CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
Đề tài : Các vấn đề công nghệ ngành Ngân Hàng
Nhóm GAP : Girls – Active – Pro
Nguyễn Hòa Anh Anh 2
Nguyễn Kim Dung Anh 2
Hoàng Thiên Hương Anh 2
Trần Thị Ngọc Huyền Anh 2
Trần Thị Hà Thanh Anh 2
Phạm Thanh Vân Anh 2
Phạm Kim Anh Anh 1
Giáo viên hướng dẫn : Đinh Hoàng Minh
I. Ý tưởng chọn đề tài :
Theo thống kê của Cty điều tra thị trường VinaCapital, tại VN hiện có 47
NH đang hoạt động, ngoài ra còn có 29 chi nhánh cùng 45 văn phòng đại
diện NH nước ngoài. So với nhiều nước trong khu vực, thị trường NH VN
tương đối nhộn nhịp và tiềm năng vẫn rất lớn với dân số trên 83 triệu người.
1 số logo các ngân hàng tại Việt Nam
Trong quá trình đổi mới, hệ thống ngân hàng có tầm quan trọng đặc biệt, là
kênh cơ bản cung ứng vốn cho nền kinh tế để thực hiện các chỉ tiêu vĩ mô
của nền kinh tế. Ngoài cho vay thương mại đối với các tổ chức và cá nhân,
hệ thống ngân hàng còn là nguồn tài chính quan trọng để thực hiện các chủ
trương, chính sách của Đảng và Chính phủ như cho vay đối với hộ nghèo,
vùng sâu, vùng xa, góp phần hạn chế đáng kể sự chênh lệch phát triển giữa
các nhóm thu nhập và giữa các vùng trong nước, từng bước chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa.
Hiệu quả hoạt động của NH hiện nay là dựa trên sự tồn tại của việc phát
triển công nghệ tiên tiến. Các dịch vụ NH hiện đại đều cần ứng dụng CNTT.
Hiện nay hơn 85% các nghiệp vụ NH được xử lí trên máy tính, nhiều nghiệp
vụ được thực hiện 100% các công đoạn trên máy, mạng máy tính. Công
nghệ thẻ ngày càng hiện đại và tiện ích. Các dịch vụ Internet Banking, Home
Banking, Mobile Banking... đã trở nên phổ biến và khá thông dụng. Theo
các chuyên gia, việc đầu tư cho ứng dụng CNTT trong NH cao hơn sẽ dẫn
đến hiệu quả điều hành tốt hơn và cho dù phải đầu tư một số vốn khá lớn
vào thời gian đầu thì kết quả doanh thu đem lại về dài hạn sẽ lớn hơn rất
nhiều. Ứng dụng CNTT cũng đem lại nhiều ứng dụng hệ thống hơn và từ đó,
sẽ sinh ra nhiều dịch vụ NH hơn.
Do đó, việc đầu tư vào các công nghệ của ngân hàng hiện nay đang nhận
được rất nhiều sự quan tâm của nhà nước, các doanh nghiệp trong và ngoài
nước.
Trong 6 năm qua tại Hà Nội, Banking Vietnam - Hội thảo - triển lãm hàng
năm về Ứng dụng CNTT trong lĩnh vực ngân hàng là sự kiện được tổ chức
liên tục. Đây là diễn đàn mang lại nhiều lợi ích thiết thực trong việc phát
triển, ứng dụng CNTT vào mọi lĩnh vực trong hoạt động ngân hàng (NH).
Thống đốc NH Nhà nước đã đánh giá: “Diễn đàn quốc tế “Banking
Vietnam” thực sự là chiếc cầu nối cho các nhà hoạt động tài chính - NH và
công nghệ thông tin đến với nhau bằng sự hiểu biết và hỗ trợ nhau phát triển
mạnh trong tương lai”.
Ông Steve Mills, Phó chủ tịch cao cấp của IBM
Bên cạnh đó, Tập đoàn IBM thành lập Trung tâm Công nghệ Ngân hàng tại
Việt Nam
Trung tâm này sẽ giúp khách hàng triển khai công nghệ ngân hàng lõi (core
banking) thế hệ mới và cải tiến hệ thống thanh toán dựa trên công nghệ mở.
Các ngân hàng sẽ có thể sử dụng các nguồn tài nguyên mà Trung tâm cung
cấp để thiết lập các dịch vụ khác nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách
hàng. Trung tâm được đặt tại văn phòng chính của IBM tại Hà Nội.
Trung tâm Công nghệ Ngân hàng IBM sẽ giúp các ngân hàng Việt Nam
củng cố hệ thống lõi, nâng cao hiệu quả, tăng cường tính linh hoạt và khả
năng mở rộng hệ thống để hỗ trợ sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành
ngân hàng Việt Nam hiện nay.
Điểm nhấn của trung tâm này là hệ thống máy chủ mainframe IBM System z
nổi tiếng thế giới cung cấp tài nguyên công nghệ, tính bảo mật và phục hồi
nhanh chóng sau sự cố cho các ngân hàng. Khách hàng có thể sử dụng các
công nghệ mở của IBM bao gồm dịch vụ Web, công nghệ ảo hóa, và các
công cụ phần mềm như DB2, Websphere và Tivoli.
Qua những sự kiện trên, ta thấy công nghệ là vấn đề sống còn đối với mỗi
ngân hàng. Bởi vậy, chúng tôi đã chọn “Công nghệ trong ngành Ngân Hàng”
là đề tài cho bài tiểu luận này.
II. Quá trình ứng dụng công nghệ trong ngành ngân hàng :
Trong thời gian từ 1981 -1990, ngành ngân hàng đã thực hiện thay thế dần
máy tính điện tử, năm 1986 bắt đầu sử dụng thế hệ máy vi tính đầu tiên tại
NHTW và các chi nhánh, ứng dụng hệ điều hành MS – DOS, cơ sở dữ liệu
Foxpro để thực hiện kế toán giao dịch cuối ngày, tổng hợp các cân đối kế
toán, tiết kiệm.
Giai đoạn 1990 – 1998 được xem là giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới đối
với ngành ngân hàng và các dịch vụ, ứng dụng chính như: khuyến khích mở
tài khoản và thanh toán qua ngân hàng, lắp đặt ATM, tham gia hệ thống
chuyển tiền quốc tế SWIFT, xử lý giao dịch tức thời trên mạng máy vi tính,
thanh toán bù trừ điện tử, chuyển tiền điện tử, thanh toán liên ngân hàng,
thanh tra giám sát từ xa, phòng ngừa rủi ro...Ngoài NHNN, các tổ chức tín
dụng đã xây dựng được trung tâm CNTT riêng với nhiều trang bị phần cứng,
phần mềm hệ thống, các sản phẩm công nghệ mới. Quy mô ứng dụng được
mở rộng từ NHTW tới chi nhánh, từ hội sở chính đến các chi nhánh NHTM,
hệ thống máy tính được liên kết trên cơ sở mạng diện rộng trong toàn
Ngành.
Từ 1998 đến nay, ngành ngân hàng triển khai dự án hiện đại hoá ngân hàng
và hệ thống thanh toán. Nội dung đổi mới trong giai đoạn này là tổ chức
trung tâm thanh toán quốc gia, thiết lập hệ thống kế toán khách hàng, xử lý
tự động tức thời các giao dịch, hình thành hệ thống thanh toán tự động trong
nội bộ các NHTM lớn, liên kết mạng thanh toán quốc gia giữa các ngân
hàng và giữa ngân hàng với khách hàng. Hệ thống thanh toán điện tử liên
ngân hàng được thực hiện từ tháng 5/2002, đây là hệ thống thanh toán trực
tuyến tự động, xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế.
Nhờ công nghệ các dịch vụ ngân hàng phát triển đa dạng và phong phú, cho
đến nay các tổ chức tín dụng đã triển khai và phát triển nhiều sản phẩm mới,
đặc biệt là dịch vụ ngân hàng điện tử: internetbanking, mobil-banking,
phonebanking, dịch vụ thẻ, thanh toán điện tử. Công nghệ mới đã mang lại
tiện ích tối đa cho khách hàng và cho nền kinh tế.
III. Các công nghệ hiện nay
1. Thanh toán bằng thẻ
1.1. Hiện trạng :
Chỉ cách đây 9 năm thôi - vào năm 1996 - khi Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam (VCB) kết hợp cùng Ngân hàng Nhà nước triển khai lắp đặt 2 chiếc
máy rút tiền tự động (ATM) tại Hà Nội, ngay cả những người hoạt động
trong lĩnh vực ngân hàng cũng đã đặt câu hỏi rằng: sử dụng máy ATM để
làm gì, đầu tư như thế có hợp lý không?
Trong những năm gần đây, thẻ ngân hàng đã trở thành một phương tiện
thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng được ưa chuộng và khẳng định
được tính ưu việt, vị thế trong việc đáp ứng nhu cầu giao dịch ngày càng
cao, thúc đẩy phát triển kinh tế và phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc
tế. Số lượng thẻ phát hành và doanh số giao dịch thẻ trong thời gian qua liên
tục tăng, tốc độ tăng trung bình khoảng 300%/năm đối với số lượng thẻ và
hơn 200%/năm đối với doanh số giao dịch thẻ. Tính đến nay, số lượng thẻ
phát hành đạt mức trên 7 triệu thẻ, với 29 tổ chức phát hành, 120 thương
hiệu thẻ, trong đó phân theo phạm vi thì thẻ nội địa 71 loại (chiếm 59%), thẻ
quốc tế 49 loại (41%); phân theo nguồn tài chính, thẻ ghi nợ 73 loại (chiếm
61%), thẻ tín dụng 44 loại (chiếm 37%) và sự xuất hiện của loại thẻ trả trước
3 loại (2%); đã có 25 ngân hàng đã trang bị máy ATM/POS với số lượng
khoảng 4.000 ATM, 22.000 POS. Nhiều ngân hàng đã phát hành các loại thẻ
có độ bảo mật cao, an toàn như thẻ có gắn chip và cung cấp nhiều tiện ích đi
kèm cho khách hàng sử dụng. Một số ngân hàng có kinh nghiệm trong lĩnh
vực phát hành thẻ đang từng bước chuyên môn hoá nghiệp vụ phát hành thẻ
của mình bằng việc xin phép Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thành lập các
Công ty thẻ và sự tham gia ngày càng tăng của các tổ chức cung ứng dịch vụ
hỗ trợ thanh toán (như các công ty công nghệ thông tin, các tổ chức khác
không phải là tổ chức tín dụng…) trong lĩnh vực hoạt động thẻ.
1.2. Lợi ích :
Lợi ích của việc sử dụng Thẻ là giảm rủi ro mang theo tiền mặt. Quản lý kế
hoạch chi tiêu cá nhân dễ dàng qua các sao kê giao dịch hàng tháng. Được
vay, hỗ trợ tài chính kịp thời từ ngân hàng đặc biệt khi đi công tác, theo học
xa nhà, hoặc du học ở nước ngoài. Dễ dàng đặt tour du lịch, khách sạn, và
nhà hàng. Tham gia thương mại điện tử, mua sắm hàng hoá dịch vụ qua
mạng Internet. Thay thế hiệu quả các khoản tạm ứng, công tác phí bằng tiền
mặt của cơ quan cho cán bộ khi đi công tác. Sở hữu phương tiện thanh toán