Tải bản đầy đủ (.docx) (63 trang)

Nghiên cứu hiệu quả của phương pháp an thần bằng propofol do bệnh nhân tự điều khiển (PCS) để chọc hút noãn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 63 trang )

1
1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN HOÀNG ĐỊNH

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP
AN THẦN BẰNG PROPOFOL DO BỆNH NHÂN
TỰ ĐIỀU KHIỂN (PCS) ĐỂ CHỌC HÚT NOÃN

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HÀ NỘI – 2021

1


2
2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI


NGUYỄN HOÀNG ĐỊNH

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP
AN THẦN BẰNG PROPOFOL DO BỆNH NHÂN
TỰ ĐIỀU KHIỂN (PCS) ĐỂ CHỌC HÚT NOÃN
Chuyên ngành : Gây Mê Hồi Sức
Mã số

: 8720102

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN ĐỨC LAM
HÀ NỘI – 2021

2


3
3

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
ASA

: American Society Anesthesiology
(Hiệp hội gây mê Hoa kỳ)

BMI

: Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể)


BN

: Bệnh nhân

GM

: Gây mê

HATT

: Huyết áp tâm thu

HATTr

: Huyết áp tâm trương

IVF

: In Vitro Fetilỉation

mcg

: Microgam

mg

: Miligam

ml


: Mililit

NC

: Nghiên cứu

OAA/S

: Observer’s Assesment of Alertness/Sedation
(Đánh giá mức độ an thần lâm sàng)

PCS

: Patient Controlled Sedation
(Phương pháp an thần do bệnh nhân tự điều khiển)

Sp02

3

: Saturation Pulse Oxymetry


4
4

MỤC LỤC

4



5
5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

5


6
6

DANH MỤC HÌNH

6


7

ĐẶT VẤN ĐỀ
Kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm gồm 4 q trình: kích nỗn, thu hồi
nỗn đã chín, ni cấy tạo phôi và chuyển phôi vào buồng tử cung. Trong đó
q trình thu hồi nỗn đã chín gây lo lắng và đau đớn nhất cho bệnh nhân cần
sự giúp đỡ của các bác sỹ Gây mê1–4 .
Quá trình thu hồi nỗn trong thời gian khơng dài, nhưng vẫn phải đảm
bảo an thần, giảm đau cho bệnh nhân và thuận lợi cho bác sỹ làm thủ thuật.
Có nhiều phương pháp vơ cảm cho q trình thu hồi nỗn như: Gây mê toàn
thân, gây mê tĩnh mạch, gây tê cạnh cổ tử cung, gây tê ngoài màng cứng, gây
tê tuỷ sống, tuy nhiên, đều có những tác dụng khơng mong muốn như các

biến động về hơ hấp, tuần hồn, nơn và buồn nôn, thời gian hồi tỉnh lâu dẫn
tới kéo dài thời gian nằm lại viện. Mặt khác, đã có nhưng nghiên cứu ghi
nhận thấy sự xuất hiện và gia tăng nồng độ của thuốc gây mê ở trong dịch
nang noãn và nồng độ prolactin trong máu tỉ lệ thuận với thời gian gây mê 5–
10

.
Vì vậy phương pháp vơ cảm cho q trình thu hồi nỗn tối ưu là an

thần và giảm đau tốt cho bệnh nhân với lượng thuốc tối thiểu để giảm các tác
dụng không mong muốn cho người bệnh nhưng vẫn đảm bảo thuận lợi cho
phẫu thuật viên tiến hành thủ thuật.
Các phương pháp an thần hiện nay đã và đang được áp dụng phổ biến
trên thế giới và Việt Nam gồm an thần tỉnh (conscious sedation) hoặc an thần
sâu (deep sedation). Khi an thần tỉnh, bệnh nhân có thể duy trì chức năng giao
tiếp. Trong khi an thần sâu, bệnh nhân không giao tiếp trong quá trình tiến
hành thủ thuật. Propofol là thuốc thường được dùng để an thần do người gây
mê tiêm tĩnh mạch (ACS: anesthesiologist-controlled sedation) hoặc do bệnh
nhân trực tiếp tự điều chỉnh khi cảm thấy lo sợ (PCS: patient-controlled
7


8

sedation).

Mục đích của an thần tỉnh là làm cho bệnh nhân giảm lo lắng, cộng tác
tốt với bác sỹ khi làm thủ thuật nhưng ít bị biến loạn về hơ hấp và tuần hoàn
tăng hiệu quả của thuốc gây tê giảm đau, duy trì được trạng thái tỉnh và tránh
chuyển sang an thần sâu. Propofol là loại thuốc an thần với nhiều ưu điểm

như dễ kiểm soát mức độ an thần, thời gian hồi tỉnh ngắn, ít các tác dụng
phụ.
Phương pháp an thần do bệnh nhân tự kiểm soát bằng propofol ở nước
ta đã được sử dụng để nhổ răng khôn, nội soi đại tràng, hút thai tuy nhiên
trong thủ thuật chọc noãn chưa được tác giả nào đề cập đến11.
Vì vậy,đề tài: “Nghiên cứu hiệu quả của phương pháp an thần bằng
propofol do bệnh nhân tự điều khiển (PCS) để chọc hút noãn ”. với 2 mục
tiêu:
1. Đánh giá hiệu quả của phương pháp an thần bằng propofol do bệnh
nhân tự điều khiển (PCS) để chọc noãn.
2. Đánh giá một số tác dụng không mong muốn của phương pháp này.

8


9

CHƯƠNG 1
TỞNG QUAN
1.1. Vài nét tình hình an thần, giảm đau trong chọc hút noãn
Phương pháp gây mê trong chọc hút noãn :
Thế giới:
-

Một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Bokhari A ở Anh cho thấy việc sử dụng
thuốc an thần có ý thức ở 46% trung tâm, gây mê toàn thân ở 28%, gây tê

-

vùng với gây tê trong 12% trong khi phối hợp là 14%11 .

Tại Hoa Kỳ, 95% các chương trình sử dụng thuốc an thần có ý thức như là

-

một phần của chăm sóc gây mê được theo dõi12 .
Nhiều phương pháp giảm đau được áp dụng trên thế giới như Midazolam kết
hợp Fentanyl, Alfentanyl giảm đau tĩnh mạch đơn độc hay kết hợp với Propofol,
Phong bế cổ tử cung, gây tê tuỷ sống hay gây tê ngoài màng cứng13.
Việt Nam:

-

Tại Việt Nam hiện nay an thần giảm đau cho thủ thuật chọc noãn chủ yếu sử
dụng tĩnh mạch ngắt quãng Propofol kết hợp Fentanyl 0,05-0,1mg cho hiệu
quả giảm đau tốt. Tuy nhiên vân còn nhiều tác dụng khơng mong muốn như
độ an thần khó kiểm sốt, bệnh nhân sau gây mê buồn nơn, nơn14.
1.2. Vài nét về giải phẫu - sinh lý
1.2.1. Giải phẫu tử cung - Phần phụ
Thân tử cung

-

Mặt bàng quang: có phúc mạc bao phủ tới eo và lật ngược lên bàng quan tạo

-

túi cùng bàng quan – tử cung
Mặt ruột có phúc mạc phủ tới phần trên âm đạo tạo túi cùng Douglas là chổ

-


thấp nhất của ổ phúc mạc dịch trong ổ phúc mạc rất dễ động tại đây.
Góc bên có dây chằng trịn và dây chằng riêng buồn trứng.
9


10

Cổ tử cung:
- Phần trên âm đạo
- Phần âm đạo: trong như mõm cá mè tạo thành vòm âm đạo, ở đỉnh
của mõm có lỗ tử cung, chưa đẻ lỗ tử cung trịn nhỏ, đẻ rồi lỗ tử cung có lằng
ngang rộng. Vịm âm đạo có 4 túi
+ Túi bịt trước
+ 2 túi bịt bên
+ Túi bịt sau: sâu hơn cả và liên quan đến túi cùng trực tràng – tử cung.
Tại đây niệu quản nằm ngay trên túi cùng bên của vịm âm đạo
Nếu niệu quản có sỏi ta có thể sờ được khi thăm khám âm đạo
Ở dưới có các mạch máu tử cung khi các mạch này chạy ngang qua dây
chằng rộng. Khi tiến hành phâu thuật cắt bỏ tử cung, có thể vơ tình cắt phải
niệu quản trong lúc kẹp các mạch tử cung
Dây chằng:
-

Dây chằng rộng
Dây chằng trịn: bám từ góc bên đáy rồi chui vào ống bẹn sâu -> chui ra lỗ
bẹn nông rồi tỏa thành nhiều sợi bám và mô liên kết của gị mu và mơi lớn âm

-


đạo
Dây chằng tử cung cùng
Dây chằng ngang cổ tử cung: bám từ bờ bên cổ tử cung đến ngay sau thành
bên chậu hơng, đến phía trên hồnh chậu hơng.

10


11

Hình 1.1: Giải phẫu tử cung – Phần phụ

11


12

Cấu tạo tử cung: gồm 3 lớp
- Lớp thanh mạc: ở ngồi cùng
- Lớp cơ ở giữa
Vùng thân: có 3 tầng cơ
+ Tầng ngoài: cơ dọc
+ Tầng giữa: lớp cơ rối là những thớ đang chéo nhau quấn quanh mạch máu,

chính nhờ tầng cơ này mà máu được cầm lại khi sanh đẻ
+ Tầng trong: là các thớ cơ vòng
Vùng cổ tử cung: mỏng hơn và khơng có tầng cơ rối, chỉ có một tầng
cơ vịng kẹp giữa 2 tầng cơ dọc.
- Lớp niêm mạc: mỏng và dính chặc vào lớp cơ


Hình 1.2: Cấu trúc cơ tử cung (nguồn Michael S.Baggish 2015)
1.2.2. Thần kinh chi phối cho tử cung và cổ tử cung
12


13

- Là những sợi thần kinh được tách ra từ đám rối tử cung âm đạo. Đám
rối này bao gồm các sợi giao cảm và phó giao cảm của đám rối hạ vị (hạch
Lee - Frankenhauser) có nguồn gốc từ tuỷ sống đoạn L3, L4. Các sợi này có
tác dụng chi phối vận động, cảm giác tại tử cung và âm đạo .
- Phần cổ tử cung còn được chi phối bởi các sợi dây thần kinh tạng
chậu hông, xuất phát từ đám rối cùng S2, S3, S415–17.

Hình 1.3: Thần kinh chi phối tử cung và cổ tử cung (nguồn Kehlet 2003)

13


14

-

Hình 1.4: Các sợi giao cảm, phó giao cảm chi phối tử cung và cổ tử cung
(nguồn Michael S.Baggish 2015)
1.2.3. Cơ chế gây đau trong chọc noãn
-

Đau trong chọc noãn khiến bệnh nhân khó chịu do nhiều nguyên nhân: từ
những kích thích vùng âm đạo khi sát khuẩn và dùng đầu dò siêu âm kiểm tra,

đau do chọc kim qua thành bên âm đạo và kích thích cơ học buồng trứng hai

-

bên mức độ đau phụ thuộc vào số lượng nỗn và thời gian làm thủ thuật.
Đau ở đây cịn liên quan đến sự co kéo của các dây chằng tử cung- buồng
trứng và tác động lên tử cung, bàng quang làm kích thích các rễ thần kinh chi
phối cảm giác đau 2,16.

14


15

1.3. Các phương pháp vơ cảm cho chọc nỗn đã và đang áp dụng
1.3.1. Gây mê toàn thân
- Gây mê toàn thân làm ức chế hoàn toàn thần kinh trung ương: Đó là
phương pháp gây mê tĩnh mạch hoặc gây mê tĩnh mạch kết hợp đặt NKQ
hoặc masque thanh quản.
- Các thuốc được dùng có thể là: thiopental, kétamin và propofol,
Benzodiazepin, Opiad… các thuốc này làm ức chế thần kinh trung ương, gây
ngủ, có tác dụng giảm đau nhưng thời gian tỉnh hồn tồn chậm, dễ gây suy
hơ hấp, nên phải theo dõi sát và có phương tiện theo dõi, hồi sức kịp thời đầy
đủ. Thuận lợi của phương pháp này là bệnh nhân nằm yên phẫu thuật viên dễ
dàng làm thủ thuật nhưng các nghiên cứu cho thấy sự gia tăng nồng độ thuốc
trong dịch nang và tăng Prolactin nếu gây mê kéo dài 18–23.
1.3.2. Gây tê
Gây tê tuỷ sống, gây tê ngoài màng cứng:
Đây là các phương pháp vơ cảm tốt, nhưng khơng phù hợp vì thủ thuật
tiến hành rất nhanh mà không cần thời gian giảm đau lâu, mạnh, mặt khác gây

tê tuỷ sống có thể làm bệnh nhân liệt vận động, sau nạo hút chưa đi lại ngay
được, nằm viện lâu, thường gây tụt huyết áp, tổn thương tuỷ sống. Cả 2
phương pháp này đòi hỏi có kỹ thuật và hồi sức theo dõi tốt.
Gây tê tại vùng:
Phong bế cạnh cổ tử cung (Paracervical Block) đây là phương pháp
được dùng phổ biến nhất, thuốc tê dùng lidocain 0,5 - 1%, tối đa 20ml và tiêm
phong bế cổ tử cung ở điểm 9h - 3h .

15


16

9h

3h

Hình 1.5: Các vị trí tiêm gây tê
Theo lý thuyết, vị trí tiêm phong bế cổ tử cung là dựa theo đường đi
của các dây thần kinh và tránh đường đi của mạch máu thuốc cắt dẫn truyền
cảm giác đau từ tử cung về tuỷ sống 24–27.
1.4. Các kỹ thuật an thần
*An thần do người gây mê điều khiển: tiêm từng liều ngắt quãng hoặc
truyền tĩnh mạch tùy thuộc đáp ứng lâm sàng của bệnh nhân.
*An thần đạt nồng độ đích trong máu (target controlled infusion TCI): TCI - propofol là một kĩ thuật mới về gây mê và an thần, dựa trên mơ
hình dược động học. Mục đích của kĩ thuật là duy trì một nồng độ thuốc an
thần thích hợp trong máu bệnh nhân.
*An thần do bệnh nhân tự điều khiển (patient-controlled sedation - PCS):
Mục đích của kĩ thuật là bệnh nhân tự điều khiển bơm tiêm chuyên
dụng những liều nhỏ thuốc an thần cài đặt trước khi làm thủ thuật để đạt

được mức an thần vừa phải, khi nồng độ của thuốc giảm hoặc có các kích
thích tăng cường người bệnh sẽ kích hoạt liều tiếp theo. Nhiều nghiên cứu sử
dụng Propofol đơn độc hay kết hợp với thuốc giảm đau, gây tê vùng. Liều
propofol Bolus 3,3 mg/ Lần cho liều khơng khố, hay 20mg / Lần có cài thời
gian trơ 2 phút, đều ghi nhận tính an toàn khi làm thủ thuật và mục tiêu an
thần 28–30.
1.5. Lịch sử an thần do bệnh nhân tự kiểm soát bằng propofol
Thế giới.
-

Rudkin và cộng sự. (1991) bắt đầu sử dụng propofol PCS cho bệnh nhân trải
16


17

qua nhổ răng 31 .
-

Lok H và cộng sự (2002) gây mê chọc noãn propofol và Fentanyl trong thu
hồi noãn cho kết quả tốt32.

-

M Gostoni (2007) sử dụng Propofol và midazolam tự kiểm soát trong nội soi
dạ dày đại tràng 33.

-

Adreal Nilsson và cộng sự (2008) sử dụng an thần kiểm soát trong thay băng

vết bỏng 29.

-

Jett e Mandel (2010) kết hợp Propofol với fentanyl trong nội soi đại tràng.

-

Bell (2010) an thần tự kiểm soát trong hồi sức cấp cứu34.

-

Jamal A Alhasheni (2006) Tán sỏi niệu quản35
Việt Nam
- Tào ngọc Sơn (2006) an thần tự kiểm soát Propofol trong soi đại tràng 36.
- Nguyễn Quang Bình (2010) an thần tự kiểm sốt bằng propofol trong
phẫu thuật răng khơn 30.
- Hồng Ngọc Vinh (2016) an thần tự kiểm sốt bằng propofol trong
hút thai37.
1.6. Thuốc gây mê propofol
1.6.1. Lịch sử ra đời và phát triển của propofol
- Năm 1977, Key và Roolly mô tả tác dụng dược lý của propofol
- Năm 1982, propofol được bào chế dưới dạng nhũ tương tá dược là chế
phẩm từ dầu đậu tương38,39.
- Tháng 7/1983, Nigel và Key dùng propofol tiêm người tại Oxford.
- Năm 1986, người Mỹ bắt đầu dùng propofol.
- Tháng 8/1986, propofol được giới thiệu và sử dụng tại Anh quốc.
- Tháng 11/1987, propofol có mặt tại thị trường Pháp với tên diprivan.
- Năm 1990, Việt Nam bắt đầu dùng propofol ở các bệnh viện lớn.
- Từ năm 1995 đến nay, propofol thường được dùng rộng rãi trong

17


18

nhiều bệnh viện và trung tâm y tế trong toàn quốc39,40.
1.6.2. Đặc điểm lý hoá
- Tên hoá học: 2,6 - diisopropyl phenol
- Thuộc nhóm: Ankyl - phenol
- Cơng thức hố học:
CH3

OH

CH3

H3C

CH3

- Cấu trúc phân tử: C12H18O
Trọng lượng phân tử: 178,27
pka = 11,03
- Propofol tan rất ít trong nước, vì vậy được bào chế dưới dạng nhũ
tương, phù hợp với tiêm tĩnh mạch38,39,41.
- Đóng ống 20ml, 50ml, 10ml nồng độ 1%.
- Thành phần trong 1ml propofol nhũ tương gồm:
10mg propofol ≈ 1% (khối lượng/ thể tích)
100mg dầu đậu tương, tương đương 10%.
22,5mg glycerol, tương đương 2,25%.

12mg photphatide trứng tinh chế ≈ 1,2%.
NaOH để điều chỉnh PH trung tính (6≤pH<8,5)
Nước cất tiêm vừa đủ.
- pH: 7,5 - 8,0, nồng độ thẩm thấu gần bằng 300 mosmol/ l
- Bảo quản: để ở 4 - 250C. Để <250C thuốc có thể ổn định 30 tháng
18


19

[34], [36-37]. Thuốc ổn định ở nhiệt độ môi trường và không bị phân huỷ bởi
ánh sáng. Pha bằng nước cất hoặc glucose 5%.
- Chú ý: lắc ống trước khi dùng. Nếu có váng mỡ nổi lên là khơng
dùng được.
1.6.3. Dược động học
- Sau khi vào tĩnh mạch, thuốc phân bố nhanh tới các cơ quan được
nhiều máu nuôi dưỡng (tim, não, phổi,…).
- Thể tích phân bố ở trung ương trung bình là 37 lít (từ 20 lít - 40 lít)
theo lý thuyết là 270 lít tuỳ theo nghiên cứu.
- Thời gian bán huỷ nhanh, trung bình 55 phút
- Thuốc gắn nhanh và mạnh vào protein huyết tương, đặc biệt là
albumin với tỷ lệ 98 - 99%. Khi nồng độ thuốc trong huyết tương đạt 0,1 0,2mcg/ ml, thuốc dễ ngấm vào hồng cầu và nồng độ Propofol trong máu toàn
phần rất gần với nồng độ huyết tương.
- Đậm độ của thuốc để có hiệu lực là 1,5 - 5 mcg/ml huyết tương (trung
bình là 2mcg/ ml). Nồng độ thức tỉnh < 1 - 5 mcg/ml.
Liều lượng thuốc
K12
(2,46 ± 0,40). 10-1

V2


(5,97 ± 0,97). 10-2
K21

V1

K13
(3,91 ± 0,58). 10-2
(1,91 ± 0,20). 10-3
K31

Kel

19

V1 :

(0,77 ± 0,09).10-1
Khoang trung tâm

K12, K21:

Hằng số vận chuyển giữa khoang 1 - 2

K13, K31:

Hằng số vận chuyển giữa khoang 1 - 3

Kel:


Hệ số thải trừ

V3


20

Hình 1.6: Lược đồ đại diện của mơ hình 3 khoang dùng để đánh giá
dược động học của propofol
- Dược động học của thuốc có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như tuổi,
giới, trọng lượng. Bệnh tật và các thuốc khác dùng kết hợp. Người già thì độ
thanh thải giảm nhưng thể tích ở các khoang trung tâm khơng đổi. Suy gan thì
làm tăng thể tích phân bố ở trạng thái cân bằng và của khoang trung tâm
nhưng không ảnh hưởng đến độ thanh thải và thời gian bán thải.
- Ở người khoẻ mạnh sau khi dùng thuốc với liều gây mê (0,48mg/kg
cân nặng) có gắn C14, người ta thấy gần 0,3% thuốc đã dùng được thải trừ
theo nước tiểu ở dạng chưa chuyển hố (khơng hồ tan trong nước).
- Propofol chuyển hoá rất nhanh, chủ yếu ở gan. Trên 70% sau 10 phút, trên
80% sau 60 phút và trên 90% sau 6 giờ. Một phần còn lại chuyển hoá qua phổi
(2%).

2,6 - disopropyl - 1,4 - guinol

glucuronidatio
n sulphation
60%

Propofol
2,6


<0,3%

Urine

40%
Glucuronidati
Hình 1.7: Sơ đồ chuyển on
hố Propofol
- Con đường chuyển hoá chủ yếu là phản ứng liên hợp glucuronid và sulfo
- Sản phẩm chuyển hoá tan trong nước, 92% đào thải qua nước tiểu, 2%
20


21

đào thải qua phân và 0,3% bài tiết dưới dạng không đổi.
- Tương tác thuốc: với Alfentanil làm tăng nồng độ trong huyết tương
Fentanyl làm giảm độ thanh thải của propofol42 [41].
Halothane và isofurane làm chậm thải trừ propofol và làm tăng nồng độ
propofol trong huyết thanh43 [42], midazolam không làm ảnh hưởng đến dược
động học của propofol.
- Sự thanh thải: propofol trong cơ thể theo mơ hình thành theo 3 giai đoạn:
1 → α: phân bố từ tĩnh mạch đến các cơ quan được máu nuôi dưỡng,
t1/2 = 1,8 - 4,1 phút.
2 → β: propofol được chuyển hoá và bài tiết, t1/2 = 34 - 64 phút
3 → γ: thuốc được nhả từ các khoang phân bố sâu, t1/2 = 184 - 382 phút

Hình 1.8: Nồng độ propofol trong máu sau một liều tiêm

21



22

Hình 1.9: Nồng độ propofol trong máu sau khi ngừng tiêm duy trì mê với
các liều tiêm khác nhau

1.6.4. Dược lực học
* Cơ chế tác dụng: chưa được biết rõ, nhưng họ thấy propofol thúc đẩy
sự dẫn truyền qua GABA (γ - amino butyric acid) ở một vị trí gắn
benzodiazepine, hay hoạt hoá trực tiếp các thụ thể GABA. Tức hoạt động như
một chất đối kháng Dopamine. Propofol có thể đối kháng tác dụng của
glycine và tương tác với các kênh Na + của hệ thần kinh trung ương. Hiệu quả
tác dụng của propofol là do tác dụng không đặc trưng lên màng lipid của tế
bào44,45.
Propofol
Benzodiazepine

GABA

Kênh điện giải

Hình 1.10: Cơ chế tác dụng của propofol
* Tác dụng dược lý:
- Tác dụng trên hệ thần kinh:
Sau tiêm tĩnh mạch 2mg/kg và sau đó truyền liên tục 150 mcg/kg/phút,
thuốc làm giảm áp lực nội sọ, giảm tiêu thụ O 2 não và lưu lượng máu não.
Tuy nhiên vẫn đảm bảo sự điều chỉnh tự động hoá lưu lượng máu não theo sự
22



23

thay đổi áp lực động mạch và đáp ứng vận mạch não với sự thay đổi áp lực
riêng phần CO2 trong máu động mạch (PaCO2). Propofol làm giảm áp lực
dịch não tuỷ và áp lực nhãn cầu. Trong gây mê bằng propofol có sự thay đổi
điện não, làm tăng các sóng β1, β2 và δ, ở liều cao gây các đoạn “im lặng” của
điện não. Propofol làm tăng thời gian và biên độ của điện thế khởi động của
các cảm giác bản thể và thính giác.
Propofol có tác dụng gây ngủ rất nhanh với liều 2,5 mg/kg. ED 50 giữa 1
và 1,5 mg/kg sau liều tiêm bolus. Thời gian tác dụng của thuốc phụ thuộc liều
từ 5 - 10 phút. Sau liều 2 - 2,5 mg/kg. Liều khởi mê phụ thuộc tuổi: ở người
lớn 2 mg/kg có tác dụng an thần khi khơng có kích thích gây đau46.
* Tác dụng lên hệ tim mạch:
Thuốc làm tụt huyết áp. Đó là do thuốc vừa có tác dụng ức chế co bóp cơ
tim, vừa có tác dụng làm giảm trương lực mạch máu, cả động mạch và tĩnh mạch.
Người khoẻ mạnh khởi mê bằng propofol làm giảm huyết áp khoảng 20
- 30%. Việc giảm huyết áp còn liên quan đến đậm độ propofol trong máu. Sự
giãn mạch càng rõ ở người thiếu khối lượng tuần hồn, người già yếu, có suy
thận hoặc suy tim trái, giảm huyết áp xuất hiện sau tiêm liều đầu 20 giây và
tác dụng tối đa ở phút thứ 2 đến 3, các liều sau không tụt huyết áp. Propofol ít
làm thay đổi tần số tim, giảm nhịp tim trung bình < 10%46,47.
* Tác dụng trên hệ thống hô hấp:
Khi gây mê bằng propofol với liều 2,5 mg/kg cân nặng tiêm tĩnh mạch,
người ta thấy bệnh nhân ngừng thở thoáng qua ở 50% trường hợp (trong 30
giây). Sự suy thở càng dễ gặp khi phối hợp với thuốc họ morphin, với bệnh
nhân thở tự nhiên thì có sự tăng vừa phải của PaCO 2. Tuy nhiên đáp ứng của
bệnh hô hấp với nồng độ CO2 vẫn được duy trì. Ngồi ra, propofol cịn làm
giảm kích thích thanh quản và vòm hầu họng. Kurma và cộng sự đã chứng
minh sự liên quan giữa liều lượng thuốc và sự giãn các cơ thanh quản, không

23


24

có trường hợp nào gây co thắt thanh quản bởi propofol38.
* Các tác dụng khác:
- Tác dụng giảm đau, giảm lo âu, bồn chồn:
- Tác dụng chống nôn và buồn nơn .
Có nhiều nghiên cứu khẳng định tác dụng làm giảm đáng kể hiện tượng
buồn nôn và nôn bằng gây mê propofol, có thể làm chống nơn và buồn nơn
bằng sử dụng propofol liều gây ngủ lơ mơ48,49.
- Tác dụng mềm cơ propofol có tác dụng làm mềm cơ và giảm phản xạ
thanh quản, nên propofol gây mê sẽ dễ đặt nội khí quản hơn và có thể khơng cần
giãn cơ.
Nhiều tác giả đã nghiên cứu tác dụng của propofol đối với bệnh nhân bị
cứng cơ với liều 3,5 - 7 mg/kg có tác dụng tốt.
- Đau nơi tiêm: đây là nhược điểm của propofol, đặc biệt đau nhiều khi
tiêm vào tĩnh mạch nhỏ, tốc độ tiêm nhanh, một số tác giả khuyên dùng
lidocain pha với propofol để tiêm cho đỡ đau50.
1.6.5. Áp dụng trong lâm sàng
- Propofol làm khởi mê: liều cho bệnh nhân không tiền mê là 2,5 mg/kg.
Liều cần thiết làm mất tri giác ở 95% bệnh nhân ASA I và ASA II là 1,5 -2,5
mg/kg cân nặng tiêm trong 20 giây38,39 [33].Thời gian khởi mê nhanh, làm mất
giấc ngủ nhân tạo là 3 - 6 phút, tương tự thời gian gây ngủ của 3 - 4mg/kg của
thiopental. Khởi mê nhẹ nhàng, các cử động bình thường, rung giật cơ hiếm gặp.
- Propofol trong duy trì mê: người ta có thể tiêm ngắt quãng hoặc
nhỏ giọt tĩnh mạch bằng 20 - 25% liều khởi mê hoặc truyền 0,1 - 0,2
mg/kg/phút (6 - 12mg/kg/giờ). Tốc độ truyền và tiêm nhắc lại phụ thuộc
vào các thuốc cùng phối hợp. Thuốc thường khơng có dấu hiệu tích luỹ và

khi bệnh nhân tỉnh dễ chịu.
24


25

- Sử dụng propofol trong gây mê ngắn: Nhờ thời gian hồi tỉnh nhanh
sau gây mê bằng propofol, bệnh nhân thấy dễ chịu, ít nơn và buồn nơn, mặt
khác chất lượng hồi tỉnh của propofol rất đặc biệt nên được áp dụng rộng rãi
cho các gây mê mổ ngắn, mổ ngoại trú và sau mổ bệnh nhân có thể về nhà
ngay. Nhưng propofol khơng có tác dụng giảm đau mạnh nên thường phối
hợp với fentanyl.
Ngồi ra propofol cịn phụ trợ cho gây tê vùng và an thần trong hồi sức
và chăm sóc tích cực.
- Sử dụng propofol để gây mê trong các phẫu thuật khác nhau:
Propofol có nhiều ưu điểm hơn các thuốc mê khác như: thiopental,
kétamin nên thuốc được dùng rộng rãi trong vô cảm để mổ cho bệnh nhân già,
suy gan, suy thận, sốt cao ác tính và các bệnh lý về cơ.
Trong các chuyên khoa, propofol cũng được sử dụng rất nhiều như:
phẫu thuật Tai - Mũi - Họng, nội soi chuẩn đoán, phẫu thuật thẩm mỹ, phụ
khoa ...
- Sử dụng propofol ở trung tâm chuẩn đoán: trong các trường hợp phẫu
thuật như: chụp mạch vành, thông tim,...
1.6.6. Ưu điểm gây mê bằng propofol
Propofol là thuốc mê hiệu quả cao, tác dụng nhanh, được dùng cho
khởi mê, duy trì mê hay an thần trong khoa hồi sức tích cực. Với ưu thế gây
mê và tác dụng dược lý của mình, propofol đặc biệt thích hợp cho việc gây
mê tĩnh mạch toàn bộ.
Nhờ những ưu thế của thuốc mê propofol, chúng tôi áp dụng để an thần
trong nạo hút thai, với ưu điểm sau:

- Khởi mê êm dịu, ít ho và nấc.
- Dễ kiểm soát mức mê hơn thuốc mê hô hấp.
25


×