Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.63 KB, 4 trang )
Người cao tuổi với đục thể
thủy tinh
Cùng với thời gian, thể thủy tinh ở người cũng bị mờ dần và dẫn đến giảm thị lực,
ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt cá nhân. Theo các chuyên gia đầu ngành về mắt
của Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội cho biết: có tới 40% tổng số các trường hợp đục
thủy tinh thể là đục nhân thể thủy tinh do tuổi già gây ra.
Đục thể thủy tinh là gì?
Mắt có thể nhìn được mọi vật nhờ ánh sáng từ ngoài đi vào mắt, xuyên qua các
môi trường trong suốt của mắt, vào tới hoàng điểm còn gọi là điểm vàng ở võng
mạc. Môi trường trong suốt của mắt gồm: Giác mạc, thủy dịch, thể thủy tinh, dịch
kính. Thể thủy tinh nằm ở nửa phía trước của mắt, được ví như một thấu kính trong
máy chụp ảnh. Để có thị lực tốt thể thủy tinh phải trong suốt.
Nguyên nhân của bệnh
Thể thủy tinh của mắt gồm bao thể thủy tinh và nhân thể thủy tinh. Nguyên nhân
thường gặp, chiếm khoảng 40% tổng số các trường hợp đục thể thủy tinh là đục
nhân thể thủy tinh do sự lão hóa cùng với năm tháng của tuổi tác mang lại. Những
người có bệnh toàn thân kèm theo như bệnh đái tháo đường, bệnh về thận, bệnh hệ
thống hoặc những người hút thuốc lá thể thủy tinh thường bị đục sớm hơn.
Những người có bệnh tại mắt như sau khi bị chấn thương mắt, viêm hoặc loét giác
mạc, viêm màng bồ đào, bệnh đục thể thủy tinh sẽ tiến triển nhanh. Chú ý những
trường hợp sử dụng thuốc có chế phẩm corticosteroid đường toàn thân hoặc tra mắt
kéo dài sẽ gây nên đục bao thể thủy tinh và bệnh glocom thứ phát.
Các biểu hiện của bệnh
Khi thể thủy tinh bắt đầu bị đục, người bệnh sẽ thấy nhìn mờ, thị lực vẫn không cải
thiện dù đã thay kính đang đeo và nhìn màu sắc không rực rỡ như trước. Đặc điểm