Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

10 bài thuốc trị viêm đường tiết niệu. pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.71 KB, 5 trang )





10 bài thuốc trị viêm đường tiết niệu


Tình dục không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học cũng là
một trong những tác nhân gây bệnh viêm đường tiết niệu.
Viêm đường niệu thuộc phạm vi chứng lâm trong Đông y. Nguyên nhân chủ yếu
do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí
quá mức như phòng lao quá độ, tình dục không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái
quá, thiếu khoa học làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư,
vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt. Thấp nhiệt tích tụ lâu ngày kết lại ở
hạ tiêu làm nước tiểu sẫm, đỏ, tiểu tiện khó khăn, đau buốt. Xin giới thiệu một số
bài thuốc nam thông dụng.


Ảnh minh họa.
Bài 1: Tiểu tiện khó khăn, nhỏ giọt, đái buốt, đái dắt do nhiệt gây ra dùng biển súc
16g độc vị uống hàng ngày hoặc biển súc 16g, hải kim sa (bòng bong) 10g, bông
mã đề 10g, cam thảo 6g, sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Chữa viêm bàng quang dùng long đởm thảo 10g, hoàng cầm 10g, chi tử
10g, trạch tả 10g, mộc thông 10g, xa tiền tử 10g, đương quy 10g, sài hồ bắc 10g,
sinh địa 12g, cam thảo 4g. Trường hợp thủy thũng đi tiểu khó dùng mã xỉ hiện (rau
sam tươi) 50g, biển súc 30g, hoàng bá 10g, sắc uống ngày 1 thang.
Bài 3: Nếu viêm bàng quang, viêm niệu đạo, đái buốt, tiểu nóng dùng biển súc
16g, mã đề 10g, hoạt thạch 8g, mộc thông 6g. Hoặc chi tử 12g, bạch mao căn 12g,
cam thảo 4 g, Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 4: Trường hợp đái ra dưỡng chấp dùng biển súc tươi 60g, thêm hai quả trứng


gà, sinh khương 8g, sắc uống mỗi ngày 1 thang liên tục 20 ngày. Hoặc dùng du
long thái (dừa nước) 100-200g khô, thêm chút cam thảo sắc uống thay nước hàng
ngày.
Bài 5: Nếu nhiễm khuẩn đường niệu, viêm bàng quang kèm theo bí đái do thấp
nhiệt dùng diếp cá tươi 60g (nếu khô 20g), hạt mã đề 15g, kim tiền thảo 30g, sắc
uống hoặc dùng cây trầu nước (hàm ếch) cả cây, sắc uống.
Bài 6: Chữa các bệnh tiết niệu do nhiệt gây ra dùng cụm hoa mào gà 15g, biển súc
15g, thài lài 30g hoặc thấp nhiệt đi tiểu khó khăn, nhỏ giọt, nước tiểu đục, phải
thông lâm hóa trọc dùng tỳ giải 10g, ích trí nhân 10g, thạch xương bồ 10g, cam
thảo 6g, ô dược 6g, sắc uống ngày 1 thang.
Bài 7: Nếu viêm đường tiết niệu đái buốt, đái dắt dùng hải kim sa 30g, hoạt thạch
30g, ngọn cành cam thảo 10g, tán thành bột mịn, ngày uống 6g với nước sắc 10g
mạch môn.
Trường hợp tiểu tiện khó dùng rễ cối xay 30g, rễ cây ngái 30g, rễ cỏ xước 20g,
bông mã đề 20g, thổ phục linh 50g, sắc uống ngày 1 thang.
Bài 8: Chữa đái buốt, đái đục dùng vỏ rễ cây duối, rễ cây nhót rừng mỗi thứ 20g,
sao vàng, sắc uống ngày 1 thang. Nếu kèm theo đái dắt nước tiểu vàng đỏ, có cặn,
sỏi dùng bạch mao căn 30g, râu ngô 30g, bông mã đề 30g, cỏ nhọ nồi 20g, sắc
uống ngày 1 thang.
Bài 9: Trường hợp viêm tiết niệu đái ra máu dùng bạch mao căn 30g, rễ cây đại kế
15g hoặc có thể dùng cỏ nhọ nồi 30g, bông mã đề 30g. Nếu kèm theo có sỏi đường
tiết niệu dùng cỏ nhọ nồi 20g, sinh địa 20g, lá tre 20g, mộc thông 16g, cam thảo
đất 16g, sắc uống ngày 1 thang.
Bài 10: Nếu đái ra máu, đau buốt, nhỏ giọt do thấp nhiệt dùng địa phu tử (cây chổi
xuể) 10g, đông quỳ tử 10g, phục linh 10g, tri mẫu 10g, cỏ lá tre 10g, thông thảo 6g,
hoàng bá 6g, cam thảo 6g, sắc uống ngày 1 thang.


×