Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Giải pháp nào cho những "hố tử thần"? pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.37 KB, 4 trang )

Giải pháp nào cho những
"hố tử thần"?

"Hố tử thần" thực chất là hiện tượng sụt sập nền đất (ground
collapse) hay sụt lún nền đất (ground subsidence), một quá trình địa
chất vẫn thường xảy ra trong tự nhiên nhưng thời gian gần đây nó
lại chủ yếu liên quan đến hoạt động của con người như các dự án cải
tạo, lắp đặt hệ thống đường ống cấp thoát nước. Vậy có thể khắc
phục tình trạng này bằng những giải pháp nào?

Hố tử thần ở đường Lê Văn Lương đang được "vá
lại". Ảnh: Thành Vinh

Con người là thủ phạm
Có thể nói, áp lực của cuộc sống hiện đại làm nảy sinh nhiều tiêu cực
trong thi công như làm ẩu, làm vội, rút ruột công trình, sử dụng nhân
công, kỹ thuật chưa thích hợp Việc thi công các hệ thống cống, công
trình ngầm ở những đô thị lớn, đông người như TP HCM và Hà Nội rất
khó, nhiều khi buộc phải làm vội, đốt cháy giai đoạn, không tuân thủ
quy trình, quy phạm, không áp dụng được các giải pháp giữ ổn định cần
thiết , làm rò rỉ nước ngầm.

Quá trình đào đắp, đầm lèn đất yếu rất phức tạp. Đất ở những khu vực
này tuy trẻ, yếu nhưng trải qua thời gian thành tạo hàng nghìn năm cũng
ít nhiều có cấu trúc, có đôi chút sức bền, ít nhiều chịu được tải trọng bản
thân và hoạt tải bên trên nó. Nay do đào đắp, đầm lèn, nhiều khi không
đều, không kỹ, mà đất bị xáo động, giảm đáng kể sức bền, kết quả là
chảy nhão ra, không thể chịu tải nữa, từ đó mà xảy ra lún, sụt. Ngoài ra,
sau khi thi công, dưới tác động của tải trọng bên trên, lớp đất yếu phía
dưới vẫn có thể “nuốt” thêm rất nhiều vật liệu san lấp là bùn đất, cát,
cuội, đá dăm v.v., nếu như giữa chúng không có lớp vải địa kỹ thuật


phân cách, tiếp tục gây ra lún, sụt.

Có thể chặn đứng hoàn toàn, không để xuất hiện thêm các “hố tử thần”
hay không? Tất nhiên là về lý thuyết là có thể, nhưng trong thực tế thì
đây rõ ràng là một thực trạng rất khó giải quyết. Mặc dù vậy vẫn nên có
ý thức cố gắng giảm thiểu tai họa này, đặc biệt là trong bối cảnh những
dự án đồ sộ trong tương lai và nguy cơ để xảy ra “hố tử thần” lớn hơn
nhiều. Trên tất cả, giải pháp kỹ thuật nào thì cũng chỉ là giải pháp, là thủ
phạm gây ra “hố tử thần” thì con người phải tự thay đổi chính mình mới
mong giảm thiểu được chúng.

Ở Tp.HCM và Hà Nội đang và sẽ có những dự án tầu điện ngầm, sử
dụng không gian ngầm lớn hơn và sâu hơn nhiều lần so với việc đào
đắp, thi công các hệ thống cống. Nguy cơ sụt lún, sụt sập nền đất do đó
sẽ lớn gấp bội.

Đặc biệt dưới tác động của nước rò rỉ từ các ống cống, đất yếu tiếp tục
giảm thể tích, chảy nhão, thậm chí theo ống cống trôi chảy mất, tạo
khoảng trống ngầm, làm mặt đường lồi lõm và gây sụt sập. Quá trình lún
không đều dọc theo tuyến cống, ở các hố ga tự nó còn làm bung các mối
nối và lại làm nước rò rỉ, y hệt như câu chuyện con gà hay quả trứng có
trước vậy.
Giảm thiểu bằng cách nào?
Vậy làm thế nào để giảm thiểu sự xuất hiện của các “hố tử thần”?
Đương nhiên con người đã gây ra chúng thì con người phải tự tìm ra giải
pháp. Theo chúng tôi, thứ nhất, không nên coi nhẹ công tác đào đắp, lắp
đặt các hệ thống cống, hệ thống đường ống cấp, thoát nước, đường dây
điện, điện thoại cũng như các công trình ngầm khác, mặc dù hiện nay
quy mô đào đắp còn nhỏ, còn nông. Không nên cho rằng đó chỉ là công
việc đơn giản, không cần hiểu biết, không cần kỹ thuật cao. Thứ hai,

trước khi thi công nên có điều tra, khảo sát kỹ bản chất của nền đất, phân
loại và trên cơ sở đó có giải pháp thi công thích hợp đối với từng loại
đất.
Việc đào đắp, xây lắp công trình nên tiến hành cẩn thận, đúng quy trình,
quy phạm, đủ thời gian, không nên vì các áp lực khác như nhu cầu đi lại
hoặc tiến độ mà phải làm gấp, làm vội, dẫn đến làm ẩu. Cũng không vì
các áp lực khác mà giảm chất lượng thi công.

Đối với nền đất yếu cần có giải pháp thi công hợp lý, chẳng hạn như cần
giảm thiểu xáo động, duy trì tối đa trạng thái nguyên trạng của đất; Lựa
chọn vật liệu san lấp thích hợp. Thí dụ đất yếu đã đào lên tức là đã ở
trạng thái bị xáo động, không còn mấy sức bền, dù có đắp đầy trở lại
như ban đầu cũng không có khả năng chịu tải, dễ bị lún, sụt, do đó cần
thay thế bằng vật liệu khác như cát, đất cứng có tải trọng tương đương
với phần đất đã đào đi; Thi công cẩn thận các đoạn nối. Xem xét giải
pháp sử dụng lớp nhựa-cao su lót trong các đoạn cống bê tông để giảm
số lượng mối nối, tạo thêm độ bền chắc, tránh bị rách vỡ, rò rỉ nước;
Xem xét giải pháp xây lắp cống mà không cần đào lộ thiên v.v.

×