Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Hoạt động huy động vốn của các NHTM nước ta. Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.13 KB, 15 trang )

Tiểu luận Tài chính
PHẦN MỞ ĐẦU
Ngày nay, nền kinh tế của nước ta đang có những biến chuyển rất lớn
cả về lượng và chất. Điều đó thể hiện rất rõ trong tỉ lệ tăng trưởng GDP của
đất nước. Cùng với sự phát triển đó là sự xuất hiện của rất nhiều nhà máy xí
nghiệp, các công trình giao thông, thuỷ lợi kéo theo những nhu cầu rất lớn về
vốn. Vậy những nguồn vốn đó được lấy từ đâu? Thời gian qua và hiện nay,
nguồn vốn cho hầu hết các công trình trọng điểm chủ yếu đều do các ngân
hàng thương mại(NHTM) cung cấp. Các NHTM như một chiếc cầu nối
chuyển vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu, từ nơi có vốn đến nơi cần vốn. Như
vậy vai trò của các NHTM là vô cùng quan trọng, là một điều kiện tiên quyết,
không thể thiếu cho sự phát triển kinh tế của nước ta. Vậy các tình hình huy
động vốn của các NHTM nước ta hiện nay như thế nào? có những khó khăn
thách thức gì? đứng trước tình hình đó thì các NHTM phải làm gì để nâng cao
hiệu quả của hoạt động huy động vốn, tiếp tục khẳng định vai trò của mình
trong sự phát triển kinh tế đất nước. Đó chính là những nội dung chính bài
tiểu luận của em với đề tài: "Hoạt động huy động vốn của các NHTM nước
ta. Thực trạng và giải pháp ".
Về bố cục bài tiểu luận, ngoài phần đầu và phần kết luận, phần nội
dung của bài tiểu luận được chia làm ba phần chính:
Phần I: Ngân hàng thương mại và hoạt động huy động vốn của NHTM
Phần II: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt
động huy động vốn
Phần III: Liên hệ thực tế
Do kiến thức còn hạn chế, thời gian thâm nhập thực tế chưa có nên nội
dung của bài tiểu luận chưa thể phản ánh được đầy đủ mọi khía cạnh của vấn
đề và không tránh khỏi những sai sót. Em mong nhận được sự đóng góp của
các thầy cô để cho bài tiểu luận của em được tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
1
1


Tiểu luận Tài chính
Phạm Thị Ánh Tình- 730
PHẦN NỘI DUNG
Phần I: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG
HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM.
1. Bản chất, chức năng và vai trò của NHTM
1.1 Bản chất
Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch
vụ - dịch vụ tài chính tiền tệ, là trung gian tài chính đứng ra vay vốn của
những người cho vay rồi dùng số vốn đó cho người thiếu vốn vay lại, làm cho
nguông vốn không sinh lợi của hàng triệu dân chúng được chuyển đến cho
các doanh nghiệp lớn nhỏ thiếu vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh và sinh
lời.
1.2 Chức năng
Ngân hàng thương mại có chức năng nhận tiền gửi (huy động vốn) và cho
vay (sử dụng vốn). Khi nhận tiền gửi của khách hàng, ngân hàng đã đem lại
thu nhập cho người gửi tiền. Khi cho các doanh nghiệp vay vốn, ngân hàng đã
cung cấp cho họ phương tiện làm giàu, đóng góp cho ngân sách nhà nước.
Ngoài ra ngân hàng còn cung cấp cho khách hàng của mình nhiều dịch vụ
khác như chuyển tiền hộ, bảo quản hộ tài sản quí, mua hộ bán hộ vàng bạc,
chứng khoán, tài sản có giá trị cao, bảo lãnh việc phát hành chứng khoán
thanh toán với các đối tác trong nước và nước ngoài.
1.3 Vai trò
Ngân hàng thương mại có vai trò là trung gian tài chính. Vai trò này thể
hiện trong ba chức năng: trung gian tín dụng, trung gian thanh toán, cung cấp
dịch vụ khách hàng.
2. Hoạt động huy động vốn của NHTM
1.2. Vốn tiền gửi
Vốn tiền gửi khách hàng có hai loại: tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ
hạn. Vốn tiền gửi có 4 loại là 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng. Khách hàng

gửi tiền vào ngân hàng sẽ được hưởng một lượng lãi suất theo quy định của
ngân hàng. Số lượng tiền gửi tiết kiệm thu hút được nhiều hay ít tuỳ thuộc lãi
2
2
Tiểu luận Tài chính
suất danh nghĩa của nó cao hơn lãi suất thực tế cộng với mức lạm phát hay
không.
Tài khoản séc: là loại tài khoản tiền gửi nhưng nó dùng để phát hành séc.
Tài khoản vãng lai: cũng là loại tài khoản tiền gửi, và cũng dùng để phát
hành séc nhưng có tính chất vãng lai. Tài khoản này chỉ tồn tại kéo dài không
quá 6 tháng. Phải thoả thuận lúc dư có, lúc dư nợ, dư nợ không được quá 6
tháng.
Khi khách hàng gửi tiền vào ngân hàng thì nhân viên ngân hàng tiến hành
kiểm tra chứng minh thư, địa chỉ , chữ kí của người gửi. tiếp đó mở tài khoản
cho khách hàng hay người gửi, số chứng minh thư nhân dân của người được
uỷ quyền, số tiền gửi vào tài khoản của khách hàng.
1.2 Vốn tự tạo.
Do làm dịch vụ và quản lý các tài khoản séc mà các NHTM đã tạo được
nguồn vốn mới để mở rộng kinh doanh. Số vốn mới tăng thêm này gọi là vốn
tự tạo của các NHTM
3. Vốn đi vay
3.1 Vốn đi vay dân cư: Đây là vốn đi vay các tầng lớp dân cư dưới hình
thức phát hành các loại trái phiếu , ngân hàng bán rộng rãi cho các tầng lớp
dân cư và khách hàng của mình.
3.2 Vốn vay NHTW : Trong trường hợp khẩn cấp thiếu tiền trả cho khách
hàng, các ngân hàng thương mại có thể đi vay vốn của NHTW và trả theo lãi
suất tái cấp vốn của NHTW.
3.3 Vốn vay các ngân hàng bạn: là vốn đi vay các ngân hàng thương mại
khác và phải trả theo lãi suất thị trường.
Phần II: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC NHTM NƯỚC TA
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.
1. Thực trạng hoạt động của các ngân hàng thương mại nước ta trong thời
gian qua.
Sau hơn 14 năm đổi mới, hoạt động của các ngân hàng thương mại nước ta
đã đạt một số kết quả: mức huy động vốn và cung cấp tín dụng ngày càng
3
3
Tiểu luận Tài chính
tăng. So với GDP (2000: 444.139 tỷ đồng; 2002:536.098 tỷ đồng) hệ thống
NHTM đã huy động vốn bằng 42,55%; 47,68%; 54,09% và dư nợ bằng
38,73%; 44,38%; 52,42%. Điều đó cho thấy trong bối cảnh thị trường chứng
khoán, trái phiếu…còn hạn hẹp, các NHTM đã giữ vai trò chủ đạo, chủ lực
trên thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Điều này đã góp phần thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế ; cung cấp dịch vụ ngày càng mở rộng và phát triển, tạo điều
kiện tiện ích để thu hút khách hàng, góp phần tạo điều kiện luân chuyển vốn
nhanh hơn, tiết kiệm chi phí lưu thông xã hội; cơ cấu, mạng lưới ngân hàng
thương mại ngày càng đa dạng, mở rộng và phát triển, đã thúc đẩy cạnh tranh
giữa các ngân hàng thương mại trong việc đa dạng hoá dịch vụ, cung cấp
nhiều tiện ích cho khách hàng…
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được thì trong tình hình hiện tại
hoạt động huy động vốn của các NHTM cũng đang gặp phải không ít những
khó khăn, thách thức.
Trong giai đoạn hiện nay, xu hướng hội nhập kinh tế là không thể tránh
khỏi, sự gia nhập vào thị trường huy động vốn của ngày càng nhiều các đối
thủ đặt các NHTM vào sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Không chỉ có các
ngân hàng trong nước mà còn cả các ngân hàng nước ngoài mà các hoạt động
như: giao dịch thanh toán, chuyển tiền là ưu thế của họ. Chính vì vậy các
ngân hàng Việt Nam phải tăng thêm vốn đầu tư kỹ thuật, cải tiến phương thức
quản trị, hiện đại hoá hệ thống thanh toán…mới có thể theo kịp được tiến

trình phát triển vàn làm ăn có hiệu quả.
Hiện nay, dịch vụ ngân hàng của các NHTM Việt Nam còn đơn điệu, nghèo
nàn, tích tiện ích chưa cao, chưa cao, chưa thuận lợi và cơ hội bình đẳng cho
khách hàng thuộc các thành phần kinh tế trong việc tiếp cận và sử dụng dịch
vụ còn ít. Bên cạnh đó, phần lớn các NHTM thiếu chiến lược kinh doanh,
thiếu hiệu quả và bền vững. Hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ còn yếu,
thiếu tính độc lập, hệ thống thông tin báo cáo tài chính, kế toán thông tin và
quản lý còn khác biệt với hệ thống kế toán ngân hàng thế giới dẫn tới khả
năng không phản ánh, đáng giá đầy đủ hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị
trường. Hệ thống thông tin, theo dõi nợ quản lý rủi ro không kịp thời, chính
xác. Điều này cùng với hệ thống kế toán còn khác biệt so với quốc tế dẫn tới
sự thiếu minh bạch trong hệ thống tài chính của ngân hàng. Thiếu sót nghiêm
4
4
Tiểu luận Tài chính
trọng nhất là không thể xác minh chắc chắn điều kiện và tình trạng thật sự của
chất lượng tín dụng ngân hàng. Hiệu quả là lợi nhuận báo cáo của ngân hàng
dường như bị thổi phồng nhưng không thể xác định chính xác chắc chắn là
đến mức nào.
Đội ngũ lao động của các NHTM Việt nam khá đông nhưng trình độ
chuyên môn ,trình độ quản lý…chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu trong quá
trình hôị nhập. Trong khi đó, lại chưa có hệ thống khuyến khích hợp lý để thu
hút nhân tài và áp dụng công nghệ hiện đại. Cơ cấu tổ chức trong nội bộ nhiều
NHTM còn lạc hậu, không phù hợp với các chuẩn mực quản lý hiện đại đã
được áp dụng phổ biến trong nhiều năm tại các nước.
Cơ cấu nguồn vốn chưa hợp lý, nguồn tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ
trọng thấp, nguồn tiền gửi dân cư còn nhỏ, nguồn tiền gửi có kỳ hạn chủ yếu
là nguồn tiền gửi với lãi suất cố định, tuy ổn định song dễ dẫn đến rỉu ro về
mặt lãi suất. Vốn điều lệ là tiềm lực tài chính, là điều kiện đảm bảo an toàn
trong hoạt động của NHTM, là uy tín của NHTM để tạo lòng tin với công

chúng. Song hiện nay vốn điều lệ của NHTM còn nhỏ bé lớn nhất là ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam nhưng cũng chỉ có 4.800
tỉ đồng, còn các NHTM quốc doanh chỉ có 2000- 3000 tỉ đồng. Các ngân
hàng cổ phần vốn điều lệ khoảng 25000 tỉ đồng tương ứng với 170 triệu USD.
Một chỉ tiêu quan trọng đánh giá an toàn ngân hàng là tỉ trọng vốn tự có so
với tổng tài sản có rủi ro. Theo thông lệ quốc tế, tỷ trọng này là 8 % trong khi
đó các ngân hàng Việt nam mới chỉ đạt cao nhất là 5 %. Như vậy hiện nay độ
an toàn của các ngân hàng là chưa cao, chính vì vậy mà khả năng huy động vốn
còn hạn chế.
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng làm cho
mức chênh lệch lãi suất "đầu vào"- " đầu ra ngày càng thu hẹp. Đầu tháng 7
năm 2003 lãi suất huy động vốn nội tệ đồng Việt nam với mức lạm phát 3%-
5%, làm cho mức lãi suất thực của lợi tức tiền gửi ngân hàng tăng lên tới
4,5%- 5%/ năm. Do cạnh tranh lãi suất huy động vốn tăng cao trong khi lãi
suất cho vay lại tăng chậm, làm cho khoản chênh lệch giữa bình quân lãi suất
đầu vào chỉ có 0,1%. Đặc biệt trong quí 1 năm 2004, trong khi mức lạm phát
là 4,5%- 5%/ tháng tức là 10%- !5%/ năm thì mức lãi suất ngân hàng chỉ vào
khoảng 8%- 8.5% /năm. Do lo lắng đồng tiền bị mất giá nên các khách hàng
5
5
Tiểu luận Tài chính
đến rút tiền nhiều để đầu tư cho việc mua nhà đất, bất động sản…ngày càng
nhiều, cùng với đó là số người gửi tiền vào ngân hàng ngày càng ít . Điều này
làm cho tình hình huy động vốn của các ngân hàng ngày càng xấu đi.
Như vậy, trong giai đoạn hiện nay các ngân hàng thương mại đang đứng
trước nhiều khó khăn thách thức. Để có thể tiếp tục tồn tại và phát triển được
trong tình hình hiện tại đặc biệt để làm sao huy động được nhiều vốn đồi hỏi
phải có nhiều biện pháp thích hợp, hiệu quả. Tất cả điều này đòi hỏi sự nỗ lực,
liên kết không chỉ một ngân hàng mà phải là sự đoàn kết nhất trí ở tất cả ngân
hàng .

2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của
NHTM của nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Từ tất cả nhưng khó khăn nói trên việc hoạnh định ra biện pháp khắc
phục những khó khăn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn là
vô cùng cấp bách và cần thiết trong hoạt động của các ngân hàng. Để có một
cơ cấu huy động vốn phù hợp và chủ động cần thực hiện một số giải pháp
đồng bộ.
Đưa ra các chiến lược sản phẩm: xem xét lại việc hoạch định chiến
lược kinh doanh của mình, phân tích điểm mạnh, điểm yếu; tập trung vào các
sản phẩm dịch vụ chính có hiệu quả; nghiên cứu ứng dụng, từng bước mở
rộng sản phẩm mới. Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn nhằm khơi tăng
nguồn tiền gửi, đặc biệt chú ý đến nguồn vốn trung, dài hạn và ngoại tệ.
Nghiên cứu một số sản phẩm mới như chứng chỉ tiền gửi, tiết kiệm dự
thưởng, tiết kiệm trả góp, trái phiếu ngân hàng bằng VNĐ và ngoại tệ với kỳ
hạn dài để đưa ra các sản phẩm mới nhằm tăng cường nguồn vốn chung và
dài hạn. Thực hiện các khâu thanh toán từ ngoại tệ đến nội tệ, đa dạng hoá các
thể thức thanh toán. Do đó, thu hút được các khách hàng truyền thống có
nguồn vốn lớn thông qua cải tiến và nâng cao hiệu quả của công tác thanh
toán đồng thời mở rộng quan hệ với khách hàng mới nhằm huy động vốn
nhàn rỗi từ các tổ chức. Khuyến khích các doanh nghiệp điện, nước, điện
thoại, điểm bán xăng dầu mở tài khoản, chuyển tiền.
Nâng cao mức vốn tự có hợp lý: Mức vốn tự có càng cao sẽ tạođiều kiện
nâng cao mức huy động vốn. Có thể áp dụng việc huy động vốn bằng nguồn
vốn trung và dài hạn như ở địa bàn TPHCM. Tháng 1/2004 trên địa bàn
6
6

×