Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

101 TU VAN HON NHAN GIA DINH, THUA KE VA CAC VAN DE KHAC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.79 KB, 63 trang )

I. HÔN NHÂN GIA ĐÌNH

 !"#$
% & '()$& !$
*+$,$"#$
-./012 !34$5
6738(9 !''
:$;<(=""
>71?"@$'A&B
CD&B'EF
ED'!!A&B-E$ 0G '$
D&$0H
D"I"$)$J!$
%DK$&A"$0#A & '
*+"#L1'
-ML<2
6NO'"#$
:& $'3"#$
>P4L=O"H$
C7H9QR(=
EDK$$"#0#&$S
II. THỪA KẾ, CẤP DƯỠNG
T$"H<"I$' R "#U9VWT&
7H9$LRA 6R$
%D'0#0#1"#"<$U3
*XL1$LU'$"I
-YZ&"#"<$?[$$ &AR & '
6\)]$ !4 &0,
:D2U'$"HO
1
>7L1U$


CDR2$!U
%ED'/ J?"@$!'
%DK$"#SU30#
%D(!$^!FK$^U
%%T$"H"#3L1L OL1!<_401
%*7'S &?2 K$"#$ 
%-D(&^$'95 $"# !^
%6D'?2"#L12 !3&BK$
%:D'"#U$
%>7$)$Q`W38JU!'
%CD'"# &)$'?[3
*EV#&B0#"#"<$?!U$
*a$(9?!'A &H[$A&2RZ&bU
"H$# RJL/ '
*cSd$L01 !OZ'?[
*%T U(9'S"IU3$"HZ&$
**7U !2A"I$' 
*- !$?[
*6DUZ'L/3RJ
*:+$'$?[L1b !*>e4!A0101]$
'U <*C./01$"H"#L?!H[$'$
?b$f-ED'"#' !$"#U
-.1U3'$
-738U0 'g]$h 
-%7i&L1)$J0WjJ2?!U
-*DUS$
k(9?!0 ]$' !'$"H$#'O20#
-6l/0P$&]bR=m=Q
-:YZ&$K$JR 3&B
->738A&4$"HO

2
-CD"#L !U3'
6E7n$"#"<$U
III. CÁC VẤN ĐỀ KHÁC
671oPFS?'p&9$/=2&9&
67qU*FR/=Q9 p
6%kb9 3L1'$"HRL=
6*7i&L1=m=Q3bRLJW
6-D' ,$?'
66MR&A3L1'
6:T$"H&"#=Z$293=Z/RW&
6>k1W(4i01 A
6C738R'9&['$"H"I$' <VWT&
:E738("#$ O!Fj
:J!"$"#&W&$)$0
:l/0P$&]bR=m=Q
:%l'4L1R$!AH
:*7b5r08RZ'S3/9
:-DR"H$#/"@$ p01
:6738==Rp
::M&R`$WK"H$W9
:>M29$"HK"H$S30G/<A
:CD"#R!F4i
>E\4?'R($ '>k"1#490 '"$
4J
>k"$&?)\kk" '5[$J
>%7pWp"I9"0J[$$
>*7"#J#0W
>-D"#jJ &0WLRH$L/
>6Y/RW&K"H$W9

>:N2?`$ &" 9$L!'
3
>>k3L1!'$"#K"H$
>CT$2 $"#1rO!O#K$
CEY$LAo$
CXL1 &!Fj!'
CEk@ '31WR!Fj
CD"##) &$,&CCE& 3nO=
Cs"H$=O"#)$`#K$3L1
C%ML4'$"H'4$?'FS?'$W "I
C*738J?[
C-75&(0 $RRJ$LJL'$"H<H
C6738,$J'A"I$' 
C:Q?8$t$R=Z$[$L//9" '
C>ML'(&=O4&?)\k'4$
CCk,$L1!Q?8$
EEk"$&?)#K$'4$33!Q?8$
ED(1U"I$' 
4
I. HÔN NHÂN GIA ĐÌNH
1. Ly hôn, có nhất thiết hai bên phải ký đơn?
00:29:09, 26/02/2008
* Vợ chồng tôi đang có mâu thuẫn trầm trọng. Tuy nhiên, khi ra tòa nộp đơn ly hôn thì
có một số người nói rằng trong trường hợp của tôi nên làm đơn kiểu "đơn phương" thì
sẽ ly hôn dễ hơn kiểu "thuận tình"! Tôi muốn biết pháp luật quy định về vấn đề này thế
nào?
- Theo quy định của Luật HN&GĐ, ly hôn được chia thành hai loại: Ly hôn theo yêu
cầu một bên (đơn phương ly hôn) và thuận tình ly hôn (cả hai vợ chồng cùng làm đơn
ly hôn). Căn cứ quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự có hiệu lực thi hành từ 1.1.2005
thì tương ứng với hai hình thức ly hôn nói trên sẽ là hai quy trình thủ tục pháp lý khác

nhau.
+ Đơn phương ly hôn: Theo trình tự giải quyết một vụ kiện dân sự, một bên nộp khởi
kiện, tòa thụ lý giải quyết.
Nếu một bên kiên quyết ly hôn, còn "bên kia" không đồng ý thì tòa án sẽ ra quyết định
đưa vụ án xét xử. Nếu có căn cứ tòa sẽ xử cho hai bên ly hôn; không có căn cứ tòa bác
đơn ly hôn.
+ Thuận tình ly hôn: Theo trình tự giải quyết việc dân sự, hai bên cùng làm đơn yêu cầu
công nhận thuận tình ly hôn, tòa thụ lý giải quyết. Theo quy định tòa sẽ mở phiên họp
giải quyết công nhận thuận tình ly hôn.
Điều cần nói của thủ tục này là trong quá trình giải quyết nếu một bên thay đổi ý định,
không đồng ý ly hôn thì tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ việc ly hôn. Để được ly hôn
"bên kia" phải làm đơn xin ly hôn theo hình thức "đơn phương".
2.Sau ly hôn - có tranh chấp tài sản được không?
15:53:00, 30/05/2007
Hỏi:
Tôi và vợ tôi ly hôn vào năm 2005, trong thời gian sống chung, tôi có tạo lập được một
mảnh đất và một căn nhà cấp 4. Khi Toà án giải quyết ly hôn, vợ tôi có viết lời cam kết
trước sự chứng kiến của vị thẩm phán và cô thư ký với nội dung: Sau khi ly hôn, vợ tôi
không tranh chấp phần nhà đất nói trên mà để cho hai con chung của chúng tôi (một
cháu gái 20 tuổi và một cháu trai 10 tuổi). Gần 2 năm sau, khi bản án ly hôn đã có hiệu
lực pháp luật, vợ tôi lại làm đơn gởi Tòa án yêu cầu chia tài sản chung. Tòa án đã thụ
lý.Vậy, xin quí Báo cho biết:
- Việc Tòa án chấp nhận thụ lý đơn tranh chấp của vợ tôi có đúng hay không?
- Vợ tôi có còn liên quan gì đối với phần đất nhà đất của tôi và các con không?
Xin chân thành cám ơn! (Hoàng Anh, Q.3, TP Hồ Chí Minh)
Trả lời:
Vấn đề bạn hỏi chúng tôi xin trả lời như sau: Vì bạn và vợ bạn đã có một thời gian là vợ
chồng, chung sống hợp pháp với nhau và có hai con chung. Pháp luật qui định về tài
sản chung của vợ chồng như sau: “Tài sản chung của vợ chồng bao gồm tài sản do vợ,
chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập

hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân ”. Vì vậy, sau 2 năm ly hôn, vợ
bạn gửi đơn tranh chấp tài chung của hai vợ chồng là không có gì sai.
5
Đó là quyền lợi của các bên đương sự, được pháp luật công nhận. Việc Tòa án thụ lý hồ
sơ cũng hoàn toàn đúng pháp luật. Việc vợ bạn đã có lời cam kết trước đây là cho tài
sản cho hai con nhưng việc cho đó chưa hoàn tất do chưa làm thủ tục tước bạ sang tên.
Vì vậy, lời cam kết trước đây của vợ bạn không có đủ giá trị pháp lý để làm chấm dứt
quyền lợi của vợ bạn đối với khối tài sản chung nói trên.
3. Làm thế nào để chứng minh tài sản riêng?
10:23:35, 12/04/2007
Hỏi:
Trước khi lập gia đình, tôi có sở hữu riêng một căn nhà. Tôi lập gia đình với một người
nước ngoài. Sau vài năm tôi bán căn nhà này và mua một căn nhà khác để thuận tiện
cho công việc làm. Khi làm thủ tục mua căn nhà mới, trên hợp đồng mua bán nhà tôi
vẫn đứng tên nhưng có kèm thêm một câu "có chồng là người nước ngoài". Nay chồng
tôi đã qua đời.
Xin được tư vấn: Tôi có thể bán hoặc cho thuê căn nhà của tôi được không? Nếu không,
tôi phải làm thế nào để chứng minh căn nhà trên là tài sản riêng? Tôi có thể dùng hợp
đồng bán nhà cũ để chứng minh căn nhà này là tài sản riêng của mình vì được mua
bằng tiền bán căn nhà cũ được không ?
Trả lời:
Luật Hôn nhân & Gia đình năm 2000 có qui định về tài sản riêng của vợ, chồng trong
các điều khoản sau:
Khoản 1 Điều 32: "Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của vợ, chồng
gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng
cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định
tại khoản 1 Điều 29 và Điều 30 của Luật này; đồ dùng, tư trang cá nhân".
Khoản 2 Điều 32: "Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài
sản chung".
Khoản 1 Điều 33: "Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của

mình, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này".
Căn cứ vào các qui định trên, dù căn nhà bạn mua sau khi lập gia đình (do bạn đứng tên
và mua bằng tiền bán căn nhà bạn có trước khi kết hôn) trong hợp đồng mua bán nhà có
ghi: “Có chồng là người nước ngoài” thì bạn vẫn có toàn quyền định đoạt, bởi đây là tài
sản riêng của bạn - mà khi kết hôn bạn không có thỏa thuận nhập vào khối tài sản
chung của hai vợ chồng.
Trường hợp nếu có tranh chấp về thừa kế từ những người thuộc diện thừa kế của chồng
bạn đối với căn nhà này, thì bạn có thể dùng hợp đồng bán căn nhà cũ để chứng minh
đó là tài sản riêng của bạn.
4. Không đăng ký kết hôn có ly hôn được không?
22:22:25, 01/01/2007
* Hỏi:
Tôi và anh Th. chung sống với nhau từ năm 2002 đến nay, có một con chung, chúng tôi
không đăng ký kết hôn. Bây giờ, anh ấy có người phụ nữ khác, tôi có thể ra tòa án yêu
cầu giải quyết để bảo vệ quyền lợi cho mẹ con tôi được không? Trường hợp của chúng
tôi có được coi là hôn nhân thực tế không? (B., Tân Bình, TP.HCM)
6
Trả lời:
- Theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-
VKSNDTC-BTP thì đối với trường hợp nam và nữ bắt đầu chung sống với nhau như vợ
chồng từ ngày 1.1.2001 (ngày Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực) trở đi
mà không đăng ký kết hôn, thì theo quy định tại khoản 1 điều 11 Luật Hôn nhân và gia
đình năm 2000, họ không được pháp luật công nhận là vợ chồng; nếu một trong các bên
hoặc cả hai bên có yêu cầu ly hôn, thì tòa án thụ lý vụ án để giải quyết và áp dụng điểm
C Nghị quyết số 35 của Quốc hội, khoản 1 điều 11 Luật Hôn nhân và gia đình năm
2000 tuyên bố không công nhận họ là vợ chồng, nếu họ có yêu cầu về nuôi con và chia
tài sản thì tòa án áp dụng khoản 2 và khoản 3 điều 17 của Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2000 để giải quyết theo thủ tục chung.
Khoản 2 và khoản 3 điều 17 Luật Hôn nhân và gia đình quy định như sau: Quyền lợi
của con được giải quyết như trường hợp cha mẹ ly hôn. Về tài sản được giải quyết theo

nguyên tắc tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó; tài sản chung
được chia theo thỏa thuận của các bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án
giải quyết, có tính đến công sức đóng góp của
5.Quy định về phân chia tài sản của hộ gia đình khi ly hôn
22:48:40, 08/05/2006
* Gia đình tôi ở nông thôn, cha mẹ tôi có nhiều con. Các con chưa lập gia đình đều ở
chung và làm ruộng, làm vườn cùng với cha mẹ. Hiện nay, cha mẹ tôi có ý định ly hôn,
xin hỏi là các con, chúng tôi có được phân chia tài sản không? (Trần Thị Tâm, Mộc
Hóa, Long An)
- Điều 108-Bộ luật Dân sự có quy định về tài sản chung của hộ gia đình như sau: "Tài
sản chung của hộ gia đình gồm quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, rừng trồng của
hộ gia đình, tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên hoặc được cho
chung, được thừa kế chung và các tài sản khác mà các thành viên trong gia đình thỏa
thuận là tài sản chung của hộ".
Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của hộ gia đình cũng được quy định
rõ rằng: các thành viên của hộ gia đình chiếm hữu và sử dụng tài sản chung của hộ theo
phương thức thỏa thuận. Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản có giá trị lớn
của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại
tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên đồng ý.
Như vậy, đối với tài sản chung của hộ gia đình khi sang bán, tặng cho, phân chia , cha
mẹ phải hỏi ý kiến của các con từ đủ 15 tuổi trở lên và khi cha mẹ ly hôn, các con cũng
có quyền yêu cầu phân chia tài sản.
Việc chia tài sản chung của hộ gia đình do các thành viên trong gia đình thỏa thuận, nếu
không thỏa thuận được thì nhờ tòa án giải quyết.
6.Thủ tục để lại tài sản cho con khi ly hôn
00:27:28, 30/10/2007
* Vợ chồng tôi chuẩn bị ly hôn, khi ly hôn cả hai chúng tôi đều không muốn chia tài
sản mà thống nhất để lại cho con. Tài sản hiện tại là một căn nhà đã có chủ quyền hợp
lệ do vợ chồng tôi đồng sở hữu. Như vậy, muốn để căn nhà lại cho con thì vợ chồng tôi
phải làm những thủ tục nào? Có phải đóng thuế không? Con tôi mới 10 tuổi thì có đứng

tên được không? Tôi nghe nói phải có người giám hộ, vậy trong chúng tôi ai sẽ là người
7
giám hộ? Nếu một bên giám hộ mà bên kia không "yên tâm" thì có cách nào để giám
sát việc giám hộ tài sản của con không? (Anh Thư, P.19, Q.Bình Thạnh, TP.HCM)
- Khi ly hôn vợ chồng có quyền để lại tài sản cho con. Về thủ tục, các bên lập Hợp
đồng tặng cho tài sản, có công chứng chứng nhận, sau đó tiến hành trước bạ và đăng ký
(đăng bộ) theo quy định. Trường hợp cha mẹ tặng cho nhà cho con không thuộc diện
phải chịu thuế chuyển quyền sử dụng đất và lệ phí trước bạ. Dù chưa đủ tuổi con chị
vẫn được quyền được nhận và đứng tên tài sản (với tư cách là bên được tặng cho nhà).
Tuy nhiên phải có người giám hộ, cha mẹ là người giám hộ đương nhiên của con chưa
thành niên.
Trong trường hợp vợ chồng ly hôn, thông thường ai nuôi con người đó sẽ là người giám
hộ. Để bảo đảm quyền lợi của người được giám hộ, Bộ luật Dân sự hiện hành có quy
định về việc giám sát việc giám hộ tại điều 59 như sau: "Người thân thích của người
được giám hộ có trách nhiệm cử người đại diện làm người giám sát việc giám hộ để
theo dõi, đôn đốc, kiểm tra người giám hộ trong việc thực hiện giám hộ
Người thân thích của người được giám hộ là vợ, chồng, cha, mẹ, con của người được
giám hộ".
Như vậy nếu vợ chồng ly hôn để lại tài sản cho con chưa thành niên và người trực tiếp
nuôi con giám hộ tài sản của con, thì người kia có quyền và nghĩa vụ giám sát việc
giám hộ. Trường hợp người đó không có điều kiện để thực hiện việc giám sát thì có thể
cử người đại diện làm người giám sát việc giám hộ theo các quy định trên đây.
7. Sau ly hôn, không chỗ ở có thể xin lưu cư ?
21:26:58, 03/10/2007
* Sau khi cưới nhau tôi về làm dâu và sinh sống bên gia đình chồng. Căn nhà mà vợ
chồng tôi ở thuộc sở hữu riêng của anh ấy. Giờ đây vợ chồng ly hôn, chồng tôi nói khi
nhận được quyết định ly hôn là tôi phải dọn ra khỏi nhà! Nhưng tôi chưa có chỗ ở mới,
vậy tôi có thể xin lưu cư tại căn nhà của chồng cũ được không? Nếu được thì có thể ở
thêm bao lâu? (Diễm Thúy, Hóc Môn, TP.HCM)
- Điều 30, Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3.10.2001 của Chính phủ có quy định về

giải quyết quyền lợi của vợ chồng khi ly hôn đối với nhà ở thuộc sở hữu riêng của một
bên, như sau: "Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng
đã đưa vào sử dụng chung, thì khi ly hôn nhà ở đó vẫn thuộc sở hữu riêng của chủ sở
hữu nhà, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Bên vợ hoặc chồng sở hữu nhà có nghĩa vụ hỗ trợ cho bên kia tìm chỗ ở mới, nếu bên
kia có khó khăn và không thể tự tìm chỗ ở mới. Bên chưa có chỗ ở được lưu cư trong
thời hạn 6 tháng để tìm chỗ ở khác".
Như vậy, trong trường hợp nói trên chị có quyền yêu cầu người chồng hỗ trợ trong việc
tìm chỗ ở mới, chẳng hạn như: tìm chỗ cho ở nhờ, thuê nhà, hỗ trợ tiền thuê nhà…,
hoặc cho lưu cư tại nhà chồng trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày quyết định ly hôn có
hiệu lực pháp luật.
8. Tiền cấp dưỡng nuôi con khi bố mẹ ly hôn
“Việc cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn được quy định như thế nào? Pháp luật hiện
hành có quy định mức nuôi một đứa trẻ trung bình là bao nhiêu không? Nếu mức cấp
dưỡng nuôi con tòa án phán quyết mà người cấp dưỡng không thể đáp ứng thì sẽ giải
quyết như thế nào? (Tuấn Hùng, Đà Nẵng)
8
Trả lời:
Việc cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn được quy định tại Điều 92 Luật hôn nhân và gia
đình năm 2000 và Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số
02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000. Theo đó, “Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có
nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành
niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có
tài sản để tự nuôi mình. Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi
con".
Như vậy, sau khi ly hôn người không trực tiếp nuôi con phải cấp dưỡng nuôi con đến
khi thành niên (18 tuổi); nếu con thành niên mà không tự nuôi sống được bản thân do bị
tàn tật hoặc không có năng lực hành vi dân sự thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải có
trách nhiệm cấp dưỡng không thời hạn.
Tiền cấp dưỡng nuôi con được quy định tại mục 11 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP

như sau: "Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi
dưỡng và học hành của con và do các bên thỏa thuận. Trong trường hợp các bên không
thỏa thuận được thì tùy vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà
quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý ".
Khi quyết định mức tiền phải cấp dưỡng, tòa án sẽ căn cứ vào mức thu nhập của người
cấp dưỡng, vì vậy mức cấp dưỡng thường không cao hơn mức thu nhập của người cấp
dưỡng. Tuy nhiên, trong trường hợp mức cấp dưỡng nuôi con tòa án phán quyết vẫn
vượt quá khả năng của người cấp dưỡng thì người cấp dưỡng có quyền làm đơn đề nghị
tòa án xem xét lại mức cấp dưỡng.
9. Cha mẹ nuôi phải hơn con 20 tuổi
"Tôi là người Việt mang quốc tịch nước ngoài, tôi làm hồ sơ xin nhận một trẻ em Việt
Nam 16 tuổi làm con nuôi nhưng không được giải quyết. Xin cho biết trường hợp nào
hồ sơ bị từ chối?". (Davit Tran, Mỹ)
Trả lời:
Theo quy định tại Nghị định 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia
đình có yếu tố nước ngoài (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 69/2006/NĐ-CP
ngày 21/7/2006) thì việc xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi bị từ chối trong các
trường hợp sau đây:
1. Người xin nhận con nuôi không đáp ứng đủ điều kiện nuôi con nuôi theo quy định
của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam (hoặc pháp luật nước người đó thường trú).
Điều kiện nuôi con nuôi theo luật Việt Nam: có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hơn
con nuôi từ 20 tuổi trở lên; có tư cách đạo đức tốt; có điều kiện thực tế bảo đảm việc
trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi; không phải là người đang bị hạn
chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc bị kết án mà chưa được
xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh
dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu,
người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên
phạm pháp; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em; các tội xâm phạm tình dục đối với
trẻ em; có hành vi xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã

hội.
9
2. Trẻ em được nhận làm con nuôi không đáp ứng đủ điều kiện, ví dụ như trẻ em được
nhận làm con nuôi đã trên 15 tuổi hoặc trẻ em từ trên 15 tuổi đến dưới 16 tuổi nhưng
không bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự…
3. Có căn cứ để khẳng định việc xin nhận con nuôi là nhằm mục đích mua bán, bóc lột
sức lao động, xâm phạm tình dục đối với trẻ em hoặc nhằm mục đích trục lợi khác.
Theo các quy định nói trên, việc xin nhận nuôi con nuôi của bạn bị từ chối có thể vì trẻ
em bạn muốn xin nhận làm con nuôi đã trên 15 tuổi (nhưng không bị tàn tật, mất năng
lực hành vi dân sự).
10. Con sinh sau khi bố mẹ ly hôn 150 ngày vẫn là con chung
"Người vợ làm đơn xin ly hôn trong khi đang mang thai. 5 tháng sau khi tòa án giải
quyết cho ly hôn, người vợ sinh con nhưng người chồng không thừa nhận đứa trẻ là
con mình. Xin tòa soạn cho biết: Cháu bé sinh ra có được coi là con chung của vợ
chồng không?".
Trả lời:
Việc xác định con chung của vợ chồng được quy định tại Điều 21 Nghị định số
70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ. Theo đó, con sinh ra trong thời kỳ
hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân được xác định là con chung
của vợ chồng. Ngoài ra, con được sinh ra trong vòng 300 ngày, kể từ ngày người chồng
chết hoặc kể từ ngày bản án, quyết định của toà án xử cho vợ chồng ly hôn có hiệu lực
pháp luật cũng được xác định là con chung của hai người.
Theo quy định nói trên, nếu thời điểm cháu bé sinh ra chỉ sau 5 tháng (150 ngày) kể từ
ngày bản án, quyết định của toà án xử cho vợ chồng ly hôn có hiệu lực pháp luật thì
được xác định là con chung của hai người.
Trong trường hợp người chồng không nhận đứa trẻ là con chung của hai người thì phải
có chứng cứ và phải được toà án xác định. Người chồng có thể tự mình (hoặc đề nghị
tòa án) cho tiến hành giám định AND của đứa trẻ hoặc đưa ra các chứng cứ khác để
chứng minh đứa trẻ không phải là con mình. Kết quả giám định AND (hoặc các chứng
cứ khác) cùng yêu cầu của người chồng sẽ được tòa án xem xét và quyết định.

11. Cấm giả vờ kết hôn
Tôi đã "lỡ" sống chung với bạn trai và có thai hơn ba tháng. Mới đây tôi có báo tin với
anh ấy là đã có thai và bàn bạc chuyện cưới xin thì anh nói thẳng là không có ý định kết
hôn với tôi.
"Tôi không muốn bỏ đứa con trong bụng còn gia đình tôi thì lại rất coi trọng danh dự.
Việc không chồng mà có con là điều sỉ nhục lớn đối với gia đình và bà con họ hàng.
Tôi có ý định nhờ người bạn trai ấy giúp đỡ bằng cách thuyết phục gia đình đứng ra tổ
chức đám cưới và đăng ký kết hôn hẳn hoi để có thể cứu vớt danh dự của tôi và nhất là
gia đình. Tôi và anh ấy sẽ làm thỏa thuận đám cưới và việc đăng ký đó chỉ là giả thôi,
sau này khi tôi sinh con được một năm thì các bên sẽ ra tòa ly hôn, trả tự do cho anh ấy.
Tôi cam kết sẽ thực hiện đúng, làm thế có được không?
Trả lời
Điều 4 Luật Hôn nhân và gia đình quy định: "Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở
hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; cấm kết hôn giả tạo, lừa dối để kết hôn, ly hôn; cấm cưỡng
ép ly hôn, ly hôn giả tạo; cấm yêu sách của cải trong việc cưới hỏi".
10
Như vậy, nếu các bên thỏa thuận kết hôn giả và sau đó ly hôn là vi phạm các điều cấm
của Luật Hôn nhân và gia đình. Dù các bên có lập giấy thỏa thuận và cam kết hứa hẹn
thế nào đi chăng nữa văn bản ấy cũng không có giá trị pháp lý.
Ngoài ra, thỏa thuận kết hôn như vậy còn là sự lừa dối gia đình, bà con họ hàng và bạn
bè hai bên. Do vậy giải pháp trên cũng khó có thể chấp nhận về mặt đạo lý, vì "cưới
xin" vốn là chuyện thiêng liêng, là sự kiện hệ trọng trong cuộc sống đời người.
12.Cưới khi chưa có giấy chứng nhận kết hôn có sai không?
"Tôi và bạn trai người nước ngoài đã làm hồ sơ đăng ký kết hôn nhưng phải đợi ít nhất
6 tuần nữa mới nhận được giấy chứng nhận kết hôn. Nay điều kiện gia đình đôi bên
thuận lợi, muốn tổ chức đám cưới ngay. Làm vậy có sai không, có bị phạt không" (bạn
đọc Ngọc Hoa)
Trả lời:
Điều 11 Luật Hôn nhân và gia đình quy định: "Mọi nghi thức kết hôn không theo quy
định tại Điều 14 của luật này đều không có giá trị pháp lý". Điều 14 đó quy định về việc

đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền. Như vậy, pháp luật chỉ thừa nhận hôn nhân
hợp pháp có đăng ký kết hôn.
Pháp luật hiện hành không có quy định nào là phải có giấy chứng nhận kết hôn rồi mới
được tổ chức đám cưới. Có nghĩa là việc các bạn kết hôn không vi phạm điều cấm nên
không bị coi là vi phạm để xử phạt. Tuy nhiên, đám cưới chỉ là một thủ tục mang tính
truyền thống chứ không phải là một thủ tục pháp lý. Vì vậy để được công nhận là hôn
nhân hợp pháp, bên nam nữ phải đăng ký kết hôn.
13. Chồng muốn ly hôn nhưng vợ phản đối, làm thế nào?
"Vợ chồng bạn tôi ly thân đã lâu, nay người chồng muốn làm thủ tục chấm dứt hôn
nhân nhưng cô vợ phản đối, gây nhiều khó khăn, đòi hỏi vô lý về tài sản với ý trì hoãn
phiên tòa. Trong trường hợp đó tòa xử lý thế nào?"
Trả lời:
Theo Điều 91 Luật Hôn nhân và gia đình, khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn
mà việc hòa giải tại tòa không thành thì tòa án xem xét, giải quyết việc ly hôn. Như
vậy, việc tòa ra quyết định chấm dứt quan hệ hôn nhân không nhất thiết phải có sự đồng
ý của cả hai vợ chồng.
Trong trường hợp người vợ không đồng ý, người chồng có quyền đề nghị tòa giải quyết
ly hôn mà không cần ý kiến của người vợ. Tòa sẽ xem xét, nếu nhận thấy tình trạng
trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được, thì
ra bản án ly hôn.
Với việc phân chia tài sản, trách nhiệm nuôi con, nếu hai vợ chồng tự thỏa thuận được
thì trong đơn xin ly hôn ghi rõ chỉ xin tòa giải quyết việc ly hôn. Ngược lại, đơn gửi tòa
ghi rõ yêu cầu tòa phân chia tài sản, con cái. Về nguyên tắc, tài sản riêng của ai thì sau
khi ly hôn thuộc về người đó, tài sản chung chia đôi nhưng có căn cứ vào tình trạng tài
sản, hoàn cảnh riêng của hai bên, công sức đóng góp của từng người trong việc duy trì,
phát triển khối tài sản đó.
Theo Điều 44 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, nếu bị đơn được triệu tập
hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì tòa đưa vụ án ra
xét xử. Do đó việc giải quyết ly hôn có thể tiến hành ngay khi một bên đương sự cố tình
trốn tránh.

11
14 Khi ly hôn, ai được quyền nuôi con? Thứ hai 16/6/2008, 9:13 (GMT + 7)
TTO - * Tôi có chồng được hai năm và có một bé trai 10 tháng tuổi. Chồng tôi làm
nghề tài xế, lương mỗi tháng 2.000.000đ, còn tôi làm nghề kế toán, lương mỗi tháng
3.000.000đ. Do anh ấy thường xuyên ăn nhậu, ít quan tâm chăm sóc gia đình và khi say
xỉn đánh đập tôi, thậm chí có ý định dùng dao giết tôi nên tôi và con dọn ra sống riêng.
Anh cũng đồng ý ly dị nên tôi đã nộp đơn ở tòa, tuy nhiên anh nói bằng mọi cách sẽ bắt
con, không cho tôi được quyền nuôi bé. Xin hỏi tôi có được quyền nuôi con không?
Nếu có thì tôi được nuôi đến khi con bao nhiêu tuổi? Trong điều kiện nào thì người cha
mới được quyền nuôi con?
Riêng trường hợp của tôi, muốn được quyền nuôi con phải có đủ điều kiện gì và tôi
phải làm như thế nào? Tôi không thể sống mà không có cháu bé, tôi chấp nhận đánh đổi
tất cả để được sồng gần con. (Cam Le)
Khoản 2 điều 92 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 qui định: “Vợ, chồng thỏa thuận
về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con;
nếu không thỏa thuận được thì tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi
căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên thì phải xem xét
nguyện vọng của con. Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi
nếu các bên không có thỏa thuận khác”.
Vì bạn là mẹ và con bạn mới 10 tháng tuổi nên khi vợ chồng bạn ly hôn, bạn được
quyền ưu tiên nuôi con.
Về câu hỏi của bạn liên quan đến nội dung thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn, căn
cứ vào Điều 93 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 qui định về thay đổi người trực
tiếp nuôi con sau khi ly hôn, “vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên,
tòa án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con. Việc thay đổi người trực tiếp
nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con
không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con,
nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên”.
15. Giải quyết ly hôn ở đâu?
01:06:36, 26/06/2008

Hỏi: Vợ chồng tôi kết hôn năm 1985, đăng ký kết hôn và có hộ khẩu gốc tại TT Gành
Hào, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu. Chúng tôi đã ly thân từ năm 1995. Hiện nay tôi
làm công nhân và có đăng ký tạm trú tại xã Bình Hòa, Thuận An, Bình Dương. Còn vợ
tôi đang sống tại huyện Nhà Bè, TP.HCM. Do chúng tôi bỏ địa phương đi nhiều năm
nên công an đã xóa hộ khẩu gốc từ lâu. Giờ đây chúng tôi muốn giải quyết thuận tình ly
hôn thì phải liên hệ ở đâu, xin quý báo giải đáp cho chúng tôi được rõ. Xin chân thành
cám ơn! (Nguyễn Hoàng Dũng- Thuận An, Bình Dương)
- Trả lời: Theo Bộ luật Tố tụng Dân sự quy định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ,
tại điểm h, khoản 2, điều 35 quy định: "Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn,
nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công
nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn".
Trường hợp của vợ chồng bạn đã bị xóa hộ khẩu gốc tại nơi thường trú, thì hai bạn có
thể chọn tòa án tại nơi tạm trú của một trong hai bên để nộp đơn đề nghị giải quyết
thuận tình ly hôn. Vì theo Luật Cư trú, tại điều 12 quy định: 1/ Nơi cư trú của công dân
là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi
thường trú hoặc tạm trú. Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công
12
dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc
được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp
luật. Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời
hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú. Nơi tạm trú là nơi công dân sinh
sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú. 2/ Trong trường hợp không
xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định tại khoản 1 điều này thì nơi cư trú
của công dân là nơi người đó đang sinh sống.
Vậy, trước hết bạn phải về địa phương lấy giấy xác nhận của công an đã xóa hộ khẩu
gốc của vợ chồng bạn để thuận tiện trong việc giải quyết tiếp theo.
16.Xã cho ly hôn, tôi có được kết hôn tiếp không?
23:10:15, 05/05/2008
* Hỏi: Năm 1994, tôi và vợ tôi cưới nhau được sự đồng ý của hai bên gia đình, nhưng
không có đăng ký kết hôn. Chúng tôi có một con chung. Năm 2005, tôi và vợ ly thân

nhau, có viết giấy tay. Đến năm 2006, tôi và vợ tôi tự nguyện ly hôn được địa phương
xã Hòa Phú, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long chấp thuận. Vậy, xin hỏi bây giờ tôi có
được quyền đăng ký kết hôn với người khác không? Nếu không thì tôi phải làm gì và ở
đâu? Xin tòa soạn giải đáp giúp tôi. (Lê Long Hải - Hòa Phú, Long Hồ, Vĩnh Long)
- Trả lời:
Trước đây, nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng, không đăng ký kết hôn, sau
đó thôi nhau, khi ly hôn tòa án áp dụng những quy định về hôn nhân thực tế để giải
quyết. Nhưng từ khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 ra đời, đã có những thay đổi
chặt chẽ hơn, nhằm ràng buộc những đôi nam nữ chung sống với nhau phải có nghĩa vụ
đăng ký kết hôn. Chúng tôi xin trích Nghị quyết số 35/2000/QH10 để anh tham khảo:
Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 3.1.1987 đến ngày 1.1.2001, mà
có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của luật này thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn
trong thời hạn hai năm, kể từ ngày luật này có hiệu lực cho đến ngày 1.1.2003, trong
thời hạn này mà họ không đăng ký kết hôn, nhưng có yêu cầu ly hôn thì tòa án áp dụng
các quy định về ly hôn của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết. Từ ngày
1.1.2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng.
Kể từ ngày 1.1.2001 trở đi nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không
đăng ký kết hôn, đều không được pháp luật công nhận là vợ chồng, nếu có yêu cầu ly
hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng, nếu có yêu cầu
về con và tài sản thì Tòa án áp dụng khoản 2 và 3 điều 17 của luật Hôn nhân và gia đình
năm 2000 (quy định về hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật - PV) để
giải quyết.
Đơn của anh trình bày việc ly hôn của vợ chồng anh được xã chấp thuận là không đúng.
Bởi vì thẩm quyền đăng ký kết hôn là UBND xã, nhưng khi ly hôn thẩm quyền thuộc
về tòa án nhân dân các cấp, UBND xã giải quyết ly hôn là không đúng thẩm quyền.
Vì vậy, nếu như anh và vợ hiện nay không sống chung với nhau nữa mà có tranh chấp
về tài sản hoặc về con cái thì gửi đơn lên tòa án nhân dân cấp huyện nơi anh hoặc vợ
anh cư trú để được giải quyết. Nếu như các vấn đề đó đã được thỏa thuận mà hai bên
không có nhu cầu sống chung nữa thì anh vẫn được đăng ký kết hôn với người khác.
17. Ly hôn mà không chia con, chia của được không ?

22:41:19, 07/09/2005
13
* Vợ chồng tôi có ý định ly hôn. Tuy nhiên, để không ảnh hưởng đến con, chúng tôi
định tiến hành thủ tục ly hôn một cách âm thầm, không cho con biết. Tôi là mẹ sẽ nuôi
hai đứa con và tạo điều kiện cho người cha được phép “đi đi, về về” với con. Tài sản
chúng tôi vẫn để vậy, không chia. Xin hỏi, chúng tôi làm thế được không
- Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu
cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng. Hậu quả của việc ly hôn là các vấn đề
về con chung và tài sản chung luôn được tòa án đặt ra để giải quyết.
Đối với trường hợp thuận tình ly hôn, Luật HN & GĐ quy định như sau: “Nếu vợ
chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại tòa án không thành, nếu xét thấy hai bên thật sự tự
nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm
sóc, giáo dục con thì tòa án công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận về tài sản và
con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con trẻ”.
Theo quy định trên đây, vấn đề tài sản các bên có thể tự thỏa thuận phân chia, không
yêu cầu tòa án giải quyết; vấn đề con chung, dù các bên thỏa thuận được, nhưng tòa án
phải công nhận, tức là ghi rõ giao con cho ai nuôi, vấn đề thăm nom, cấp dưỡng cũng
phải ghi nhận cụ thể. Ngoài ra, nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên còn phải xem xét nguyện
vọng của con.
Như vậy, ly hôn có thể không “chia của”, nhưng phải giải quyết việc “chia con”, với
những quy định cụ thể, rõ ràng. Nguyện vọng ly hôn không làm ảnh hưởng đến con của
anh chị chỉ có thể thực hiện được trong điều kiện: con dưới 9 tuổi, các bên thuận tình ly
hôn, thống nhất không cho các con biết, ly hôn âm thầm, tạo điều kiện cho nhau Tuy
nhiên, việc “đóng kịch” với các con dù khéo đến mấy thì cũng khó lừa được sự mẫn
cảm của con cái. Được chăng chỉ một khoảng thời gian nào đó mà thôi.
18. Ly hôn, có bắt buộc phải qua xã, phường ?
22:50:16, 01/08/2005
* Tôi đang làm thủ tục xin ly hôn. Khi nộp đơn lên tòa án quận thì nơi đây không nhận
đơn mà yêu cầu tôi phải về nộp đơn tại UBND phường để được hòa giải. Tôi có giải
thích với cán bộ tòa án rằng chúng tôi thuận tình ly hôn và muốn giải quyết ly hôn sao

cho nhanh, gọn, chúng tôi không muốn hòa giải ở phường, tuy nhiên cán bộ tòa án bảo
đây là quy định bắt buộc (!). Xin hỏi pháp luật quy định về vấn đề này thế nào? (Xuân
Anh, Q.9, TP.HCM)
- Điều 86 Luật Hôn nhân và gia đình có quy định về khuyến khích hòa giải ở cơ sở như
sau: "Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu
ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở".
Theo pháp luật về hòa giải cơ sở thì việc ly hôn có thể hòa giải từ tổ dân phố, khu phố,
đến UBND phường (nếu ở thành phố, thị xã); hòa giải từ thôn, ấp, bản, làng đến UBND
xã, thị trấn (nếu ở nông thôn, miền núi). Tuy nhiên, tình trạng phổ biến hiện nay là ở
nông thôn chỉ qua hòa giải ở cấp xã, không được thì chuyển đến tòa án huyện; ở thành
phố, thị xã thì hòa giải ở phường, không được thì chuyển đến tòa án quận, thị xã ; cá
biệt ở một số thành phố lớn như TP.HCM thì đa số các tòa án nhận đơn giải quyết trực
tiếp luôn mà không qua hòa giải ở cấp phường.
Thật ra, căn cứ vào quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự ngày 15/6/2004 (có hiệu lực từ
1/1/2005) thì việc tòa án nhận đơn, thụ lý giải quyết mà không qua hòa giải cơ sở là
14
không sai. Mặt khác, trong quy trình giải quyết ly hôn tại tòa án vẫn có thủ tục hòa giải
bắt buộc, kể cả thuận tình ly hôn, nên vẫn đảm bảo quyền lợi của các đương sự.
Như vậy, việc ly hôn được khuyến khích hòa giải ở cơ sở, theo tinh thần "hòa giải càng
nhiều càng tốt" để có thêm cơ hội đoàn tụ, hàn gắn vợ chồng, chứ không bắt buộc tất cả
đều phải qua hòa giải cơ sở.
19.Thời hạn thử thách để xin ly hôn
22:48:00, 27/05/2005
* Hỏi: Chúng tôi chung sống với nhau đã có 4 con. Do mâu thuẫn không thể hàn gắn
được, tôi đã đưa đơn xin ly hôn. Tại ban tư pháp phường, chúng tôi đều đồng ý thuận
tình ly hôn. Vụ án được chuyển lên Tòa án nhân dân quận. Tòa án đã triệu tập chúng tôi
lên để hòa giải, ấn định cho chúng tôi một thời hạn là 6 tháng để thử thách.
Xin hỏi: tại sao phải thử thách 6 tháng mà không mau hơn nữa? Luật pháp quy định ra
sao?
- Trả lời:

Theo điều 179 Bộ luật Tố tụng dân sự thì thời hạn giải quyết một vụ án về hôn nhân và
gia đình là 5 tháng, đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan là 8
tháng, kể từ ngày tòa án thụ lý vụ án. Tòa án thụ lý vụ án kể từ khi người khởi kiện nộp
cho tòa án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí.

Điều 179 Bộ luật Tố tụng dân sự cũng đã quy định phân định rõ thời hạn chuẩn bị xét
xử là 4 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở
ngại khách quan thì chánh án tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử
nhưng không quá 2 tháng. Như vậy, thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án về hôn nhân và gia
đình là từ 4 tháng đến 6 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án.

Khi giải quyết những vụ án về hôn nhân và gia đình, thông thường tòa án phải tiến hành
hòa giải theo quy định của điều 180 Bộ luật Tố tụng dân sự. Do đó, tòa án ấn định một
thời gian để vợ chồng bà hòa giải, hàn gắn lại hạnh phúc gia đình trước khi đưa vụ án ra
xét xử là cần thiết và đúng theo pháp luật.

Tuy nhiên về thời hạn tòa án ấn định 6 tháng cho hai bên về hòa giải với nhau có trái
với quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử hay không, cần phải tính từ ngày tòa án thụ lý
vụ án và có được chánh án tòa án gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử hay không theo như
các quy định đã nói ở trên.

Xin lưu ý nếu thời hạn tòa án ấn định cho vợ chồng bà 6 tháng để hòa giải với nhau mà
vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử (kể từ ngày tòa án thụ lý vụ án, kể cả thời hạn chánh
án tòa án quyết định gia hạn) là không đúng với thời hạn đã được Bộ luật Tố tụng dân
sự quy định.

Trong trường hợp này, tòa án muốn ấn định thời hạn 6 tháng để cho vợ chồng bà hòa
giải với nhau, thì tòa án phải ra quyết định tạm đình chỉ vụ án và sẽ tiếp tục giải quyết
vụ án sau thời hạn đã ấn định, theo như quy định của các điều 189, điều 191 Bộ luật Tố
tụng dân sự để đảm bảo chấp hành đúng thời hạn giải quyết vụ án theo luật định.

15
20. Chồng không được ly hôn khi vợ mang bầu
"Tôi muốn biết con được bao nhiêu tuổi thì tòa mới xét cho vợ chồng ly hôn? Trong
trường hợp có 2 con, đứa thứ hai chưa đủ tuổi theo quy định nhưng hai vợ chồng thỏa
thuận mỗi người nuôi một cháu thì tòa án giải quyết thế nào?". (Hồng Vinh, Hà Nội)
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 85 Luật Hôn nhân và Gia đình: “Vợ, chồng hoặc cả hai người
có quyền yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn. Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang
nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn”.
Với quy định nói trên, chỉ trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới 12
tháng tuổi thì người chồng mới bị hạn chế quyền yêu cầu xin ly hôn. Trong trường hợp
này, tòa án sẽ không thụ lý đơn xin ly hôn của người chồng. Người chồng phải đợi đến
khi người vợ sinh con xong và đứa trẻ trên 12 tháng tuổi mới được tiếp tục xin ly hôn.
Tuy nhiên, quy định này chỉ hạn chế quyền ly hôn của người chồng, có nghĩa là nếu
người vợ làm đơn xin ly hôn, mặc dù đang có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng
tuổi, thì tòa án vẫn thụ lý, giải quyết như những trường hợp bình thường khác.
II. THỪA KẾ, CẤP DƯỠNG
21. Người ở nước ngoài bán nhà được thừa kế tại Việt Nam
“Chúng tôi có 4 anh em đều định cư ở nước ngoài, nay được thừa kế ngôi nhà của cha
mẹ để lại tại TP HCM. Xin cho biết chúng tôi có được cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng nhà ở và quyền sử dụng đất; có được phép bán nhà không?" (Jhon Nguyễn, Mỹ)
Trả lời:
Khoản 1 điều 13 Nghị định của Chính phủ số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007, quy
định trong trường hợp tất cả người nhận thừa kế là người nước ngoài hoặc người Việt
Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền
sử dụng đất ở tại Việt Nam thì người nhận thừa kế không được cấp giấy chứng nhận.
Tuy nhiên, những người này được chuyển nhượng hoặc tặng cho quyền sử dụng nhà ở
và quyền sử dụng đất ở được thừa kế.
Trong trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng nhà ở và quyền sử dụng đất ở thì trình
tự, thủ tục chuyển nhượng thực hiện theo điều 148 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP.

Theo đó, người nhận thừa kế được đứng tên là bên chuyển nhượng trong hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Trong trường hợp chưa
chuyển nhượng hoặc chưa tặng cho quyền sử dụng nhà ở và quyền sử dụng đất ở, người
nhận thừa kế hoặc người đại diện có văn bản ủy quyền theo quy định nộp hồ sơ về việc
nhận thừa kế tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất để cập nhật vào sổ địa chính và
theo dõi.
Theo quy định nói trên, các bạn không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở
và quyền sử dụng đất ở nhưng được chuyển nhượng căn nhà đó. Tuy nhiên, trước khi
ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng nhà ở và quyền sử dụng đất ở, các bạn phải
hoàn tất thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo quy định chung.
22. Thời hạn giải quyết án ly hôn tối đa là 6 tháng
Tôi đề nghị ly hôn nhưng chồng tôi không đồng ý nên tôi đơn phương đưa đơn. Chúng
tôi đã được mời đền hoà giải lần 1. Anh ấy không muốn chia tay, các con thì không
16
muốn ba mẹ ly hôn. Trường hợp của tôi có thể ly hôn được không? Thời gian giữa các
lần hoà giải là bao lâu? Bạn đọc Bích Thuỷ.
Trả lời
Việc một bên đơn phương yêu cầu ly hôn không trở ngại gì đến việc toà án có cho ly
hôn hay không. Nếu xét thấy mâu thuẫn trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài,
mục đích hôn nhân không đạt được thì toà án sẽ cho ly hôn mà không phụ thuộc vào 1
hay 2 bên xin ly hôn.
Trường hợp của bạn, nếu không đưa ra được lý do dẫn đến "tình cảm không còn" thì có
có thể được ly hôn vì đây chưa hẳn là nguyên nhân dẫn đến việc "mâu thuẫn trầm trọng,
đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được".
Theo quy định tại điều 179 Bộ luật Tố tụng dân sự, vụ án ly hôn của bạn có thời hạn
giải quyết là 4 tháng. Trong trường hợp có tích chất phức tạp hoặc do trở ngại khách
quan thì có thể kéo dài thêm 2 tháng nữa, tối đa là 6 tháng.
Pháp luật không quy định cụ thể phải hoà giải mấy lần, nhưng thông thường nếu quá 2-
3 lần hoà giải mà không thành thì toà án sẽ đưa vụ việc ra xét xử.
23.Con vợ cả, vợ hai đều được hưởng thừa kế của cha

Mẹ tôi là vợ thứ hai của ba tôi, sau khi bà cả qua đời. Từ 1974 đến nay, mẹ và anh em
tôi sinh sống trên mảnh đất của ba. Năm 1990 ông qua đời, nay chị em cùng cha khác
mẹ với tôi đâm đơn kiện đòi được hưởng quyền thừa kế. Vậy thời hiệu thừa kế tài sản
được tính từ ngày nào? (bạn Hồng Sơn)
Trả lời:
Trước khi có Bộ luật dân sự, Pháp lệnh thừa kế quy định thời hiệu khởi kiện thừa kế là
10 năm, tính từ ngày mở thừa kế. Như vậy, người có di sản chết trước ngày công bố
Pháp lệnh (10/9/1990) thì thời hiệu khởi kiện là 10 năm kể từ ngày 10/9/1990. Điều 648
Bộ luật Dân sự cũng quy định thời hiệu khởi kiện là 10 năm.
Theo quy định tại Thông tư liên ngành số 01/TTLT ngày 25/1/1999 của TAND Tối cao
và VKSND Tối cao, thời hiệu 10 năm nói trên được cộng thêm 30 tháng nữa, vì trong
khoảng thời gian này có Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tạm ngưng giải
quyết các tranh chấp dân sự liên quan vấn đề nhà - đất xác lập trước ngày 1/7/1991
(trước khi có Pháp lệnh nhà ở). Vì lẽ đó, thời hiệu khởi kiện về thừa kế đối với người có
di sản chết trước ngày 10/9/1990 được xác định đến ngày 10/3/2003 sẽ hết thời hiệu.
Pháp luật cho phép người chị cùng cha khác mẹ với bạn cũng có quyền hưởng thừa kế
do cha để lại. Cha bạn và người vợ trước đều chết trước ngày 10/9/1990, nên muốn
khởi kiện về thừa kế, người này phải nộp đơn đến tòa án trước ngày 10/3/2003. Theo
thông tin bạn cung cấp, ngày 27/3/2003 người chị mới nộp đơn đến tòa và được tòa
chấp nhận thụ lý, thì việc khởi kiện của chị ta được coi là đã hết thời hiệu.
24.Ủy quyền giải quyết thừa kế trong nước
“Cha tôi mất, để lại di chúc phân định thừa kế cho các con. Nay chúng tôi muốn bán
nhà để giải quyết, nhưng lại vướng có người anh đang sống ở nước ngoài. Làm thế nào
để chúng tôi bán nhà được” (bạn đọc Bui Dac Hung).
Trả lời:
Theo quy định của Bộ luật Dân sự về thừa kế, nếu cha bạn viết di chúc để lại tài sản cho
cả người anh ở nước ngoài thì khi những người được hưởng thừa kế định đoạt tài sản,
phải có sự đồng ý của người anh đó.
17
Trường hợp người anh ở nước ngoài, không thể có mặt để thể hiện ý kiến thì có thể ủy

quyền cho người khác thực hiện. Việc ủy quyền phải lập thành văn bản, có chứng thực
của cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước đó.
Kỷ phần của người anh được chuyển thành tiền, chuyển ra nước ngoài theo quy định
của pháp luật.
25.Anh em được hưởng di chúc chung ngôi nhà, nay muốn bán làm thế nào?
“Bố mẹ tôi mất đi, để lại di chúc chia đều tài sản là 2 ngôi nhà cho cả 10 người con.
Nay chúng tôi muốn bán nhà thì phải làm thế nào, và nếu một người không đồng ý bán
thì tài sản sẽ được xử lý ra sao?”. (bạn đọc Tran Thanh Phong)
Trả lời:
1. Nếu di chúc của bố mẹ bạn là hợp lệ và không có ai tranh chấp thì cả 10 người con là
cùng là chủ sở hữu của 2 căn nhà đó. Việc bán nhà có thể tiến hành theo một trong hai
cách sau: Cả 10 người cùng ký vào phần bên bán của hợp đồng mua bán nhà; hoặc 9
người làm ủy quyền cho một người đứng ra ký vào phần bên bán của hợp đồng mua
bán nhà.
2. Nếu một người trong số các sở hữu chủ không đồng ý bán nhà thì những người còn
lại phải làm đơn khởi kiện người kia ra tòa án, đề nghị tòa chia thừa kế. Sau khi có bản
án của tòa xác định rõ kỷ phần của từng người thì 9 người còn lại có thể bán phần của
mình.
26.Hứa tặng tài sản có buộc phải làm văn bản? Thứ bảy 22/3/2008, 8:26 (GMT +
7)
TT - Anh hai của tôi có hứa tặng tôi một số tài sản có giá. Xin hỏi việc tặng cho này có
phải lập thành văn bản không? Nếu lập văn bản thì văn bản đó có giá trị bắt buộc thực
hiện không? TR.TH.NG.V. (Q.Tân Bình, TP.HCM)
- Theo qui định tại điều 465 Bộ luật dân sự năm 2005, hợp đồng tặng cho tài sản là sự
thỏa thuận giữa các bên. Theo đó, bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền
sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý
nhận. Khoản 1, điều 467 Bộ luật dân sự năm 2005 có qui định tặng cho bất động sản
phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký
Như vậy, chỉ có trường hợp tài sản tặng cho là bất động sản thì việc tặng cho mới phải
lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký Theo qui định tại

điều 466 Bộ luật dân sự năm 2005, hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực khi bên
được tặng cho nhận tài sản. Đối với động sản mà pháp luật có qui định đăng ký quyền
sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.
Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký. Nếu bất động sản
không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm
chuyển giao tài sản. Chính vì vậy, hợp đồng tặng cho tài sản tuy đã được lập thành văn
bản, nhưng vẫn chưa có hiệu lực bắt buộc đối với các bên.
27.Có phải phân chia thừa kế cho người đã chết? Thứ sáu 2/5/2008, 8:30 (GMT +
7)
* Cha tôi mất có để lại một căn nhà (không có di chúc). Cha tôi có bốn người con (tất
cả đều có gia đình, con cái), một người đã mất trước ông, vậy căn nhà sẽ được chia như
thế nào (ba phần hay bốn phần)? MAI HỮU SƠN (TP.HCM)
18
- Cha bạn chết mà không để lại di chúc, do đó theo điểm a khoản 1 điều 675 Bộ luật
dân sự thì di sản để lại của cha bạn sẽ được phân chia thừa kế theo pháp luật. Thừa kế
theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật
qui định.
Theo điều 676 Bộ luật dân sự thì di sản của người chết được chia đều thành các phần
bằng nhau cho những người có quyền thừa kế theo hàng thừa kế, áp dụng trong trường
hợp của gia đình bạn thì di sản để lại của cha bạn sẽ được chia đều cho những người
thuộc hàng thừa kế thứ nhất, bao gồm: bốn anh chị em bạn, mẹ của bạn (nếu còn sống),
ông bà nội của bạn (nếu còn sống).
Riêng đối với phần di sản mà một người anh (chị) đã chết của bạn đáng lẽ được hưởng
sẽ do những người con của người đó được hưởng do thuộc trường hợp thừa kế thế vị
được qui định tại điều 677 của Bộ luật dân sự.
28.Thai nhi có quyền thừa kế không? Thứ hai 14/4/2008, 8:26 (GMT + 7)
TT - Cha tôi năm nay 50 tuổi, có lập di chúc để phân chia tài sản thừa kế. Điều đáng nói
là trong di chúc cha tôi lại phân chia tài sản cho một thai nhi (là con của cha tôi với một
người đàn bà khác, không phải là mẹ tôi). Xin hỏi cha tôi lập di chúc như vậy có được
pháp luật cho phép không? Mẹ tôi có quyền hủy bỏ di chúc không?

Theo qui định tại điều 635 Bộ luật dân sự 2005: "Người thừa kế là cá nhân phải là
người còn sống vào thời điểm mở thừa kế, hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở
thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trong trường hợp người
thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức thì phải là cơ quan, tổ chức tồn tại vào thời
điểm mở thừa kế".
Như vậy, việc cha bạn lập di chúc để lại tài sản cho thai nhi là phù hợp với qui định của
pháp luật. Tuy nhiên, cha bạn chỉ được quyền lập di chúc định đoạt phần tài sản riêng
của mình, phần tài sản chung giữa cha bạn và mẹ bạn thì cha bạn chỉ được lập di chúc
định đoạt 1/2 số tài sản đó. Mẹ bạn không có quyền hủy bỏ di chúc của cha bạn mà chỉ
có quyền định đoạt phần tài sản riêng của mẹ bạn và 1/2 số tài sản chung còn lại giữa
cha bạn và mẹ bạn.
29. Cách phân chia gia sản thừa kế? Thứ ba 10/6/2008, 8:41 (GMT + 7)
TTO - * Ông bà nội tôi mất đi, cha tôi còn lại 4 anh em. Mới đây một người chị của cha
tôi cũng mất đi. Xin hỏi phần tài sản của ông bà nội tôi được chia như thế nào?
Theo tôi biết thì hiện tại phần tài sản đó chú tôi đang đứng tên, vậy pháp luật giải quyết
trường hợp này như thế nào?
(Trang Tuấn Hoàng)
Do thông tin bạn đưa ra không đầy đủ nên chúng tôi không thể trả lời chi tiết phần tài
sản của ông bà nội bạn sẽ được chia như thế nào. Hơn nữa, phần di sản ông bà nội bạn
để lại do chú của bạn đứng tên, do đó vấn đề đặt ra là chú của bạn đứng tên trên phần
tài sản đó một cách hợp pháp hay không.
Nếu hợp pháp thì phần tài sản đó không phải là di sản thừa kế của ông bà nội bạn, như
vậy sẽ không có chuyện phân chia di sản thừa kế của ông bà nội bạn. Nếu bạn có văn
bản chứng minh được chú của bạn chỉ đứng tên hộ cho ông bà nội bạn trên phần tài sản
đó thì tài sản đó mới được coi là di sản thừa kế của ông bà nội bạn để lại.
Theo quy định tại Điều 676 Bộ luật dân sự 2005 thì những người thừa kế theo pháp luật
được quy định theo thứ tự: Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha
19
nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà
nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của

người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; Hàng thừa kế thứ ba
gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của
người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô
ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa
kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ
chối nhận di sản.
Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với
người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được
hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để
lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu
còn sống (Điều 677 Bộ luật dân sự 2005).
30. Con bị tàn tật, cấp dưỡng ra sao?
01:12:00, 15/04/2008
* Khi ly hôn vợ chồng tôi thỏa thuận giao hai con chung cho tôi nuôi, còn người cha
cấp dưỡng nuôi con. Hiện các con tôi đều đã trưởng thành nên theo quy định, người
cha không phải cấp dưỡng nữa. Tuy nhiên, gần đây có một cháu bị tai nạn giao thông,
chấn thương sọ não nghiêm trọng. Giờ đây, tình trạng sức khỏe con tôi đã ổn, bác sĩ bảo
không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng sẽ tàn phế suốt đời và không có khả năng lao
động! Hoàn cảnh mẹ con giờ trở nên khó khăn, vậy tôi có thể yêu cầu người cha phải
tiếp tục cấp dưỡng nuôi con tàn tật được không? (Vân Hà, TP Biên Hòa, Đồng Nai)
- Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình có quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ
đối với con khi ly hôn như sau: "Khi ly hôn, cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con chưa
thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả
năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
Mức cấp dưỡng cho con do cha, mẹ thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu
tòa án giải quyết".
Theo đó, trong trường hợp bình thường, nếu con đã thành niên 18 tuổi và có khả năng
lao động hoặc có tài sản để tự nuôi bản thân thì xem như cha, mẹ sẽ không phải cấp

dưỡng nữa; trường hợp con bị tàn tật không có khả năng lao động và cũng không có tài
sản hoặc thu nhập để tự nuôi mình thì dù đã thành niên, cha, mẹ vẫn phải cấp dưỡng.
Thời hạn cấp dưỡng đến khi nào người con có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự
nuôi mình.
Như vậy, trường hợp trên chị hoàn toàn có quyền yêu cầu người cha phải cấp dưỡng
nuôi con, nếu không thỏa thuận được chị yêu cầu tòa án giải quyết. Chắc chắn yêu cầu
của chị sẽ được tòa án chấp nhận.
31. Chồng có được chia phần thừa kế của vợ?
10:40:34, 27/02/2008
* Cha mẹ tôi vừa qua đời nhưng không lập di chúc. Hiện nay anh chị em chúng tôi tiến
hành phân chia tài sản. Xin hỏi ngoài chúng tôi (những người con ruột) thì những thành
20
viên khác trong gia đình như dâu, rể có được hưởng thừa kế không? (Tuyết Đan - TX
Gò Công, Tiền Giang)
- Theo quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành, thì những người thừa kế theo pháp luật
ở hàng thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi
của người chết. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Pháp luật không đề cập gì đến những thành viên là dâu, rể nên về nguyên tắc đối với
thừa kế theo pháp luật thì chỉ có con ruột mới được hưởng di sản do cha mẹ để lại.
Điều 32 Luật Hôn nhân & gia đình quy định "Vợ chồng có quyền có tài sản riêng. Tài
sản riêng của vợ, chồng bao gồm tài sản mà mỗi người có được trước khi kết hôn; tài
sản được thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân Vợ chồng có quyền nhập hoặc không
nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung".
Như vậy, sau khi làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế, chị sẽ có một phần tài sản riêng.
Với tài sản đó chị có quyền nhập hoặc không nhập vào khối tài sản chung với người
hôn phối. Nếu không nhập vào tài sản chung thì tài sản đó vẫn thuộc sở hữu riêng của
chị, không bị phân chia về sau.
32.Chuyển sang "sổ hồng" có phải khai thừa kế?
23:25:00, 25/12/2007
* Vừa rồi, mẹ tôi có xin chuyển đổi giấy chủ quyền nhà (đã có từ năm 1962) sang giấy

chủ quyền mới (sổ hồng). Ngoài các thủ tục giấy tờ đất đai, nhà cửa, Phòng nhà đất
Q.10 (TP.HCM) yêu cầu mẹ tôi phải làm thừa kế di sản căn nhà này vì ba tôi đã chết.
Cho tôi hỏi: yêu cầu này của Phòng nhà đất Q.10 đúng hay sai? Vì tôi nghe nói ở quận
khác cứ chuyển tên từ sổ cũ sang sổ mới đâu cần phải làm di sản thừa kế? (Lê Khanh -
TP.HCM)
- Bạn Khanh thân mến, "Nhà ở riêng lẻ thuộc sở hữu chung của vợ chồng thì cấp một
giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở có ghi tên của cả vợ và chồng Trường hợp
người đồng sở hữu đã chết trước khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận thì phải
giải quyết thừa kế theo quy định của pháp luật về dân sự, sau đó mới nộp hồ sơ đề nghị
cấp giấy chứng nhận; nếu chủ sở hữu chung chết sau khi đã nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy
chứng nhận thì vẫn được ghi tên vào Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở". (Thông tư
số 05/2006/TT-BXD ngày 1.11.2006 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số nội
dung của Nghị định số 90/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành Luật Nhà ở). Hoặc tại quyết định số 54 ngày 30.3.2007 của UBND TP.HCM
về ban hành bản quy định về trình tự thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
và quyền sử dụng đất ở trên địa bàn TP.HCM: "Trường hợp nhà ở, đất ở đã có giấy tờ
hợp lệ; khi lập hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận phải xác định người được thừa kế
nhà ở - đất ở đó theo quy định của pháp luật dân sự để được ghi tên vào giấy chứng
nhận".
Vì vậy, trường hợp nhà của mẹ bạn đã có chủ quyền từ năm 1962 và cha bạn là đồng sở
hữu đã chết nên việc Phòng Tài nguyên - Môi trường Q.10 yêu cầu phải thực hiện khai
nhận di sản thừa kế đối với nhà ở - đất ở nêu trên là phù hợp.
33. Người được ủy quyền quản lý nhà đã chết, quyền sở hữu thuộc về ai ?
22:56:45, 05/08/2007
Hỏi: Tôi có một căn nhà tại TP.HCM. Tháng 6.1979, tôi được phép đi định cư tại Pháp,
nên có làm giấy xin ủy quyền quản lý, sử dụng ngôi nhà đó cho cha tôi là Nguyễn Văn
21
Lịch. Việc ủy quyền đã được sự đồng ý của phường, quận, sau đó chuyển lên Sở Quản
lý nhà đất thành phố và Sở cấp cho tôi Giấy phép ủy quyền nhà. Ba tháng sau cha tôi
chết. Xin hỏi: Giấy ủy quyền nhà có còn giá trị hay không? Có phải tôi vẫn là chủ sở

hữu ngôi nhà nói trên? Tôi có quyền làm đơn xin giấy ủy quyền lần 2 hoặc tặng cho em
trai tôi? Làm ủy quyền tặng, cho tài sản ở đâu? (Nguyễn Thị Quý - 84 T/1 - Trần Đình
Xu, Q.1,TP.HCM).
Trả lời: Theo như hồ sơ bạn cung cấp thì Giấy phép ủy quyền nhà do Sở Quản lý nhà
đất cấp vào ngày 7.7.1979 có nội dung: "Ông Nguyễn Văn Lịch được quyền quản lý sử
dụng căn nhà nói trên như sở hữu chủ " và căn nhà 84 T/1, Phát Diệm (nay là Trần
Đình Xu), Q.1, TP. HCM đã được trước bạ sang tên cho ông Nguyễn Văn Lịch. Vì
vậy, chủ sở hữu căn nhà nói trên hiện nay đứng tên cha của bạn. Nay cha của bạn đã
chết thì căn nhà nói trên thuộc di sản thừa kế.
Vậy, bạn và em trai có thể đến Phòng Công chứng để tiến hành khai thừa kế.
34.Tảo tần làm dâu nhà chồng, ly hôn có được chia gia tài?
00:41:16, 24/05/2007
*Trước khi lấy chồng, tôi có nghề nghiệp và việc làm có thu nhập ổn định. Tuy nhiên
sau khi kết hôn tôi phải "vâng lệnh" chồng để ở nhà làm nội trợ, nuôi con và phụng
dưỡng cha mẹ chồng. Hơn mười năm qua, tôi đã làm tròn bổn phận làm dâu, làm vợ và
làm mẹ trong gia đình. Vậy mà mới đây tôi phát hiện chồng tôi ngoại tình nên đã về
nhà hắt hủi tôi. Trong quá trình chung sống, làm bao nhiêu chồng tôi đưa hết cho cha
mẹ và nuôi cả nhà, trong đó có mua sắm đồ dùng sinh hoạt và xây sửa lại căn nhà của
cha mẹ chồng. Xin hỏi, khi ly hôn tôi có được phân chia tài sản không?
- Pháp luật hiện hành có quy định: Trong trường hợp vợ, chồng sống chung với gia đình
mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác
định được thì vợ hoặc chồng chỉ được phân chia một phần trong khối tài sản chung, căn
cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì phát triển khối tài sản
chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản
chung, do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì nhờ tòa án
giải quyết.
Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong
khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài
sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia.
Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập.

Như vậy, trong trường hợp trên dù chỉ ở nhà nội trợ, chăm sóc con, phụng dưỡng cha
mẹ già…, nhưng lao động của chị được xem như là lao động tạo thu nhập, và chị hoặc
cả hai vợ chồng chị hoàn toàn có quyền yêu cầu gia đình chồng phân chia một phần tài
sản, nếu không thỏa thuận được chị có quyền nhờ tòa án giải quyết.
35. Có thể cam kết "ai ngoại tình là không được chia tài sản"?
21:43:01, 16/11/2005
* Phát hiện chồng ngoại tình, nhiều lần tôi đã góp ý kiến khuyên ngăn nhưng chồng tôi
vẫn cứ chứng nào tật ấy. Gần đây, có dấu hiệu chồng tôi lấy tiền của gia đình chu cấp
cho nhân tình. Tôi có ý định lập giấy cam kết, thỏa thuận giữa vợ chồng: từ nay trở về
sau hễ ai ngoại tình là không được chia tài sản, nếu ly hôn ra đi với hai bàn tay trắng (!).
Tôi làm thế được không? (Ngô Hồng, P.Phú Thuận, Q.7, TP.HCM)
22
- Hành vi "ngoại tình", nếu có đơn tố cáo và có bằng chứng xác thực thì sẽ bị xử lý
nghiêm theo pháp luật. Vi phạm lần đầu hoặc chưa gây hậu quả nghiêm trọng thì sẽ bị
xử lý hành chính như là cảnh cáo, phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng; tái
phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị xử lý về hình sự như là cảnh cáo, cải
tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm (tùy từng trường hợp).
Trong các quy định về xử lý hành chính cũng như về hình sự đối với hành vi "ngoại
tình" không có hình phạt bổ sung. Pháp luật nói chung cũng không có điều khoản nào
quy định "ngoại tình" sẽ không được chia hoặc bị mất tài sản" hay "có lỗi dẫn đến ly
hôn là không được chia tài sản".
Mặt khác, nếu quy định "ngoại tình là không được chia tài sản" thì có thể tạo kẽ hở cho
"đối phương" nào không cần chia tài sản, khi ấy họ thoải mái ngoại tình! Vô hình trung,
góp phần vi phạm Luật Hôn nhân và gia đình.
Như vậy, việc anh chị lập văn bản thỏa thuận nói trên là không phù hợp với quy định
của pháp luật nên văn bản ấy sẽ không được công chứng hoặc chứng thực, đương nhiên
không có giá trị pháp lý.
36.Con dâu kế có được quyền phân chia tài sản của cha mẹ chồng? 9/25/2007
8:44:47 AM
Hỏi:

Ông nội tôi qua đời để lại cho bà nội tôi khoảng 20.000m2 đất vườn ruộng. Cha tôi
cũng đã qua đời, tôi có hai chị em ruột là con đời vợ trước của ba tôi và 4 em sau này là
con của đời vợ sau. Hai chị em tôi sống cùng bà nội từ nhỏ đến bây giờ. Đất vườn, đất
ruộng của ông bà nội thì do bà nội đứng tên trong sổ đỏ.
Hiện nay, mẹ kế tôi tự lập hồ sơ phân chia tài sản ra làm 5 phần:
+ 1 phần của bà mẹ kế
+ 4 phần của 4 đứa con (con của mẹ kế)
Bà nội tôi và hai chị em tôi không được chia. Tôi xin hỏi:
- Mẹ kế của tôi phân chia như vậy có đúng không?
- Trường hợp này thì pháp luật về thừa kế quy định như thế nào?
Trả lời:
Đất vườn ruộng của ông bà nội, nếu ông nội mất thì còn bà nội là người sử dụng hợp
pháp. Bà nội còn sống thì không ai được phân chia toàn bộ đất đai, chỉ những người
thừa kế của ông bà ở hàng thứ nhất được quyền khởi kiện để chia thừa kế phần di sản
của ông nội, nếu như ông nội qua đời chưa quá 10 năm. Hàng thừa kế thứ nhất của ông
nội gồm:
+ Bà nội
+ Các con của ông bà nội.
Về nguyên tắc, bà nội được sử dụng ½ đất đai này, ½ còn lại nếu giữa bà nội và các con
đẻ, con nuôi của bà nội không tự thỏa thuận phân chia được thì nhờ Tòa án phân chia.
Phần đất (1/2 trong tổng số) của bà nội sử dụng hợp pháp thì bà nội có quyền để lại
bằng di chúc hoặc cho, tặng bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào cũng được.
37.Con nuôi có được chia thừa kế không? 9/19/2007 6:06:10 PM
Hỏi:
23
Chồng tôi mất năm 1992 (không có di chúc). Nay đứa con nuôi duy nhất của vợ chồng
tôi dòi chia thừa ké phần đất của ba nó đối với miếng đất thổ cư mà tôi đang đứng tên.
Vậy tôi có phải chia thừa kế cho đứa con nuôi này hay không và phải chia như thé nào?
Trả lời:
Do đã hết thời hiệu khởi kiện chia thừa kế (10 năm kể từ khi chồng bà mất) nên người

con nuôi chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung. Tính ra người con nuôi ấy được
hưởng 1/4 giá trị đất, phần bà được hưởng 3/4 giá trị đất (điều 645,676 BLDS).
Vợ chồng đã chia tài sản có được hưởng thừa kế của nhau? 8/27/2007 1:57:10 PM
Hỏi:
Ba tôi và dì (mẹ sau) đã nộp đơn xin ly hôn, sau đó ba và dì thỏa thuận chia tài sản với
nhau. Dì đã lấy toàn bộ tài sản được chia để đi ở nơi khác. Trong khi chờ đợi ly hôn thì
ba tôi đột ngột qua đời. Xin hỏi, dì tôi có được hưởng thừa kế của ba tôi nữa không?
Ng.T.Th. (TP.HCM)
Trả lời:
- Điều 680 Bộ luật dân sự 2005 qui định: trong trường hợp vợ chồng đã chia tài sản
chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được
thừa kế di sản. Trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được tòa án cho
ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì
người còn sống vẫn được thừa kế di sản.
Như vậy, trong trường hợp bạn hỏi, do ba và dì của bạn chưa ly hôn nên hôn nhân vẫn
tồn tại. Nếu ba của bạn không để lại di chúc thì di sản của ông được chia theo pháp luật,
lúc này dì của bạn vẫn được hưởng một phần di sản của ba bạn để lại cho dù trước đó
hai người đã chia tài sản chung. Di sản được chia đều cho những người thuộc hàng thừa
kế thứ nhất. (Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ
nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết).
38.Thiếu giấy chứng tử, thực hiện thủ tục nhận thừa kế ra sao? 8/13/2007 1:20:05
PM
Hỏi:
Chồng của cô tôi mất vào năm 1994, lúc ông ấy đã 62 tuổi. Cha mẹ chồng của cô thì
mất trước thời điểm đó. Nay cô tôi muốn làm thủ tục để nhận di sản thừa kế của chồng,
mọi giấy tờ thủ tục đã đủ ngoại trừ giấy chứng tử của cha chồng cô. Tuy nhiên, người
cha chồng này đã mất lúc chồng cô mới có 3 tuổi nên không biết là có giấy chứng tử
hay không. Xin hỏi làm thế nào để cô tôi thực hiện được thủ tục khai nhận di sản thừa
kế?
Trả lời:

- Đây là trường hợp chia di sản thừa kế theo pháp luật, theo đó những người thừa kế
thuộc hàng thứ nhất gồm cha, mẹ, vợ, chồng, con của người chết sẽ được chia đều mỗi
người một phần bằng nhau. Nếu cha, mẹ của người chồng đã mất trước thời điểm người
chồng mất, người vợ (cô của bạn) và các con (nếu có) sẽ được hưởng phần di sản này.
Thủ tục khai nhận di sản thừa kế đòi hỏi phải có giấy chứng tử của cha, mẹ người chết
là đúng theo qui định. Theo thông tin của bạn, không rõ thời điểm người cha chồng mất
có làm giấy chứng tử hay không, vì vậy có thể phải làm thủ tục đăng ký khai tử quá hạn
hoặc đăng ký lại tại UBND cấp xã phường. Tuy nhiên, vì người cha chồng của cô bạn
24
mất vào thời kỳ chiến tranh và hầu như không có khả năng nào để chứng minh người
này còn sống nếu xét về tuổi tác, nên những người nhận thừa kế có thể làm văn bản
cam kết với nội dung người cha chồng đã chết trước thời điểm người chồng chết, và
hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu có tranh chấp xảy ra.
Ngoài ra, việc chứng minh người cha chồng đã chết trước có thể được chấp nhận bằng
các giấy tờ khác, chẳng hạn: văn bản xác nhận của UBND phường, công an khu vực về
việc người đó đã chết, xác nhận của những người sống trong khu vực là người cao tuổi
có biết hoặc chứng kiến về cái chết của người cha chồng trước kia
39Con có được làm chứng cho di chúc của cha? 7/28/2007 10:37:32 AM
HỎI:
Xin hỏi con có được làm chứng cho di chúc của cha không? Di chúc không có người
làm chứng có hiệu lực pháp luật không?
Trả lời:
- Theo qui định tại điều 654 Bộ luật dân sự, mọi người đều có thể làm chứng cho việc
lập di chúc trừ các trường hợp sau: người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của
người lập di chúc; người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;
người chưa đủ 18 tuổi; người không có năng lực hành vi dân sự. Theo qui định tại điều
676 Bộ luật dân sự, con là người thừa kế theo pháp luật đối với di sản của cha để lại nên
con không được làm chứng cho di chúc của cha.
Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng chỉ được coi là hợp pháp nếu người
lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa hoặc

cưỡng ép; nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội. Di chúc không được
viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu. Nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được
đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc. Người lập di chúc
phải tự tay viết và ký vào bản di chúc.
40.Vợ chết, mẹ vợ có được hưởng di sản thừa kế hay không? 7/24/2007 12:07:06
Hỏi:
Nguyên vợ chồng anh tôi trước đây có mua một mảnh đất từ tiền chung của hai người,
nhưng chủ quyền chỉ mang tên vợ. Họ có chung một con trai và người vợ đã chết cách
đây mười năm. Anh tôi đã đi thêm bước nữa, và hiện đang canh tác trên phần đất này
song vẫn chưa chuyển quyền sử dụng.
Nay mẹ vợ cũ (vợ đã chết) đòi chia mảnh đất ấy cho bà 50% vì cho rằng đất của con bà
mua. Anh tôi giải thích phần này không liên quan đến bà, chờ đứa con của vợ cũ trưởng
thành, anh ấy sẽ chia 50% cho cháu nhưng bà không đồng ý. Xin hỏi bà mẹ vợ cũ của
anh tôi đòi hỏi như vậy có đúng không?
Trả lời:
- Theo pháp luật dân sự, mảnh đất nói trên là tài sản chung của anh bạn và người vợ đã
chết, cho dù quyền sử dụng đất chỉ mang tên người vợ. Người vợ đã chết của anh bạn
không lập di chúc. Vì vậy, 50% mảnh đất đó là di sản của người vợ, sẽ được chia đều
cho ba người là người chồng, đứa con, và mẹ của người vợ (trường hợp nếu cha vợ còn
sống thì phải chia cả cho cha vợ). Vì vậy, bà mẹ vợ cũ đòi chia thừa kế là đúng, nhưng
không phải 50% của cả mảnh đất mà chỉ là 1/3 của 50% mảnh đất nêu trên.
Tuy nhiên, thời hiệu khởi kiện về thừa kế theo qui định là mười năm, kể từ ngày người
để lại di sản chết. Trong trường hợp trên, nếu không thỏa thuận được phát sinh tranh
chấp dẫn đến kiện tụng, có thể thời hiệu khởi kiện đã hết.
25

×