Tải bản đầy đủ (.doc) (199 trang)

VẤN đề hôn NHÂN GIA ĐÌNH TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (746.69 KB, 199 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh

NGUYN THU THỦY

VẤN ĐỀ HƠN NHÂN - GIA ĐÌNH
TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1975

Luận văn thạc sĩ ngữ văn

Chuyờn ngnh: Vn học Việt Nam
Mã số: 60.22.34

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐINH TRÍ DŨNG


Vinh - 2011

LỜI CẢM ƠN
Hơn nhân - gia đình là một vấn đề lớn thuộc phạm vi nghiên cứu của
nhiều ngành khoa học. Luận văn này là sự tìm hiểu đặc điểm cơ bản của hơn
nhân - gia đình hiện đại trong sáng tác của các nhà văn từ sau 1975.
Xin chân thành cảm ơn sự tận tình chỉ bảo, giúp đỡ của thầy giáo
hướng dẫn PGS. TS. Đinh Trí Dũng, sự động viên của tồn thể thầy cơ, bạn
bè trong q trình hồn thành luận văn này. Tiến hành nghiên cứu: Vấn đề
hơn nhân - gia đình trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 là một đề tài khá
rộng lớn và phức tạp. Bởi vậy chúng tôi không tránh khỏi những thiếu sót
trong q trình tổng hợp, phân tích và trình bày. Rất mong nhận được ý kiến
đóng góp của quý thầy cô cùng các bạn học viên để cơng trình hồn chỉnh
hơn!
Xin chân thành cảm ơn!


Vinh, tháng 10 năm 2009
Học viên
Nguyễn Thu Thủy

2


MỤC LỤC
Trang




MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Với chiến thắng mùa xuân năm 1975, sự nghiệp thống nhất đất
nước đã hoàn thành, lịch sử dân tộc bước sang một trang mới. Nền kinh tế thị
trường làm đời sống toàn dân được nâng lên rõ rệt, song cũng bộc lộ nhiều
mặt trái của nó. Gia đình là tế bào quan trọng cấu thành nên xã hội. Lịch sử xã
hội biến đổi, ý thức và quan niệm sống của con người thay đổi, những mối
quan hệ tưởng như bền chặt nhất trong gia đình cũng bị phá vỡ, xói mịn. Gia
đình giờ đây khơng giản đơn là sự hịa hợp của cha - con, vợ - chồng mà trở
nên phức tạp hơn nhiều với nguy cơ rạn nứt, khủng hoảng và những mâu
thuẫn khơng thể dung hịa.
1.2. Văn học là tấm gương phản ánh chân thực, sinh động những biến
đổi sâu sắc của thời đại. Nếu coi gia đình là yếu tố cần thiết của mọi hình thái
xã hội, thì vấn đề hơn nhân - gia đình là vấn đề thiết yếu không thể bỏ qua của
văn học. Đây là mảnh đất màu mỡ cho cảm hứng sáng tạo của các nhà văn
vốn nhạy cảm với thời cuộc, bởi gia đình gắn liền với cuộc sống thường nhật,
là nơi con người gắn bó tồn tại, nơi mỗi thành viên bộc lộ hết phẩm chất cá

tính tốt xấu.
1.3. Vấn đề hơn nhân - gia đình ngày nay khơng chỉ là mối quan tâm
của văn học mà còn được sự chú ý của các tổ chức chính trị xã hội, giới
nghiên cứu và dư luận... Văn học tỏ ra hết sức nhạy bén khi đề cập đến chủ đề
hơn nhân - gia đình với nội dung ngày càng phong phú hấp dẫn, hình thức
truyền tải ngày càng đa dạng.
Tiểu thuyết không phải là một thể loại duy nhất thể hiện vấn đề này.
Song với đặc trưng của mình, tiểu thuyết tập trung nhiều yếu tố nghệ thuật
truyền tải tới người đọc bức tranh hiện thực đời sống với những biến động dữ


dội phức tạp của thời kì hậu chiến. Từ những sáng tác đầu tiên trước đổi mới
như: Thời xa vắng của Lê Lựu, Mùa lá rụng trong vườn ( Ma Văn Kháng)
đến những sáng tác sau đổi mới Đám cưới khơng có giấy giá thú ( Ma Văn
Kháng - 1988), Tiễn biệt những ngày buồn ( Trung Trung Đỉnh - 1988), Phố
( Chu Lai - 1992) và gần đây là Gia đình bé mọn của Dạ Ngân ( 2004), người
đọc đều thấy nhức nhối và trăn trở về cuộc sống gia đình hiện đại.
1.4. Vấn đề hơn nhân - gia đình trong văn học đã sớm được giới nghiên
cứu phê bình quan tâm. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có cơng trình nào có
cái nhìn tồn diện về tiểu thuyết khai thác đề tài đang là “thời sự”của đời sống
văn học này. Nhận thức được tầm quan trọng và sức hấp dẫn của các tác
phẩm đó, chúng tơi lựa chọn đề tài: Vấn đề hơn nhân - gia đình trong tiểu
thuyết Việt Nam sau 1975 nhằm hiểu rõ hơn về tiểu thuyết hiện đại Việt Nam,
góp một tiếng nói nhỏ giúp mỗi cá nhân trên con đường kiếm tìm hạnh phúc
cho riêng mình.
2. Lịch sử vấn đề
Các cơng trình nghiên cứu quan tâm tới các tiểu thuyết trên khá đa
dạng trên mọi lĩnh vực như báo chí, phê bình, nghiên cứu văn học... cho thấy
các tác phẩm đó có ý nghĩa phát hiện, dự báo về vấn đề hôn nhân - gia đình
trong xã hội hiện đại và tương lai. Ở những bài nghiên cứu này các tác giả chủ

yếu đi sâu khai thác từng tác phẩm riêng rẽ, đưa ra nhận định đánh giá cho
từng tiểu thuyết.
2.1. Xung quanh Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng có khá
nhiều tác giả phê bình, đánh giá đánh giá xác đáng về nội dung và nghệ thuật.
Trong bài “Bi kịch gia đình trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn
của Ma Văn Kháng”( bài đăng tạp chí Đại học Vinh, số 4b, năm 2006), tác
giả Nguyễn Công Thanh đã điểm lại những trang viết về gia đình trong văn
học Việt Nam từ những năm 30 của thế kỉ XX đến nay và khẳng định: Mùa lá


rụng trong vườn của Ma Văn Kháng có cơng khơi lại mạch viết về gia đình
vốn bị ngưng đọng gần nửa thế kỉ trong văn học Việt Nam. Tác giả nhận xét:
Truyền thống văn hóa dân tộc và truyền thống gia đình Việt Nam cùng sự đổi
mới và thích ứng của nó là vấn đề cơ bản mà nhà văn đặt ra trong tác phẩm.
Khăng khăng giữ lại tất cả những gì của ngày xưa khơng phải là chuyện hợp
thời, nhưng thoát ly truyền thống, phá vỡ mọi nề nếp nhất định sẽ dẫn tới bi
kịch [69]. Qua những phân tích và dẫn chứng tiêu biểu tác giả khẳng định
Mùa lá rụng trong vườn là một tác phẩm tốt để lại nhiều dư âm trong lòng
người đọc, giúp họ nhận thức được vai trò quan trọng của mái ấm gia đình và
những thơng điệp nhà văn muốn gửi gắm trong tác phẩm là đổi mới phải gắn
liền với kế thừa, đổi mới nhưng không bao giờ quên tinh hoa truyền thống.
Trong luận văn thạc sĩ Ngữ văn: Vấn đề gia đình trong sáng tác của Ma
Văn Kháng từ 1985 đến nay của Nguyễn Cơng Thanh là cơng trình khoa học
đầu tiên nghiên cứu về vấn đề gia đình trong sáng tác của Ma Văn Kháng từ
1985 đến nay. Mùa lá rụng trong vườn trước hết là hồi chuông cảnh tỉnh
những người có tư tưởng thủ cựu cố duy trì níu kéo kiểu gia đình truyền
thống. Tác giả nhận thấy tác phẩm còn đề cập đến một thực trạng đáng báo
động của xã hội buổi giao thời: Khơng ít người có lối sống ích kỉ chạy theo
dục vọng cá nhân, ham muốn vật chất, thoát ly truyền thống phá vỡ mọi
chuẩn mực đạo đức xã hội.

Năm 2007, đề tài: Vấn đề xung đột gia đình trong hai tiểu thuyết Mùa
lá rụng trong vườn và gia đình trên bình diện văn học so sánh của Chu Thị
Thanh Hương lại quan tâm tới đề tài này trên cơ sở áp dụng phương pháp
luận của văn học so sánh. Tác giả lựa chọn hai tác phẩm tiêu biểu về đề tài
gia đình của Việt Nam và Trung Quốc nhằm làm rõ điểm tương đồng và
khác biệt trong việc thể hiện các xung đột gia đình trong hai tiểu thuyết, từ
đó làm nổi bật tính nhân loại trong văn học. Tác giả nhận xét Mùa lá rụng


trong vườn đã thành công trong việc thể hiện sự khơng phù hợp của gia đình
trong điều kiện lịch sử cụ thể, lựa chọn xây dựng các hình tượng nhân vật
tiêu biểu đến sự tập trung miêu tả những mối xung đột và cách thức thể hiện
xung đột đó [37, 80].
2.2. Nếu như ở Mùa lá rụng trong vườn có nhiều cơng trình khoa học
hay bài viết ít nhiều quan tâm trực tiếp tới chủ đề hôn nhân - gia đình thì Đám
cưới khơng có giấy giá thú của Ma Văn Kháng chưa có cơng trình nào đề cập
trực tiếp vấn đề này. Ra đời sau thời kì đổi mới, Đám cưới khơng có giấy giá
thú chủ yếu được quan tâm xem xét trên phương diện bi kịch cá nhân trong
thời kì bao cấp quan liêu. Tuy vậy đây vẫn là một tiểu thuyết đề cập tới chủ
đề hôn nhân - gia đình cần được chú ý.
Trong khóa luận Chủ đề đạo đức trong sáng tác của Ma Văn Kháng
thời kì đổi mới của Nguyễn Thị Hồng Vĩnh, tác giả đã đánh giá bi kịch cuộc
hôn nhân của thầy giáo Tự khơng hồn tồn do cuộc sống gây ra: Bi kịch ấy
do bị ảnh hưởng của những lý tưởng cao đẹp nhưng còn rất xa vời với thực tế
phức tạp của xã hội thời kì quá độ [83, 16],(...) xa rời thực tế, do thói quen
sống bằng lý thuyết sách vở, do thái độ cầu an chịu đựng [83, 18]. Tác giả
cũng khẳng định: Những mâu thuẫn gia đình trong văn xuôi rất quan trọng,
chúng phản ánh những mặt cơ bản của xã hội, những chuyển biến của đạo
đức, bộ mặt đạo đức của các nhân vật [83, 21].
Luận văn thạc sĩ Ngữ văn của Nguyễn Thị Hoa về đề tài: Tiểu thuyết

thế sự đời tư của Ma Văn Kháng quan tâm tới bi kịch nhân văn, bi kịch thế sự,
bi kịch đời tư phản ánh trong tác phẩm của Ma Văn Kháng. Đặc biệt trong bi
kịch đời tư, tác giả khai thác bi kịch tình yêu, hạnh phúc gia đình trong cả hai
tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn và Đám cưới khơng có giấy giá thú: Phần
lớn tiểu thuyết thế sự đời tư của Ma Văn Kháng đề cập đến nỗi khổ đau bất


hạnh nhiều hơn niềm vui hạnh phúc trong tình yêu, hơn nhân, gia đình của con
người [30, 20].
Ngồi ra cịn có thể kể đến một số bài viết đã đề cập đến một số vấn đề
hay khía cạnh nào đó trong tiểu thuyết hoặc trong sáng tác của Ma Văn Kháng
có liên quan đến đề tài nghiên cứu của luận văn như: Nhân vật nữ trong tiểu
thuyết Ma Văn Kháng từ sau năm 1980 của Nguyễn Duy Long, Đặc điểm tiểu
thuyết viết về thành thị của Ma Văn Kháng của Lê Văn Chính…
2.3. Về hai cuốn tiểu thuyết Thời xa vắng và Sóng ở đáy sơng của Lê
Lựu có rất nhiều những cơng trình bài viết có lên quan. Chúng tôi tham khảo
những tài liệu đề cập nhiều hơn tới vấn đề hơn nhân - gia đình trong hai tác
phẩm này.
Năm 2005, khóa luận tốt nghiệp của Đặng Thị Minh Duyên đề tài: Sự
thể hiện con người cá nhân trong tiểu thuyết Việt Nam từ thập niên 80 - 2000
qua 3 tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn, Thời xa vắng và Thân phận của tình
yêu đã quan tâm tới những mối quan hệ xung quanh con người cá nhân trong
thời đại mới: Gia đình hạt nhân của xã hội, ở đó bao vấn đề nảy sinh. Đặc biệt
Ma Văn Kháng, Lê Lựu, Bảo Ninh trong việc thể hiện con người cá nhân đã
đặt nhân vật của mình trong hồn cảnh gia đình để thể hiện sâu sắc hơn nhìn
nhận con người cá nhân, đồng thời thể hiện một cách nhìn nhận mới trong
quan niệm về con người của nhà văn [15, 47]. Mặc dù đề tài này chỉ đề cập
đến việc thể hiện con người cá nhân trong các tác phẩm nhưng nó góp phần
bổ sung thêm nhận định đánh giá cho Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn
Kháng và Thời xa vắng của Lê Lựu.

Trong luận văn thạc sĩ ngữ văn của Lê Thị Thịnh với đề tài: Vị trí hai
tiểu thuyết thời xa vắng của Lê Lựu và Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn
Kháng trong tiến trình đổi mới văn học, tác giả đã nêu lên hoàn cảnh xã hội
chi phối ảnh hưởng đến hai tiểu thuyết nổi tiếng này. Đồng thời tác giả đã làm


sáng tỏ bối cảnh tiểu thuyết Việt Nam từ 1975 - 1986, qua đó nhấn mạnh vị trí
của hai tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn và Thời xa vắng trong sự nghiệp
sáng tác của Ma Văn Kháng và Lê Lựu.
Đề tài: Hiện thực cuộc sống và nghệ thuật kể chuyện trong một số tiểu
thuyết của Lê Lựu do Vũ Thị Minh Hiền thực hiện đã quan tâm tới những bi
kịch về đạo đức trong Sóng ở đáy sơng của Lê Lựu. Tác giả nhận định: Sự
rạn vỡ của các quan niệm đạo đức đã đi vào tận các gia đình. Nó phá vỡ
những quan hệ gia đình truyền thống, phá vỡ tình cảm đạo đức giữa các
thành viên và gây ra những bi kịch đau xót [26, 36] Cuộc sống trong Sóng ở
đáy sơng khơng được khai thác ở tầm vĩ mô đấy chỉ là những vấn đề nhỏ mọn
trong cuộc sống nhưng tầm triết lý sâu sắc của nó là khơng thể phủ nhận [26,
46].
Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết lê Lựu thời kì đổi mới của tác giả
Nguyễn Thị Định đề cập đến bức tranh hiện thực nhiều mảng tối và nhu cầu
nhận thức lại trong tác phẩm của Lê Lựu: Thời xa vắng là tiếng kêu cứu của
những thế hệ khơng dám là mình, khơng được là mình nên cuộc sống thành vơ
nghĩa [22, 32]. Viết về Sóng ở đáy sơng, tác giả phân tích từng nhân vật điển
hình, quan tâm tới số phận từng cá nhân trong tiểu thuyết thơng qua đó tìm ra
thơng điệp Lê Lựu gửi gắm trong câu chuyện cuộc đời nhân vật Núi: Thông
qua câu chuyện nhà văn muốn nhắc nhở con người phải biết bao dung, độ
lượng, vị tha: đừng bao giờ cạn tàu ráo máng với nhau đến tận cùng [22, 55].
Đặc biệt đề tài Hôn nhân - gia đình qua hai tiểu thuyết thời xa vắng và
hai nhà của Lê Lựu do Nguyễn Thị Kim Phúc thực hiện có thể nói đây là cơng
trình nghiên cứu trực tiếp đề cập tới đề tài chúng tôi quan tâm nhưng vẫn

trong khuôn khổ tiểu thuyết của một tác giả. Nguyễn Thị Kim Phúc đã khẳng
định: Như vậy có thể nói Thời xa vắng là cuốn sách viết về hơn nhân gia đình
bởi trong đó chứa đủ mọi chuyện: tảo hôn, cưới vợ, cãi nhau, sinh con đẻ cái,


ra tịa ly hơn chia tài sản. Nhưng sâu sắc hơn cả tác giả đi sâu vào bi kịch cá
nhân Giang Minh Sài…Sài đã phải khn mình gị ép để cho vừa lịng gia
đình, để lựa theo dư luận xã hội. Bi kịch của Sài là bi kịch chết mòn về tinh
thần ln khát khao tình cảm mà khơng bao giờ được thỏa mãn [61, 24]. Cơng
trình nghiên cứu này sẽ giúp chúng tơi hồn thiện thêm đề tài luận văn.
2.4. Ra đời vào năm 1988, hai năm sau đổi mới, Tiễn biệt những ngày
buồn của Trung Trung Đỉnh có một dấu ấn khá tốt trong lòng người đọc. giới
nghiên cứu đã ít nhiều quan tâm tới tiểu thuyết này trên mảng đề tài hơn nhân
gia đình.
Ma Văn Kháng đã từng viết thư cho tác giả trong những ngày đầu khi
cuốn sách phát hành. Ơng viết: Tơi đọc xong cuốn sách của Đỉnh rồi. Buồn và
cả tuần khơng làm gì được, khơng viết được gì nên viết thư cho Đỉnh…
Chính Trung Trung Đỉnh từng tâm sự trong bài “Tôi viết tiễn biệt
những ngày buồn”: Tôi viết bằng đốm sáng của ý tưởng, bằng những gì mà tơi
và các nhân vật, thực chất là bạn bè chiến hữu của tôi đã và đang trải nghiệm
qua. Thì đấy, trong cái bối cảnh khá điển hình là một khu tập thể vốn dĩ trước
đây là trạm đón tiếp, sau biến dạng dần thành ra khu nhà ở, dở dân sự, dở
quân sự, theo lối sinh hoạt dở tỉnh, dở quê, dở cơ quan, dở gia đình, nhiều cái
thì rất có kỷ cương, nhưng cũng lại có nhiều cái rất qn hồi vơ phèng [20].
Phạm Xuân Nguyên coi Trung Trung Đỉnh như là Người báo động lỗ
thủng khi hai tiểu thuyết Tiễn biệt những ngày buồn và Ngõ lỗ thủng của ông
gợi lại chút khơng khí của cuối những năm 80 đầu những năm 90 khi đất
nước trong cơn chuyển mình lột xác, sơi động, náo nhiệt, đôi lúc đến mức
quyết liệt.
2. 5. Bên cạnh những nhà văn đi đầu của thời kì đổi mới, Chu Lai đánh

dấu phong cách của mình bằng những trang viết về người lính. Phố của Chu
Lai ra đời 1992 đã nhanh chóng thu hút được mối quan tâm của độc giả.


Các cơng trình bài viết về Phố khá nhiều, hầu hết được xem xét trong
cái nhìn bao qt tồn cảnh về sáng tác của Chu Lai. Có thể kể đến Người
phụ nữ trong tiểu thuyết của Chu Lai của Nguyễn Thị Thu Hiền, Những cách
tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Chu Lai của Tống Thị Thu Quyên, Sự thể hiện
hình tượng người lính thời hậu chiến trong tiểu thuyết Chu Lai của Lê Thị
Luyến, Phong cách tiểu thuyết Chu Lai của Lê Thị Thanh Nga...
Với đề tài Hành trình tiểu thuyết của Chu Lai từ Ăn mày dĩ vẵng đến
Phố, Nguyễn Thị Hải đi sâu tìm hiểu về bức tranh đời sống và số phận cá
nhân được tái hiện chân thực trong hai tác phẩm trên: Nếu ăn mày dĩ vãng là
hiện thực trần trụi khốc liệt không được tô hồng hay bơi đen thì ở Phố cuộc
đời ngang ngửa lại đảy số phận con người đến tận cùng cái thiện ác, tốt đẹp,
thực dụng ngang trái trắng đen lẫn lộn và cũng từ đó nhân cách con người
hiện lên rõ nét [24, 25].
Trong Nhân vật và một số đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết Chu
Lai, Phạm Thị Tố Uyên đã đánh giá: Ở Phố là câu chuyện về bi kịch gia đình
Thảo - Nam vừa là biến động của đời sống kinh tế thị trường... Trong tiểu
thuyết Chu Lai người đọc có thể thấy được những mặt nhỏ bé nhất của cuốc
sống đời thường vừa có thể thấy những biến động sâu sắc nhất của đời sống
xã hội [80, 20]. Do đây là đề tài viết về nhân vật và nghệ thuật trong tiểu
thuyết Chu Lai nên vấn đề hơn nhân - gia đình trong Phố chưa được tìm hiểu
đầy đủ.
Luận văn thạc sĩ ngữ văn Phong cách tiểu thuyết Chu Lai của Lê Thị
Thanh Nga đánh giá: Sự thay đổi bề mặt cuộc sống dù sao cũng chỉ là biểu
hiện bên ngoài. Tinh tế và dữ dội hơn là lúc mặt trái của cơ chế thị trường làm
lung lay tâm linh con người [55, 42]. Phố là tiểu thuyết về cơn lốc chuyển
mình của dân tộc, sự chuyển mình ấy có chiều thuận và chiều nghịch [55, 40].

Đây là cơng trình đã xác định vị trí văn học của tiểu thuyết Chu Lai trong bối


cảnh tiểu thuyết Việt nam sau 1975, nhận diện phong cách tác giả trên
phương diện nội dung và nghệ thuật.
Có thể nói với Phố, các nhà nghiên cứu chủ yếu quan tâm tới vấn đề
người lính trở về sau hậu chiến, đến ảnh hưởng của kinh tế thị trường với mỗi
cá nhân. Ít tác giả khái quát thành vấn đề hơn nhân - gia đình trong thời đổi
mới, mặc dù đây là chủ đề hấp dẫn của tác phẩm.
2. 6. Ra đời vào những năm đầu của thế kỉ XXI, Gia đình bé mọn của
Dạ Ngân gợi lại khơng khí của đất nước những năm tháng chiến tranh rất
thành công. Tiểu thuyết như một cuốn tự truyện của chính tác giả đã giành
được nhiều sự để tâm của báo chí và giới nghiên cứu.
Trần Thiên Đạo viết “Gia đình bé mọn - lời tự thú chân thật” đã đánh
giá: chính thuật kể chuyện truyền thống vọt ra từ ruột gan và máu huyết, khơng
hoa hịe khơng kiểu cách, khơng cầu kì, có thể bảo là cổ điển đó mới là thành
tố bất phân với nội dung truyện “Gia đình bé mọn” của Dạ Ngân thành tác
phẩm độc đạo - độc đạo chứ không phải độc đáo [16].
Trên báo văn nghệ trẻ, Hoàng Xuân Tuyền phỏng vấn Dạ Ngân trong
bài: “Gia đình lớn của gia đình bé mọn”đã cho thấy bối cảnh lớn của gia đình
bé mọn là xã hội Việt Nam thời kì vẫn thường gọi tắt là hậu chiến. Tác giả
đánh giá: Đọc cuốn tiểu thuyết thấy một vấn đề đáng chú ý sự thay đổi về hệ
thống các giá trị hình thành nên quan niệm sống của các nhân vật đại diện cho
các thế hệ [77].
Việt Bá trên tờ Công an nhân dân phỏng vấn Dạ Ngân: Tôi khơng nghĩ
đây là một cuốn sách về tình u. “Gia đình bé mọn” là cuốn tiểu thuyết về đề
tài hậu chiến. Sống trong đất nước của những cuộc chiến kéo dài, thân phận
người Việt nào cũng có một quá khứ chung là chiến tranh, chiến tranh ảnh
hưởng đến rất nhiều thế hệ, còn dấu vết cho tới tận bây giờ [4].



Trên tờ Văn nghệ Công an 17/03/2008, Trần Thanh Hà đã nhận định:
Người ta đọc Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh để thấy một dạng chiến tranh
khác trong thế kỉ XX và có lẽ người ta đọc Gia đình bé mọn để thấy con người
và tình yêu trong thời bao cấp bị bầm dập thế nào [23].
Dương Bình Nguyên trong bài “Dạ Ngân - người đàn bà mang dấu
chấm thiên di” đã nhận xét: Tơi cứ hình dung Dạ Ngân chính là nhân vật Tiệp
trong tiểu thuyết “Gia đình bé mọn”của chị. Tiệp là đại diện cho khao khát
sống bản năng và thành thật của con người trước những biến động xã hội và
cả những lề thói đơi khi hủ lậu và khắc nghiệt, biến con người hành xử với
nhau một cách bạo tàn, giả dối... . Dạ Ngân khơng viết tự truyện mà đã tiểu
thuyết hố một mặt cắt của đời sống mà chính mình và nhiều người thân là
nguyên mẫu [57].
Bên cạnh những bài viết trực tiếp đề cập tới Gia đình bé mọn cịn các
cơng trình nghiên cứu khác về các sáng tác của Dạ Ngân bổ sung cho chúng
tôi nhiều tư liệu về nữ tác giả này. Có thể kể đến: Sáng tác của Dạ Ngân luận
văn thạc sĩ Ngữ văn của Cao Thị Huệ, Phong cách truyện ngắn Dạ Ngân của
Hoàng thị Kim Cúc, Gia đình hiện đại trong truyện ngắn của một số cây bút
nữ của Hồng Lan Phương…
Như vậy mặc dù có khá nhiều cơng trình khoa học và bài viết nghiên
cứu đến những tiểu thuyết trên, nhưng để đi sâu vào vấn đề hơn nhân gia đình
của từng tác phẩm thì chưa ai nghiên cứu tồn diện và có hệ thống. Những ý
kiến đánh giá của các tác giả đi trước sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho cúng
tơi thực hiện đề tài này.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Nhiệm vụ chính của luận văn là nghiên cứu vấn đề hơn nhân - gia đình
trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975. Nội dung cụ thể:


- Những phát hiện, dự báo về vấn đề hôn nhân - gia đình trong tiểu

thuyết Việt Nam sau 1975.
- Những điểm nổi bật trong nghệ thuật thể hiện vấn đề hơn nhân - gia
đình của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại.
- Đóng góp của các tác phẩm trên cho văn học Việt Nam ở đề tài hôn
nhân - gia đình.
4. Đối tương và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Vấn đề hơn nhân - gia đình trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975.
Phạm vi tư liệu: Các tác phẩm được lựa chọn khảo sát chính:
- Thời xa vắng của Lê Lựu.
- Sóng ở đáy sơng của Lê Lựu.
- Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng
- Đám cưới khơng có giấy giá thú của Ma Văn Kháng.
- Tiễn biệt những ngày buồn của Trung Trung Đỉnh.
- Phố của Chu Lai
- Gia đình bé mọn của Dạ Ngân.

Trong quá trình nghiên cứu luận văn cũng mở rộng đối tượng khảo sát
tới một số sáng tác của Tự lực văn đồn, của văn học Việt Nam thời kì 1945 1975 và sau 1975 viết về vấn đề hôn nhân - gia đình.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài chúng tối sử dụng một số phương
pháp như thống kê - phân loại, so sánh - đối chiếu, phân tích - tổng hợp để
làm sáng tỏ vấn đề.
6. Đóng góp của luận văn


Đây là cơng trình đầu tiên nghiên cứu vấn đề hơn nhân - gia đình trong
tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 một cách khá toàn diện, hệ thống làm sáng tỏ
những đóng góp của các tác giả trong việc phản ánh mơ hình gia đình hiện
đại, ngun nhân dẫn đến bi kịch gia đình và hướng giải quyết xung đột hơn

nhân - gia đình trong các tác phẩm.
7. Cấu trúc luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, gồm ba
chương chính như sau:
Chương 1. Vấn đề hơn nhân - gia đình trong văn học Việt Nam hiện đại
Chương 2. Sự thể hiện vấn đề hơn nhân - gia đình trong tiểu thuyết
Việt Nam sau 1975
Chương 3. Nghệ thuật thể hiện vấn đề hôn nhân - gia đình trong tiểu
thuyết Việt Nam sau 1975


CHƯƠNG 1
VẤN ĐỀ HƠN NHÂN - GIA ĐÌNH TRONG VĂN HỌC
VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
1. 1. Hơn nhân - gia đình trong quan niệm người Việt
1. 1. 1. Khái lược về gia đình
Gia đình là một hình thức có tính chất lịch sử của đời sống chung loài
người giữa nam giới và nữ giới. Trong suốt quá trình lịch sử tất cả những biến
đổi diễn ra trong những mối quan hệ giữa nam giới và nữ giới, hơn nhân hình
thức gia đình đều do những sự thay đổi của chế độ kinh tế xã hội, do tính chất
của các quan hệ xã hội nói chung quyết định ( Từ điển triết học).
1. 1. 1. 1. Nguồn gốc của gia đình
Hơn nhân và gia đình trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành
khoa học: lịch sử, triết học, dân tộc học, xã hội học, nhân chủng học... Hầu
hết các kết quả nghiên cứu đều cho thấy rằng hôn nhân - gia đình của con
người phát triển theo một quá trình lâu dài. Từ buổi bình minh của nhân loại
con người sống trong hang động nguyên thủy, các quan hệ tính giao giữa đàn
ơng và đàn bà chỉ nhằm mục đích duy trì nịi giống. Trong thời gian ấy, lồi
người chưa thể có tình u, hơn nhân hay gia đình, chỉ có những hành động
mang tính bản năng để sinh tồn và tái sản xuất.

Trong tác phẩm Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu, của nhà
nước, Ăngghen đã chỉ rõ: Trong lịch sử có ba hình thức hơn nhân chính. Trong
thời kì chế độ xã hội thị tộc thịnh hành nhất là chế độ quần hơn dưới những
hình thức gia đình cùng huyết thống và gia đình Puynaluya. Trong nội bộ gia
đình cùng huyết thống, anh chị em là vợ chồng, chỉ có cha mẹ con cái khơng
được lấy nhau. Trong kiểu gia đình Puynaluye anh chị em khơng được lấy
nhau.


Tiếp đó việc lấy nhau giữa những người thân tộc giảm dần, gia đình đối
ngẫu xuất hiện: một người đàn ông sống với một hay nhiều người đàn bà.
Sự tan giã của công xã nguyên thủy, chế độ tư hữu ra đời, chế độ mẫu
quyền chuyển sang chế độ phụ quyền. Gia đình một vợ một chồng xuất hiện,
song người phụ nữ lúc này phụ thuộc, nô lệ cho người đàn ông.
Cho đến xã hội Xã hội chủ nghĩa hôn nhân tự do một vợ một chồng
mới có điều kiện phát triển. Các thành viên trong gia đình bình đẳng về mọi
mặt cùng nhau xây dựng hạnh phúc qua nhiều thế hệ.
1.1.1.2. Các hình thái tồn tại của gia đình.
Gia đình hiện đại có nhiều mối quan hệ cơ bản như: quan hệ hôn nhân
giữa vợ và chồng, quan hệ huyết thống giữa anh, em họ hàng, quan hệ nuôi
dưỡng giữa các thành viên trong gia đình, quan hệ quần tụ trong một khơng
gian chung... Vì vậy gia đình có nhiều hình thái tồn tại khác nhau. Xét theo
thế hệ, chúng ta có thể thấy ngày nay tồn tại chủ yếu các loại gia đình như
sau:
Đơn vị nhỏ nhất được gọi là gia đình hạt nhân bao gồm một cặp vợ
chồng và con cái chưa kết hôn của họ. Trong hình thái nhỏ nhất này gia đình
bao gồm ít nhất ba quan hệ cơ bản sau đây:
Quan hệ vợ chồng
Quan hệ cha mẹ và con cái
Nếu gia đình có từ hai người con trở lên thì thêm trục quan hệ giữa anh,

chị, em ruột với nhau.
Điểm mạnh của gia đình hạt nhân là ở chỗ nếu được thành lập do kết
quả của tự do hơn nhân và tình u, nó tạo ra nhiều thuận lợi cho mối quan hệ
vợ chồng, giảm khả năng mâu thuẫn thế hệ. Nhưng mặt yếu của nó là gặp
phải những khó khăn, khủng hoảng trong các giai đoạn phát triển của gia đình
dưới sức ép của xã hội.


Những đơn vị lớn hơn gia đình hạt nhân thường được gọi là gia đình
mở rộng. Loại hình này thường có ưu thế trong việc tập trung nhân lực cho
sản xuất. Các thế hệ có thể hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau vượt qua những khó khăn
trong đường đời, khắc phục sức ép về kinh tế, vật chất. Tuy thế gia đình mở
rộng dễ dẫn đến khác biệt và mâu thuẫn thế hệ. Để duy trì nó cần sự nỗ lực
lớn của mỗi thành viên để vượt qua những khó khăn, rạn nứt khi các mâu
thuẫn gia đình nổ ra.
1. 1. 2. Vị trí của gia đình trong tâm hồn người Việt
Ănggen nói: Tình u chân chính là tình u dẫn đến hôn nhân. Hôn
nhân là điều kiện khởi đầu của một gia đình. Người Việt Nam cũng có câu:
Tậu trâu, cưới vợ, xây nhà. Chứng tỏ hôn nhân là một trong những sự kiện
trọng đại của đời người, phản ánh vai trị trung tâm của gia đình trong xã hội.
Gia đình được hình thành từ rất sớm, trải qua quá trình phát triển lâu
dài trên sự kế thừa những nét đẹp của gia đình truyền thống đồng thời tiếp thu
những tiến bộ của thời đại mới. Lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam mở
rộng từ phương Bắc và phương Nam, trải qua bốn nghìn năm dựng nước và
giữ nước, yêu cầu của hoàn cảnh xã hội khiến con người phải sống qy quần
thành làng xã, thơn xóm. Chính từ khơng gian sống gần gũi, thân thuộc ấy,
các thế hệ người Việt đời này qua đời khác kế thừa, phát huy truyền thống
văn hóa tốt đẹp của ơng cha.
Trong tâm hồn mỗi người dân Việt Nam, gia đình luôn được coi là một
trong những yếu tố then chốt ni dưỡng, giáo dục nhân cách con người. Gia

đình cũng là nơi con người hướng về sau những khó khăn, mệt mỏi thậm chí
lầm lạc trên đường đời. Cuộc sống còn tồn tại nhiều mặt trái, người tốt, kẻ
xấu, kẻ thất bại, người thành công, nhưng dù hạnh phúc hay khổ đau, vinh
quang hay sa ngã thì gia đình vẫn là nơi mở rộng vịng tay đón chúng ta trở
về.


Gia đình khơng chỉ là nơi ni dưỡng tâm hồn, là vịng tay che trở cho
con người trước sóng gió, biến cố của cuộc đời mà còn là nơi rèn luyện nhân
cách cá nhân. Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Quan hệ của con
người bắt đầu từ gia đình mở rộng ra họ hàng, làng xóm, trường học và ngồi
xã hội. Mỗi người có những vị thế xã hội, mối liên hệ ngoài cuộc sống khác
nhau, nhưng quan hệ gia đình vẫn là thiêng liêng gắn bó nhất. Tình cảm gia
đình hình thành cho chúng ta những tình cảm tốt đẹp khác như nhà văn Nga I.
Renbua đã từng nói: Tình u tổ quốc phải được bắt nguồn từ tình u dịng
sơng, hàng cây, bạn quen từ thuở ấu thơ, từ tình yêu mái ấm gia đình và nhất
là tình u ơng bà cha mẹ, anh em ruột thịt.
Vì vậy có thể khẳng định trong tư tưởng người Việt, gia đình là tổ ấm
mang lại giá trị hạnh phúc, sự hài hòa cho đời sống cá nhân. Được xây dựng
trên cơ sở quan hệ bình đẳng, thương yêu có trách nhiệm cùng chia sẻ của các
thành viên, gia đình thực sự là tế bào của xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi
dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và nhân
cách.
1. 2. Khái quát vấn đề hôn nhân - gia đình trong văn học Việt Nam hiện
đại
Trong những năm gần đây bên cạnh vấn đề phát triển kinh tế xây dựng
đời sống ngày một phát triển mạnh, chăm lo đời sống cá nhân của mỗi người
cũng đã trở thành tiêu điểm chú ý của Đảng, nhà nước, các cơ quan đồn thể,
tổ chức xã hội. Vịng xốy của nền kinh tế thị trường dường như đang đe dọa
cuốn đi theo nó những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Để bảo vệ con

người khỏi sự tha hóa, sa ngã dường như gia đình đã trở thành một chỗ dựa
đáng tin cậy nhất. Với vai trò là đơn vị cơ sở, là tế bào hạt nhân của xã hội,
gia đình đang ngày càng phát huy thế mạnh của mình trong việc đảm bảo


hạnh phúc cho từng cá nhân, giữ gìn phát huy những giá trị tốt đẹp của con
người, tạo ra sự đầy đủ, phát triển tồn diện cho xã hội.
Gia đình có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần người Việt. Văn
học lại là một hình thái ý thức xã hội đặc thù phản ánh chân thực mọi mặt của
cuộc sống con người. Nếu như mỗi người coi gia đình là điểm tựa quan trọng
nhất cho tâm hồn mình, thì văn học cũng xem vấn đề hơn nhân - gia đình là
một trong những vấn đề then chốt được khá nhiều các tác giả quan tâm khai
thác. Hôn nhân - gia đình khơng phải đến bây giờ mới được phản ánh trong
văn học. Trong nền văn học nước nhà dường như giai đoạn nào các tác giả
cũng đề cập đến vấn đề này tuy mức độ có thể khác nhau. Mỗi thời đại có bối
cảnh lịch sử riêng nên vấn đề hơn nhân - gia đình các tác giả nêu ra có nhiều
điều khác biệt.
1.2.1. Vấn đề hơn nhân - gia đình trong văn học từ đầu thế kỉ XX đến 1945
Từ đầu thế kỉ XX đến 1945, văn học nước nhà có nhiều biến đổi theo hướng
hiện đại hóa. Thực tế lớn nhất của cuộc sống lúc bấy giờ là đất nước đang rơi vào
tay giặc ngoại xâm. Trong bối cảnh chung toàn dân tộc đang chịu sự cai trị của thực
dân Pháp, nhân dân Việt Nam đứng trước những biến thiên lớn chưa từng có trong
lịch sử dân tộc. Chế độ nửa thực dân, nửa phong kiến làm xã hội xuất hiện nhiều
mối quan hệ, nhiều giai cấp, tầng lớp khác trước. Cuộc sống ra khỏi khuôn khổ
thông thường, cảnh ngộ mỗi cá nhân cũng đa diện hơn trong thời kì mới. Cuộc sống
khơng cịn n ả, bình lặng nữa, con người sớm phải trưởng thành hơn, sớm ra khỏi
vòng tay cha mẹ để tự suy nghĩ tự hoạch định tương lai cho mình. Xã hội Việt Nam
khơng cịn thuần nơng nữa mà bắt đầu xuất hiện tầng lớp tư sản, tiểu tư sản thành
thị. Khuôn khổ bình yên của lũy tre xanh, mái đình Việt đã dần thay đổi. Con người
bắt đầu muốn nới lỏng sợi dây ràng buộc sống và mơ ước về hạnh phúc cá nhân

nhiều hơn. Sự thay đổi tư duy trong mỗi con người đặt ra những vấn đề, đề tài văn
học khác trước.


Theo Hoàng Đạo: Ngày xưa ta sống theo lẽ phải, ta sống theo tục lệ thành
kiến, theo mệnh lệnh bất khả luận của cổ nhân. Thời kì này văn học quan tâm tới
hạnh phúc cá nhân. Các sáng tác của Tự lực văn đồn, Thơ mới đứng về phía cái
mới cơng kích những mặt tiêu cực của xã hội phong kiến lên tiếng đòi quyền lợi
của con người đặc biệt là người phụ nữ được tự do trong hôn nhân, cơng bằng trong
gia đình. Phong trào Thơ mới đã nói lên một nhu cầu lớn về tự do và phát huy bản
ngã. Văn xi thời kì này đặc biệt là Tự lực văn đồn là tiếng nói đấu tranh địi giải
phóng cá nhân dịi tự do hơn nhân phê phán đại gia đình phong kiến kìm tỏa tình
yêu, hạnh phúc con người.
Trong xã hội phong kiến chế độ hôn nhân chủ yếu dựa trên cơ sở cưỡng bức,
áp đặt “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Nó đã trở thành một thứ luân lý bảo thủ, bất
di bất dịch của cả một thời kì lịch sử. Ở Lạnh lùng, Nhất Linh viết về những khổ
đau của người phụ nữ làm vợ khơng có tình u, nhưng phải kéo dài cuộc sống bất
hạnh do thành kiến xã hội. Nhung là một người vợ sớm góa chồng, trẻ trung, xinh
đẹp, khát khao yêu thương, mà phải chôn vùi tuổi xuân trong bốn bức tường nhà
chồng. Lễ nghi phong kiến, danh dự của bản thân và tiếng thơm của gia đình, tất cả
những rào cản ấy đã ngăn cô không được đi bước nữa. Nhung vẫn là một người phụ
nữ có trái tim cần sự yêu thương, chia sẻ. Cô gặp và yêu Nghĩa, đã có những tháng
ngày hị hẹn, những cuộc gặp gỡ táo bạo trong vườn nhà, trên chùa hay nơi quán
trọ... Mối tình vụng trộm ấy càng kéo dài bao nhiêu Nhung càng héo hon, sầu khổ
bấy nhiêu. Cô ngỏ ý với mẹ đẻ, đã quyết tâm vượt thoát khỏi ràng buộc: Thầy mẹ
khơng cho lấy thì con sẽ trốn đi [46, 136]. Nhưng với bản tính yếu đuối, cuối cùng
Nhung vẫn chịu cảnh sống tẻ nhạt đi ngang về tắt với người mình yêu để giữ lấy
tiếng thơm: Mình muốn tốt mà thành ra xấu. Chỉ vì muốn giữ cái tiếng tốt hão ấy mà
mình đâm ra xảo quyệt gian trá. Nhất Linh đã đứng về phía người phụ nữ, chủ
trương giải phóng họ ra khỏi quan niệm trinh tiết hẹp hòi.



Chế độ hơn nhân phong kiến cịn một ngun tắc nữa là quan niệm về sự
môn đăng hộ đối. Hôn nhân thường được chấp thuận khi hai bên gia đình cùng
chung một tầng lớp xã hội với nền kinh tế tương đương nhau. Chỉ vì hai gia đình
khơng mơn đăng hộ đối mà nhân vật bà Án trong Nửa chừng xuân đã kiên quyết
ngăn cản Lộc cưới Mai. Khái Hưng thơng qua câu chuyện tình u giữa Mai - Lộc
đưa ra quan điểm mới về hôn nhân. Tác giả phơi bầy một xã hội đầy rẫy bất công
khi quan lại, địa chủ dung tiền bạc, quyền lực chèn ép can thiệp thô bạo vào hạnh
phúc mỗi thành viên. Nhân vật bà Án mẹ Lộc điển hình cho những người đàn bà
danh giá, quyền quý, coi thường nhân dân lao động nghèo. Bà ngăn cản cấm đốn
quyết liệt chuyện tình cảm của đứa con trai ngay cả khi Mai mang trong mình đứa
cháu nội của bà. Nhưng đến khi người con dâu bà tự tay lựa chọn không thể sinh
đẻ, bà muốn ép Mai về làm lẽ cho quan huyện Lộc. Nhân vật Huy - em trai Mai đã
nói: Thưa cụ, cụ là cái biểu hiện, tức là cái đại diện cho nền luân lý cũ. Mà tâm lý
chúng cháu thì đã trót nhiễm tư tưởng mới, hiểu nhau khó lắm thưa cụ [35, 18]. Và
Mai đã cương quyết trả lời bà: Thưa cụ, sáu năm về trước hình như tơi đã trình cụ
rằng nhà tơi khơng có mả lấy lẽ [35, 18]. Cả Huy và Mai đều là những người có tư
tưởng, có ý thức đổi mới chống lại những quan niệm khắt khe bó buộc đời sơng
hơn nhân gia đình.
Nếu ở Nửa chừng xuân cuộc đấu tranh giữa cá nhân và đại gia đình phong
kiến chưa quyết liệt thì Đoạn tuyệt đã thể hiện ý thức mạnh mẽ, sự phản kháng đến
cùng của nhân vật. Nhân vật nữ chính là Loan một cơ gái có học thức đã đỗ thành
chung đem lòng yêu Dũng một chiến sỹ cách mạng. Tuy vậy cô phải theo sự sắp
đặt của cha mẹ, buộc lấy một người cơ khơng u nhưng gia đình khá giả. Về nhà
chồng trong nỗi đau đớn, đêm tân hơn cơ ví mình như thân phận gái giang hồ với
biết bao ê chề, tủi nhục. Loan nhẫn nhịn, cố gắng tận tụy với gia đình chồng bao
nhiêu lại càng khổ ải bất hạnh bấy nhiêu. Gia đình chơng lấy cô về chỉ cần người
hầu hạ, phục vụ chứ không cần một nàng dâu. Loan cay đắng nhận ra: nàng đã hèn



nhát sống theo tục lệ, khơng có can đảm phá tan cái tục lệ mà cái học của nàng biết
rằng đáng bỏ, đáng phá [44, 288]. Khi mẹ chồng đánh đập chửi bới q nhiều,
Loan đã khơng cịn im lặng được nữa. Cơ đã thẳng thắn nói: bà là người tôi cũng là
người, không ai hơn ai kém ai [44, 290]. Cuối tác phẩm nhà văn đã mượn lời nhân
vật trạng sư để nói lên tư tưởng của mình: Con bà chết là lỗi tại bà. Lỗi tại cái luân
lý nửa mùa quá ư trái ngược kia. Nhưng nếu vượt lên trên và nghĩ rộng ra, không kể
đến cá nhân nữa thì sự việc xảy ra khơng phải lỗi ở người nào cả, mà là lỗi ở sự
xung đột hiện thời đương khốc liệt của hai cái mới cũ [44, 310]. Chủ đề tiểu thuyết
thể hiện qua lời kêu gọi: Hãy giữ lấy gia đình nhưng xin đừng lầm giữa giữ gia đình
với giữ lại nơ lệ [44, 311].
Trong Đời mưa gió, Nhất Linh lại viết về khía cạnh khác của vấn đề hơn
nhân - gia đình. Tuyết - nhân vật chính trong truyện là một người phụ nữ có đủ đức
tính để trở thành một người vợ đảm đang, ngoan hiền. Nhưng cha mẹ bắt ép cô lấy
một người chồng u mê dốt nát, bắt cô sống trong một khn khổ chật hẹp theo
những giáo điều quy tắc gị bó của lễ giáo. Cũng trong hồn cảnh bị ép gả ấy, Lan
trong hồn bướm mơ tiên đã bỏ nhà lên chùa cắt tóc đi tu. Một người giàu hy sinh
như Mai ( Nửa chừng xuân) thì đến ở với em, Nhung yếu đuối chịu cảnh sống dối
trá để duy trì tình u, hay may mắn như Loan có người như Dũng ở bên cạnh.
Tuyết là cô gái mạnh mẽ, khác với những cam chịu, yếu đuối thường thấy ở những
nhân vật phụ nữ khác. Cô bỏ chồng bỏ con, bỏ nhà ra đi sống tự do, phóng túng.
Rồi ghét cuộc sống ràng buộc, khn khổ của gia đình, Tuyết khơng tái hơn, khơng
lập gia đình nữa. Cơ sống khơng tình cảm coi lạc thú trên đời như vị thuốc trường
sinh.
Như vậy trước Cách mạng tháng 8, các nhà văn Tự lực văn đồn đã cơng
kích nhiều mặt vào chế độ phong kiến đặc biệt là luân lý cổ hủ trói buộc người phụ
nữ. Họ đứng về phía cái mới để chống lại cái cũ, đứng về phía cá nhân mà chống lại
cái xấu xa, nhỏ nhen, ti tiện của đại gia đình phong kiến. Khái Hưng trong tiểu



×