Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Đánh Giá Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh SCB Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.65 KB, 20 trang )

Mục lục
1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ
phần Sài gòn-SCB ....................................... 2
1.1 Quá trình hình thành và phát triển ................................................................................. 2
1.2 Sơ đồ tổ chức ................................................................................................................. 3
1.3 Mạng lưới ....................................................................................................................... 3
1.4 Quản trị điều hành .......................................................................................................... 4
1.4.1 Hội đồng quản trị .................................................................................................... 4
1.4.2 Ban điều hành .......................................................................................................... 4
1.4.3 Ban kiểm soát nội bộ .............................................................................................. 5
1.4.4 Hội đồng tín dụng ................................................................................................... 5
1.4.5 Hội đồng quản lý tài sản nợ-tài sản có ................................................................... 5
1.4.6 Hội đồng đầu tư ...................................................................................................... 6
1.5 Cơ cấu sở hữu vốn ......................................................................................................... 6
1.6 Lĩnh vực kinh doanh ...................................................................................................... 7
1.6.1 Về tín dụng .............................................................................................................. 7
1.6.2 Kinh doanh .............................................................................................................. 7
1.6.3 Dịch vụ .................................................................................................................... 7
2.Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Chi Nhánh
Hà Nội .......................................................... 8
2.1 Cơ cấu và bộ máy chức tại SCB Hà Nội ....................................................................... 8
2.2 Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức: ............................................................................................. 10
2.3 Đánh Giá Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh SCB Hà Nội-2007 .............................. 11
................................................................... 11
2.3.1. Nguồn vốn: ........................................................................................................... 15
2.3.2Tài sản: ................................................................................................................... 16
2.3.3. Hoạt động tín dụng và đầu tư: ............................................................................. 17
2.3.4 Lợi nhuận trước thuế: ........................................................................................... 18
1
1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn-SCB
1.1 Quá trình hình thành và phát triển


Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn có nguồn gốc xuất thân từ
ngân hàng thương mại cổ phần Quế Đô trước đây. NHTMCP Quế Đô được
thành lập từ năm 1992. Sau 5 năm hoạt động, đến năm 1997 đổi tên thương
hiệu mới là NHTMCP Sài Gòn. Trải qua 11 năm hình thành, đi vào hoạt
động, củng cố, phát triển, đến tháng 4 năm 2003 thương hiệu NHTMCP Sài
Gòn chính thức được giới thiệu trên thương trường thay thế cho thương hiệu
NHTMCP Quế Đô trước kia.
 Tên tiếng Anh: Sài Gòn Commercial Bank, viết tắt là SCB.
 Hội sở chính: 193-203, Trần Hưng Đạo, phường Cô Giang, quận 1,
thành phố Hồ Chí Minh.
 Giấy phép hoạt động số: 00018/HH-GF
 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 4103001562(đăng ký lần
đầu, ngày 30/6/1992 số đăng ký kinh doanh gốc: 059019, đăng ký lại
lần thứ 1 ngày 16/4/2003, đăng ký thay đổi lần thứ 10 ngày
19/12/2005)
 Số điện thoại: (848)9206501.
 Fax: (848)9206505.
 Địa chỉ email:
 Trang web: www.scb.com.vn
 Telex: 811558SCBVT, SWIFT: SACLVNVX.
2
1.2 Sơ đồ tổ chức
Ban kiểm soát
Đại hội
đồng cổ
đông
Hội đồng
quản trị
Các hội đồng
Văn phòng hội

đồng quản trị
Tổng giám
đốc
Khối
khách
hàng cá
nhân
Khách
hàng
doanh
nghiệp
Ngân quỹ
Khối phát
triển kinh
doanh
Khối giám
sát điều
hành
Khối quản
trị nguồn
lực
Khối
CNTT &
Ngân hàng
điện tử
Ban kiểm toán nội bộ Ban đảm bảo chất lượng Ban chiến lược Phòng quan hệ quốc tế
Sở giao dịch, các chi nhánh, phòng giao dịch
Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức
1.3 Mạng lưới
Tính đến 30/11/2007, mạng lưới của SCB bao gồm: hội sở chính, sở

giao dịch, hơn 40 chi nhánh và phòng giao dịch tại các khu vực.
 Miền Bắc: Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng.
 Miền Trung: Đà Nẵng, Bình Định, Bình Thuận, Nghệ An.
 Thành phố Hồ Chí Minh.
3
 Đồng Bằng sông Cửu Long: Vĩnh Long, An Giang, Châu Đốc, Trà
Vinh, Tiền Giang, SaĐec, Bến Tre, Cần Thơ.
 Miền Đông Nam Bộ: Bình Dương, Vũng Tàu.
1.4 Quản trị điều hành
1.4.1 Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị của SCB có 5 thành viên, trong đó ông Lê Quang
Nhường-chủ tịch đương nhiệm. Hội đồng quản trị không tham gia điều hành
trực tiếp, hội đồng họp định kỳ hàng quí để thảo luận các vấn đề có liên
quan đến hoạt động của ngân hàng, xem xét, phê chuẩn báo cáo quí, báo cáo
thường niên. Trong trường hợp cần thiết hội đồng có những phiên họp bất
thường. Hội đồng có vai trò xây dựng chiến lược tổng thể và định hướng lâu
dài cho ngân hàng, ấn định mục tiêu tài chính giao cho ban điều hành.
Hội đồng chỉ đạo và giám sát hoạt động Ban điều hành thông qua một
số hội đồng và ban chuyên môn do hội đồng thành lập như: hội đồng tín
dụng, hội đồng quản lý tài sản nợ-tài sản có, hội đồng đầu tư và ban kiểm
soát nội bộ.
1.4.2 Ban điều hành
Ban điều hành (Ban tổng giám đốc) hiện có 8 thành viên, trong đó ông
Phạm Anh Dũng là Tổng giám đốc đương nhiệm, làm nhiệm vụ điều hành
chung và 7 phó tổng giám đốc làm nhiệm vụ phụ tá. Các thành viên của ban
điều hành đều có trình độ đại học và sau đại học, nhiều kinh nghiệm trong
lĩnh vực ngân hàng, tài chính, tín dụng, quản lý điều hành và quan hệ đối nội
đối ngoại.
Ban điều hành có chức năng cụ thể hóa chiến lược tổng thể và các
mục tiêu do hội đồng quản trị đề ra. Bằng các kế hoạch phương án kinh

doanh, tham mưu cho hội đồng quản trị về các vấn đề chiến lược, chính
sách, trực tiếp điều hành mọi hoạt động ngân hàng.
4
1.4.3 Ban kiểm soát nội bộ
Ban kiểm soát nội bộ hiện tại có 5 thành viên, trong đó bà Phạm Thị
Mộng Hoa là trưởng ban kiểm soát. Các thành viên của ban điều hành đều là
những người có trình độ đại học và sau đại học, kinh nghiệm về lĩnh vực tài
chính ngân hàng và am hiểu pháp luật.
Nhiệm vụ của ban kiểm soát nội bộ là kiểm tra, giám sát tình hình
hoạt động của các đơn vị trong hệ thống SCB về sự tuân thủ pháp luật, các
quy định pháp lý của ngân hàng và các quy chế, thể lệ, quy trình nghiệp vụ
của SCB. Qua đó, đánh giá chất lượng điều hành và tình hình hoạt động của
từng đơn vị, tham mưu cho ban điều hành, cũng như đề xuất khắc phục yếu
kém đề phòng rủi ro nếu có.
1.4.4 Hội đồng tín dụng
Là cơ quan cấp cao nhất về quản lý hoạt động tín dụng, thực hiện
chức năng xét duyệt việc phân phối nguồn vốn tín dụng cho các khu vực
kinh tế, ấn định hạn mức tín dụng cho các ban tín dụng chi nhánh, quyết
định việc cho vay của ngân hàng đối với các định chế tài chính trong và
ngoài nước, quyết định về chuẩn mực tín dụng, giám sát chất lượng tín dụng
và xem xét các vấn đề khác có liên quan đến hoạt động tín dụng. Hội đồng
tín dụng ra quyết định theo nguyên tắc nhất trí.
1.4.5 Hội đồng quản lý tài sản nợ-tài sản có
Hội đồng có nhiệm vụ xây dựng các chỉ tiêu tài chính để quản lý tài
sản nợ-tài sản có hữu hiệu và kịp thời; quản lý khả năng thanh toán và chênh
lệch thời gian đáo hạn của từng loại tiền tệ, quy định mức dự trữ thanh
khoản; quản lý rủi ro lãi xuất, tỉ giá; quyết định về cấu trúc vốn và nguồn
vốn; chính sách lãi xuất; và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh.
5
1.4.6 Hội đồng đầu tư

Nhiệm vụ của hội đồng đầu tư là xem xét tình hình hiệu quả của dự án
đầu tư mà SCB quan tâm, ra quyết định đầu tư, xem xét và quyết định các
vấn đề khác liên quan đến hoạt động đầu tư.
1.5 Cơ cấu sở hữu vốn
NHTMCP Sài Gòn là một NHTMCP Việt Nam đăng ký hoạt động tại
nước CHXHCN Việt Nam. NHTMCP Sài Gòn ngày nay tức NHTMCP Quế
Đô trước đây được NHNN Việt Nam cấp giấy phép hoạt động năm 1992.
Vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ VND, thời hạn hoạt động là 50 năm. Vốn
ban đầu của NHCP do các cổ đông đóng góp thông qua mua các cổ phần
thường, cổ phần ưu đãi, hoặc cổ phiếu. Trong quá trình hoạt động vốn điều
lệ tiếp tục được bổ sung thêm hàng năm nhằm đạt được mức vốn điều lệ tối
thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định hiện hành của NHNN. Vốn
điều lệ được bổ sung từ các nguồn: cổ phần phát hành thêm, bổ sung từ lợi
nhuận sau thuế, thặng dư vốn, các quỹ, phát hành giấy nợ có khả năng
chuyển đổi thành cổ phiếu.
Diễn biến vốn điều lệ của SCB qua các năm:
 Năm 1992: 20 tỷ VND
 Năm 2004: 150 tỷ VND
 Năm 2005: 271 tỷ VND
 Năm 2006: 600 tỷ VND
 Năm 2007: 1970 tỷ VND
SCB phấn đấu đến năm 2009 sẽ đạt và vượt mức vốn pháp định 3000
tỷ VND theo quy định của NHNN Việt Nam: tất cả các NHTMCP đến năm
2010 phải đạt mức vốn điệu lệ tối thiểu là 3000 tỷ VND.
6
1.6 Lĩnh vực kinh doanh
1.6.1 Về tín dụng
Huy động vốn ngắn, chung, dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết
kiệm, tiền gửi thanh toán bằng VND, bằng ngoại tệ, bằng vàng.
Cho vay:

 Cho vay ngắn, trung, dài hạn các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế,
cá nhân làm nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
 Cho vay mua xe ôtô, cho vay mua sắm hàng tiêu dùng.
 Cho vay sửa chữa, xây dựng nhà ở, cho vay mua căn hộ.
 Cho vay bảo lãnh trong nước, ngoài nước.
 Cho vay kinh doanh chứng khoán.
1.6.2 Kinh doanh
 Mua bán ngoại tệ, vàng bạc đá quý.
 Kinh doanh chứng khoán, kinh doanh nhà đất.
 Đầu tư trực tiếp, tham gia góp vốn liên doanh, liên kết. SCB
tham gia góp vốn với công ty cổ phần đầu tư Sài Gòn-Phú Gia,
công ty cổ phần chứng khoán Tân Việt-chi nhánh Thành phố Hồ
Chí Minh.
1.6.3 Dịch vụ
Dịch vụ thanh toán: thu hộ, chi hộ; chuyển tiền trong nước, ngoài
nước; thanh toán quốc tế; nhận chi trả kiều hối; nhận chi trả tiền lương; dịch
vụ thẻ thanh toán...SCB tham gia hệ thống chuyển tiền nhanh trên toàn thế
giới Western Union, SCB tham gia lĩnh vực liên minh thẻ và ký kết hợp tác
với Vietcombank.
7
2.Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Chi Nhánh Hà Nội
SCB Hà nội thành lập tháng 10/2005 và đầu năm 2006 bắt đầu đi vào
hoạt động .
2.1 Cơ cấu và bộ máy chức tại SCB Hà Nội
- Giám đốc: Là người có trách nhiệm điều hành tổ chức thực hiện của
chi nhánh và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc về
mọi mặt hoạt động của chi nhánh.
- Phó giám đốc: là người có trách nhiệm quản lý phòng hành chính
nhân sự, phòng kế toán, phòng ngân quỹ đồng thời chịu sự chỉ đạo của Giám
đốc.

-Phòng Tín dụng:
Tham mưu cho BĐH về việc xây dựng chính sách tín dụng, chiến lược
đầu tư trung, dài hạn và kế hoạch hàng năm của SCB đối với khách
hàng.
Tham mưu xây dựng quy chế, quy trình chuẩn của SCB đối với hoạt
động kinh doanh.
Tổ chức triển khai, quản lý và hỗ trợ hoạt động tín dụng trong
toàn hệ thống SCB nhằm đạt chỉ tiêu doanh thu lợi nhuận tăng trưởng,
hoạt động kinh doanh hiệu quả và an toàn theo kế hoạch do Ban Điều
hành giao.
Quản lý, giám sát, tập huấn triển khai bảo đảm việc thực hiện quy chế,
quy trình, chính sách tín dụng được thống nhất, minh bạch
trong tòan ngân hàng.
Phối hợp các Phòng, Ban xác định danh mục cho vay của SCB
trong từng thời kỳ, định mức tiêu chuẩn dòng sản phẩm đối với khách
hang.
-Phòng Kế toán:
8

×