Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

NHỮNG GIẢI PHÁP NHỎ CHO NHỮNG ĐIỀU NAN GIẢI LỚN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.03 KB, 15 trang )

NHỮNG GIẢI PHÁP NHỎ CHO NHỮNG ĐIỀU NAN GIẢI LỚN.
I - ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH CHỐNG THÁT THOÁT, LÃNG
PHÍ HIỆN NAY.
Phòng và chống tham ô, thất thoát, lãng phí trong tình hình xã hội ta hiện nay là
một điều nan giải lớn, đặc biệt trong công tác xây dựng cơ bản. Không thể chống
được thát thoát và lãng phí trong xây dựng cơ bản một cách triệt để được và mọi
cái đều tuỳ thuộc vào những người có liên quan họ định “ ăn” bao nhiêu, họ định
xây dựng công trình này như thế nào, bởi vì mọi sự kiểm soát đều dễ dàng bị vô
hiệu hoá. Vậy muốn quản lý tốt nhằm chống hay hạn chế sự thất thoát, lãng phí thì
nên bắt đầu từ đâu ? Nên từ gốc hay từ ngọn của vấn đề ?
Theo sự nghiên cứu thực tiễn và qua ý kiến của một số người thì trong xây dựng
cơ bản, các thủ tục xét duyệt, các văn bản pháp quy, định mức đơn giá là ngọn của
vấn đề, muốn chống được thất thoát trong xây dựng cơ bản phải đi từ gốc, đó là
quản lý con người. Con người đứng đắn, có tri thức, có phẩm chất trung thành sẽ
xây dựng nên những công trình có chất lượng. Con người tham lam, vô trách
nhiệm, dốt nát sẽ xây mên những công trình kém chất lượng, giá thành cao.
Trước hết nói về vấn đề gốc, đó là quản lý con người như thế nào ? Con người là
chủ thể hoạt động trong mọi lĩnh vực, là nguyên nhân trực tiếp quyết định đến thất
thoát, lãng phí hay không, nhiều hay ít. Hiện nay mặc dù việc chấp hành trình tự,
thủ tục đầu tư và xây dựng được nhiều Bộ, ngành và địa phương thực hiện nghiêm
túc, nhiều dự án bảo đảm hiệu quả, hạn chế lãng phí, tiêu cực nhưng vẫn còn một
số Bộ, ngành, địa phương, tổng công ty chưa quan tâm thực hiện đầt đủ, nghiêm
túc các quy định về Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng. Bởi lẽ, cho dù Nhà nước
có ra quyết định thế nào đi chăng nữa và vẫn biết rằng “ cái tâm” của họ không cho
phép họ làm như vậy, họ biết làm như vậy sẽ là sai trái, làm xong thấy bất ổn
không yên nhưng hoàn cảnh thực tế đã bắt buộc họ phải làm như vậy. Trước hết là
vì để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của con người họ cần phải có tiền, vì “ miếng
cơm manh áo”. Cứ nhìn vào chế độ lương bổng , đãi ngộ như hiện nay thì làm sao
người ta tồn tại được mà làm việc, đấy là chưa nói đến những hoàn cảnh đặc biệt
như: gia đình cán bộ công nhân viên chức làm sao có đủ tiền để nuôi con ăn học
mà còn phải nuôi, chu cấp cho những người thân khó khăn mình... Rồi đến khi


cuộc sống đã ổn định thì lòng tham của con người lại không dừng lại ở đó. Bởi lẽ,
thất thiên hạ làm vậy thì tội gì mình không làm, mình thật thà, trung thành với
công việc thì có ai khen mình đâu, thiên hạ họ làm thì có mấy kẻ bị vào tù ? , mình
làm thì họ biết đấy là đâu. Và thế là con người cứ dần dần bị lún sâu vào tiêu cực.
Chẳng thế mà mặc dù Nhà nước ta đã có nhiều biện phápquản lý mà tình hình thấy
thoát khônh những không giảm mà lại còn gia tăng. Chính vì con người bị buông
lỏng, chưa quản lý được đúng nên tiêu cực phát sinh, cộng với chế độ “ Ân” không
ra “ Ân”, “ Uy” không ra “ Uy” ở nước ta hiện nay càng làm cho vấn đề trở nên
sâu sắc hơn. Đây chính là cái gốc của vấn đề.
Tiếp theo, cái ngọn của vấn đề hiện nay thì ra sao ? Hiện nay, các văn bản pháp
quy nói chung và xây dựng cơ bản nói riêng còn nhiều sơ hở và chưa mang đầy đủ
ý nghĩa và giá trị của một văn bản pháp quy mà mang ý nghĩa của một văn bản
hướng dẫn nghiệp vụ, nên nười ta không tuân thủ thì cũng chẳng làm sao cả. Chính
vì thế càng làm chất xúc tác khiến con người lao sâu vào vòng tiêu cực.
Như vậy, công tác chống thất thoát, lãng phí vốn ở nước ta hiện nay chưa thực
sự nghiêm minh, chặt chẽ và đến nơi đến chốn, chưa thực sự sát sao, cần phải đưa
ra các giải pháp và thực hiện một cách nghiêm túc để góp phần chống thất thoát,
lãng phí vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản.
II MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM CHỐNG THÁT
THOÁT, LÃNG PHÍ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CƠ BẢN.
1) Một số kiến nghị .
1.1- Nâng cao tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp xây
dựng bằng hình thức xã hội hoá đầu tư.
Ở đâu có nhu cầu đầu tư và có đầu tư của Nhà nước thì đều cần được chuyển
sang thí điểm các hình thức xã hội hoá đầu tư, đấu thầu chủ đầu tư.
1.1.1- Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước.
Đổi mới doanh nghiệp Nhà nước là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm
thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh mới hiệu quả, nhưng nó thay đổi cơ bản về
tổ chức chỉ đạo, biện pháp hoạt động và cả nếp nghĩ, phong cách lao động. Đặc

trưng của cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là chuyển một phần hoặc toàn bộ
doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần. Sự chuyển đổi kế thừa có chọn lọc,
tạo ra cơ chế mới, một tổ chức sản xuất kinh doanh có trách nhiệm hơn, hiệu quả
hơn. Nhà nước bớt gánh nặng do thua lỗ, quyền lợi của người lao động được cải
thiện. Như trước đây các doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của Nhà nước nên khi
nhà nước lơ là, sơ hở, thiếu quan tâm trong việc quản lý, thanh tra, kiểm tra thì các
doanh nghiệp cũng tìm mọi cách để bớt xén, moi tiền của Nhà nước, khiến cho các
doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, lụi bại dần, tội đâu Nhà nước chịu hết. Còn
khi cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước thì sẽ góp phần nâng cao tính chủ
động và tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp, bởi lẽ đây là doanh nghiệp của
mình, mình có phần đóng góp trong đó, mình phải điều hành, quản lý ra sao để
doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, nếu lời thì mình được hưởng còn lỗ thì mình
phải chịu. Vốn đem đi đầu tư của doanh nghiệp trong đó có phần vốn của mình nên
khi đầu tư xây dựng thì phải chọn phương án nào có chi phí thấp nhất nhưng đem
lại lợi ích cao nhất có thể.Khi tham gia vào thị trường chứng khoán, lĩnh vực xây
dựng cơ bản, nơi lâu nay vẫn thừa năng lực lao động và thiết bị kỹ thuật thi công
nhưng thiếu vốn sẽ có thể thông qua thị trường chứng khoán tạo cơ hội phát triển
mạnh hơn, nhất là đối với các công trình xây dựng lớn cần huy động nhiều vốn đầu
tư. Tuy nhiên, các doanh nghiệp của nước ta hầu hết vẫn còn có rất nhiều khó
khăn, hoạt động thì bấp bênh, thiếu vốn lớn, nếu để cho “ tự lực, tự cường” hoàn
toàn thì không đủ khả năng để tham gia vào những dự án lớn. Do đó, Nhà nước
tham gia cổ phần ( đặc biệt là cổ phần kỹ thuật - vốn của Nhà nước mua máy móc,
thiết bị) đối với những doanh nghiệp này để sẵn sàng chia sẻ khó khăn và bán lại
cổ phần khi doanh nghiệp làm ăn có lãi.
Trong thực tế, từ đầu năm 1998 đến nay, theo đề nghị của các tổng công ty và
công ty thuộc Bộ quản lý, Bộ xây dựng đã lựa chọn một số doanh nghiệp và bộ
phận doanh nghiệp đề nghị Thủ tướng Chính phủ tiến hành cổ phần hoá. Nói
chung, các doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp đã cổ phần hoá đều tăng trưởng
đáng kể về vốn sản xuất kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận, công việc làm và thu
nhập bình quân của người lao động, cổ tức chia ra cho mỗi cổ đông mua cổ phiếu

đều cao hơn lãi suất gửi tiết kiệm, tinh thần trách nhiệm, trình độ lao động của cán
bộ công nhân viên chức và người lao động trong các công ty cổ phần được nâng
cao rõ rệt.
1.1.2- Nhà nước đặt hàng công trình thay cho cấp phát vốn đầu tư.
Tất cả các công trình xây dựng đều có thể được mua bán như hàng hoá trên thị
trường bất động sản. với nguồn vốn ngân sách tập trung hàng năm, nhà nước tổ
chức đấu thầu, chọn nhà thầu xây dựng các công trình theo quy hoạch kế hoạch.
Nếu đấu thầu công trình cần để các ngân hàng cùng tham gia đấu thầu. Như vậy,
cùng lúc đấu thầu cả về xây dựng cơ bản, cả về hiệu quả đồng vốn, tính lựa chọn
của đấu thầu sẽ cao hơn, tốt hơn hẳn cách cấp phát. Phương pháp này làm cho tiến
độ đầu tư nhanh hơn, từ đó làm giảm ứ đọng vốn và lãng phí sẽ giảm, đồng thời
các ngân hàng cho vay được nhiều hơn, xoá bỏ các thủ tục hành chính rườm rà,
sách nhiễu lẫn nhau giữa các cơ quan quản lý Nhà nước, chủ đầu tư, nhà thầu, giúp
ngăn chặn dược tình trạng chạy vốn, chạy dự án, phân tán vốn đầu tư, từ đó sẽ
giảm được tình trạng thất thoát, lãng phí và tiêu cực.
1.1.3- Đấu thầu tín dụng.
Mặc dù cơ chế “ xin- cho” đã được chuyển đổi sang cơ chế “ tự vay, tự trả, tự
chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư” nhưng những thói quen, tập tục, lề lối làm
việc của cơ chế cũ vẫn chưa hoàn toàn được xoá bỏ, mà vẫn còn tồn tại, cần phải
xoá bỏ ngay bằng cách: “Đấu thầu tín dụng”. Gải pháp đưa ra là : Tất cả các dự án
đầu tư bằng vốn ngân sách, hàng năm Nhà nước công bố kế hoạch, xác định rõ quy
mô, tiến độ, chủ dự án, ... rồi mời một số ngân hàng thương mại đấu thầu khoản tín
dụng này để chọn ngân hàng tốt nhất, chấm dứt tình trạng “ chạy, xin, cho, cấp,
phát”. Giải pháp này sử dụng công cụ lãi suất ngân hàng để ngăn chặn tình trạng
các bộ, các cấp chính quyền tranh thủ xin kinh phí của Nhà nước bởi vì đối với
những công trình không hiêu quả sẽ không trả được nợ. Đấu thầu tín dụng là một
hình thức mới, có ưu điểm là chọn được ngân hàng thắng thầu có tối ưu các điều
kiện về giỏi nghiệp vụ và tín nhiệm cao đối với khách hàng để quản lý toàn bộ
khoản tín dụng dành cho dự án, sẽ tránh được tình trạnh Ngân hàng độc quyền.
Chính cách này tạo ra sự cạnh tranh để quản lý và phục vụ tốt hơn nguồn vốn đầu

tư xây dựng cơ bản của Nhà nước.
1.1.4- Cấp vốn tạm ứng và xã hội hoá đầu tư bằng hệ thống các chính sách.
Do tình hình ngân sách khó khăn nên Nhà nước không thể giữ nguyên cơ chế
bao cấp mà chuyển sang cơ chế “ tự vay tự trả”, nhưng các doanh nghiệp xây dựng
của nước ta vẫn còn rất khó khăn, thiếu vốn, nên đối với các đơn vị thi công không
được cấp ứng vốn (trừ dự án đấu thầu), khi thi công phải vay ngân hàng với lãi suất
cao, việc thanh toán lại chậm dẫn tới tình trạng nợ nần dây dưa lẫn nhau ( giữa chủ
đầu tư với nhà thaàu, giữa nhà thầu với nhau, giữa nhà thầu với ngân hàng, giữa
nhà thầu với nhà cung cấp...). Bởi vì, do đặc điểm của ngành xây dựng và sản
phẩm xây dựng chi phối, để tiến hành thi công một công trình, dự án các nhà thầu
phải có một lượng vốn lưu động để mua vật tư, chuẩn bị xây dựng... khá lớn. Hàng
năm nhà nước phải bố trí một lượng vốn khá lớn để xử lý tồn tại, xong hiện tượng
đó vẫn xảy ra trong nhiều năm mà vẫn chưa khắc phục dứt điểm. Để khắc phục
những tồn tại trên việc nghiên cứu ban hành một cơ chế cấp vốn tạm ứng là điều
kiện cần thiết, để góp phần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp xây dựng và
cũng là để giảm bớt thất thoát cho Nhà nước. Đồng thời phải có giải pháp cấp bách
để hạ lãi suất tín dụng, cần có sự phối hợp tích cực các chính sách lãi suất với
chính sách khuyến khích đầu tư như: giảm thuế, giảm lệ phí... đồng thời tạo điều
kiện tốt nhất về thủ tục hành chính thay cho kiểu ‘ thách đố’ vượt qua thủ tục đầu
tư. Nhà nước nên góp cổ phần bằng đất, miễn giảm tiền thuê đất, thuế đất...
1.1) Cần thay đổi hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá trong xây dựng
cơ bản.
Hầu hết quy trình, quy phạm, định mức hiện nay đang thực hiện vẫn theo khuôn
mẫu từ thời bao cấp, không còn phù hợp với cơ chế hiện nay. Các định mức tiêu
hao vật chất còn chứa nhiều yếu tố bao cấp. Mặt khác, trong hệ thống định mức
kinh tế kỹ thuật và đơn giá trong xây dựng cơ bản còn thiếu nhiều khoản mục quan
trọng, đây chính là chỗ sơ hở để các bên B lợi dụng khai tăng giá nhằm tham ô tiền
của Nhà nước. Do vậy, về tiêu chuẩn và quy chuẩn xây dựng cần nghiên cứu kiểm
tra và hệ thống hoá áp dụng thống nhất trong thiết kế và xây dựng. Về chỉ tiêu kinh
tế kỹ thuật cần nghiên cứu hoàn thiện và ban hành định mức dự toán cơ sở phù hợp

với yêu cầu kỹ thuật, diều kiện xây dựng và biện pháp thi công các công trình xây
dựng hiện nay, bổ sung những dịnh mức, đơn giá còn thiếu. Và để hoà nhập với
khu vực và thế giới ngành xây dựng cần tiến hành áp dụng hệ thống quản lý châts
lượng theo ISO 9000 nhằm giúp chúng ta phương hướng quản lý hoạt động đảm
bảo chất lượng một cách hữu hiệu nhất.

×