Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

THỰC TRẠNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở ĐẠI HỌC HUẾ potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.49 KB, 10 trang )



89
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 68, 2011

THỰC TRẠNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ
CÔNG TÁC GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở ĐẠI HỌC HUẾ
Nguyễn Thị Hồng Nhật
Viện Tài nguyên, Môi trường và Công nghệ sinh học, Đại học Huế
TÓM TẮT
Kết quả khảo sát ở 3 trường thành viên của Đại học Huế cho thấy, hiện nay công tác
giáo dục bảo vệ môi trường (BVMT) ở đây đã có nhiều nỗ lực, phấn đấu nâng cao chất lượng
nhưng vẫn còn nhiều bất cập như: Nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác giáo dục
BVMT cho sinh viên (SV) của cán bộ (CB), giảng viên (GV) chưa đúng mức; Chương trình, nội
dung giáo dục BVMT ch
ưa được triển khai đồng bộ, một số ngành học chưa đưa giáo dục
BVMT thành môn học chính thức; Phương pháp, hình thức triển khai các hoạt động giáo dục
BVMT chưa phong phú… Trên cơ sở đó, cần có các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục
BVMT tại Đại học Huế nói chung và ở các trường thành viên nói riêng.

1. Đặt vấn đề
Thực hiện Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17/10/2001 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Đề án "Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo
dục quốc dân" và Chỉ thị số 02/2005/CT-BGD&ĐT ngày 31 tháng 01 năm 2005 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi
trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục trong cả nước tổ chức
triển khai các nhiệm vụ giáo dục bảo vệ môi trường và thực hiện tốt các hoạt động giáo
dục BVMT trong nhà trường.
Ở Đại học Huế trong thời gian qua đã mở các chuyên ngành đào tạo về
BVMT ở một số trường thành viên ở bậc đại học và cao học, đồng th
ời cũng đã đưa


một số môn học liên quan đến BVMT vào chương trình đào tạo ở các ngành học
khác. Vì vậy, giáo dục BVMT đã góp phần nâng cao nhận thức, tạo sự chuyển biến
căn bản cho toàn thể đội ngũ cán bộ quản lý, GV và SV về ý nghĩa và tầm quan
trọng của công tác giáo dục BVMT. Đồng thời, kiến thức và ý thức bảo vệ môi
trường của cán bộ giáo viên cũng như sinh viên ngày càng được nâng cao.
Tuy nhiên, do các điều kiện khách quan khác nhau nên công tác giáo dục
BVMT chưa được triển khai một cách thống nhất, đồng bộ và rộng khắp trong các
trường thành viên của Đại học Huế. Hiện nay, chưa có khung chương trình đào tạo
thống nhất cho các trường đại học chuyên ngành môi trường và các khối ngành khác.
Bản thân các trường còn thiếu đội ngũ GV có trình độ chuyên sâu, thiếu tài liệu, giáo


90
trình, thư viện phục vụ việc giảng dạy và nghiên cứu về môi trường. Giáo dục
BVMT liên quan đến ngoại khóa nhưng kinh phí cho hoạt động này còn hạn chế.
Vì vậy, việc khảo sát thực trạng công tác giáo dục BVMT và đồng thời đề xuất
các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục BVMT tại Đại học Huế hiện nay là rất cần
thiết và có ý nghĩa khoa học, thực tiễn cao.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Để có cơ sở đánh giá thực trạng công tác giáo dục BVMT tại Đại học Huế và đề
xuất các biện pháp quản lý, chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên các đối tượng là cán
bộ quản lý (Ban Giám hiệu, trưởng, phó các phòng, khoa, Bộ môn), GV và SV hệ
chính quy (năm thứ 2, thứ 3) của 03 trường: Trường Đại học Khoa học, Trường Đại
học Sư phạm, Trường Đại học Kinh t
ế, với số lượng 60 cán bộ quản lý, 125 GV và
630 SV (bảng 1).
Bảng 1. Số lượng đối tượng khảo sát ở 3 trường thành viên của Đại học Huế
Số lượng
Trường

Cán bộ quản lý Giảng viên Sinh viên
Đại học Khoa học 22 45 240
Đại học Sư phạm 20 45 220
Đại học Kinh tế 18 35 170
Tổng 60 125 630
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Các phương pháp khảo sát, điều tra, phỏng vấn nhằm đánh giá thực trạng của
vấn đề nghiên cứu và xây dựng cơ sở thực tiễn để xác lập các biện pháp.
- Phương pháp thống kê toán học.
- Phương pháp chuyên gia để lấy các ý kiến về các vấn đề nghiên cứu.
3. Thực trạng công tác giáo dục bảo vệ môi trường tại Đại học Huế
3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên
Về mức độ cần thiết của công tác giáo dục BVMT ở trường đại học, các đối
tượng khảo sát cho biết ý kiến của họ như sau:


91
Bảng 2. Mức độ cần thiết của công tác giáo dục bảo vệ môi trường
Cán bộ quản lý Giảng viên Sinh viên
Đối tượng
Mức độ
nhận thức
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ

(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Rất cần thiết 47 78,3 90 72,0 427 67,8
Cần thiết 11 18,4 28 22,4 182 28,9
Không cần thiết lắm 2 3,3 7 5,6 21 3,3
Không cần thiết 0 0,0 0 0,0 0 0,0
Bảng 2 cho thấy, 96,7% cán bộ quản lý, 94,4% giảng viên và 96,7% sinh viên
khẳng định công tác giáo dục BVMT trong trường đại học là rất cần thiết và cần thiết.
Kết quả đó hoàn toàn phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và của Bộ
Giáo dục & Đào tạo về việc giáo dục BVMT trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước. Tuy nhiên, vẫn còn 3,3% cán bộ quản lý, 5,6% giảng viên và 3,3% sinh
viên chưa coi trọng công tác giáo dục BVMT, họ cho rằng giáo dục BVMT trong sinh
viên không cần thiết lắm. Tuy số lượng này chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, nhưng đây cũng là
một vấn đề mà lãnh đạo nhà trường cần phải quan tâm để thay đổi nhận thức của họ đối
với giáo dục BVMT.
Về mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường, qua quá trình khảo sát đã cho kết quả
như bảng 3 dưới đây:
Bảng 3. Kết quả khảo sát về mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường ở trường đại học
Cán bộ
quản lý
Giảng viên Sinh viên
Đối tượng

Mục tiêu
Số
lượng
Tỷ lệ

(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Cung cấp kiến thức về MT
và BVMT
58 96,67 120 96,00 628 99,68
Nâng cao nhận thức về MT
và BVMT
60 100,00 122 97,60 625 99,21
Hình thành hành vi tích cực
đối với MT
55 91,67 98 78,40 421 66,83
Xây dựng hành vi bảo vệ MT 54 90,00 102 81,60 515 81,75
Xây dựng và rèn luyện kỹ
năng BVMT
56 93,33 87 69,60 298 47,30
Lý do khác 0 0.00 0 0,00 0 0,00


92
Kết quả khảo sát về mục tiêu giáo dục BVMT ở bảng 3 cho thấy: ngoài 5 mục
tiêu mà chúng tôi đã nêu ra, không có mục tiêu nào được cán bộ quản lý, giảng viên và
sinh viên bổ sung thêm.
Đa số sinh viên cho rằng giáo dục BVMT trong trường đại học chỉ nhằm mục

tiêu cung cấp kiến thức và nâng cao nhận thức về môi trường và bảo vệ môi trường
(được chọn với tỷ lệ 96,69% và 98,07%). Trong khi đó, mục tiêu hình thành hành vi tích
cực đối với MT, xây dựng hành vi BVMT và xây dựng, rèn luyện kỹ năng được sinh
viên lựa chọn lần lượt với tỷ lệ là 66,83%, 81,75% và 47,30%. Tỷ lệ này đối với giảng
viên và cán bộ quản lý cao hơn. Điều đó chứng tỏ mục tiêu giáo dục BVMT hiện nay
chưa được sinh viên nhận thức một cách đầy đủ. Trong giáo dục BVMT, nhà trường chỉ
chú trọng đến việc cung cấp kiến thức, chưa quan tâm nhiều đến việc hình thành hành vi
và rèn luyện kỹ năng BVMT cho SV.
3.2. Thực trạng về công tác giáo dục bảo vệ môi trường tại Đại học Huế
3.2.1. Thực trạng về hình thức giáo dục trong nhà trường
3.2.1.1. Chương trình giáo dục BVMT chính khóa
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng, hình thức giáo dục BVMT trong nhà
trường tại các trường thuộc Đại học Huế có sự khác nhau về ngành nghề đào tạo. Chúng
tôi chỉ giới hạn nghiên cứu hình thức GDMT ở trường
đại học thông qua việc đưa nội
dung GDMT vào trong môn học chính thức của chương trình cho các ngành học (trừ
ngành Khoa học Môi trường của Trường Đại học Khoa học).
Bảng 4. Đánh giá của GV và SV về kiến thức giáo dục BVMT thông qua môn học
Mức độ thực hiện (%) Kết quả thực hiện (%)
Chuyên sâu
Không chuyên
sâu
Đánh giá


Môn học
GV SV GV SV
Tốt Khá TB Yếu
Môi trường và con người 100 95,6 0 4,4
Môi trường và phát triển 75 58,3 25 41,7 0 75 25 0

Giáo dục môi trường 100 55,6 0 54,4 66,7 33,3 0 0
Dân số và phát triển 0 24 100 76 0 100 0 0
Giáo dục dân số 0 25,2 100 74,8 50 50 0 0
Sinh thái môi trường 0 14,2 100 85,8 0 100 0 0
Cảnh quang học 0 31,4 100 68,6 0 0 100 0
Kinh tế và ô nhiễm MT 0 29,4 100 30,6 0 100 0 0


93
Môi trường và nghèo đói 100 80 0 20 0 50 50 0
Địa lý tự nhiên 0 14 100 86 25 50 25 0
Địa lý kinh tế 0 16,5 100 83,5 25 50 25 0
Địa lý Du lịch 0 42 100 58 0 100 0 0
Địa lý Tài nguyên Môi
trường
100 29,4 0 60,6 0 50 50 0
Chính sách quản lý Tài
nguyên Môi trường
0 41,6 100 58,4 0 0 100 0
Địa lý đô thị 0 20 100 80 0 50 50 0
Đánh giá tác động môi
trường
100 91,1 0 8,9 40 50 10 0
Hóa học Công nghệ - MT 0 7,8 100 82,2 0 100 0 0
Tại Trường Đại học Khoa học, Trường Đại học Kinh tế, giáo dục BVMT được
đưa vào chương trình giảng dạy chính thức cho tất cả các ngành học thông qua môn học
“Môi trường và con người”. Đồng thời, một số chuyên ngành đào tạo khác cũng đưa
vào chương trình nhiều môn học chuyên sâu về môi trường như: Giáo dục môi trường,
Sinh thái môi trường, Khoa học môi trường, Luật môi trường - Tài nguyên, Dân số -
Môi trường, Địa lý Tài nguyên Môi trường…

Tại trường Đại học Sư phạm, giáo dục BVMT chỉ được đưa vào chương trình
giảng dạy chính thức cho một số ngành học (Địa lý, Sinh học, Tâm lý học, Giáo dục
Tiểu học, Sư phạm mẫu giáo, Giáo dục Chính trị). Các chuyên ngành đào tạo khác như
toán, lý, văn, sử… thì giáo dục BVMT không được đưa vào trong giảng dạy thông qua
môn học chính thức mà chỉ được lồng ghép vào trong nội dung một số môn học.
Chúng tôi nhận thấ
y rằng, kiến thức chuyên sâu về giáo dục BVMT đã được đưa
vào giảng dạy cho sinh viên đại học thông qua các môn học chính thức như: Môi trường
và con người, Giáo dục môi trường (trừ một số ngành của đại học sư phạm).
Ngoài ra, sinh viên chuyên ngành Địa lý còn được học nhiều môn học khác có
nội dung liên quan trực tiếp đến môi trường như: Địa lý tài nguyên môi trường, Địa lý
tự nhiên, Địa lý kinh tế, Địa lý du lịch, Giáo dục dân số Sinh viên các ngành kinh tế
có nhiều môn học chuyên sâu về môi trường như Đánh giá tác động môi trường, kinh tế
và ô nhiễm môi trường, Chính sách quản lý TNMT, Dân số và phát triển
Kết quả thực hiện nội dung môn học của SV thông qua đánh giá của GV từ mức
độ từ trung bình đến tốt, không có yếu. Tuy nhiên, chất lượng tiếp thu kiến thức BVMT
của sinh viên không đồng đều tùy thuộc vào ngành nghề đào tạo.


94
3.2.1.2. Các hoạt động BVMT khác trong nhà trường
Giáo dục BVMT ngoài việc cung cấp cho sinh viên những kiến thức về môi
trường thông qua môn học, tại các trường đại học còn có rất nhiều hoạt động khác nhằm
hình thành cho SV ý thức, thói quen trong việc giữ gìn vệ sinh trường lớp, tham gia xây
dựng môi trường “Xanh, sạch, đẹp”.
Có đến 86,50% SV được hỏi cho rằng đã từng tham gia vệ sinh trường lớp. Cảnh
quang trường học, lớp học nhìn chung thoáng mát, dọc hành lang đều có những giỏ rác.
Tuy nhiên, bên trong một số phòng học vệ sinh chưa được sạch sẽ, nhiều phòng học còn
rất bừa bãi.
Những trường có hoạt động về giáo dục BVMT diễn ra tương đối sôi nổi như

trường Đại học Kinh tế với “Hội trại Xanh”, cuộc thi “Sinh viên với vấn đề môi trường”,
cuộc thi “Xây dựng mô hình xanh”, nói không với ô nhiễm môi trường đã thu hút đông
đảo sinh viên tham gia; Trường đại học Khoa học, Đại học Huế với CLB “Tình bạn
Xanh” thường xuyên tham gia các hoạt động tuyên truyền, hoạt động giữ gìn và xây
dựng môi trường “Xanh, sạch, đẹp”.
Tuy nhiên, việc tổ chức các cuộc thi về môi trường trong các trường đại học tại Đại
học Huế chưa được thường xuyên, mang tính cục bộ, chưa thu hút nhiều sinh viên tham gia,
chỉ có 12,06% SV được hỏi có tham gia những hoạt động này.
Đối với giáo dục BVMT, hoạt động nghiên cứu khoa học của SV đóng vai trò rất
quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, khích lệ sinh viên phát huy tiềm
năng của mình trong lĩnh vực nghiên cứu sáng tạo và góp phần tạo cầu nối quan trọng
giữa giảng đường và thực tiễn đời sống. Tuy nhiên, qua khảo sát chúng tôi nhận thấy
rằng, trong 630 SV được hỏi, chưa có SV nào từng tham gia nghiên cứu KH về MT.
Trên thực tế, NCKH về MT của SV tại Đại học Huế chủ yếu được thực hiện cho sinh
viên chuyên ngành môi trường và một số rất ít của sinh viên khoa Địa lý, khoa Sinh học
của trường Đại học Khoa học, Đại học Huế.
3.2.2. Thực trạng về hình thức giáo dục ngoài nhà trường
Tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội SV Đại học Huế đóng vai trò rất quan trọng
trong việc tuyên truyền, thu hút sinh viên tham gia các hoạt động giáo dục BVMT ngoài
nhà trường. Đoàn Thanh niên Đại học Hu
ế với hoạt động “Xây dựng tuyến phố Thanh
niên Xanh, sạch, đẹp”, “Ngày thứ bảy tình nguyện”, “Ngày chủ nhật Xanh” đã tổ chức
cho đoàn viên thanh niên Đại học Huế tham gia vào hoạt động BVMT.
Một số câu lạc bộ (CLB) hoạt động về môi trường như CLB C4E, CLB “Tình bạn
Xanh” của trường Đại học Khoa học với những hoạt động làm vệ sinh trường lớp, trồng cây,
đạp xe cổ động tuyên truyền về BVMT… Tuy nhiên, số lượng sinh viên tham gia các CLB
này còn rất hạn chế.
Qua khảo sát, có 18,25% SV đã từng tham gia các chiến dịch nhân ngày Môi



95
trường Thế giới, Chiến dịch “Làm cho Thế giới sạch hơn”, Chiến dịch “Giờ Trái đất”.
Về hoạt động tham quan, khảo sát thực địa (học ngoài môi trường) có 42,86% SV có
tham gia, chủ yếu là SV các khoa Địa lý, Địa chất, sinh học, sinh viên các ngành kinh tế.
Nhìn chung, hoạt động giáo dục BVMT ngoài nhà trường của Đại học Huế diễn ra
không thường xuyên, còn mang tính đơn lẻ, tùy thuộc vào ngành nghề đào tạo, số lượng
SV tham gia còn ít, nhưng bướ
c đầu đã có những chuyển biến tích cực trong phong trào
BVMT tại địa phương.
4. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục BVMT tại Đại học Huế
4.1.
Nhóm biện pháp n
âng cao nhận thức của GV và SV về sự cần thiết của
giáo dục BVMT
- Phổ biến và quán triệt tư tưởng cho toàn thể CBGV và SV trong Đại học Huế
nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của giáo dục BVMT và công tác quản lý giáo dục
BVMT cho sinh viên. Từ đó, họ có ý thức và trách nhiệm với công việc này, xem đây là
vấn đề cấp thiết của xã hội.
- Đối với cán bộ quản lý chính quyền và các đoàn thể, Hội Sinh viên và GV
trong Đại học Huế phải thấm nhuần chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng,
Nhà nước, Bộ GD & ĐT về công tác giáo dục BVMT, hiểu được tầm quan trọng và
sự cần thiết củ
a việc giáo dục BVMT trong nhà trường, phải luôn nêu cao tinh thần ý
thức trách nhiệm trong quản lý và giáo dục BVMT. Đối với GV phải thấm nhuần
mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình, nội dung công tác giáo dục BVMT đối với sự phát
triển của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Để thực hiện tốt
những điều này, nhà trường phải quan tâm đến việc tổ chức cho cán bộ, GV học tập
Nghị quyết của Đảng, phổ biến các Chỉ thị, Văn bản hướng dẫn của Nhà nước, Bộ
GD & ĐT của Đại học Huế về giáo dục BVMT đến toàn thể cán bộ, GV. Tổ chức
các hội nghị, hội thảo chuyên đề về môi trường và giáo dục BVMT cho CB, GV tất

cả các ngành học tham gia. Tổ chức cho cán bộ, GV, SV học hỏi, giao lưu với các
chuyên gia về môi trường.
- Đố
i với SV, phải thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, chú tâm học tập,
nghiên cứu để mở rộng kiến thức nghề nghiệp, đời sống xã hội, đồng thời nâng cao ý
thức trách nhiệm với xã hội, cộng đồng thông qua các hoạt động học tập trên lớp, các
cuộc thi chủ đề về môi trường, các hoạt động BVMT ở ngoài nhà trường
4.2. Nhóm biện pháp tăng cường công tác tổ chức, chỉ đạo giáo dục BVMT
trong nhà trường
- Chỉ đạo thực hiện nội dung giáo dục BVMT: Giáo dục BVMT trong nhà trường
có thể tìm thấy trong nhiều môn học và hoạt động. Ngoài những môn học về môi trường
được đưa vào giảng dạy chính thức, nội dung giáo dục BVMT có thể lồng ghép vào nội
dung rất nhiều môn học khác. Ngoài ra, nội dung giáo dục BVMT còn được thực hiện


96
thông qua nhiều hoạt động trong nhà trường: lao động, nghiên cứu khoa học, văn nghệ,
các cuộc thi viết, vẽ, sáng tác về môi trường
- Chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy: Việc lựa chọn phương pháp nào để
phù hợp với nội dung giáo dục BVMT là một việc làm có ý nghĩa quyết định trong việc
nâng cao hiệu quả giáo dục BVMT. Trong giáo dục BVMT, ngoài việc sử dụng các
phương pháp dạy học truyền thố
ng cần chú ý vận dụng các phương pháp dạy học tích
cực, hướng người học gắn với các hoạt động thực tiễn. Đặc biệt là những phương pháp
mang tính đặc thù của giáo dục BVMT.
- Quản lý việc sử dụng phương tiện dạy học trong giáo dục BVMT: phương tiện
dạy học đóng vai trò rất quan trọng trong giảng dạy, giáo dục BVMT. Các nhà GD phải
biết khai thác, sử dụng phương tiệ
n dạy học một cách có hiệu quả.
- Tổ chức dự giờ, thao giảng của GV trong giảng dạy giáo dục BVMT: thông

qua dự giờ, thao giảng giúp cho GV và tổ chuyên môn rút được kinh nghiệm về nội
dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy và sử dụng phương tiện trong quá trình dạy học.
- Quản lý hoạt động của sinh viên về giáo dục BVMT: hoạt động của sinh viên
về giáo dục BVMT được thực hiện thông qua hai hình thức học tập và hoạt động về
BVMT. Thông qua các hoạt động này, sinh viên sẽ trang bị cho mình kiến thức, hiểu
biết về môi trường, nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi trường,
để từ đó có thái độ, cách ứng xử đúng đắn, có trách nhiệm với môi trường.
- Quản lý công tác nghiên cứu khoa học của SV: Giúp cho SV có hiểu biết về
pháp luật, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về BVMT, có kiến thức MT để tự
giác thực hiện BVMT thông qua công tác nghiên cứu khoa học về MT.
4.3. Nhóm biện pháp tổ chức, quản lý việc thực hiện giáo dục BVMT ngoài
nhà trường
- Tổ chức giáo dục trong môi trường: xem môi trường là một địa bàn, một
phương tiện để giảng dạy, học tập, nghiên cứu, giúp cho người dạy, người học hứng thú,
hiệu quả học tập cao.
- Tổ chức các lo
ại hình sinh hoạt, học tập ngoài nhà trường như tham quan thực
tế, cắm trại, lao động
- Cùng với địa phương tổ chức các phong trào bảo vệ môi trường, các hoạt động
hưởng ứng, tuyên truyền bảo vệ môi trường tại cộng đồng dân cư.
4.4. Nhóm biện pháp tổ chức các điều kiện hỗ trợ công tác giáo dục BVMT
- Tổ chức thực hiện các chế định về giáo dục BVMT.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức giáo dục BVMT cho đội ngũ
CBGV.


97
- Đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho công tác giáo dục BVMT.
- Xây dựng môi trường sư phạm “Xanh, sạch, đẹp”.
- Tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường

về giáo dục BVMT cho sinh viên.
4.5. Nhóm biện pháp tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá và khen thưởng
về công tác giáo dục BVMT.
- Xây dựng các tiêu chí thi đua khen thưởng về giáo dục BVMT cho SV.
- Chỉ đạo việc thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá về giáo dục BVMT.
- Tổng kết, báo cáo kết quả hoạt động và đề nghị khen thưởng những tập thể, cá
nhân điển hình về hoạt động phong trào BVMT. Hình thức khen thưởng phải thỏa đáng
và kịp thời.
5. Kết luận
Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn và qua khảo sát thực trạng về quản lý công tác
giáo dục BVMT cho SV tại Đại học Huế có thể nhận thấy rằng, mặc dù các trường
thành viên Đại học Huế đã có nhiều nỗ lực, phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy
nhiên, công tác giáo dục BVMT cho SV vẫn còn nhiều bất cập:
- Nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác giáo dục BVMT cho SV
của CB, GV chưa đúng mức.
- Chương trình, nội dung giáo dục BVMT chưa được triển khai đồng bộ, một số
ngành học chưa đưa giáo dục BVMT thành môn học chính thức.
- Phương pháp, hình thức triển khai các hoạt động giáo dục BVMT còn khiêm
tốn.
- Công tác kiểm tra, đánh giá, khen thưởng và các điều kiện hỗ trợ giáo dục
BVMT chưa được quan tâm sâu sắc.
Các nhóm biện pháp được đề xuất có mối quan hệ mật thiết với nhau và đáp ứng
được yêu cầu về giáo dục BVMT tại Đại học Huế trong giai đoạn hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chỉ thị số 02/2005/CT-BGD&ĐT ngày 31 tháng 01 năm
2005 về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường, Hà Nội, 2005.
[2]. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tài liệu tập huấn bồi dưỡng nâng cao nhận thức môi
trường, Hà Nội, 2003.
[3]. Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ
môi trường trong thời kỳ

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.


98
[4]. Lê Văn Khoa, Môi trường và Giáo dục bảo vệ môi trường, Nxb. Giáo dục, Hà Nội,
2009.

THE STATUS AND MANAGEMENT SOLUTIONS TO ENVIRONMENTAL
PROTECTION EDUCATION IN HUE UNIVERSITY
Nguyen Thi Hong Nhat
Institute of Resources, Environment and Biotechnology, Hue University
SUMMARY
From the survey results in three colleges of Hue University, it was shown that there
have been many effort and strive to enhance the situation of environmental protection education
(EPE) within these schools. Yet, still there exist lots of inadequacies in this field, the awareness
toward meanings in lecturers and staff and its importance is not properly; programs and
contents have not been implemented synchronously, course for environmental protection has not
been a subject in university officially yet; methods and forms of implementation of EPE
activities are not plentiful, etc. On that basis, it is necessary to propose management solutions in
EPE in Hue University in general and in its members in particular.

×