Mách mẹ bầu ăn đúng cách trong thai kỳ
Dinh dưỡng lành mạnh, hợp lý trong thai kỳ là điều rất quan trọng cho sức
khỏe cả mẹ và bé.
Dinh dưỡng trong thai kỳ
Các chuyên gia y tế khuyến cáo bà bầu nên bổ sung 300 calo mỗi ngày so với trước
khi mang thai. Mặc dù buồn nôn và nôn trong những tháng đầu của thai kỳ có thể
khiến bạn khó chịu, ăn không có cảm giác ngon miệng, song bạn hãy cố gắng tham
gia một chế độ ăn uống cân bằng và uống đầy đủ vitamin trước khi sinh. Dưới đây
là một số khuyến nghị để giữ cho bạn và em bé của bạn được khỏe mạnh.
Trong quá trình mang thai, bạn nên ăn đồ ăn thật đa dạng: bánh mỳ, ngũ cốc, trái
cây, rau xanh, sữa, các chế phẩm từ sữa, protein (thịt, gia cầm, cá, trứng hoặc hạt),
hạn chế lạm dụng các chất béo và đồ ngọt.
Bà bầu nên ăn thức ăn đa dạng trong suốt thai kỳ (Ảnh minh họa)
Cụ thể như sau, bạn hãy chọn cho mình thực đơn gồm nhiều thực phẩm giàu chất
xơ như bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc, mì ống, gạo, trái cây và rau.
Hãy chắc chắn rằng bạn đang nhận được đủ vitamin và khoáng chất trong chế độ
ăn uống hàng ngày của mình. Bạn không nên đánh giá thấp những viên vitamin mà
bác sĩ kê cho mình trong thai kỳ, nên nhớ rằng đồ ăn, thực phẩm nạp vào cơ thể
chưa chắc đã cung cấp đủ vitamin trong suốt thai kỳ của bạn.
Sữa và các chế phẩm từ sữa sẽ giúp bạn bổ sung một lượng canxi cần thiết mỗi
ngày. Bạn hãy đảm bảo rằng mỗi ngày bạn nhận được 1000-1300 mg canxi trong
chế độ ăn uống trong khi mang thai.
Bên cạnh đó, việc tăng cường ăn nhiều đồ ăn giàu chất sắt như thịt bò, lợn, gan
cũng vô cùng quan trọng.
Vitamin C rất tốt cho sức khỏe bà bầu cũng như sự phát triển của trẻ nhỏ (Ảnh
minh họa)
Vitamin C rất tốt cho sức khỏe bà bầu cũng như sự phát triển của trẻ nhỏ, bạn có
thể bổ sung các loại hoa quả, rau củ như cam, bưởi, dâu tây, dưa, đu đủ, bông cải
xanh, súp lơ, cải Brussel mầm, ớt xanh, cà chua, mù tạc Nên nhớ rằng , phụ nữ
mang thai cần ít nhất 70 mg vitamin C mỗi ngày.
Chẳng phải nói, anh cũng biết axit folic vô cùng quan trọng với sự phát triển của
thai nhi, khoáng chất này giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh như tật nứt đốt
sống ở thai nhi.
Axit folic có nhiều trong các loại rau lá xanh đậm, thịt bê, và các loại đậu (đậu
lima, đậu đen, đậu đen và đậu xanh), phụ nữ mang thai cần ít nhất 0,4 mg axit folic
mỗi ngày.
Axit folic có nhiều trong các loại rau lá xanh đậm (Ảnh minh họa)
Ngoài ra vitamin A cũng vô cùng quan trọng cho bà bầu, vitamin A có nhiều trong
cà rốt, bí ngô, khoai lang, rau bina, bí nước, củ cải, củ cải xanh, quả mơ, và dưa
đỏ
Đó là những thực phẩm bà bầu nên ăn, còn những thực phẩm cần tránh khi mang
thai là gì?
Thực phẩm cần tránh
Tránh uống rượu trong khi mang thai. Tại sao lại như vậy? Các chuyên gia y tế
khuyến cáo rượu có liên quan đến vấn đề sinh non, chậm phát triển tâm thần, dị tật
bẩm sinh, và trẻ sơ sinh nhẹ cân.
Bạn nên hạn chế sử dụng chất caffein, không quá 300 mg mỗi ngày. Caffein có mặt
trong cà phê, trà và một số thức uống nhẹ, đồ uống này có thể ảnh hưởng lên sự
hấp thu sắt và một số chất dinh dưỡng của hai mẹ con.
Bạn nên hạn chế sử dụng chất caffein, không quá 300 mg mỗi ngày (Ảnh minh
họa)
Bà bầu không nên ăn cá mập, cá kiếm, cá thu, hoặc cá kình (còn gọi là cá trắng) vì
chúng có chứa hàm lượng thủy ngân nhất định. Người mẹ nạp quá nhiều thuỷ ngân
vào người sẽ dẫn đến tổn thương hệ thần kinh vốn đang hình thành và phát triển
của trẻ. Cá càng to và càng già tuổi thì chúng càng chứa nhiều thuỷ ngân.
Bà bầu không nên ăn cá mập, cá kiếm, cá thu, hoặc cá kình (còn gọi là cá trắng) vì
chúng có chứa hàm lượng thủy ngân nhất định (ảnh minh họa)
Tránh phó mát mềm – loại pho mát chưa được tiệt trùng, bởi có thể vi khuẩn sẽ
xâm nhập vào cơ thể của mẹ và bé.
Khi không khỏe mạnh, thực phẩm gì mà bà bầu nên ăn?
Trong khi mang thai, nếu bạn gặp phải chứng ốm nghén, tiêu chảy, táo bón, bạn có
thể thấy khó chịu khi ăn, ăn không hề cảm thấy ngon miệng. Dưới đây là một số
gợi ý:
Ốm nghén: Bạn nên ăn bánh quy, ngũ cốc. Bạn chia bữa ăn thành những bữa ăn
nhỏ, ăn rải rác trong suốt cả ngày, tránh các thức ăn béo, chiên, và nhiều dầu mỡ.
Nếu ốm nghén, bạn nên ăn bánh quy, ngũ cốc (Ảnh minh họa)
Táo bón: Bạn nên bổ sung thật nhiều trái cây tươi và rau củ quả. Uống thật nhiều
nước là một lời khuyên chân thành dành cho bạn vào lúc này.
Tiêu chảy: Bạn nên ăn nhiều thực phẩm có chứa nhiều chất xơ, chất xơ sẽ giúp bạn
hấp thu nước cho cơ thể. Ví dụ về các loại thực phẩm như táo, chuối, gạo trắng, bột
yến mạch, bánh mì và mì tinh luyện…
Ợ nóng: Bạn nên chia bữa ăn ra thành nhiều bữa ăn nhỏ, ăn rải rác, thường xuyên
trong suốt cả ngày. Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều caffein, các loại thực
phẩm nhiều gia vị.