Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây gai kim (barleria prionitis linn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.74 MB, 63 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

TRẦN THỊ THO

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT
VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA
CÂY GAI KIM (BARLERIA PRIONITIS
LINN)
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI – 2022


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

TRẦN THỊ THO
MÃ SINH VIÊN: 1701541

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT
VÀ THÀNH PHẦN HĨA HỌC CỦA
CÂY GAI KIM (BARLERIA PRIONITIS
LINN)
KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
1. PGS.TS. Nguyễn Mạnh Tuyển
2. DS. Sengkham Choumlivong
Nơi thực hiện:
1. Bộ môn Dược học cổ truyền


HÀ NỘI – 2022


LỜI CẢM ƠN
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS
Nguyễn Mạnh Tuyển, người thầy đã trực tiếp giao cho em đề tài này, định hướng, tận tình
chỉ bảo và hỗ trợ em trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu. Thầy là người thầy tâm
huyết, đam mê và tận tuỵ. Em học được từ thầy sự đam mê, nghiêm túc trong nghiên cứu,
kỹ năng cẩn thận, chu đáo trong tác phong làm việc.
Bằng tất cả sự yêu quý và biết ơn, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới anh HVCH.
SENGKHAM Choumlivong, chị HVCH. Nguyễn Hồng Thịnh đã chỉ bảo em suốt thời
gian em làm nghiên cứu khoa học tại Bộ môn Dược học cổ truyền. Anh chị không chỉ truyền
dạy cho em những bài học và kinh nghiệm quý giá trong quá trình nghiên cứu và học tập mà
còn truyền cho em rất nhiều động lực và đam mê với khoa học. Các anh chị và các bạn là
những tấm gương sáng để em noi theo trong cuộc đời sinh viên học tập và nghiên cứu khoa
học tại trường.
Em cũng xin chân thành cảm ơn tới ThS. Nghiêm Đức Trọng và ThS. Phạm Thị Linh
Giang công tác tại Bộ môn Thực vật – Đại học Dược Hà Nội đã chỉ bảo và giúp đỡ em rất
nhiều về mặt kiến thức chun mơn trong q trình thực hiện đề tài. Sự hỗ trợ của các thầy
cơ góp phần khơng thể thiếu để em hồn thiện đề tài.
Em xin gửi sự biết ơn tới tồn thể thầy cơ Trường Đại học Dược Hà Nội đã dạy dỗ tôi
trong suốt khoảng thời gian học tập tại trường. Em xin kính chúc thầy cô luôn mạnh khỏe
và công tác tốt.
Cuối cùng, lời cảm ơn sâu sắc nhất con xin dành cho Bố và Mẹ, những người đã sinh
thành, dưỡng dục, luôn luôn quan tâm và động viên con hàng ngày và trên mọi chặng đường
gian khó trong cuộc đời.
Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2022
Sinh viên

Trần Thị Tho



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ................................................................................................ 1
1.1. Chi Hoa chơng (Barleria) ............................................................................................. 2
1.1.1. Vị trí phân loại.......................................................................................................... 2
1.1.2. Phân bố..................................................................................................................... 2
1.1.3. Đặc điểm thực vật ..................................................................................................... 2
1.1.4. Thành phần hóa học .................................................................................................. 3
1.2. Lồi Barleria prionitis Linn .......................................................................................... 3
1.2.1. Phân bố..................................................................................................................... 3
1.2.2. Vị trí phân loại và đặc điểm thực vật......................................................................... 3
1.2.3. Thành phần hóa học .................................................................................................. 5
1.2.4. Tác dụng sinh học ..................................................................................................... 6
1.2.5. Công dụng ................................................................................................................ 8
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................. 9
2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị ................................................................................................ 9
2.1.1. Nguyên vật liệu......................................................................................................... 9
2.1.2. Hoá chất, thiết bị....................................................................................................... 9
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................... 10
2.2.1. Nghiên cứu về đặc điểm thực vật ............................................................................ 10


2.2.2. Nghiên cứu thành phần hoá học .............................................................................. 10
2.3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................. 10

2.3.1. Nghiên cứu về đặc điểm thực vật ............................................................................ 10
2.3.2. Nghiên cứu về thành phần hoá học ......................................................................... 11
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ......................................... 21
3.1. Kết quả nghiên cứu đặc điểm thực vật ........................................................................ 21
3.1.1. Đặc điểm hình thái và giám định tên khoa học ........................................................ 21
3.1.2. Đặc điểm vi phẫu dược liệu .................................................................................... 23
3.1.3. Đặc điểm bột dược liệu ........................................................................................... 26
3.2. Kết quả nghiên cứu thành phần hóa học ...................................................................... 27
3.2.1. Định tính các nhóm hợp chất bằng phương pháp hóa học ....................................... 27
3.2.2. Chiết xuất và phân lập các hợp chất từ lá cây Gai kim ............................................ 29
3.2.3. Xác định cấu trúc các hợp chất phân lập được ........................................................ 31
3.3. Bàn luận ..................................................................................................................... 33
3.3.1. Về đặc điểm thực vật .............................................................................................. 33
3.3.2. Về thành phần hoá học............................................................................................ 34
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ABTS

Acid 2,2′-Azino-bis (3-ethylbenzothiazolin-6-sulfonic)

AChE

Acetylcholinesterase

B.


Barleria

COX-1

Cyclooxygenase-1

COX-2

Cyclooxygenase-2

DCM

Dichloromethan

DPPH

1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl

EtOAc

Ethyl acetat

GST

Glutathion-S-Transferase

MeOH

Methanol


MIC

Nồng độ ức chế tối thiểu (Minimum Inhibitory Concentration)

RP-18

Reversed Phase C-18


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1.

Một số hợp chất phân lập từ lồi Barleria prionitis Linn

Tr.5

Bảng 3.1.

Kết quả phân tích giải phẫu lá của cây Gai kim

Tr.24

Bảng 3.2.

Phản ứng định tính các nhóm chất trong lá mẫu nghiên cứu

Tr.28

Bảng 3.3.


So sánh dữ liệu NMR của hợp chất 1 (GE1) với tài liệu tham
khảo

Tr.32


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1.

Hình ảnh đặc điểm thực vật lồi Barleria prionitis Linn

Tr.4

Hình 2.1.

Sơ đồ chiết xuất các phân đoạn

Tr.16

Hình 3.1.

Hình thái và dạng sống

Tr.21

Hình 3.2.

Đặc điểm cơ quan sinh dưỡng và sinh sản


Tr.22

Hình 3.3.

Đặc điểm vi phẫu phiến lá

Tr.24

Hình 3.4.

Đặc điểm vi phẫu thân

Tr.26

Hình 3.5.

Đặc điểm bột lá cây Gai kim

Tr.27

Hình 3.6.

Đặc điểm bột thân cây Gai kim

Tr.28

Hình 3.7.

Sơ đồ chiết xuất và phân lập hợp chất từ lá cây Gai kim


Tr.31

Hình 3.8.

Cơng thức cấu tạo của hợp chất 1

Tr.34


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên thế giới, cây Gai kim cịn có tên gọi là Kantajinti (Ấn Độ), Huang ua jia du juan
(Trung Quốc), Ăng cạp nú (Lào)... phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới Châu Á và Châu Phi
như Namibia, Angola, Ấn Độ, Sri – Lanka, Madagascar, Lào, Thái Lan, Việt Nam. Các
nghiên cứu về cây này chủ yếu tiến hành trên lá, chỉ ra thành phần hố học chính bao gồm
alkaloid, flavonoid, saponin, tanin, phytosterol, terpenoid, steroid, phenol [23], [29]. Lá cây
Gai kim cịn chứa nhiều chất khống như muối kali [33]. Các tác dụng sinh học bao gồm hạ
đường huyết, kháng khuẩn, kháng nấm, chống viêm, giảm đau, chống oxy hoá, bảo vệ gan,....
[46].
Qua khảo sát sơ bộ ở Viêng Chăn – Lào, cây Gai kim mọc tự nhiên và được trồng rộng
rãi, được sử dụng như một dược liệu để “điều trị bệnh ung thư” [19]. Ở Việt Nam, cây Gai
kim mọc tự nhiên ở nhiều nơi, phổ biến ở các tỉnh vùng biển miền Trung và miền Nam [6]
như Ninh Thuận, vùng phụ cận Sài Gòn, đơi khi cũng được trồng để làm cảnh vì có hoa màu
vàng, đẹp. Người dân Việt Nam sử dụng lá cây Gai kim sắc đặc ngậm để chữa sâu răng, cành
lá sắc chữa ho [6]. Tuy nhiên, nghiên cứu về cây này chưa được tiến hành trước đó tại Việt
Nam, trong khi cách sử dụng và các tài liệu trên thế giới đều cho thấy đây là một lồi có tiềm
năng phát triển và khai thác. Nhằm tìm hiểu sâu hơn về loài thực vật này, nghiên cứu về đặc
điểm thực vật, định danh chính xác và nghiên cứu về các thành phần hố học có trong cây,
định hướng tới việc xác định được các hợp chất hố học có tác dụng dược lý, từ đó phát triển
lồi “cây cảnh” này thành dược liệu có giá trị kinh tế và đóng góp vào dữ liệu thực vật học

tại Việt Nam, Lào cũng như trên thế giới, đề tài “Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần
hóa học của cây Gai kim (Barleria prionitis Linn)” được thực hiện với các mục tiêu sau:
1. Nghiên cứu đặc điểm thực vật cây Gai kim (Barleria prionitis) trồng ở Viêng Chăn,
Lào.
2. Nghiên cứu thành phần hố học gồm định tính và phân lập hợp chất có trong dịch
chiết lá cây Gai kim (Barleria prionitis) trồng ở Viêng Chăn, Lào.

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1


1.1. Chi Hoa chơng (Barleria)
1.1.1. Vị trí phân loại
Theo các tài liệu, chi Barleria được xếp vào họ Ơ rơ (Acanthaceae). Trong hệ thống phân
loại thực vật, chi Barleria có vị trí phân loại như sau: [6], [27], [44].
Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta)
Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida)
Phân lớp Cúc (Steridae)
Bộ Hoa môi (Lamiales)
Họ Ơ rơ (Acanthaceae)
Chi Hoa chơng (Barleria)
1.1.2. Phân bố
Chi Barleria có khoảng 300 lồi trên tồn thế giới, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới
Châu Phi và Châu Á. Chỉ có duy nhất một lồi B. oenotheroides phân bố cả ở Châu Mỹ, xuất
hiện từ Mexico đến miền Bắc Nam Mỹ cũng xuất hiện ở Tây Phi [15], [26], [27], [40]. Vùng
nhiệt đới Đơng Phi và Nam Phi có nhiều lồi phong phú rõ rệt. Đơng Phi (77 lồi) có ở
Ethiopia, Somalia, Djibouti, Tanzania, Kenya [15]. Nam Phi (69 lồi) có ở có ở Namibia,
Botswana, Nam Phi, Swaziland [15]. Tây Phi (25 lồi) có ở Senegal, Sierra Leone, Liberia,
Togo, Ghana, Nigeria, Cameroon, Congo [15]. Bắc Phi (12 lồi) có ở Egypt, Sudan [15].
Khoảng 30 loài xuất hiện ở Châu Á có ở Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam,

Philippines, Sri Lanka, Malaysia, Ấn Độ (32 loài), …[15], [26], [41].
Một số lồi thuộc chi Hoa chơng gồm có B. merxmuelleri, B. acanthoides, B.
heterotricha, B. ventricosa agg., B. lupulina, B. prionitis, B. albostellata, B. buxifolia, …
[26], [44].
1.1.3. Đặc điểm thực vật
Chi Barleria thuộc họ Ơ rơ (Acanthaceae) được mơ tả như sau: cây thảo, cây bụi hay dây
leo, sống lâu năm, thân cứng có gai, có hoặc khơng có gai ở nách lá. Lá đơn, mọc đối chữ thập,
phiến lá hình trứng ngược, trên bề mặt lá có cặp nang thạch nổi lên. Cụm hoa dạng hoa đơn
độc hay xim, xim một ngả, xim hai ngả hoặc rẽ nhánh kết hợp giữa xim một ngả và xim hai

2


ngả. Lá bắc có nhiều hình dạng khác nhau, mép lá bắc thường nguyên hoặc có dạng gai dài. Có
2 lá bắc con hình dạng gần bằng nhau hoặc hiếm khi thấy dạng lưỡng hình.
Hoa lưỡng tính, mẫu 4 hoặc mẫu 5 (thường có các bộ phận tiêu giảm). Đài hoa có 4 thùy,
2 thùy ngồi lớn hơn 2 thùy phía trong; có răng. Tràng dạng 2 mơi với mơi dưới teo đi, các
tràng hoa tạo thành hình ống, hình chng hoặc hình phễu. Số lượng nhị thường có 2 hoặc 4
nhị, có thể có hay khơng có 2 nhị lép, chỉ nhị hình chỉ; bao phấn thường 2 ơ, các ơ bao phấn
hình thn, gần trịn, đính trên chỉ nhị song song với nhau. Bộ nhụy có bầu thượng, có 2 ơ;
nỗn 2 hoặc 1 trong mỗi ơ, thường là 1 noãn. Quả nang mang 2 hoặc 4 hạt đính trên móc cong
[3], [16], [27], [44]. Hạt dẹt, có nhiều hình dạng khác nhau; bề mặt thường được bao phủ bởi
các sợi lông hút ẩm [7], [16], [27].
1.1.4. Thành phần hóa học
Thành phần hóa học trong chi Hoa chơng (Barleria) chủ yếu là các nhóm hợp chất
iridoid, terpenoid, flavonoid, acid phenolic, lignin, alkaloid, phytosterol, phenylethanoid
glycoside; một số lồi có nhóm hợp chất anthranoid như B. buxifolia, B.longiflora, B.prionitis. Cho
đến nay, một số loài của chi đã được nghiên cứu thành phần hóa học bao gồm B. acanthoides,
B. buxifolia, B. cristata, B. dinteri, B. lupulina, B. montana, B. multiflora, B. noctiflora, B.
prionitis, B. strigosa, B. trispinosa ... [31], [48].

1.2. Loài Barleria prionitis Linn
1.2.1. Phân bố
Lồi Barleria prionitis có ở cả Châu Á và Châu Phi ngoài trừ Trung Mỹ [15]. Loài phân
bố rộng rãi khắp vùng nhiệt đới của Châu Á bao gồm Ấn Độ, Malaysia, Pakistan, Philippines,
Sri Lanka, Bangladesh, Lào, Việt Nam, Myanmar, Thái Lan, Yemen, … và Châu Phi bao gồm
Angola, Botswana, Ethiopia, Kenya, Malawi, Mauritius, Madagascar, Mozambique, Namibia,
Réunion, … [15], [17].
1.2.2. Vị trí phân loại và đặc điểm thực vật
Lồi Barleria prionitis Linn thuộc chi Barleria, Ơ rô (Acanthaceae). Cây bụi mọc thẳng,
sống lâu năm, rậm rạp, cao từ 1-2m. Thân màu nâu nhạt hay xám, láng, trịn, hình trụ, cứng,
phân nhánh nhiều với các nhánh hình trụ và thon. Có 2-4 gai nhọn ở đáy cành dài khoảng 11
mm. Lá mọc đối, dài 6-15cm, rộng 4-6cm, mép lá nguyên; phiến thon, hình bầu dục đến hình
3


trứng, đầu nhọn. Mặt trên có lơng rải rác, mép lá có lơng mịn, mặt dưới có lơng mềm thưa [17],
[18], [34], [44]. Cuống lá dài 0.5-3cm, ở nách lá có 2-4 gai nhọn, dài 5 – 15 mm [44].

Hình 1.1. Hình ảnh đặc điểm thực vật lồi Barleria prionitis Linn [44]
(Ghi chú: a. nhánh cây có hoa; b. tràng hoa; c,d. lá bắc; e. đài hoa bên ngoài; f. đài hoa bên
trong; g.nhị hoa; h. nhụy hoa; i. quả nang; j. hạt).
Hoa to, lưỡng tính, màu vàng, khơng cuống; hình ống, chiều dài 3-4cm. Phát hoa ở nách
lá, hợp thành chùm dày đặc ở đầu cành ngắn hoặc đơn độc ở nách lá dưới. Có phát hoa lép, tiền
diệp hẹp như gai [4]. Lá bắc thẳng hình mũi mác, dài 1-1,5cm, rộng 0,2-0,8cm. Lá bắc con dài
khoảng 1,4cm, rộng 0,15cm. Lá đài 4, thùy ngồi rộng, hình xoan thn dài kích thước dài
1,5cm và rộng 0,4cm, trong khi thùy bên trong hẹp, thẳng dạng mũi mác, dài 13 mm và rộng 2
mm. Tràng hoa màu vàng với có lơng tơ ở bên ngoài, bên trong nhẵn, dài 1,5cm; 2 mơi, các
thùy hình thn dài, tù ở đỉnh, ngun. Bộ nhị gồm có 2 nhị sinh sản và 2 nhị lép, 2 nhị sinh
sản lộ ra ngoài ống vành, trong khi 2 nhị lép rất ngắn; chỉ nhị hình chỉ, màu vàng nhạt, có lơng,
4



dài 2-2,5cm. Bao phấn màu vàng, dài 3 mm. Bầu nỗn hình trứng, vịi nhụy dài thẳng, dính,
khơng lơng, màu hơi hồng, mỗi buồng có 2 nỗn, ra hoa vào tháng 8 đến tháng 10. Quả nang
có hình trứng với một mỏ nhọn, dài 1-2cm, rộng 0,6- 0,8cm; có 2 hạt, hạt hình bầu dục thn
dài, dẹt, dài khoảng 5-8 mm, được bao phủ bởi những sợi lông màu nâu đồng mượt [17], [18],
[34], [44], [46].
1.2.3. Thành phần hóa học
Dịch chiết ethanol, methanol của tồn cây Barleria prionitis có chứa các hợp chất nhóm
iridoid, alkaloid, glycoside, flavonoid, saponin, phenolic và tanin, phytosterol, steroid,
carbohydrat, protein, acid amin [8], [35] và anthranoid [30], [39]. Dịch chiết nước toàn cây bao
gồm hợp chất nhóm phenolic và tanin, saponin, flavonoid, phytosterol [8], [35]. Phần trên mặt
đất đã xác định được một số nhóm hợp chất như terpenoid, flavonoid, glycoside, irrioid,
phenylethanoid [38], [46]. Các nhóm hợp chất trong lá cây Barleria prionitis có alkaloid,
flavonoid, saponin, tanin, phytosterol, terpenoid, steroid, acid phenolic [17], [23], [29] tinh dầu
[48], khơng phát hiện anthranoid [29]. Thành phần hóa học của hoa có flavonoid, glycoside và
scutellarein -7- neohesperidosid [20].
Ngồi ra, lá và hoa của Barleria prionitis giàu chất khoáng như muối kali. Hoa chứa
lượng đường dưới dạng mật [6], [33].
Bảng 1.1. Một số hợp chất phân lập từ loài Barleria prionitis Linn
Nhóm hợp chất

Flavonoid

Phytosterol

Phenolic acid

Bộ phận


Tên hợp chất

TLTK

Trên mặt đất

apigenin–7–O–β–D–glucoside

[38]

Trên mặt đất

luteolin–7–O–β–D–glucoside

[12]



secutellarein

[12]



6 –hydroxy–flavone

[12]

Thân


13,14–seco–stigmasta–5,14–diene–3–α–ol

[38]



β–sitosterol

[37]



acid melilotic

[24]



acid vanillic

[25]



acid syringic

[25]

5



Terpenoid

Phenylethanoid



acid p–hydroxy–benzoic

[25]

Trên mặt đất

lupeol

[38]

Trên mặt đất

pipataline

[38]

Trên mặt đất

balarenone

[38]

Trên mặt đất


barlerinoside

[38]

Trên mặt đất

verbascoside

[22]

Trên mặt đất

prioniside C

[38]

Toàn cây

Iridoid

Secoiridoid

6-O-trans–p–coumaroyl–8–O–acetylshanzhiside

[22]

Trên mặt đất

shanzhiside methyl ester


[22]

Trên mặt đất

acetyl barlerin

[22]

Trên mặt đất

barlerin

[38]

Trên mặt đất

lupulinoside

[38]

Trên mặt đất

prioniside A

[13]

Trên mặt đất

prioniside B


[13]

Trên mặt đất

7–methoxydiderroside

[13]

Toàn cây
Anthranoid

methyl ester

Toàn cây

1,8 –dihydroxy–2,7–dimethyl –3,6–dimethoxy
anthraquinone
1,3,6,8–tetra methoxy–2,7–dimethyl
anthraquinone

[30]
[30]

1.2.4. Tác dụng sinh học
1.2.4.1. Tác dụng kháng vi sinh vật
Nghiên cứu của Kapoor và cộng sự (2014) chỉ ra dịch chiết của cây B.prionitis có tác
dụng ức chế các vi khuẩn. Trong đó, dịch chiết ethanol cho vùng ức chế cao nhất đối với
Staphylococcus aureus là 12 mm (MIC 10mg/ml). Dịch chiết ethanol ức chế Staphylococcus
aureus và E.coli (MIC 10mg/ml, vùng ức chế 11 mm), Salmonella typhi bị ức chế ở 20mg/ml.

MIC 100mg/ml ức chế Vibrio cholerae [35].
6


Nghiên cứu của Patel và cộng sự (2015) công bố, dịch chiết phân đoạn ethyl acetat của lá
có tác dụng ức chế vi khuẩn gram dương Bacillus pumilus (vùng ức chế 9.83 mm, MIC
1.0mg/ml), dịch chiết phân đoạn ethyl acetat của thân có tác dụng ức chế trên vi khuẩn gram
âm Pseudomonas aeruginosa (vùng ức chế 5,58 mm, MIC 2,0mg/ml) [42].
Nghiên cứu Aneja và cộng sự (2010) chỉ ra dịch chiết ethanol, methanol và aceton của vỏ
cây B.prionitis có tác dụng chống nấm đối với các chủng nấm gây bệnh ở miệng là
Saccharomy cescerevisiae và Candida albicans [11].
1.2.4.2. Tác dụng chống oxy hóa
Năm 2011, Chetan và cộng sự thực hiện nghiên cứu in vitro cho thấy dịch chiết ethanol
và dịch chiết nước của tồn cây có tác dụng chống oxy hóa mạnh chống lại DPPH, ABTS,
nitric oxide, , khử Fe3+ và gốc hydroxyl [23]. Các phân đoạn chiết từ cây B. prionitis có tác
dụng dọn gốc tự do DPPH đáng kể [35].
1.2.4.3. Tác dụng hạ đường huyết
Liều uống 200 mg/kg (trọng lượng cơ thể) của cao chiết ethanol từ lá của B.prionitis giảm
đáng kể glucose trong máu và hemoglobin bị glycosyl hóa, tăng đáng kể insulin huyết thanh
(130%) và mức glycogen trong gan (96,68%) ở chuột mắc bệnh tiểu đường. Dịch chiết cũng có
tác dụng giảm cân thơng qua bệnh tiểu đường [28].
1.2.4.4. Tác dụng chống viêm
Cao chiết dichloromethan, dầu hỏa và ethanol của lá, thân và rễ của Barleria prionitis thể
hiện tác dụng ức chế enzym COX1 và COX2, do đó ức chế tổng hợp prostaglandin chất trung
gian của quá trình viêm và gây đau [9]. Dịch chiết nước tồn cây B.prionitis có hoạt tính chống
viêm cấp tính ở mơ hình gây phù bàn chân chuột bằng carrageenan [47].
1.2.4.5. Các tác dụng sinh học khác
Dịch chiết methanol từ lá, thân, rễ có khả năng ức chế enzym AChE. Một số glycoside
như barlerinoside, barlerin, acetylbarlerin, pataline, lupeol được phân lập từ các bộ phận trên
mặt đất của B. prionitis cho thấy các mức độ hoạt động ức chế AChE khác nhau. Tất cả các

hợp chất này và prioniside B, prioniside C cũng cho thấy hoạt động ức chế GST, trong đó
prioniside B và prioniside C là những chất ức chế GST tiềm năng hơn [9], [10], [12], [38].

7


Nghiên cứu của Gupta (2000) đã thử nghiệm trên chuột nhắt trắng giống đực với dịch
chiết của rễ B. prionitis, liều 100mg/ngày đến 60 ngày, kết quả cho thấy giảm đáng kể số lượng
tinh trùng, khả năng di chuyển của tinh trùng [32].
Nghiên cứu của Maji và cộng sự (2011) chỉ ra chiết xuất cồn thủy phân của cây ở nồng
độ 10 µg/ml có tác dụng ức chế hợp chất 48/80 gây ra sự phân hủy tế bào mast ở mạc treo ruột
chuột lên đến 64,91% và ức chế quá trình tan hồng cầu do giảm trương lực lên đến 27,10%
[39].
1.2.5. Công dụng
Theo y học cổ truyền của Ấn Độ, dịch lá Barleria prionitis được dùng điều trị rối loạn dạ
dày, rối loạn đường tiết niệu, viêm và sốt. Dịch lá trộn với mật ong dùng trong điều trị bệnh
xuất tiết của trẻ em kèm theo sốt rét. Dịch lá ứng dụng để rửa và xoa ngăn ngừa nứt nẻ chân
vào mùa mưa, nước ép lá trộn với dầu dừa dùng trong trị mụn nhọt. Lá và hoa có tác dụng lợi
tiểu. Vỏ cây được sử dụng làm thuốc tẩy giun và long đờm. Bột rễ dùng giảm sưng, điều trị
mụn nhọt. Tro từ cả cây trộn với mật ong dùng trong điều tri hen phế quản [20]. Lá sắc đặc
ngậm chữa sâu răng [6], [11]. Hoa được dùng bên trong để điều trị đau nửa đầu, áp xe, phù nề,
ho ra máu, nhiễm khuẩn niệu, rối loạn sinh tinh và giảm béo phì [21]. Tồn cây được dùng
chữa tê cứng chân tay, sưng bìu tinh hồn và đau thần kinh tọa, nhiễm trùng đường tiết niệu,
vàng da, tắc nghẽn gan và cổ chướng [36], [45].
Ở Trung Quốc, rễ cây dùng chữa đau răng, ho và dùng ngoài chữa bệnh trĩ [6].

8


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị
2.1.1. Nguyên vật liệu
Nguyên liệu nghiên cứu bao gồm cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) và cơ quan sinh sản
(cụm hoa) của cây Gai kim thu hái vào ngày 20/12/2020 tại huyện Saysettha – Viêng Chăn –
Lào, đã được giám định tên khoa học là Barleria prionitis Linn (Phụ lục 2). Tiêu bản thực vật
hiện đang được lưu giữ tại Phòng tiêu bản cây thuốc - Bộ môn Thực vật, Trường Đại học Dược
Hà Nội (Số hiệu HNIP/18650/22) (Phụ lục 1). Dược liệu được rửa sạch, cắt nhỏ, phơi sấy ở
55C đến độ ẩm dưới 10%, cho vào túi PE kín để bảo quản tại nơi thực hiện khóa luận (Bộ
mơn Dược học cổ truyền- Đại học Dược Hà Nội).
2.1.2. Hoá chất, thiết bị
2.1.2.1. Hoá chất thí nghiệm
-

Bản mỏng tráng sẵn pha thường silicagel F254 (Merck), pha đảo RP18 F254s (Merck), chất

hấp phụ silica gel pha thường (cỡ hạt 63-200 µm, Merck), pha đảo RP-18 (30-50 µm, Merck).
-

Dung môi, thuốc thử: ethanol (EtOH), n-hexan, ethyl acetat (EOA), aceton, n-butanol,

dichloromethan (CH2Cl2), methanol (MeOH), nước cất (H2O).
-

Các hoá chất dùng trong nghiên cứu đặc điểm thực vật: Javen, acid acetic 5%, xanh

methylen, đỏ son phèn.
-

Các hoá chất định tính: Thuốc thử Baljet, Mayer, Dragendorff, Bouchardat, Legal,


Keddle, Liebermanm-Burchard, Diazo mới pha, FeCl3 5%, gelatin 1%,...
2.1.2.2. Thiết bị nghiên cứu
-

Kính hiển vi Nikon DS-Fi2, máy ảnh kỹ thuật số Canon, Bộ môn Thực vật - Trường Đại

học Dược Hà Nội.
-

Sắc ký cột dùng chất hấp phụ là silica gel F254 cỡ hạt 60 - 200 µm (Merck), hạt C18.

-

Máy đo phổ cộng hưởng từ hạt nhân (1H-NMR,

13

C-NMR) và phổ cộng hưởng từ hạt

nhân hai chiều (HMBC) của hãng Bruker (500MHz), Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam, VAST.
-

Máy cô quay 5 lít và 20 lít của BÜCHI, Thụy Sĩ.

-

Máy gia nhiệt BATHS HH-S2, BATHS HH-S4, Bộ môn Dược cổ truyền.

-


Máy siêu âm Elmasonic S, Bộ môn Dược cổ truyền.
9


-

Máy soi UV Vilber, Bộ môn Dược cổ truyền.

-

Tủ sấy Memmert, tủ sấy Shellab, tủ sấy Wiseven, Bộ môn Dược cổ truyền.

-

Cân phân tích Adapter, Bộ mơn Dược cổ truyền.

-

Cân kỹ thuật Precisa, Bộ môn Dược cổ truyền.

-

Micropipet các cỡ (0,5 µl - 1000 µl), pipet 1-20 ml, pipet paster.

-

Bơm RAMBOO EP-8000, Bộ môn Dược cổ truyền.

-


Ống đong các loại (10 – 100 ml)

-

Bình cầu đáy trịn các loại (50 - 2000 ml).

-

Bình gạn 2 lít.

-

Ống nghiệm, lọ thủy tinh 100-500 ml.

-

Bình thủy tinh lớn 10 lít.

-

Cốc có mỏ 100-1000 ml.

2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Nghiên cứu về đặc điểm thực vật
-

Lẫy mẫu, mơ tả đặc điểm hình thái, giám định tên khoa học.

-


Mô tả đặc điểm vi phẫu thân, lá.

-

Mô tả đặc điểm bột thân, bột lá.

2.2.2. Nghiên cứu thành phần hố học
-

Định tính các nhóm chất chính của lá bằng phản ứng hóa học thường quy.

-

Chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc hoá học của một số hợp chất trong lá.

2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Nghiên cứu về đặc điểm thực vật
2.3.1.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái thực vật
-

Quan sát tại thực địa và mơ tả đặc điểm hình thái thực vật.

-

Lấy mẫu: Lấy mẫu cây, ép tiêu bản và lưu giữ tiêu bản: Tên khoa học được giám định

bằng phương pháp so sánh hình thái, dựa trên các tài liệu thực vật phân loại lồi, so sánh với bộ
tiêu bản online của các phịng tiêu bản trong và ngoài nước [2], [4], [49], với sự giúp đỡ của
chuyên gia phân loại thực vật.


10


2.3.1.2. Nghiên cứu đặc điểm vi học
 Đối với vi phẫu thân, phần thân được chọn là đoạn thân bánh tẻ (cách khoảng 20 – 25cm
tính từ ngọn xuống ở thân chính).
 Đối với lá, lựa chọn các lá mọc ở phần thân cách ngọn 20 – 30cm. Vị trí cắt vi phẫu là
phần phiến lá chứa gân chính, ở khoảng 1/2 – 1/3 phía dưới gốc lá.
Các bộ phận thân, lá của mẫu nghiên cứu được cắt, tẩy, nhuộm kép theo phương pháp
làm tiêu bản vi học thực vật, lên tiêu bản bằng phương pháp giọt ép. Quan sát vi phẫu dưới
kính hiển vi và xác định các đặc điểm vi phẫu.
 Soi bột: Bộ phận dùng được phơi khô, nghiền thành bột, lên tiêu bản, quan sát dưới kính
hiển vi xác định và chụp ảnh những đặc điểm của bột qua kính hiển vi.
2.3.2. Nghiên cứu về thành phần hố học
2.3.2.1. Định tính sơ bộ các nhóm chất chính bằng phản ứng hố học
Định tính các nhóm chất chính từ phần trên mặt đất bằng phản ứng hóa học thường quy
theo tài liệu [1].
a. Định tính anthranoid
 Phản ứng Borntrager
Cân khoảng 1 g bột dược liệu cho vào bình nón dung tích 50 ml, thêm 5 – 10 ml dung
dịch acid sulfuric 1N, đun trực tiếp đến sôi. Lọc dịch chiết cịn nóng qua giấy vào trong bình
gạn dung tích 50 ml. Làm nguội dịch lọc. Thêm 5 ml cloroform. Lắc nhẹ. Gạn bỏ lớp nước.
Lấy 1 ml dịch chiết cloroform cho vào ống nghiệm. Thêm 1 ml dung dịch NaOH 10%, lắc nhẹ.
Phản ứng dương tính nếu lớp kiềm có màu đỏ sim.
 Vi thăng hoa
Trải bột dược liệu thành lớp mỏng trong một chén nung nhỏ, đốt nhẹ trên đèn cồn. Sau đó
đậy lên chén một lam kính, bên trên có miếng bơng đã thấm nước, tiếp tục đun nóng trong
khoảng 5 phút. Lấy lam kính ra để nguội, quan sát lam kính bằng kính hiển vi thấy tinh thể
hình kim màu vàng. Sau khi nhỏ dung dịch NaOH 10% lên lam kính, dung dịch sẽ có màu đỏ.
b. Định tính Glycosid tim

Cân khoảng 10 gam bột dược liệu vào bình nón dung tích 250 ml. Thêm 100 ml ethanol
25% rồi ngâm trong 24 giờ. Gạn lấy dịch chiết vào cốc có mỏ có dung tích 10 ml. Thêm vào
11


dịch chiết 3 ml chì acetat 30%, khuấy đều. Lọc qua giấy lọc gấp nếp vào một cốc có mỏ dung
tích 100 ml. Nhỏ vài giọt dịch lọc đầu tiên vào một ống nghiệm, thêm một giọt chì acetat. Nếu
xuất hiện tủa thì ngừng lọc, thêm khoảng 1 ml chì acetat 30% vào dịch chiết, khuấy đều, lọc
lại, và tiếp tục thử đến khi dịch lọc khơng cịn tủa với chì acetat.
Chuyển tồn bộ dịch lọc vào bình gạn dung tích 125 ml. Lắc kỹ 2 lần với cloroform, mỗi
lần 8 ml. Gạn dịch chiết cloroform vào cốc có mỏ, loại nước bằng natri sulfat khan. Chia đều
dịch chiết vào 4 ống nghiệm nhỏ đã được sấy khô và đem bốc hơi trên nồi cách thuỷ đến khô.
Cắn thu được đem tiến hành các phản ứng sau:
 Phản ứng của khung steroid
- Phản ứng Liebermann – Bouchardat: Cho vào ống nghiệm chứa cắn 1 ml anhydrid acetic,
lắc đều cho tan hết cắn. Nghiêng ống nghiệm 45. Cho từ từ theo thành ống 0,5 ml H2SO4 đặc,
tránh xáo trộn chất lỏng trong ống. Phản ứng dương tính nếu ở giữa hai lớp chất lỏng thấy xuất
hiện vịng màu tím đỏ. Lớp chất lỏng phía dưới có màu hồng, lớp trên có màu xanh lá.
 Phản ứng của vòng lacton 5 cạnh
-

Phản ứng Baljet: Hoà tan cắn trong ống nghiệm bằng 0,5 ml ethanol 90%. Lắc đều cho

tan hết cắn. Nhỏ từng giọt thuốc thử Baljet mới pha. Phản ứng dương tính nếu ống nghiệm thấy
xuất hiện màu đỏ đến tím, so sánh màu sắc với ống chứng là ống khơng có cắn.
-

Phản ứng Legal: Hoà tan cắn trong ống nghiệm bằng 0,5 ml ethanol 90%. Nhỏ 1 giọt

thuốc thử natri nitroprussiat 0,5% và 2 giọt dung dịch NaOH 10%. Lắc đều, phản ứng dương

tính nếu ống nghiệm thấy xuất hiện màu đỏ cam, so sánh màu sắc với ống chứng là ống khơng
có cắn.
 Phản ứng của phần đường
-

Phản ứng Keller - Kiliani: Hoà tan cắn trong ống nghiệm bằng 0,5 ml ethanol 90%. Lắc

đều cho tan hết cắn. Nhỏ vào giọt dung dịch FeCl3 5% trong acid acetic, lắc đều. Nghiêng ống
nghiệm 45. Cho từ từ theo thành ống 0,5 ml H2SO4 đặc, tránh xáo trộn chất lỏng trong ống. Nếu
có glycosid tim thì mặt tiếp xúc ở giữa hai lớp chất lỏng thấy xuất hiện vịng màu tím đỏ. Lắc
nhẹ, lớp chất lỏng phía trên sẽ có màu xanh lá.
c. Định tính alkaloid

12


Cân khoảng 3 gam bột dược liệu cho vào bình nón dung tích 50 ml. Thêm 20 ml dung
dịch H2SO4 1N, đun sơi, để nguội. Lọc dịch lọc vào bình gạn 100 ml. Kiềm hoá dịch lọc bằng
NH3 6N đến pH 9-10. Chiết alkaloid base bằng cloroform 3 lần, mỗi lần 5 ml. Gộp dịch chiết
cloroform, loại nước bằng Na2SO4 khan, dịch chiết lắc với H2SO4 1N 2 lần, mỗi lần 5 ml. Gộp
các dịch chiết nước thu được vào 3 ống nghiệm:
+ Ống 1: 1 ml dịch chiết + 2 giọt thuốc thử Mayer
Phản ứng dương tính nếu ống nghiệm xuất hiện kết tủa trắng.
+ Ống 2: 1 ml dịch chiết + 2 giọt thuốc thử Dragendorff
Phản ứng dương tính nếu ống nghiệm xuất hiện kết tủa vàng.
+ Ống 3: 1 ml dịch chiết + 2 giọt thuốc thử Bouchardat
Phản ứng dương tính nếu ống nghiệm xuất hiện kết tủa nâu.
d. Định tính flavonoid
Cân khoảng 10 gam dược liệu (đã được sấy khơ và chia nhỏ) cho vào bình nón, thêm 50
ml ethanol 90. Đun cách thuỷ vài phút, lọc nóng. Thêm 1 ml dịch lọc vào mỗi ống nghiệm

dùng để tiến hành các phản ứng định tính flavonoid, coumatin.
-

Phản ứng Cyanidin: Thêm khoảng 10mg bột magnesi kim loại. Nhỏ từng giọt HCl đặc

(3-5 giọt). Để yên 1-2 phút. Phản ứng dương tính khi dung dịch chuyển từ màu vàng sang đỏ.
-

Phản ứng với dung dịch FeCl3 5%: thêm vài giọt dung dịch FeCl3 5%. Phản ứng dương

tính nếu dung dịch xuất hiện màu xanh đen.
-

Phản ứng với dung dịch kiềm: Thêm 3-5 giọt dung dịch NaOH 10% sẽ xuất hiện kết tủa

màu vàng. Thêm khoảng 1-2ml nước cất, tủa tan và màu vàng của dung dịch tăng thêm.
-

Phản ứng với hơi amoniac: Nhỏ 2-3 giọt dịch chiết lên giấy lọc. Sấy khô rồi để lên miệng

lọ amoniac đặc đã được mở nắp. Phản ứng dương tính nếu màu vàng của dịch chiết tăng lên, có
thể so sánh với giọt dịch chiết đối chứng.
e. Định tính coumarin
-

Phản ứng mở đóng vịng lacton: Cho vào 2 ống nghiệm, mỗi ống 1 ml dịch chiết:
+ Ống 1: thêm 0,5 ml dung dịch NaOH 10%
+ Ống 2: để nguyên

13



Đun cách thuỷ cả 2 ống đến sôi, để nguội, quan sát hiện tượng. Nếu có coumarin sẽ quan
sát thấy ống 1 xuất hiện tủa đục màu vàng, ống 2 dung dịch vẫn trong. Thêm vào cả 2 ống nghiệm
mỗi ống 1 ml nước cất. Lắc đều rồi quan sát thấy:
+ Ống 1: dung dịch trong suốt
+ Ống 2: tủa đục
Acid hoá ống 1 bằng vài giọt HCl đặc, ống 1 sẽ trở lại đục như ống 2.
-

Phản ứng diazo hoá: Kiềm hoá bằng dung dịch NaOH 10%, đun cách thuỷ đến sôi, để

nguội, thêm thuốc thử diazo mới pha, lắc đều. Phản ứng dương tính nếu xuất hiện màu đỏ.
f. Định tính saponin
-

Khả năng tạo bọt: Cho vào ống nghiệm lớn 0,1 gam bột dược liệu, thêm 5 ml nước. Lắc

mạnh theo chiều dọc trong 1 phút (30 lần lắc). Để yên và quan sát hiện tượng tạo bọt. Nếu lớp
bọt bền vững sau 15 phút thì sơ bộ kết luận dược liệu có saponin.
-

Phản ứng Salkowski: Cho 2 gam bột dược liệu vào ống nghiệm, thêm 10 ml ethanol 90%,

đun sơi cách thuỷ, lọc nóng. Lấy 1 ml dịch chiết cho vào ống nghiệm nhỏ, thêm vài giọt H2 SO4
đậm đặc nhỏ theo thành ống nghiệm. Phản ứng dương tính nếu mặt phân cách xuất hiện màu đỏ
hoặc tím đỏ, lắc thấy đồng nhất.
g. Định tính tanin
Cân khoảng 5 gam bột dược liệu cho vào bình nón dung tích 100 ml. Thêm 50 ml nước cất,
đun sơi cách thuỷ 20 phút, lọc nóng. Dịch lọc để nguội làm các phản ứng định tính tanin:

-

Phản ứng với dung dịch FeCl3 5%: Cho vào ống nghiệm 1 ml dịch chiết nước, thêm 2-3

giọt dung dịch FeCl3 5%. Phản ứng dương tính nếu xuất hiện kết tủa màu xanh đen.
-

Phản ứng với dung dịch chì acetat 10%: Cho vào ống nghiệm 1 ml dịch chiết nước, thêm

2-3 giọt dung dịch chì acetat 10%. Phản ứng dương tính nếu xuất hiện kết tủa bông.
-

Phản ứng với dung dịch gelatin 1%: Cho vào ống nghiệm 1 ml dịch chiết nước, thêm 2-3

giọt dung dịch gelatin mới pha. Phản ứng dương tính nếu xuất hiện kết tủa bơng trắng.
h. Định tính đường khử
Cân khoảng 5 gam bột dược liệu cho vào bình nón dung tích 100 ml. Thêm 50 ml nước
cất, đun sơi cách thuỷ 20 phút, lọc nóng. Để nguội, thu lấy dịch để làm các phản ứng định tính
đường khử, acid hữu cơ, polysaccharid, iridoid glycoside, acid amin.
14


Lấy 2 ml cho vào ống nghiệm, thêm 0,5 ml thuốc thử Fehling A và 0,5 ml thuốc thử
Fehling B, đun cách thuỷ 10 phút. Phản ứng dương tính nếu xuất hiện kết tủa đỏ gạch.
i. Định tính acid hữu cơ
Lấy 2 ml cho vào ống nghiệm, thêm một ít bột Na2CO3. Phản ứng dương tính nếu xuất
hiện bọt khí bay lên.
j. Định tính acid amin
Lấy 2 ml cho vào ống nghiệm, thêm 5 giọt thuốc thử Ninhydrin 3%, đun cách thuỷ vài
phút. Phản ứng dương tính nếu dung dịch chuyển sang màu xanh tím.

k. Định tính irioid glycoside
Cho 2 ml dịch chiết vào ống nghiệm, thêm 1 ml thuốc thử. Đun nóng cách thủy trong 10
phút. Dung dịch có màu xanh dương (với iridoid asperulin, aucubin, monotropein) hoặc tím đỏ
(với iridoid harpagide) là phản ứng dương tính.
Lưu ý: một số iridoid như catalpin và loganin âm tính với thuốc thử trên.
l. Định tính Polysaccharid
Chuẩn bị 3 ống nghiệm:
Ống 1: 2 ml dịch chiết + 5 giọt thuốc thử Lugol.
Ống 2: 2 ml nước cất + 5 giọt thuốc thử Lugol (ống chứng)
Ống 3: 2 ml dịch chiết (ống chứng)
Đun cách thủy 15 phút. Màu của dung dịch trong ống thử (ống 1) đỏ đậm hơn màu của 2 ống
chứng là có polysaccharid.
m. Định tính Tinh dầu
Cân 10g dược liệu cho vào bình nón, thêm 50 ml ether dầu hỏa, đậy kín miệng bình và
ngâm qua đêm. Lọc thu lấy dịch chiết để làm phản ứng định tính tinh dầu, chất béo, steroltriterpenoid, carotenoid.
Lấy khoảng 5 ml dịch ether cho vào chén sứ, sấy nhẹ cho bay hơi hết dung mơi. Nếu có
tinh dầu thì cắn có mùi thơm nhẹ đặc trưng.
n. Định tính Chất béo

15


Lấy vài giọt dịch chiết ether dầu hỏa nhỏ lên cùng một chỗ trên miếng giấy mỏng, sấy nhẹ cho
bay hơi hết dung mơi (và hết mùi thơm nếu có tinh dầu). Nếu tại nơi nhỏ dịch chiết có vết
trong mờ thì có chất béo.
o. Định tính Carotenoid
Lấy 5 ml dịch ether dầu hỏa cho vào chén sứ, bốc hơi nhẹ tới cắn (khơng cịn mùi thơm
của tinh dầu, nếu có). Thêm vào cắn vài giọt H2SO4 đậm đặc. Dung dịch có màu xanh dương
đậm hay màu xanh lục ngả sang màu màu xanh dương là có carotenoid.
p. Định tính sterol-triterpenoid

Cho 5 ml dịch chiết vào một ống nghiệm, cô cách thủy đến cắn. Hòa tan cắn bằng 1 ml
anhydride acetic, thêm vào 0,5 ml cloroform. Nghiêng ống nghiệm 45 rồi nhỏ từ từ theo thành
ống nghiệm 1 đến 2 ml H2SO4 đặc. Vòng ngăn cách 2 lớp dung dịch có màu đỏ nâu hay đỏ đến
tím, lớp dung dịch phía trên dần chuyển sang màu xanh lục hay tím là phản ứng dương tính.
2.3.2.2. Phương pháp chiết xuất cao toàn phần và cao phân đoạn
Theo phương pháp chiết các phân đoạn theo độ phân cực tăng dần của dung mơi.

Hình 2.1. Sơ đồ chiết xuất các phân đoạn
Quy trình cụ thể như sau:
16


a) Chiết xuất cao toàn phần
Bước 1: Xử lý nguyên liệu:
Lá được tách riêng khỏi các phần dược liệu khác, làm sạch, đem cắt nhỏ, sau đó dải đều

-

lên khay cho vào tủ sấy ở nhiệt độ 55C. Trong quá trình sấy, đảo nguyên liệu cứ mỗi giờ một
lần cho tới khi kiểm tra độ ẩm nguyên liệu < 10%. Sau đó sử dụng thuyền tán làm nhỏ nguyên
liệu lá.
-

Lá sau khi được nghiền nhỏ, được cho vào các bình thủy tinh dung tích 10 lít, cho vào

khoảng 4/5 bình lá, sau đó bổ sung ethanol 96% sao cho đảm bảo phần lá trong bình đã ngập
trong dung mơi chiết và để bình chiết ở nhiệt độ phịng 24h (ngâm lạnh).
Bước 2: Ngâm ấm và chiết siêu âm:
-


Ngâm ấm: Dung môi ngấm vào lá làm mực dung môi thấp hơn mức nguyên liệu trong

bình cần bổ sung thêm ethanol đảm bảo dung môi ngập trên lá. Sau 24h ngâm lạnh đặt bình vào
bếp gia nhiệt, đặt nhiệt độ 45C và ngâm liên tục trong 24h.
-

Siêu âm: Các bình sau khi ngâm ấm đủ ít nhất 24h, sẽ được siêu âm 3 lần liên tục, mỗi

lần 30 phút, mỗi lần cách nhau 30 phút. Ngay sau lần siêu âm cuối, bình mang chiết nóng ngay
thu dịch lọc, cịn cắn thì cho lại vào bình và bổ sung ethanol 96% vừa đủ cho ngập lá.
Bước 3: Lặp lại bước 2 thêm 2 lần.
Dịch chiết thu được của 3 lần chiết siêu âm được gộp lại, đem cô quay thu hồi dung môi,
cắn thu được sau cơ quay là cao tồn phần.
b) Chiết xuất cao phân đoạn
Bước 1: Cao toàn phần sau khi bay hơi hết dung môi, được xác định khối lượng cao toàn
phần và hàm ẩm. Chia cao thành các phần có khối lượng tối đa 200 g. Sử dụng bình gạn 2 lít,
cho cao vào bình gạn, thêm nước cất cho được khoảng 1,5 lít cao và nước. Lắc mạnh để cao có
thể phân bố đều vào nước.
Bước 2: Bổ sung khoảng 500 ml dung môi n-hexan. Lắc mạnh và liên tục bình gạn trong
30 phút. Để lắng hỗn hợp tự phân lớp trong khoảng 24h. Sau đó chiết lấy phần dịch n-hexan
phía trên đem thu hồi dung mơi được cắn n-hexan, phần dịch chiết nước phía dưới tiếp tục cho
vào bình gạn.

17


×