Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.51 KB, 5 trang )
Viêm đường tiết niệu -
điều trị ra sao?
Tôi năm nay 70 tuổi, cách đây 3 ngày tôi bị đi tiểu buốt và dắt, có khi cứ 30
phút phải đi 1 lần và có cảm giác ngây ngấy sốt. Tôi đi khám bệnh, các bác sĩ kết
luận tôi bị viêm đường tiết niệu. Vậy tôi muốn hỏi: Viêm đường tiết niệu là gì?
Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh này? Cách điều trị và phòng tránh?
Hệ thống tiết niệu gồm có 2 quả thận, đài - bể thận, niệu quản 2 bên nối từ
thận xuống tới bàng quang, bàng quang và niệu đạo. Niệu đạo là ống dẫn nước
tiểu từ bàng quang ra ngoài.
Viêm đường tiết niệu là thuật ngữ dùng để chỉ bệnh lý viêm nhiễm xảy ra
trên đường tiết niệu. Nếu viêm xảy ra trên khu vực đài - bể thận thì sẽ có tên gọi là
viêm đài - bể thận (là một bệnh lý cấp tính rất nặng); còn từ viêm đường tiết niệu
như trường hợp của bác là chỉ viêm nhiễm của đường tiết niệu vùng thấp (gồm có
bàng quang và niệu đạo).
Viêm đường tiết niệu thường do các loại vi khuẩn gây nên, loại vi khuẩn
hay gặp nhất là E. Coli (chiếm tới khoảng 80% các trường hợp viêm đường tiết
niệu ở người lớn).
Vi khuẩn có thể thâm nhập trực tiếp vào đường tiết niệu, hoặc qua sinh hoạt
tình dục, qua các dụng cụ (như đặt xông dẫn lưu, phẫu thuật nội soi...).
Các yếu tố thuận lợi cho viêm đường tiết niệu xảy ra là: sỏi đường tiết niệu
(ở thấp gồm có sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo), ứ trệ nước tiểu do u phì đại tiền liệt
tuyến, sinh hoạt tình dục với người bị bệnh đường sinh dục - tiết niệu mà không
dùng phương tiện bảo vệ; những người bị mắc các bệnh làm suy giảm khả năng