Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.25 KB, 5 trang )
Viêm đường tiết niệu và dùng thuốc
Viêm đường tiết niệu là thuật ngữ người ta dùng để chỉ tình trạng viêm
nhiễm đường tiết niệu ở thấp gồm niệu đạo, bàng quang.
Thông thường nhất là do vi khuẩn xâm nhập ngược dòng qua lỗ niệu đạo
vào niệu đạo gây viêm niệu đạo.
Bình thường, cơ thắt ở cổ bàng quang luôn đóng, chỉ mở khi đi tiểu và
dòng nước tiểu luôn chảy theo chiều từ bàng quang ra.
Hai yếu tố này có tác dụng ngăn cản vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang.
Một số trường hợp rối loạn cơ thắt, làm vi khuẩn có thể xâm nhập được vào
bàng quang hoặc do các thủ thuật thông đái, soi bàng quang có thể đẩy các vi
khuẩn từ niệu đạo vào bàng quang gây viêm bàng quang.
Đây là những trường hợp viêm đường tiết niệu do các vi khuẩn thông
thường. Cũng có thể gặp viêm đường tiết niệu do các vi khuẩn đặc hiệu như lậu
cầu khuẩn, nếu trước đó có quan hệ tình dục với người bị bệnh lậu.
Nếu chỉ bị viêm đường tiết niệu thông thường thì điều trị không khó khăn
lắm và có thể khỏi hoàn toàn.
Triệu chứng thường gặp là đái rắt (nghĩa là đái nhiều lần trong ngày, có thể
4 - 5 lần nhưng cũng có thể 10 - 20 lần, nhưng mỗi lần chỉ có rất ít nước tiểu) và
đái buốt, thường buốt ở miệng sáo hoặc vùng tầng sinh môn vào cuối bãi.
Trường hợp của cháu, nếu loại trừ các trường hợp viêm đường tiết niệu do
các vi khuẩn đặc hiệu, thì nhiều khả năng là viêm đường tiết niệu cấp tính do vi
khuẩn thông thường.
Điều trị theo cách sau: