Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Sai lầm ''''ngớ ngẩn'''' của mẹ khiến con hư pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.82 KB, 5 trang )







Sai lầm 'ngớ ngẩn' của mẹ khiến con hư


2 nhóc nhà tôi luôn ngoan cố, cãi bướng. Tất cả là do tôi đã dạy con sai
phương pháp.
Mỗi đứa trẻ là một kỳ quan duy nhất. Chúng có trí tuệ, cá tính và những cảm xúc
riêng Do đó, cha mẹ không thể chỉ dùng một vài phương pháp dạy bảo giống hệt
nhau cho tất cả bọn trẻ hay cho rằng phương pháp đã được áp dụng tốt với một đứa
trẻ thì cũng sẽ hiệu quả với anh chị em của đứa trẻ đó.
Làm mẹ của 2 đứa con trai (5 tuổi và 4 tuổi), tôi thường xuyên phát điên lên và
phải la hét với những trò nghịch của chúng. Đôi khi tôi tự hỏi: "Mình đã làm gì sai
mà con không chịu nghe lời?" Mụ mị đầu óc, cáu bẳn và mất kiểm soát là trạng
thái đen tối mà tôi thường xuyên gặp.
Chồng tôi đăng ký cho tôi tham gia một khóa học dạy con để lấy lại cân bằng. Thú
thực là mới đầu, tôi không hứng thú lắm nhưng vì tiếc tiền học phí nên cuối cùng
tôi vẫn học hành chăm chỉ. Quả thực, khi được cùng gặp gỡ và trao đổi với các mẹ
cùng cảnh ngộ, tôi đã 'vỡ' ra nhiều điều. Tôi hiểu vì sao 2 nhóc tì tuổi mẫu giáo nhà
tôi luôn ngoan cố, cãi bướng và không bao giờ chịu nghe lời. Tất cả là do tôi đã sai
trong phương pháp giáo dục con - lỗi sai mà chính bản thân tôi vô tình không hay
biết trong một thời gian rất dài.
Dưới đây tôi xin 'liệt kê' lại những sai lầm cơ bản khi dạy con của cha mẹ khiến trẻ
hư.

Hóa ra con tôi ương bướng, không nghe lời là do tôi đã sai trong phương pháp
dạy. (Ảnh minh họa).


1. Những lời đe dọa vô nghĩa
Khi con đánh, cãi nhau tôi cũng như không ít phụ huynh khác thường nghiêm
mặt, dọa nạt "Hãy thôi đi, nếu không mẹ sẽ đánh đòn cả hai đấy!" nhưng nói xong
để đó và chẳng có hình phạt nào được thực hiện.
Nói những câu mà bạn không chủ ý hoặc những lời đe dọa chỉ dùng để dọa nạt trẻ
chứ không bao giờ thực hiện là sai lầm hết sức 'ngớ ngẩn'. Hành động này sẽ không
thể ngăn lại những trò quậy phá của trẻ.
2. Thuyết giảng
Khi con làm sai, bạn đừng nói một tràng về lỗi lầm của con cũng như các giá trị mà
con cần đạt đến. Chẳng hạn, khi con không làm bài tập về nhà, bạn lên giọng
thuyết giảng về các giá trị của giáo dục. Con bạn sẽ không hiểu mục đích cha mẹ
nói nhiều vậy để làm gì, và rất dễ nổi cáu. Bạn nên nói chuyện với con theo cách
gần gũi, nhẹ nhàng.
3. Nói phóng đại
Không thực hiện đúng như lời nói. Đây chính là ví dụ hoàn hảo nhất về việc dạy
cho những đứa trẻ không tin vào bạn và không nghe những gì bạn nói. Bởi vì chính
những hành động của bạn đã chứng minh rằng bạn không thực hiện những lời nói
của mình.
Ví dụ: Khi con hư, mẹ phạt con ở trong phòng 2h đồng hồ. Nhưng 1h sau, mẹ đã tự
'phá luật', cho phép con ra ngoài và không quên đe dọa:"Lần sau mẹ sẽ phạt con ở
trong phòng 5h đồng hồ" - đây là câu nói vuốt đuôi hoàn toàn vô nghĩa.
4. Nói không thành có, có thành không
- "Không! Con không được ăn bánh trước bữa ăn chính"
- "Hu hu"
- "Thôi được, hãy nín đi và con sẽ được ăn một, hai chiếc bánh".
2 con tôi không chịu nghe lời và thiếu niềm tin vào những lời tôi nói một phần vì
tôi đã 'nói một đằng, làm một nẻo'. Tôi luôn nghiêm khắc và không muốn con ăn
bánh kẹo trước giờ ăn, bởi tôi e ngại các con sẽ đầy bụng và chán ăn. Nhưng chỉ
cần một đứa nhăn mặt, khóc lóc, mè nheo là tôi lại mềm lòng và sẵn sàng 'thương
lượng'. Kết quả, tôi thất bại trong việc uốn con ngoan.

5. Phản ứng không đồng nhất
Cùng một hành vi của con nhưng bạn lại thể hiện hai thái độ khác nhau với hai
cách xử lý khác nhau khiến con cảm thấy khó hiểu và không tâm phục khẩu phục.
Nếu có một lần bạn cười khi con nói bậy, lần khác bạn lại mắng và áp dụng hình
thức kỉ luật, con sẽ không hiểu được thế nào là đúng. Tốt nhất bạn nên đặt ra các
quy tắc và cùng con thực hiện nghiêm chỉnh các quy tắc đó.


×