - nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại; IIB -
hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. (7) SĐVN: CR - rất nguy cấp; EN - nguy
cấp; VU - sẽ nguy cấp. (8) IUCN: EN - nguy cấp; VU - sẽ nguy cấp; NT - gần bị đe dọa.
Bảng 2. Số bộ, họ, giống, loài thuộc 2 lớp lưỡng cư và bò sát ở vùng rừng Cà Đam
Tên lớp

động vật

Thành phần phân loại học
Bộ Họ Giống Loài
Số
lượng
(SL)
% so với
toàn quốc
(%)
SL % SL % SL %
Lưỡng cư 1 33,33 7 77,77 18 40,90 24 13,56
Bò sát 2 66,66 11 44,00 37 28,68 50 13,58
Tổng 3 50,00 18 52,94 55 31,79 74 13,57
Các họ ưu thế về loài gồm: Ranidae và Dicroglossidae (mỗi họ 6 loài),
Colubridae (14 loài), Agamidae (7 loài), Scincidae (6 loài). Số lượng loài sẽ còn nhiều
hơn nếu có điều kiện khảo sát bổ sung ở khu vực rừng trên núi cao thuộc huyện Trà
Bồng và một số khu vực đệm thuộc huyện Tây Trà, hơn nữa một số loài cỡ nhỏ (L = 2,5
LÊ NGUYÊN NGẬT, NGUYỄN THỊ QUY, LÊ THỊ THANH 107
– 3,5 cm) lẫn trốn nhanh khó phát hiện và thu mẫu.
Ba loài mới cho khoa học ở Việt Nam đã công bố gần đây cũng được ghi nhận
trong khu vực nghiên cứu: Cyrtodactylus pseudoquadrivirgatus Rosler, Nguyen, Ngo &
Ziegler, 2008; Acanthosaura nataliae Orlov, Nguyen & Nguyen, 2006; Cuora
cyclornata Blanck, McCord & Le, 2006.
3.2. So sánh thành phần loài LCBS ở VRCĐ với một số vùng lân cận
Bảng 3. Quan hệ thành phần loài LCBS ở VRCĐ với một số vùng khác

Cà Đam
(1)
Núi Ngọc

Linh (2)
Núi Bà Đen
(3)
KBTTN
Sơn Trà (4)

VQG Bạch
Mã (5)
Tổng số loài 74 127 145 108 126
Số loài chung - 41 26 28 26
Hệ số S - 0,64 0,35 0,51 0,41
Ghi chú: (1). nghiên cứu này; (2). theo nguồn tư liệu của Lê Nguyên Ngật (1997); (3).
Phạm Văn Hòa (2000); (4). Đinh Thị Phương Anh & Nguyễn Minh Tùng (2000); (5). Lê Vũ
Khôi & nnk (2004).
Theo bảng 3, LCBS ở VRCĐ giống nhiều nhất so với khu hệ LCBS vùng núi
Ngọc Linh (S = 0,64); gần kế tiếp so với KBTTN Sơn Trà (S = 0,51); gần ít hơn so với
VQG Bạch Mã (S = 0,41); gần ít nhất so với Núi Bà Đen (S = 0,35). Kết quả nghiên
cứu này hợp lý khi xét về khoảng cách địa lý, đặc điểm khí hậu giữa các vùng. Kết quả
so sánh trên chỉ tương đối do khác nhau về diện tích các vùng, thời gian nghiên cứu,
mặt khác đã tăng thêm bậc taxon trong danh lục 2009.
3.3. Loài quý hiếm
Trong tổng số 74 loài, có 24 loài quý hiếm (chiếm 32,43% tổng số loài), gồm 7
loài lưỡng cư, 17 loài bò sát, xếp loại bảo tồn theo bảng 4.
Bảng 4. Số lượng các cấp độ bảo tồn LCBS quý hiếm ở VRCĐ
Xếp loại bảo tồn
SĐVN IUCN NĐ32 CITES
4CR 1CR 2 (IB) 1 (I)
6EN 3EN 10 (IIB) 10 (II)
5VU 5VU - -
- 3NT - -

Tổng 15 12 12 11
Một số loài có giá trị kinh tế cao như: Rắn hổ mang Trung Quốc, Rắn hổ chúa,
Trăn đất, Trăn gấm, Kỳ đà, Rùa đỏ, Rùa núi vàng đang bị săn bắt và buôn bán mạnh ở
108 Thành phần loài lưỡng cư, bò sát…
trong và bên ngoài vùng nghiên cứu.
Vùng nghiên cứu có 2 loài mới được công bố trong tài liệu Herpetofauna of
Vietnam của Nguyen Van Sang, et al. [8]: Cyclemys pulchristriata và Cyrtodactylus
pseudoquadrivirgatus.
4. Kết luận và đề nghị
Chúng tôi đã ghi nhận ở VRCĐ có 74 loài, chiếm 13,58% so với toàn quốc, gồm
24 loài LC thuộc 18 giống, 7 họ, 1 bộ và 50 loài BS thuộc 37 giống, 11 họ, 2 bộ. Thành
phần loài LCBS ở VRCĐ giống nhiều nhất so với khu hệ LCBS ở vùng núi Ngọc Linh,
gần kế tiếp với KBTTN Sơn Trà, gần ít hơn với VQG Bạch Mã, gần ít nhất so với Núi
Bà Đen. Có 24 loài quý hiếm, trong đó, 15 loài trong SĐVN; 12 loài trong IUCN; 12
loài trong NĐ 32; 11 loài trong CITES.
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái một số loài quý hiếm, loài có giá trị
kinh tế. Xây dựng kế hoạch bảo tồn, sử dụng bền vững phù hợp với địa phương nguồn
tài nguyên LCBS trong vùng. Ưu tiên bảo tồn loài quý hiếm theo thứ tự: Trăn đất, Rắn
hổ chúa, Rùa đỏ, Rùa núi viền, Rùa núi vàng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Sách Đỏ Việt
Nam, Phần I - Động vật, Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, 2007.
[2]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Danh lục các loài động vật, thực vật hoang
dã quy định trong các phụ lục của Công ước CITES, ban hành kèm theo Quyết định số
14/2002/QĐ/BNN-KL, Hà Nội, 2011.
[3]. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 về
quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, Hà Nội, 2006.
[4]. Douglas B. Hendrie, Bùi Đăng Phong, Tim McCormack, Hoàng Văn Hà, Peter Paul
Dijk, Sách hướng dẫn thi hành luật về định dạng các loài rùa cạn và rùa nước ngọt VN,
Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên xuất bản, Hà Nội, 2010.

[5]. Đào Văn Tiến, Về định loại ếch nhái, bò sát Việt Nam, Tạp chí Sinh học, (1977,1978,
1981), 33-40,1-6, 1(1) 2-10.
[6]. Bourret R., Les Batracciens de I Indochine, Gouvernment Général de I Indochine, Hà
Nội, 1942.
[7]. Nguyen Van Sang, Ho Thu Cuc & Nguyen Quang Truong, Herpetofauna of Viet Nam,
Edition Chimaira, Frankfurt am Main, 2009.
[8]. Taylor E. H., The Lizards Fauna of Thailand, The University of Kasat Science Bulletin,
1963.
LÊ NGUYÊN NGẬT, NGUYỄN THỊ QUY, LÊ THỊ THANH 109
[9]. IUCN, Red List of Threatened Species, Downloaded in August, 2011 at
.


SPECIES COMPOSITION OF AMPHIBIANS AND REPTILES IN THE
CADAM FOREST AREA, QUANGNGAI PROVINCE
Le Nguyen Ngat
1
, Nguyen Thi Quy
2
, Le Thi Thanh
3

1
Ha Noi National University of Education
2
Tam Giang High School, Thua Thien Hue Province
3
Dong Thap University

Abstract. Based on the results of 04 field works from 12/2010 to 6/2012 in the Cadam

forest area, a total of 74 herptile species were recorded including 24 amphibian species
(about 13,56% of total species of Vietnam) belonging to 7 families, 1 order and 50 reptilian
species (about 13,59% of total species of Vietnam) belonging to 11 families, 2 orders.
Among them, 12 species were listed in the Governmental Decree No 32/2006/NĐ-CP in
2006, 16 species noted in the Vietnam Red Data Book in 2007, 12 species listed in the
IUCN Red List in 2011, 11 species noted in the CITES appendices in 2011. Two of total
herptile species are endemic of Vietnam. Herpetofauna in Cadam forest area is similar to
that in, in the order of decreasing similarity, Ngoclinh mountain area, Sontra Natural
reserve, Bachma National park, and Baden mountain. The number of herpetofauna species
in Cadam forest is smaller than that in other areas within its vicinity. New four species that
Vietnam has recorded recently also appeared at the research area, namely: Cyrtodactylus
pseudoquadrivirgatus Rosler, Nguyen, Ngo & Ziegler, 2008; Rhacophorus kio Ohler &
Delorme, 2006; Acanthosaura nataliae Orlov, Nguyen & Nguyen, 2006; Cuora cyclornata
Blanck, McCord & Le, 2006.

×