Chất dinh dưỡng và chế độ ăn hợp lý trong thai kỳ
Chất dinh dưỡng là cơ sở để đảm bảo cho sức khỏe của cơ thể và tâm hồn của mẹ và
bé. Chính vì vậy, bà bầu cần phải hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết từ các loại
thức ăn tươi ngon để bảo đảm cho quá trình sinh trưởng, phát triển của cơ thể và
thai nhi. Đồng thời, thai phụ cũng cần duy trì hoạt động tâm sinh lý bình thường.
1. Vai trò quan trọng của chế độ dinh dưỡng hợp lý
Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân bằng trong thời kỳ mang thai không chỉ liên quan
trực tiếp đến sức khỏe mà còn duy trì nhu cầu chuyển hóa giữa mới và cũ cho thai phụ.
Mặt khác, nó còn thúc đẩy quá trình phát triển bình thường của não và thể trạng của thai
nhi, giảm bớt những biến chứng trong thai kỳ và phòng tránh hiện tượng thai nhi có thể
trọng thấp.
Một số thai phụ khi ăn rất ngon miệng, nhưng vẫn sợ thai nhi thiếu chất dinh dưỡng nên
thường xuyên phải ăn thêm. Họ cho rằng, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng có nghĩa là ăn
nhiều, ăn ngon. Nhưng kết quả là đã gây nên hiện tượng thừa chất dinh dưỡng trong cơ thể
người mẹ, hoàn toàn không có lợi cho cả mẹ và bé. Do thừa chất nên thai nhi có thể là quá
lớn, thai phụ cũng khó hoạt động. Hơn nữa, nó còn gây nên áp lực cho tim và phổi của thai
phụ, dẫn đến hiện tượng khó sinh, cuộc sinh đẻ kéo dài do em bé quá lớn và dễ khiến em
bé bị ngạt, hoặc xuất huyết hộp sọ… Ngược lại, nếu người mẹ không ăn uống đầy đủ trong
thai kỳ thì có thể dẫn đến hiện tượng suy dinh dưỡng bào thai, thai nhẹ cân, rất khó nuôi
sau này, thậm chí ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người mẹ. Chính vì vậy, người mẹ cần có
một chế độ ăn uống đầy đủ và hợp lý, khoa học. Đây là điều kiện tiên quyết nhằm đảm bảo
sức khỏe cho cả mẹ và con.
2. Nguyên tắc sắp xếp bữa ăn cho thai phụ
Một nguyên tắc cơ bản nhất cần nhớ là: Không phải mọi giai đoạn trong thai kỳ bà bầu
đều có nhu cầu dinh dưỡng như nhau, mà tương ứng với mỗi giai đoạn thì cần một chế độ
ăn phù hợp. Cụ thể:
Trong 3 tháng đầu: Sự thay đổi chủ yếu của phôi thai là sự phát triển phân hóa, thể hình
của thai nhi còn nhỏ, thể trọng của thai phụ cũng tăng chậm, vì vậy nhu cầu chất dinh
dưỡng cần thiết còn ít. Hơn nữa cần thấy rằng, trong giai đoạn đầu này thai phụ thường có
những phản ứng khác nhau, thường làm giảm lượng hấp thu của chế độ ăn uống, nghiêm
trọng có thể tạo thành hiện tượng ngộ độc acid và sự khử nước. Thời kỳ này nên dùng mọi
phương pháp, cố gắng ăn uống điều độ, nên ăn ít nhưng ăn nhiều bữa, tránh ăn những thức
ăn nhiều dầu mỡ, tránh thức ăn cay và tanh nhằm làm giảm tình trạng phản ứng với thức
ăn, lấy nguyên tắc dễ tiêu hóa làm chính. Nên ăn nhiều rau xanh và trái cây, ăn nhiều thức
ăn pha lỏng.
Trong giai đoạn giữa và cuối của thai kỳ: Tình trạng “nghén” đã biến mất, việc thai phụ
cảm thấy kém ngon miệng ở thời gian đầu nay đã chuyển thành ngon miệng. Thai nhi sinh
trưởng, phát triển nhanh chóng, các cơ quan trong cơ thể hoàn thiện dần, thể trọng của thai
phụ cũng tăng lên nhanh, vì thế nhu cầu đối với chất dinh dưỡng cũng tăng lên. Lúc này,
thai phụ nên kịp thời bổ sung thêm những thức ăn giàu dinh dưỡng, đảm bảo sự cung ứng
nhiệt năng đầy đủ, cung cấp protein, vitamin và muối vô cơ. Thức ăn nên đa dạng, không
nên kén ăn hay kiêng ăn.
Nếu thai phụ có hiện tượng phù, khi ăn nên chú ý ăn các món ăn và thực phẩm chính có
chứa ít muối để tránh tình trạng gia tăng sức ép cho tim và thận. Để giảm nhẹ chứng phù,
thai phụ nên ăn tăng thêm thực phẩm có tác dụng lợi nước, như canh bí đao, rong biển, cá
chép chưng hay canh cá chép, cơm đậu đỏ, cháo đậu đỏ. Tuy nhiên không nên hấp thu quá
nhiều thức ăn có hàm lượng cacbonhydrat và lipid quá cao, tránh thai nhi bị béo phì dẫn
đến khó khăn cho quá trình sinh đẻ. Mỗi ngày, thai nhi càng phát triển cho nên dung tích
không gian ruột của thai phụ giảm, vì thế thai phụ không nên ăn nhiều bữa, phòng tránh
việc dạ dày và bụng có cảm giác no trướng.
Ngoài ra để tránh mắc chứng táo bón, thai phụ nên ăn nhiều rau có chứa nhiều chất xơ và
chất keo, như khoai sọ, mầm tỏi, hoa hiên tươi, rau thơm, rau cần, củ niễng, măng; các loại
trái cây như: quả trám, cơm dừa tươi, hải đường, quả bột… Có thể dùng thêm mè, đậu
phộng, những thực phẩm này có khá nhiều dầu, giúp nhuận tràng, thúc đẩy nhu động
ruột…
Bữa ăn hợp lý của thai phụ
Thai phụ cần được cung cấp 6 chất dinh dưỡng lớn như: cacbonhydrat, protein, lipid,
vitamin, muối vô cơ và nước. Những chất này có thể cung cấp các chất dinh dưỡng cần
thiết cho cơ thể thai phụ. Trong đó cần phải đảm bảo cả 4 nhóm sau:
Nhóm cung cấp cacbonhydrat bao gồm: gạo, bột lúa mì, ngô, kê, khoai lang… cung cấp
nhiệt năng hoạt động cho cơ thể, đây là thực phẩm chính của con người.
Nhóm cung cấp protein gồm có các loại thịt động vật, đây là thành phần dinh dưỡng rất cần
thiết cho việc hình thành chất sống; hơn nữa, trong thịt nạc còn chứa nhiều nguyên tố vi
lượng như kẽm, sắt là thành phần quan trọng tổng hợp nên protein của hồng cầu của bé.
Bên cạnh đó, bản thân thai phụ cũng nên dự trữ sắt để chuẩn bị cho việc xuất huyết khi
sinh. Kẽm cũng là nguyên tố vi lượng quan trọng để thúc đẩy quá trình phát triển của thai
nhi, nó có liên quan đến quá trình chuyển hóa hoạt động của nhiều loại dung môi trong cơ
thể. Thiếu kẽm dễ tạo hiện tượng giảm trí lực của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do đó thai phụ
nên ăn nhiều thịt heo, cá, thịt bò, thịt gà, thịt vịt, thịt dê…những thực phẩm này đều có các
loại acid amin được hấp thu sử dụng hoàn toàn, có lợi cho thai nhi và người mẹ. Những
thực phẩm từ đậu cũng cung cấp chủ yếu protein thực vật, chúng rất ngon và rẻ, dễ được
cơ thể hấp thu. Vì vậy, protein động vật và thực vật phối hợp với nhau có thể nâng cao hơn
giá trị dinh dưỡng.
Nhóm cung cấp vitamin chủ yếu là rau và trái cây, trong đó trái cây là một thực phẩm rất
giàu vitamin. Trong trái cây có lượng vitamin C lớn, đây là một chất dinh dưỡng không thể
thiếu cho quá trình chuyển hóa và sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể. Vitamin
C không những tham gia vào phản ứng tái tạo oxy hóa bên trong cơ thể mà còn có lợi cho
quá trình hấp thu sắt và nâng cao khả năng kháng bệnh của cơ thể người. Mỗi ngày, thai
phụ nên ăn ít nhất 200g trái cây.
Tóm lại, bữa ăn của thai phụ nên bao gồm cả bốn loại thực phẩm trên, điều này vừa có thể
làm cho bữa ăn đa dạng, vừa đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân bằng cho cả mẹ và con.
Trong thai kỳ, lượng thức ăn cơ bản mỗi ngày của thai phụ là: 500g thực phẩm chính (gạo
hoặc bột mì), một quả trứng gà, 100g thịt cá hoặc gan; 100g đậu hoặc chế phẩm từ đậu;
500g sữa bò, 500g rau cải xanh, 250g rau khác; trái cây với lượng thích hợp…
Bà bầu nên ăn gì trong ba tháng đầu của thai kỳ?
Ba tháng đầu tiên của thời kỳ mang thai là thời kỳ quan trọng nhất, dễ xảy ra các
tai biến nhất vì đây là giai đoạn thai nhi đang dần dần hình thành trong cơ thể mẹ,
cơ thể mẹ cũng đang có những thay đổi để phù hợp với thai kỳ, trong khi đó bản
thân người mẹ cũng chưa có nhiều kinh nghiệm trong chăm sóc thai kỳ của mình,
đặc biệt là ở những người mẹ lần đầu tiên mang thai. Vậy, trong ba tháng đầu bạn
nên có những chú ý gì trong ăn uống, những thực phẩm nào tốt cho bạn và bé yêu
của bạn trong thời gian này?
Nhìn chung, phụ nữ mang thai cần ăn nhiều thức ăn có chứa protein, khoáng chất, vitamin
phong phú như: thịt nạc, sữa, trứng gà, cá, tôm, rong biển, những loại rau xanh, hoa quả
tươi…
Ba tháng đầu mang thai, do thai nhi phát triển chậm (mỗi ngày tăng khoảng 1g), nên phụ
nữ mang thai cần phải bổ sung dinh dưỡng đặc biệt. Nếu không có hiện tượng “nghén” thì
mỗi ngày ăn 3 bữa, bổ sung thêm một chút thức ăn có giá trị dinh dưỡng là được. Tuy
nhiên, bạn vẫn cần phải bổ sung các chất quan trọng trong thời gian mang thai như axit
folic, chất sắt… và đừng quên bổ sung nước thường xuyên.
Trường hợp bị ốm nghén được chia thành nhiều mức độ khác nhau, trong đó thường có hai
mức khác nhau:
Nghén bình thường: Có cảm giác buồn nôn và nôn, nhưng những lúc khác vẫn ăn được.
Khi ăn được thì bạn chú ý ăn uống đầy đủ dinh dưỡng cần thiết.
Nghén quá mức: Nôn ói liên tục mà không ăn, uống được dẫn đến tình trạng thiếu nước,
thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng. Tình trạng nghén quá mức này còn gọi là "chết đói” do
thai kỳ, đe dọa tính mạng của người mẹ và thai nhi.
Nếu hay bị buồn nôn vào sáng sớm thì khi thức giấc, bạn đừng vội trở dậy ngay mà hãy
nằm yên trên giường và ăn nhẹ. Lúc này, nên ăn một ít bánh ngọt, đặc biệt là loại bánh có
vị gừng. Sau khi ăn 10 phút mới rời khỏi giường. Một số loại thức ăn có tác dụng chống
nôn ói là hoa hồi, cau, cà rốt, sơn trà, chanh... Có thể ăn vặt các loại quả khô như: đậu
phộng, hạt dưa, trám, ô mai... Trong suốt thai kỳ, tránh các xung đột hay những tình huống
gây ức chế thần kinh khác.
Thai phụ cũng cần chú ý:
- Thay đổi cách nấu nướng cho dễ ăn hơn, tránh ăn các loại thức ăn có mùi khó chịu.
- Đừng để quá đói hoặc ăn quá no.
- Ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi lần một ít.
- Khi ăn cơm, không nên ăn canh, hoặc chỉ dùng ở mức tối thiểu.
- Không ăn quá nhiều đồ mỡ hoặc gia vị.
- Tránh thực phẩm gây kích thích dạ dày và đường ruột.
Nên ăn gì?
Nên ăn các chất có giá trị dinh dưỡng cao như: thịt heo nạc, trứng, sữa, gia cầm, hải sản,
nghêu, sò; các loại rau trái giàu vitamin, dễ tiêu hóa như cà chua, cải trắng, cam, dứa...
Dinh dưỡng cho thai phụ tháng thứ 4
mangthai.vn Kể từ giai đoạn này trở đi, khi ăn uống người mẹ cần chú ý: không cần
ăn uống quá nhiều, nhưng dinh dưỡng phải cân bằng như: protein, hydratcacbon,
chất béo, chất vô cơ, vitamin, chất xơ…
Ở tháng thứ 4, thai nhi đã phát triển đầy đủ các bộ phận trên cơ thế và thông qua hình ảnh
siêu âm, chúng ta có thể xác định được giới tính và đo được nhịp tim của bé.
Kể từ giai đoạn này trở đi, khi ăn uống người mẹ cần chú ý: không cần ăn uống quá nhiều,
nhưng dinh dưỡng phải cân bằng như: protein, hydratcacbon, chất béo, chất vô cơ, vitamin,
chất xơ…
Thực đơn dinh dưỡng
Để phát triển bộ xương của thai nhi, thai phụ cần ăn nhiều trứng gà, cà rốt, rau chân vịt,
rong biển, sữa bò…
Dưới đây là một số thực đơn dinh dưỡng, các bà bầu có thể tham khảo và chọn dùng:
Tôm tươi xào rau hẹ
Nguyên liệu:
Rau hẹ: 250g
Tôm tươi: 150g
Muối ăn: 3g
Dầu ăn lượng vừa đủ.
Cách chế biến:
Rau hẹ rửa sạch, cắt dài 3cm.
Tôm tươi bóc vỏ, rửa sạch.
Hành cắt khúc, gừng thái lát.
Cho dầu lên bếp, đun nóng, cho hành vào phi thơm. Sau đó, cho tôm và rau hẹ vào, liên tục
đảo đều, nêm gia vị cho vừa. Đến khi tôm chín, cho ra đĩa.
Đặc điểm món ăn: Thơm ngon, bổ huyết, dưỡng khí.
Cháo sò biển
Nguyên liệu:
Thịt sò biển tươi: 100g
Gạo nếp: 120g
Thịt ba chỉ: 50g
Rượu gia vị: 10ml
Hành, tỏi đập dập: 25g
Bột hồ tiêu: 1,5g
Muối tinh: 11g
Mỡ lợn chín: 2,5g
Cách chế biến:
Gạo nếp vo, đãi sạch, thịt lợn thái sợi nhỏ, thịt sò biển rửa sạch.
Đổ gạo nếp vào nồi, đợi cháo chín nở ra thì cho thịt lợn, thịt sò biển, muối, rượu, mỡ lợn
vào nấu cùng thành cháo. Sau đó, cho tỏi, bột hồ tiêu vào là được.
Đặc điểm: Món ăn tuơi ngon, giàu dinh dưỡng, đặc biệt tốt với người thiếu vitaminD.
Rau chân vịt, đậu phụ rán
Nguyên liệu:
Rau chân vịt: 500g
Đậu phụ: 3 bìa
Dầu thực vật, xì dầu, đường, muối gia vị lượng vừa đủ.
Cách chế biến: Chảo nóng đổ dầu vào, đợi dầu nóng già, cho đậu phụ vào rán vàng. Rau
xào chín, cho lẫn vào cùng với đậu đã rán, nêm gia vị và để 1-2 phút là được.
Đặc điểm: Thơm ngon, giàu vitamin.
Bà bầu nên ăn phong phú các loại thức ăn, giúp cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và
bé.
Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng cuối thai kỳ
Ba tháng cuối của thai kỳ, tốc độ phát triển của thai nhi vô cùng nhanh chóng, vì thế
đòi hỏi bà bầu cần phải cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể để thai
nhi tăng trưởng và phát triển tốt trong giai đoạn này.
Ở giai đoạn này, chất dinh dưỡng không chỉ cung cấp cho sự phát triển của thai nhi, mà còn
cần dự trữ lại một phần trong cơ thể người mẹ để chuẩn bị cho những việc như: mất máu
khi sinh, tiêu hao thể lực, cho con bú... Do vậy, ba tháng cuối này, thai phụ cần quan tâm
nhiều đến việc bổ sung những thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao như các loại sữa, thịt nạc,
các loại cá...
Để tăng cường hàm lượng khoáng chất và các vitamin cho cơ thể, phụ nữ mang thai cần ăn
nhiều tôm, cua, rong biển, các sản phẩm chế biến từ đậu, xương sườn, gan lợn, các loại rau
có màu vàng, xanh và hoa quả.
Nước: Không nói thì ai cũng biết, nước cần thiết như thế nào đối với sức khỏe của con
người. Uống thật nhiều nước khi mang thai sẽ giúp bạn có đủ lượng nước ối cần thiết, làm
giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, không bị táo bón và cơ thể luôn giữ được nước.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, uống nhiều nước có thể ngăn chặn chứng co thắt tử cung sớm
khi đẻ. Bởi vì, việc mất nước và nắng nóng sẽ khiến các hóc-môn kích thích cơn co thắt.
Chúng ta nên uống từ 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày – uống thành những ngụm nhỏ, chứ
không nên uống một cốc to một lúc, gây áp lực lên thận của bạn.
Những lưu ý khi bổ sung dinh dưỡng trong giai đoạn này
Bạn nên hạn chế hấp thu những thức ăn nhiều mỡ, các loại bột để tránh gây khó khăn cho
việc sinh nở. Trong suốt quá trình mang thai, không nên ăn thức ăn quá mặn như: cá muối
khô, dưa muối... Khi mắc bệnh huyết áp cao, hoặc phù thũng thì nên hạn chế ăn muối. Để
hạn chế muối và xì dầu khi nấu ăn, bạn không nên cho muối và xì dầu và lúc ăn có thể rắc
lên một chút, như vậy vừa có vị mặn lại đảm bảo lượng muối và xì dầu vừa phải. Cũng có
thể ăn một số thức ăn có vị chua, hoặc vị ngọt để thay thế cho thức ăn có vị mặn.
Bạn nên chia các bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để không gây áp chế cho thành bụng và dạ
dày của mình trong thời gian này, đồng thời giúp cho việc hấp thu dinh dưỡng được tốt
hơn.
Trong giai đoạn này, bạn cần đặc biệt chú ý đến vệ sinh an toàn thực phẩm để tránh bị ngộ
độc thức ăn, tránh các bệnh tiêu hóa ảnh hưởng đến thai kỳ, thai nhi và quá trình sinh nở
của bạn
Những thức ăn nên và không nên sử dụng khi mang bầu
Khi mang thai, nhu cầu dinh dưỡng của thai phụ có nhiều thay đổi, thai phụ không
chỉ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho bản thân mà còn phải đáp ứng dinh dưỡng cho
sự phát triển của thai nhi. Lúc này, có nhiều món ăn rất có lợi cho sự phát triển của
thai nhi và sức khỏe của bạn, nhưng cũng có những món ăn không thuận lợi cho sự
phát triển của thai nhi.
1. Gia vị
Không nên: Mùi tạt muối, hành đóng lon, gia vị cho vào canh đóng gói…
Nên: Bột chua, đồ khai vị, gia vị, mùi tạt không muối.
2. Sản phẩm chế biến từ sữa
Không nên: Sữa tinh luyện, pho mát lên men, bơ mặn
Nên: Sữa bò tươi, sữa chua, pho mát tơi, bơ tươi.
3. Rau, hoa quả
Không nên: Những loại rau và hoa quả đóng hộp, dưa chuột muối, dưa muối, nước ép hoa
quả đóng lon.
Nên: Rau nấu chín, hoa quả tươi, nước sinh tố tươi.
4. Thịt, trứng,cá
Không nên: Các loại thịt và cá đóng lon hoặc sấy khô, trứng muối, các loại thịt và dăm
bông hun khói, bột trứng đã qua chế biến, các loại động vật vỏ cứng, nhuyễn thể.
Nên: Thịt tươi hoặc thịt ướp lạnh nhanh, trứng tươi, cá tươi hoặc cá ướp lạnh nhanh.
5. Thực phẩm bột
Không nên: Bánh mì, bánh bích quy, bánh bột mì, các sản phẩm bánh ngọt và lạc mặn.
Nên: Món ăn tự chế biến từ bột mì, cơm và những sản phẩm không chứa men tiêu hóa.
6. Đồ ngọt
Không nên: Đồ ngọt đóng hộp, nước hoa quả đóng lon, kẹo, bánh, những sản phẩm ngọt.
Nên: Mật ong, đường ăn nước sinh tố tự xay không cho muối.
7. Dầu mỡ
Không nên: Bơ nhân tạo, thịt mỡ
Nên: Dầu ăn, bơ.
8. Đồ uống
Không nên: Nước ngọt có ga, men hóa học.