Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phần âm môn tiếng việt lớp 1 công nghệ giáo dục tại trường tiểu học cửu long, huyện lương sơn, tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.25 KB, 22 trang )

PHÒNG GD&ĐT LƯƠNG SƠN
TRƯỜNG TIỂU HỌC CỬU LONG

Tác giả: Bùi Thu Giang

SÁNG KIẾN
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC PHẦN ÂM
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1 – CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC CỬU LONG, LƯƠNG SƠN, HỊA BÌNH

Lương Sơn, tháng 5 năm 2017

1


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Chương I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1

Chương II: NỘI DUNG

3

I. Cơ sở lí luận
II. Thực trạng
III. Các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phần âm môn Tiếng



3

Việt 1 – Công nghệ giáo dục
1. Giáo viên cần nắm vững mục tiêu chương trình Tiếng Việt lớp 1 CNGD
2. Phân loại đối tượng học sinh
3. Sử dụng một số biện pháp đặc trưng dạy phần âm trong môn
TV1- CNGD
4. Giúp học sinh phân loại hệ thống cấu trúc âm gắn với luật chính tả

4
7
7
9
9
13

5. Thường xun thay đổi các hình thức học tập cho học sinh. Tổ
chức các hoạt động vui chơi lồng ghép học sinh hệ thống kiến

14

thức và tự chữa lỗi
IV. Hiệu quả

15

Chương III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

17


1. Kết luận chung

17

2. Ý kiến đề xuất

17
TÀI LIỆU THAM KHẢO

2


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ
Công nghệ giáo dục
Đồ dùng học tập
Giáo viên
Học sinh
Ứng dụng công nghệ - Tiếng Việt 1
Sách giáo khoa
To - nhỏ - nhẩm - thầm

Chữ viết tắt
CNGD
ĐDHT
GV
HS
ƯDCN - TV 1
SGK

T–N–N-T

Chương I
ĐẶT VẤN ĐỀ
3


Theo đánh giá của Bộ Giáo dục và đào tạo, việc học Tiếng Việt lớp 1Công nghệ giáo dục không chỉ giúp học sinh nắm chắc tri thức cơ bản về
Tiếng Việt và hình thành đồng thời các kĩ năng nghe - nói - đọc - viết một
cách vững chắc mà học sinh luôn được tham gia các hoạt động học tập một
cách chủ động, tự tin; thông qua việc làm, các thao tác học, các em tự tìm ra
và chiếm lĩnh tri thức, được phát huy khả năng tư duy và năng lực tối ưu của
mình. Đồng thời quá trình dạy học theo phương pháp Cơng nghệ giáo dục
khơng chỉ giúp giáo viên nâng cao trình độ và năng lực nghiệp vụ sư phạm
mà cách tổ chức dạy học theo quy trình cơng nghệ giúp giáo viên đổi mới
phương pháp một cách triệt để. Một điểm khác với phương pháp dạy trước
đây, khi áp dụng phương pháp dạy học Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục,
giáo viên không phải cầm tay học sinh tập viết, mà mỗi học sinh tự tư duy bài
giảng. Quy trình dạy của giáo viên sẽ được tiến hành theo bốn bước đó là:
nhận diện ngữ âm, tập viết, đọc và luật chính tả.
Chương trình đã phát huy được khả năng tư duy của học sinh, giúp học
sinh nắm chắc được cấu tạo ngữ âm của tiếng nên đều đọc được và đọc tốt.
Qua thời gian nghỉ hè học sinh không quên chữ. Học sinh có thể nắm chắc
luật chính tả và kĩ năng nghe để viết chính tả tốt. Từ q trình triển khai cũng
thấy rằng có một số hạn chế của tài liệu Tiếng Việt 1- Công nghệ giáo dục,
theo thiết kế thực hiện, tài liệu có 2 điểm chưa phù hợp: Thứ nhất, theo hướng
dẫn thì trong quá trình tổ chức giảng dạy, giáo viên không sử đụng đồ dùng
dạy học. Điều này làm hạn chế kết quả nhận thức của học sinh, đặc biệt là học
sinh dân tộc. Thứ hai, chưa có nhiều thời gian cho học sinh rèn kỹ năng nói,
đọc nhiều. Cả hai vấn đề trên hạn chế quá trình tiếp thu tốt phần âm của hoc

sinh khi học theo tài liệu tiếng Việt 1 – CNGD.
Chính vì thế, tơi ln trăn trở tìm ra các biện pháp làm sao trong q
trình dạy học khơng sử dụng đồ dùng dạy học, thời gian dành cho học sinh
đọc, nói chưa được nhiều mà vẫn giúp cho học sinh nắm chắc phần âm, đọc

4


thông, viết thạo, không tái mù, các em nắm chắc luật chính tả, nắm chắc hệ
thống ngữ âm của Tiếng Việt.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc nắm chắc phần âm đối với hoc
sinh lớp 1, tôi đã mạnh dạn thực hiện sáng kiến “Một số biện pháp nâng cao
chất lượng dạy học phần âm môn Tiếng Việt lớp 1- Công nghệ giáo dục tại
Trường Tiểu học Cửu Long, huyện Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình”.

Chương II
5


NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận
Những quan điểm giáo dục: Trong nhà trường, trẻ em là nhân vật trung
tâm, thầy giáo là nhân vật quyết định", "Nhà trường là nơi trẻ em đang sống
cuộc sống thực của chính mình", "Thầy thiết kế - trị thi cơng"...
Vậy Cơng nghệ giáo dục là gì? Cơng nghệ giáo dục khơng phải là Cơng
nghệ thông tin trong Giáo dục, và cũng không phải chỉ là phương pháp Giáo
dục. Công nghệ thông tin được sử dụng như các phương tiện trong Giáo dục
và Công nghệ giáo dục tận dụng tối đa những phương tiện này.
Công nghệ giáo dục là quá trình tổ chức và kiểm sốt q trình Giáo
dục sao cho ra được sản phẩm tất yếu, theo đúng ý đồ thiết kế của nhà Giáo

dục. Công nghệ giáo dục là thiết kế được những việc làm Giáo dục để học
sinh tự mình làm ra sản phẩm học tập cho chính mình.
Tiết học vẫn có giáo viên, nhưng không phải để giảng bài, mà để hướng
dẫn các em cách tự học. Điều này vừa giúp trẻ hình thành phương pháp tự
học, vừa tạo cho trẻ được trải nghiệm thêm kỹ năng làm việc. Nếu học sinh
khơng làm được thì đó là lỗi của người lớn (của thầy cô giáo) chứ không phải
của các em. Nhà trường cũng yêu cầu không đem cái chưa đúng của học sinh
ra để trừng phạt hay để phân tích trước cả lớp. Em nào đúng thì khen, em nào
chưa đúng thì phải giúp để em làm đúng được mới thơi.
Trong lớp được phép "ồn" nếu là ồn trong học tập, không nhất thiết
phải im lặng mới là ngoan. Làm xong bài trước, ngọ ngoạy... một tí được chấp
nhận, miễn là không làm ảnh hưởng đến bạn khác.
Cái quan trọng nhất là "Phải dạy trẻ biết suy nghĩ, không phải chỉ biết
nghe lời","Phải làm sao cho trẻ suy nghĩ bằng cái đầu của mình, khơng phải
của người khác". Quan hệ thầy - trị trong nhà trường khơng phải quan hệ bề
trên - kẻ dưới, mà là thực hiện một sự phân công - hợp tác. Yêu cầu các em
học hết sức, chứ không quá sức, phải thiết kế sao cho "Giáo viên không giảng
giải, học sinh không cần cố gắng", với nghĩa thầy chỉ là người làm mẫu,
hướng dẫn và điều chỉnh, trị cần học hết sức mình nhưng khơng phải cố quá
6


sức, không bị căng thẳng, không bị áp lực, vừa đủ để thấy việc học thích thú,
hấp dẫn.
Tiếng Việt là công cụ để học tất cả các môn học và hoạt động giáo dục
khác. Nếu không học được Tiếng Việt, khó có thể học tốt những mơn học
khác. Tiếng Việt công nghệ giáo dục thành công không những cho học sinh
người Kinh mà cịn ở cả những vùng chỉ tồn học sinh dân tộc thiểu số, cha
mẹ chỉ nói tiếng thiểu số, không biết tiếng Việt. Trân trọng trẻ em, hiểu trẻ em
để dạy trẻ em, dạy trẻ biết tư duy, biết yêu thương và biết cách tự phục vụ là

đích đầu tiên, dung dị và nền tảng nhất trong nhân cách con người mà nhà
trường đặt ra.
II. Thực trạng
Năm học 2015-2016 là năm học thứ hai Trường Tiểu học Cửu Long
triển khai dạy Chương trình Tiếng Việt 1-CNGD. Rút kinh nghiệm của năm
học trước, để nắm vững khả năng nhận thức về phần âm, tôi tiến hành khảo
khảo sát chất lượng tại thời điểm tháng 10/2016 của lớp 1A do tơi phụ trách,
cũng như qua q trình theo dõi học tập của học sinh, kết quả đạt được như
sau:
Tổng số học
sinh
34

HS biết âm
SL
22

HS biết ghép

TL
64,71%

SL
20

TL
58,82%

HS biết phân tích
đọc trơn

SL
TL
18 52,94%

Với kết quả như trên, tôi nhận thấy tỉ lệ học sinh nhận biết âm còn rất
khiêm tốn; tỉ lệ học sinh biết ghép âm và biết đọc trơn còn thấp hơn. Có thể
nói, nếu khơng có những biện pháp phù hợp thì chất lượng cuối năm học sẽ
khơng được như mong muốn.
Bên cạnh đó, trên thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy bản thân tôi và học
sinh đã gặp một số thuận lợi và khó khăn sau:
1. Đối với giáo viên
1.1 Thuận lợi

7


Giáo viên có trình độ chun mơn đạt chuẩn. Hầu hết giáo viên tuổi đời
và tuổi nghề còn trẻ, cơ bản được dự giờ và học hỏi kinh nghiệm từ chuyên đề
trường bạn, tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do ngành, nhà trường và cấp
trên tổ chức. Giáo viên nhiệt tình trong cơng tác, tận tụy với học sinh, ln
tích cực tự học và sáng tạo trong giảng dạy. Cơ sở vật chất thiết bị, sách giáo
viên, SGK đầy đủ, phục vụ cho công tác giảng dạy, trường lớp khang trang,
thoáng mát, sạch sẽ đáp ứng nhu cầu giảng dạy của giáo viên. Giáo viên
không phải soạn bài môn Tiếng Việt, tiết kiệm được thời gian để giáo viên
nghiên cứu bài dạy. Tác phong sư phạm chững chạc, lời nói nhẹ nhàng dễ
nghe, ln gần gũi giúp đỡ học sinh.
Về chương trình mới dạy ƯDCN – TV1 rất tốt cho việc triển khai dạy
học chương trình này tại đơn vị cụ thể là:
Việc sử dụng ký hiệu thay lời nói của giáo viên đỡ mất thời gian.
Quy trình đọc, đọc phân tích tiếng rất hiệu quả.

Quy trình hướng dẫn tập viết và viết chính tả rất kỹ.
1.2 Khó khăn
Là những năm đầu áp dụng chương trình Tiếng Việt 1-CNGD nên giáo
viên cũng gặp khó khăn trong việc nghiên cứu nội dung bài dạy và việc
truyền đạt kiến thức trên lớp. Giáo viên chưa chú trọng đến việc dạy học
nhằm phát huy tính tích cực lấy học sinh làm trung tâm ở môn Tiếng Việt 1 CNGD. Hoạt động dạy cho học sinh nhớ máy móc là chủ yếu.
Khi tổ chức dạy học sinh ở phân mơn này cịn khô khan, lúng túng
chưa mang lại hiệu quả cao.
Chưa định hướng cách học cho học sinh nên khi tìm hiểu về âm học
sinh chưa có cách học chủ động, tích cực và sáng tạo.
2. Đối với học sinh
2.1. Thuận lợi
Đa số học sinh được sự quan tâm của phụ huynh, nên có đầy đủ sách
vở, tài liệu học tập.

8


Học sinh mạnh dạn trong giao tiếp, nhận thức tương đối nhanh do địa
bàn sống ở trung tậm huyện.
2.2. Khó khăn
Các em từ trường Mầm non lên nên chưa thuộc hết bảng chữ cái, chưa
bắt nhịp được môi trường học tập mới. Các em cịn rụt rè, chưa đọc thơng viết
thạo.
Do đổi mới chương trình mơn Tiếng Việt 1- CNGD nên các em cịn gặp
nhiều khó khăn trong việc tiếp thu chương trình, các em chưa nắm bắt được
ngữ âm và vần chưa định hình phân tích được đâu là nguyên âm, đâu là phụ
âm, không phân biệt được đâu là âm đệm, đâu là âm chính, đâu là âm cuối,
chương trình này cịn q sức đối với các em, ngồi ra các em khơng nắm
được luật chính tả nên rất khó khăn trong việc dạy. Khi học sinh thực hiện vẽ

mơ hình cịn lúng túng chưa biết quy tắc vẽ, chưa biết đưa âm đệm, âm chính,
âm cuối vào mơ hình, chưa xác định rõ đâu là âm chính và đâu là âm cuối, và
chưa nắm được vần vì vấn đề nắm âm chưa chắc, học về luật chính tả các em
chưa phân biệt được luật chính tả về âm đệm, nguyên âm đôi, yêu cầu học
sinh viết bài vào vở thì bài q dài mà học sinh cịn viết quá chậm, Cách cầm
bút học sinh còn run, do đó có phần ảnh hưởng đến q trình giảng dạy cũng
như học tập của học sinh. Ngay bài đầu tiên, nhiều học sinh chưa biết chữ cái
nhưng đã phải viết như dạng chính tả, ngồi ra học sinh khơng biết chữ khó
ghép âm, vần và phát âm sai nhiều dẫn đến sai lỗi chính tả nhiều, lúc thì chữ,
âm, tiếng, vần. Trong q trình học, các em cịn phải phân biệt được tiếng có
âm đầu, tiếng có âm chính, tiếng có âm đệm, âm chính, tiếng có âm đệm, âm
cuối… Trước đây, học hết 9 tuần, các em thuộc bảng chữ cái và có thể ghép
chữ thành âm, tiếng, từ, học sinh chỉ đọc bài dài 15 tiếng. Nay hết 9 tuần, học
sinh đã phải đọc những bài dài tới 20 tiếng, mặc dù các em biết tiếng luôn,
nhưng chỉ là đọc vẹt theo giáo viên, nên không viết được chữ. Với những lớp
có học sinh yếu, giáo viên rất vất vả và nguy cơ các em “mù chữ” luôn nếu
chẳng may bị ốm phải nghỉ một vài buổi học. Chưa kể đến việc khi giáo viên

9


giao bài về nhà tập đọc, học sinh thấy bài q dài, khơng có bạn bè đọc cùng
cho khí thế nên “ngại” khơng muốn đọc, do đó ngày càng yếu, kém.
Trước những thực trạng nêu trên, tôi đã mạnh dạn viết lên sáng kiến
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phần âm trong môn Tiếng
Việt 1-Công nghệ giáo dục ở Trường Tiểu học Cửu Long - Lương Sơn - Hịa
Bình”.
III. Các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phần âm môn Tiếng Việt
lớp 1- CNGD
1. Giáo viên cần nắm vững mục tiêu chương trình Tiếng Việt lớp 1CNGD

a) Để dạy tốt chương trình Tiếng Việt lớp 1- CNGD, giáo viên cần nắm
vững mục tiêu, nội dung và phương pháp của chương trình. Cụ thể cần nắm
vững các vấn đề cơ bản sau:
- Học xong chương trình Tiếng Việt lớp 1- CNGD học sinh đạt được
các mục tiêu sau:
+ Các em đọc thông, viết thạo, không tái mù.
+ Các em nắm chắc luật chính tả.
+ Các em nắm chắc hệ thống cấu trúc ngữ âm Tiếng Việt.
- Đối tượng chương trình Tiếng Việt lớp 1- CNGD chính là cấu trúc
ngữ âm của Tiếng Việt bao gồm:
+ Tiếng
+ Âm và chữ
+ Vần
- Nội dung chương trình chương trình Tiếng Việt lớp 1- CNGD (gồm 4 bài)
+ Bài 1: Tiếng
+ Bài 2: Âm
+ Bài 3: Vần
+ Bài 4: Nguyên âm đơi
- Phương pháp dạy chương trình Tiếng Việt lớp 1- CNGD

10


+ Phương pháp mẫu: Lập mẫu, sử dụng mẫu; Làm mẫu tổ chức học
sinh làm theo mẫu đã có.
+ Phương pháp làm việc: Tổ chức việc học của trẻ em thông qua
những việc làm cụ thể và những thao tác chuẩn xác do các em tự làm lấy.
b) Giáo viên phải nắm chắc mục tiêu phần âm:
- HS nắm chắc 38 âm vị của Tiếng Việt cũng như cách viết của các âm
vị này.

- Biết phân biệt nguyên âm, phụ âm qua phát âm dựa vào luồng hơi bị
cản hay luồng hơi đi ra tự do.
- Biết ghép phụ âm đầu với nguyên âm tạo thành tiếng có thanh ngang,
ghép tiếng có thanh ngang với các dấu thanh tạo thành tiếng khác nhau.
- Biết phân tích tiếng thanh ngang thành 2 phần: phần đầu và phần vần,
phân tích tiếng có dấu thanh thành tiếng thanh ngang và dấu thanh (cơ chế
tách đơi).
- Đọc trơn, rõ ràng đoạn văn có độ dài 20 tiếng. Tốc độ đọc tối thiểu là
10 tiếng / phút.
- Nghe viết chính tả được tất cả các tiếng có vần chỉ có âm chính. Viết
đúng kiểu chữ thường cỡ nhỡ. Tốc độ tối thiểu là 1 phút/ một tiếng.
- Nắm chắc cấu tạo của tiếng gồm 3 bộ phận cấu thành: Thanh, âm đầu,
vần (vần chỉ có âm chính).
- Nắm chắc luật chính tả e, ê, i.
Quy trình dạy phần âm:
Bài âm gồm hai cơng đoạn:
Cơng đoạn 1: Lập mẫu (Mẫu /ba/ - Phân biệt nguyên âm, phụ âm)
Mục đích, yêu cầu : Làm theo đúng Quy trình 4 việc, thực thi chuẩn xác từng
thao tác, làm ra sản phẩm chuẩn xác, xứng đáng là mẫu chuẩn mực cho tất cả
các tiết học của bài.
Công đoạn 2: Dùng mẫu (Áp dụng cho tất cả các bài còn lại của phần
âm) ( Quy trình giống quy trình tiết lập mẫu).
Tuy nhiên cần chú ý: Mục đích của tiết dùng mẫu là:
11


- Vận dụng quy trình từ tiết lập mẫu.
- Luyện tập với vật liệu khác trên cùng một chất liệu với tiết lập mẫu.
- Yêu cầu giáo viên trong tiết dùng mẫu.
- Nắm chắc quy trình từ tiết lập mẫu.

- Chủ động linh hoạt trong quá trình tổ chức tiết học sao cho phù hợp
với học sinh lớp mình.
2. Phân loại đối tượng học sinh.
Chuẩn bị nghiên cứu kỹ phần kế hoạch dạy học là việc làm không thể
thiếu đối với bất cứ giáo viên nào khi đứng lớp, tuy nhiên giáo viên cần phải
nghiên cứu, nắm vững mục tiêu bài dạy, bám sát vào Phân phối chương trình,
lịch báo giảng. Đặt ra các hoạt động hợp lí thể hiện rõ hoạt động của giáo viên
học sinh, có hoạt động cho đối tượng học sinh nắm bài tốt và học sinh chưa
nắm được bài. Phân loại đối tượng học sinh theo nhóm và đặt tên nhóm khi tổ
chức trị chơi.
Sắp xếp chỗ ngồi của học sinh trong lớp hợp lí. Quan tâm khích lệ học
sinh thường xuyên, tạo cơ hội để học sinh được chủ động tích cực thơng qua
giờ học và thực hành.
3. Sử dụng một số biện pháp đặc trưng dạy phần âm trong môn
TV1- CNGD
Trong một bài dạy âm gồm có bốn việc qua hai tiết học, cụ thể các việc
như sau:
- Việc 1: Chiếm lĩnh ngữ âm.
+ GV giới thiệu âm mới.
+ Phân tích tiếng.
+ Vẽ mơ hình.
- Việc 2: Viết chữ ghi âm
+ Giới thiệu chữ in thường.
+ Giới thiệu chữ viết thường.
+ Viết tiếng có âm mới học
+ Hướng dẫn H viết vở “Em tập viết – CNGD lớp 1”.
12


- Việc 3: Đọc.

+ Đọc chữ trên bảng lớp.
+ Đọc sách “Tiếng Việt – CNGD Lớp 1”
- Việc 4: Viết chính tả.
+ Viết bảng con.
+ Viết vở chính tả.
Để thực tốt bốn việc nêu trên, cần thực hiện quy trình 4 việc như sau:
- Câu lệnh của giáo viên cần phải dứt khoát, rõ ràng. Học sinh thực
hiện theo đúng yêu cầu của giáo viên hoạt động giữa GV- HS cần diễn ra nhịp
nhàng.
- Các hoạt động của lớp cần phải thực hiện theo “ký hiệu” trên bảng
hoặc ký hiệu bằng tay của giáo viên. Giáo viên khơng phải nói nhiều mà phải
ưu tiên các hoạt động cho học sinh.
- Giáo viên cần phải thuộc các việc cơ bản ở mỗi bài.
- Cần phải nhẹ nhàng, thân thiện và linh hoạt trong tổ chức các hoạt
động ở từng việc.
- Quan tâm tới các em học sinh có nhận thức chậm trong lớp.
- Tiết học buổi 2 giáo viên cần phải xác định được nội dung cần
ôn tập chú ý về các kỹ năng cần củng cố phù hợp với từng đối tượng học sinh
nhằm giúp các em nắm được bài tốt hơn.
- Dạy đâu chắc đó, học sinh phải nắm được bài, khơng để học sinh
ngồi lề lớp học. Cần dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, phân hóa đối
tượng học sinh, cần đạt chuẩn ở mức độ thấp nhất như: học sinh tiếp thu bài
kém…. Dạy học khơng cần viết tên bài trước, lập xong mơ hình mới viết ở
bảng, cần phải tuân thủ dạy theo sách thiết kế, có thể linh hoạt lồng ghép.
Khen học sinh nhiều, không nên chê bai, nhắc nhở cho học sinh tiến bộ.
Khi dạy không nên trở về cái cũ, mỗi ngày chỉ thay đổi một thành phần,
khi giao việc giáo viên phải đứng trước lớp - học sinh làm việc giáo viên
xuống lớp kiểm tra khen học sinh. Dạy lớp 1 dạy tiếng không dạy từ, không

13



nên đưa những gì có sẵn cho học sinh khi đến lớp. Ở sách giáo khoa không
nên gọi là kênh hình, kênh chữ.
Chương trình này khơng u cầu chấm điểm, mà chỉ nhận xét đánh giá
học sinh, động viên, khen thưởng học sinh.
Ví dụ minh họa:
Bài Âm /e/ là tiết dùng mẫu
a) Việc 1: Chiếm lĩnh ngữ âm
* Mục đích: HS phát âm tiếng chứa âm mới, nhận ra âm mới là ngun
âm hay phụ âm, vẽ được mơ hình phân tích tiếng có âm mới.
- Giới thiệu âm mới: GV đưa ra tiếng chứa âm mới /đe/ và yêu cầu HS
phát âm lại theo 4 mức độ T- N- N- T.
- Phân tích tiếng:
+ GV yêu cầu HS phân tích tiếng /đe/ ( kết hợp vỗ tay) để biết phần đầu
là âm /đ/ và phần vần là âm / e/.
+ GV cho HS phát âm lại âm /e/, nhận xét luồng hơi đi ra như thế nào?
+ HS nhận xét luồng hơi đi ra tự do nên /e/ là nguyên âm.
+ Cho HS nhắc lại: /e/ là nguyên âm theo 4 mức độ T- N- N- T.
- Vẽ mô hình
+ GV vẽ và u cầu HS vẽ mơ hình hai phần tiếng /đe/, đọc /đe/.
+ GV yêu cầu HS viết âm /đ/ vào phần đầu của mơ hình và nhắc lại /đ/
là phụ âm.
+ HS chỉ tay vào phần vần âm /e/ chưa biết chữ còn bỏ trống đọc /e/ là
nguyên âm.
b) Việc 2: Học viết chữ ghi âm
* Mục đích: HS nắm được cấu tạo chữ e in thường và chữ e viết
thường; HS nắm được quy trình và viết được chữ e viết thường, viết được các
tiếng có âm /e/.
- Giới thiệu cách ghi âm bằng chữ in thường: GV giới thiệu chữ e in

thường. (dùng chữ mẫu hoặc viết mẫu lên bảng, mô tả cấu tạo chữ e để HS
nhận biết khi đọc bài)
14


- Hướng dẫn viết chữ e viết thường:
+ GV đưa ra chữ mẫu hoặc viết mẫu, hướng dẫn điểm chấm điểm tọa
độ và quy trình viết.
+ HS luyện viết vào bảng con chữ e viết thường.
- Viết tiếng có âm vừa học:
+ GV yêu cầu HS đưa tiếng /đe/ vào mơ hình, thay các phụ âm đầu d,
ch, c, b để tạo tiếng mới mỗi lần thay đều phân tích kết hợp với tay.( HS ghi
vào bảng)
+ GV yêu cầu HS thay dấu thanh vào tiếng /đe/ tạo tiếng mới mỗi lần
thay đều phân tích kết hợp với tay. HS ghi vào bảng)
* Lưu ý: GV hướng dẫn học sinh các nét nối và vị trí đánh dấu thanh
của tiếng.
- Hướng dẫn viết vở Em tập viết:
+ GV hướng dẫn cách tô chữ e và khoảng cách giữa các chữ theo điểm
chấm tọa độ trong vở, nét nối giữa các con chữ b,e, khoảng cách giữa các
tiếng trong một từ “ da dẻ”.
+ GV kiểm sốt q trình viết của học sinh và chấm bài.
c) Việc 3: Đọc
* Mục đích: HS đọc trơi chảy từ mơ hình tiếng đến âm, tiếng từ, câu
trong bài.
- Đọc trên bảng
+ Phần này giáo viên linh động chọn âm, tiếng luyện tùy vào đối tượng
trong lớp mình.
+ Đọc từ dễ đến khó, từ tiếng có thanh ngang đến các tiếng có dấu
thanh (đe,đè, đé, đẻ, đẽ, đẹ), rồi đến ( bè, dẻ, chè).

- Đọc trong sách giáo khoa ( Đọc từ trên xuống, từ trái sang phải).
* Chú ý: sử dụng nhiều hình thức đọc ( nhóm, cá nhân, cả lớp ), các
mức độ đọc (T- N- N- T)
d) Việc 4: Viết chính tả:
* Mục đích: HS viết đúng chính tả các chữ ghi tiếng chè, be bé, e dè…
15


- Viết bảng con/ viết nháp.
+ GV đọc cho HS nghe viết từng tiếng vào bảng con hoặc nháp.
+ HS phát âm lại, phân tích rồi viết, viết xong lại đọc lại.
- Viết vào vở chính tả. GV thực hiên đúng theo quy trình mẫu:
+ Bước 1: Phát âm lại (đồng thanh).
+ Bước 2: Phân tích (bằng thao tác tay).
+ Bước 3: Viết.
+ Bước 4: Đọc lại.
Khi dạy, bắt buộc giáo viên phải phát âm chuẩn, dùng từ chuẩn, khi
nói: các em đọc âm, vần, tiếng các em viết con chữ, viết chữ; âm cờ được ghi
bằng con chữ cờ (c), con chữ ka (k), con chữ cu (q); đánh vần: cờ -a-ca; cờ- eke; cờ- ua- cua; cờ-oa- qua…
Khi học sinh không đọc được theo 4 mức độ, giáo viên cần phải hướng
dẫn cụ thể thao tác chậm để học sinh nắm bắt được.
4. Giúp học sinh phân loại hệ thống cấu trúc âm gắn với luật chính tả
Ở giai đoạn này, học sinh được học cấu trúc âm - chữ theo nguyên tắc:
phụ âm ghép với nguyên âm để tạo thành tiếng (ma, mà, má, mạ…) Gồm 22
phụ âm và 11 nguyên âm (chỉ nguyên âm đơn, riêng khi dạy ở âm cờ có xuất
hiện âm đệm u là điểm để phân biệt với vần sau này); dạy tiếng Việt là dạy
chữ ghi âm, nghe sao viết vậy, học sinh phải được nhìn, nghe và luyện phát
âm đúng (khi giáo viên phát âm mẫu); điểm ngoại lệ là dạy những âm được
ghi bằng hai, ba chữ cái: ch, kh, ng, ngh, gh, nh, ph, th…(thường được dạy
liền nhau để dễ phân biệt và gắn liền với luật chính tả: c- ch; g-gh; ng- ngh);

nếu học sinh không nhớ giáo viên phải nói ra các âm được ghi bằng hai, ba
chữ cái đồng thời thường xuyên cho học sinh nêu lại luật chính tả: g/gh,
ng/ngh: tương tự cấu trúc như với c và k; riêng đối với những trường hợp như
tr/ch; v/d/gi; r/d; s/x và các dấu thanh, đọc từ phiên âm tiếng nước ngoài, cũng
bắt đầu được dạy từ giai đoạn này (sẽ đề cập ở phần sau). Về các giai đoạn
sau này, nội dung dạy học cũng luôn được lặp lại, yêu cầu học sinh nhắc lại
thường xuyên khi học các mẫu 2,3,4,5.
16


Khi dạy các bài ở mẫu 3, giáo viên phải chú ý dạy phát âm đúng các
vần (chủ yếu là cặp vần cùng một bài), các tiếng chứa vần (những bài có số
vần cần học nhiều chủ yếu là để học sinh dễ so sánh, nhận biết, giáo viên có
thể giãn ra thành nhiều tiết nhưng phải dạy liền nhau).
* Lưu ý luật chính tả:
Dấu thanh đặt ở âm chính, hướng dẫn viết vở “Em tập viết” theo mẫu
in sẵn, viết chính tả có thể là một câu mà giáo viên vừa luyện đọc kỹ xong.
Trang bên phải có thể lựa chọn 1 đoạn theo yêu cầu phù hợp với đối tượng
học sinh để cho học sinh đọc không nhất thiết phải cho học sinh đọc cả bài.
Khi đọc chính tả, trong q trình viết giáo viên có thể hỏi học sinh xem viết
đúng chưa? Nếu sai bạn bên cạnh nhắc và viết lại, khơng tẩy xóa chỉ gạch chữ
sai ở dưới chân và viết ra bên cạnh, giáo viên cần quan sát học sinh liên tục.
Khi học sinh không viết được thì giáo viên cho học sinh phân tích lại để viết,
yêu cầu tùy theo đối tượng học sinh trong lớp để giáo viên giao bài viết cho
phù hợp. Ở bảng dạy như thế nào thì viết ở vở chính tả như thế đó, viết phải
có quy cách. Ví dụ: khi dạy chữ thì cần chú ý bộ nét, cơ bản là dạy đặt bút,
chấm tọa độ, kéo viết, kết thúc, tên nét phải nắm và thuộc, học sinh quên giáo
viên cho học sinh nhắc lại để nhớ, củng cố cho học sinh viết các nét và thuộc
các nét. Nếu học sinh khơng biết phân tích, khơng biết viết giáo viên phải
hướng dẫn yêu cầu học sinh học thuộc bảng chữ cái và viết hết bảng chữ cái

cho nhớ, sau đó sẽ hướng dẫn ghép các chữ với nhau.
Luật chính tả có 9 ngun âm trong đó có 3 nguyên âm xuất hiện chữ
ghép, giáo viên có thể ghi vào bìa rơ ky để học sinh quan sát đọc hàng ngày.
Như vậy, sau khi học 4 việc, học sinh đã được cung cấp bộ công cụ
Tiếng Việt (về kiến thức về cấu trúc ngữ âm, luật chính tả) và hình thành kỹ
năng sử dụng Tiếng Việt. Từ đó giúp các em học tốt hơn phân môn Tiếng
Việt1- CNGD.
5. Thường xuyên thay đổi các hình thức học tập cho học sinh,tổ
chức lồng ghép các hoạt động vui chơi, học sinh hệ thống kiến thức và tự
chữa lỗi.
17


Việc đổi mới phương pháp dạy học có thành cơng, hiệu quả hay khơng
là một phần phải có hình thức tổ chức học tập phong phú và đa dạng. Hình
thức phải xây dựng phù hợp với nội dung và đối tượng học sinh. Do đó hình
thức phù hợp thì tạo nên tiết học sinh động, đạt hiệu quả cao và phát huy được
tính cực tự học, chủ động và tự sáng tạo của học sinh.
Có thể nói đây là một kỹ năng rất quan trọng giúp cho người giáo viên
nắm bắt và đo được kết quả học tập của học sinh qua một quá trình dạy học.
Qua hoạt động vừa chơi vừa học các em biết chia sẻ với nhau kinh nghiệm
học tập, các em biết tự mình kiểm tra kết quả học tập của mình và giúp nhau
cùng tiến bộ. Các em khơng những ham thích đến trường mà cịn dần u
thích mơn học này. Giáo viên cần thường xun thay đổi các hình thức tổ
chức trị chơi khác nhau. Qua 1tiết học có thể tổ chức cho các em chơi những
trò chơi gây hứng thú trong học tập, điều này rất bổ ích thơng qua các tiết học
hàng ngày.
* Thời gian dạy:
Giáo viên cần phân bố cho hợp lý cho các việc miễn là hoàn thành các
việc (việc 1&2 ở tiết 1, việc 3&4 ở tiết 2) Tóm lại để thực hiện tốt môn Tiếng

Việt lớp 1- CNGD người giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ mục đích, yêu cầu,
nội dung và phương pháp dạy học của chương trình Tiếng Việt cơng nghệ
giáo dục lớp 1 cũng như mục đích yêu cầu , nội dung, phương pháp dạy học
phần âm của từng bài dạy, Đặc biệt là thực hiện đúng theo quy trình của thiết
kế Tiếng Việt lớp 1- CNGD.
IV. HIỆU QUẢ
Sau khi áp dụng một số biện pháp dạy học phần âm cho học sinh lớp
1A, kết quả phần dạy âm cho học sinh thông qua khảo sát chất lượng tháng 2/
2016 (Thời điểm kết thúc phần dạy âm-vần. Chất lượng của lớp 1A do tôi phụ
trách, kết quả đạt được như sau:

Thời điểm

Tổng
số
học
sinh

HS biết âm
SL

TL
18

HS biết ghép

HS biết phân
tích đọc trơn

SL


SL

TL

TL


Tháng 10/2015
Tháng 02/2016
So sánh

34
34

22
33

64,7%
97,1%

+11

+32,3%

20
32
+1
2


58,8%
94,1%
+35,3%

18
32
+1
4

52,9%
94,1%
+41,2%

Từ kết quả trên cho thấy những biện pháp mà tơi đã thực hiện, giúp góp
phần giảm thiểu được hạn chế của tài liệu Tiếng Việt 1 – CNGD là không sử
đụng đồ dùng dạy học trong quá trình giảng dạy và thời gian dành cho học
sinh đọc và nói cịn ít, giúp học sinh nắm chắc phần âm trong chương trình
tiếng Việt Lớp 1. Chất lượng nắm được kiến thức của học sinh tăng lên rõ rệt,
góp phần khơng ngừng nâng cao chất lượng dạy và học trong lớp.

19


Chương III
KẾT LUẬN
1. Kết luận chung
Tóm lại để thực hiện tốt môn Tiếng Việt lớp 1- CNGD người giáo viên
cần phải nghiên cứu kĩ mục đích, yêu cầu, nội dung và phương pháp dạy học
của chương trình Tiếng Việt cơng nghệ giáo dục lớp 1 cũng như mục đích yêu
cầu, nội dung, phương pháp dạy học phần âm của từng bài dạy. Đặc biệt là

thực hiện đúng theo quy trình của thiết kế Tiếng Việt lớp 1- CNGD.
Trong từng tiết dạy giáo viên phải xác định khối lượng kiến thức cần
truyền thụ cho học sinh thơng qua mục đích, u cầu của bài dạy. Khi giảng
dạy cần lựa chọn nhiều phương pháp phù hợp, vận dụng việc đổi mới phương
pháp trong giảng dạy đó là lấy học sinh làm trung tâm, phải khơi gợi cho học
sinh tính chủ động, ham thích học, đọc bài. Việc chuẩn bị đồ dùng dạy học và
nghiên cứu tài liệu cũng được coi trọng hàng đầu và nên thường xuyên sử
dụng thiết bị dạy học.
Giáo viên cần dẫn dắt học sinh đọc một cách nhẹ nhàng, dí dỏm, tạo
cho các em sự tin cậy, yêu mến cô giáo, tinh thần vui vẻ, hồn nhiên để học
tập. Tuy nhiên đều quan trọng hơn cả vẫn là lịng u trẻ, sự kiên trì, nhẫn nại
và ý thức trách nhiệm của một người thầy giáo, cô giáo trực tiếp gần gũi các
em hàng ngày. Muốn đạt được mục đích này người giáo viên lập kế hoạch cho
mình ngay từ đấu, quyết tâm giữ vững tinh thần tránh nhiệm của mình với học
sinh. Với học sinh lớp 1 cần tập cho các em thói quen tốt: đọc đúng, nhìn kỹ,
cố gắng, nhẫn nại, chịu khó v.v… để tập cho các em nề nếp tốt trong học tập ở
hôm nay và mai sau.
2. Ý kiến đề xuất
Từ quá trình triển khai vào thực tế giảng dạy tơi thấy rằng cịn một số
hạn chế của tài liệu Tiếng Việt 1- CNGD, theo thiết kế thực hiện, tài liệu có 2
điểm chưa phù hợp: Thứ nhất, theo hướng dẫn thì trong quá trình tổ chức
giảng dạy, giáo viên khơng sử dụng đồ dùng dạy học. Điều này làm hạn chế
kết quả nhận thức của học sinh. Thứ hai, chưa có nhiều thời gian cho học sinh
20


rèn kỹ năng nói, đọc nhiều ... Khó khăn khi dạy luật chính tả: ví dụ như đọc
âm c viết âm k hoặc là yêu cầu học sinh làm tròn môi học sinh đọc chưa theo
yêu cầu. Bản thân tôi cũng như của các đồng nghiệp rất mong được sự quan
tâm của các cấp lãnh đạo, đặc biệt là chuyên mơn Nhà trường tìm biện pháp

tháo gỡ để chất lượng môn học đạt hiệu quả cao hơn.
Kinh nghiệm về biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phần âm trong
môn Tiếng Việt 1- GDCN chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất
định. Rất mong sự đóng góp chân thành của Hội đồng khoa học để đề tài này
được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Lương Sơn, ngày 20 tháng 05 năm 2017
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG

Người thực hiện

Bùi Thu Giang
XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGÀNH GD&ĐT
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………….....………………
…………………………………………………………………….....………………
………………………………………………………………….....…………………

XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC HUYỆN LƯƠNG SƠN
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….......
.......................................................................................................................................
...................................................................................................………………………

21



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thiết kế Tiếng Việt 1- CNGD – Tập 1. Tác giả Hồ Ngọc Đại
– Ngô Hiền Tuyên;
2. Thiết kế Tiếng Việt 1- CNGD – Tập 2. Tác giả Hồ Ngọc Đại
– Ngô Hiền Tuyên;
3. Đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy ở Tiểu học;
4. Tài liệu tập huấn môn Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ giáo
dục. Tác giả Hồ Ngọc Đại.

22



×