Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

BÁO CÁO CASE STUDY QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ NGHI LỪA ĐẢO” 100 CONTAINER HẠT ĐIỀU VÀ BÀI HỌC CHO CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.55 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
-------***-------

BÁO CÁO CASE STUDY
Học phần: Quan hệ kinh tế quốc tế
Lớp tín chỉ: KTE306.3
CHỦ ĐỀ: VỤ “NGHI LỪA ĐẢO” 100 CONTAINER HẠT ĐIỀU VÀ BÀI HỌC
CHO CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU VIỆT NAM
Nhóm thực hiện: Nhóm 15

1


MỤC LỤC

2


3


TĨM TẮT
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế và tồn cầu hóa phát triển ngày càng sâu rộng
như hiện nay, các giao dịch thương mại quốc tế diễn ra ngày càng nhiều, kéo theo đó
sự xuất hiện của những tổ chức, cá nhân không minh bạch, gây ra những vụ lừa đảo
gây tổn thất lên đến hàng tỷ đồng, điển hình nhất là vụ “nghi lừa đảo” lớn nhất trong
lịch sử ngành điều Việt Nam giữa 5 doanh nghiệp xuất khẩu điều Việt Nam và khách
hàng tại Italia. Nhận thức được vấn đề trên, nhóm quyết định kể câu chuyện về “ Vụ
"nghi lừa đảo" 100 container hạt điều” để tìm hiểu sâu xa hơn về vụ việc và những
cách khắc phục hậu quả từ nó. Đồng thời thơng qua case study này, bằng các nghiên


cứu đi trước và những tải liệu thứ cấp mà nhóm 15 tham khảo được trên các nên tảng
thơng tin trực tuyến, nhóm hy vọng có thể chỉ ra nguyên nhân sâu xa của vụ việc này
và đưa ra được bài học chung nhất cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.
Từ khóa: 100 container hạt điều, nguyên nhân, thanh toán quốc tế.
CASE STUDY
Đầu năm 2022, 5 doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều tại Việt Nam ký hợp đồng xuất
khẩu 100 container hạt điều sang Italia với giá trị khoảng 200.000 USD/container
(tổng giá trị 20 triệu USD – khoảng 1000 tỷ VNĐ) thông qua môi giới của Công ty
TNHH MTV Kim Hạnh Việt qua phương thức thanh tốn D/P.
Để thực hiện giao dịch, cơng ty Kim Hạnh Việt đã ủy quyền cho một ngân hàng ở
Việt Nam, đại diện bên bán làm thủ tục thu hộ, gửi bộ chứng từ gốc sang ngân hàng
đại diện bên mua tại Italia thông qua công ty chuyển phát nhanh quốc tế DHL. Tuy
nhiên khi đến nơi, bên trong kiện hàng toàn bộ là bản chứng từ photo – khơng có giá
trị pháp lý khi giao dịch thay vì bản gốc.
Trước các dấu hiệu trên, một số doanh nghiệp đã đề nghị ngân hàng ngay lập tức
ngăn chặn thu hồi chứng từ để dừng vận chuyển container. Tổng cộng trong số 100
container ký xuất, doanh nghiệp và ngân hàng mất kiểm soát 36 chiếc tương đương
hơn 160 tỷ đồng. Rất nhanh sau đó, nhiều cơ quan chính phủ như Bộ Ngoại giao, Bộ
Công thương, Bộ Nông nghiệp, … đã vào cuộc và xây dựng các phương án bảo vệ
4


doanh nghiệp. Đặc biệt trong số đó, Bộ Cơng an đã làm việc với Interpol – Cảnh sát
điều tra quốc tế để nhận được sự hỗ trợ.
Tính đến thời điểm ngày 17/3, cảnh sát tại phía Italy đã ra lệnh tạm dừng không
giao 16 container hạt điều của Việt Nam, cịn 20 chiếc mất kiểm sốt bộ chứng từ
(khoảng 86 tỷ đồng). Theo một vài thơng tin hiện nay, có người tự nhận là bên mua sở
hữu trong tay bộ chứng từ gốc và thuê luật sư đồng thời liên hệ với tòa án tại Italy để
đòi trả hàng.
Trải qua nỗ lực không ngừng nghỉ của các bên liên quan, đến ngày 30/5, toàn bộ 36

container hạt điều bị mất chứng từ đã được giải phóng, dẫn đến một kết thúc có hậu
cho vụ việc. Các doanh nghiệp Việt Nam đã thốt khỏi rủi ro lớn nhất là mất tồn bộ
hàng trong một khoảng thời gian ngắn, giảm thiểu được tối đa những thiệt hại về mặt
kinh tế.
CÂU HỎI THẢO LUẬN
Câu 1: Kẻ gian đã lợi dụng khâu nào trong q trình xuất khẩu?
Một số phương thức thanh tốn quốc tế phổ biến nhất hiện nay là:
1. Thứ nhất, điện chuyển tiền (T/T - Telegraphic Transfer): Ngân hàng sẽ chuyển một

số tiền cho bên xuất khẩu bằng phương tiện chuyển tiền điện Swift/telex dựa trên chỉ
định của bên nhập khẩu.
2. Thứ hai, nhờ thu (D/P - Documents against payment): Giao tiền thì giao chứng từ,

tức là nhà xuất khẩu chỉ định ngân hàng xuất trình chỉ giao các chứng từ cho nhà nhập
khẩu nếu nhà nhập khẩu thanh toán đầy đủ hóa đơn hoặc hối phiếu kèm theo.
3. Thứ ba, thư tín dụng (L/C - Letter of Credit). Nói dễ hiểu, L/C là thư cam kết của

ngân hàng về việc trả tiền người bán. Khi ngân hàng nhận được bộ chứng từ do người
bán gửi đến và kiểm tra bộ chứng từ đó phù hợp với quy định trong L/C thì ngân hàng
sẽ trả tiền.
Trong vụ việc trên, các doanh nghiệp xuất khẩu đã lựa chọn phương thức thanh
toán D/P tức trả tiền – giao chứng từ (gần giống với phương thức giao hàng COD nội
địa).


Quy trình thanh tốn D/P cụ thể & lỗ hổng trong khâu thanh toán:

5



Theo nguyên tắc mà 5 doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều Việt Nam áp dụng ở
thương vụ này, chỉ khi giao tiền ngay cho ngân hàng phía nhập khẩu (để chuyển giao
cho các ngân hàng Việt Nam chi trả cho nhà xuất khẩu), khách hàng mới được giao
chứng từ gốc để đi nhận hàng từ hãng vận chuyển.
Tuy vậy, các ngân hàng Việt Nam chưa hề nhận được tiền chuyển. Cịn ngân
hàng tại Thổ Nhĩ Kỳ thì thơng báo rằng, người mua không phải khách hàng của họ và
đã trả lại bộ chứng từ, nhưng không ghi rõ trả theo hình thức nào, khơng cung cấp số
vận đơn cho ngân hàng Việt Nam. Trong khi đó, ngân hàng tại Italia thì thơng báo cho
ngân hàng Việt Nam rằng, họ đã nhận được bộ chứng từ, nhưng là các bản sao, không
phải bản gốc.
Như vậy, bộ chứng từ gốc đã lọt vào tay kẻ lạ. Vinacas (Hiệp hội Điều Việt Nam)
cho rằng, tổ chức lừa đảo này hết sức tinh vi, hiểu rất rõ các doanh nghiệp điều ở Việt
Nam và đã nghiên cứu kỹ đường đi, nước bước giao nhận vận chuyển hàng hóa, chứng
từ. Dấu hiệu thể hiện điều này:
Đầu tiên, mức giá hợp đồng không quá cao, nhưng thời điểm giao hàng là từ
tháng 2/2022, tức là thời điểm sau Tết Nguyên đán ở nước ta, giao dịch rất hạn chế.
Như vậy, người mua đã đánh đúng tâm lý muốn bán được hàng trong lúc này.
Tiếp đến, kẻ lừa đảo rải ra mua hàng của nhiều doanh nghiệp và nhiều đợt,
chứ không tập trung vào một đơn vị, một khối lượng nhất định. Kẻ lừa đảo còn chuẩn
bị rất kỹ về thông tin, bởi khi tra cứu về người mua và cả hệ thống ngân hàng tại Italia,
thì đều có thơng tin chính xác trên các website. Bên cạnh đó, địa điểm giao hàng đều là
các cảng nằm xa trung tâm…
Mấu chốt vụ án là con đường đi tới tay kẻ lạ của bộ chứng từ gốc - hồ sơ quyết
định “sống cịn” trong thanh tốn D/P. Ở vụ việc này, đường đi của bộ chứng từ gốc
bắt đầu từ doanh nghiệp, chuyển tới các ngân hàng Việt Nam, rồi ngân hàng chuyển
cho hãng vận chuyển DHL để giao tới các ngân hàng bên Italia do nhà nhập khẩu cung
cấp.
Có hàng loạt nghi vấn đã được đặt ra. Nghi vấn đầu tiên, doanh nghiệp Việt
Nam cố tình gửi chứng từ photocopy để mưu toan khác. Nhưng nghi vấn này rất
thiếu cơ sở, bởi tiền chưa nhận, nhưng hàng hóa trị giá hàng trăm tỷ đồng của doanh

nghiệp đã lên đường trước, nếu lừa gạt, thì doanh nghiệp Việt khơng chỉ khơng nhận
được tiền hàng, mà cịn vơ cùng tốn kém chi phí cho ngân hàng ủy thác, cho hãng vận
6


chuyển và những rủi ro cho hàng hóa trên biển, trong khi việc khiếu kiện quốc tế ngày
càng khó khăn.
Nghi vấn khác thì cho rằng, chứng từ gốc bị đánh tráo ở khâu vận chuyển từ
các ngân hàng Việt Nam tới hãng vận chuyển DHL, hoặc từ hãng này tới các ngân
hàng bên Italia. DHL là hãng vận chuyển hàng hóa và cung cấp các giải pháp về
logistics quốc tế uy tín, lâu năm, nên cũng khơng dễ gì để cá nhân trong hệ thống đại
lý liên kết với tội phạm quốc tế.
Một số doanh nghiệp đặt nghi ngờ, Công ty Kim Hạnh Việt (đơn vị mơi giới)
chủ trì phi vụ này, nhưng Kim Hạnh Việt lại không phải đơn vị vận chuyển giao nhận
chứng từ gốc. Để lấy được bộ chứng từ này giao cho phía kẻ lừa đảo để lấy hàng, thì
Cơng ty Kim Hạnh Việt phải xây dựng được “dây chuyền” không chỉ ở Italia, mà cả
trong hệ thống vận chuyển.
Nói tóm lại, mặc dù có rất nhiều giả thuyết khác nhau đã được đưa ra nhưng đều
hướng đến một kết luận rằng “kẻ gian” đã khai thác lỗ hổng tại khâu thanh toán để tiến
hành hành vi “lừa đảo” của mình. Bởi lẽ, với hình thức D/P, họ chỉ cần nắm trong tay
bộ chứng từ gốc là có thể lấy hàng, bất kể đã thanh tốn hay chưa.


Như vậy, vì sao doanh nghiệp lại chọn phương thức thanh tốn D/P mà
khơng phải L/C hay T/T trong khi D/P tồn tại rủi ro như vậy?
Theo các chuyên gia, phương thức thanh tốn nào cũng có rủi ro. Điều quan

trọng là phải biết cách "chọn mặt gửi vàng" và khơng bị lóa mắt bởi lời hứa hấp dẫn.
Cụ thể, với phương thức D/P này, khả năng rủi ro của người bán sẽ thấp hơn vì nếu
người mua khơng trả tiền thì sẽ khơng thể lấy được hàng. Trong trường hợp đó, người

bán khơng mất hàng, nhưng sẽ mất chi phí để đưa hàng quay trở về hoặc tìm khách
hàng khác để bán lại lơ hàng đó.
Hình thức thanh toán D/P phổ biến nhất hiện nay là đặt cọc trước, ví dụ 10% trị
giá hợp đồng hoặc trị giá lô hàng. Khi hàng quá cảnh mà khách hàng không đi nhận bộ
chứng từ và khơng nhận hàng thì bị mất cọc, nhưng cách này cũng có rủi ro có thể
người mua họ không nhận hàng do giá cả thị trường giảm hơn 10%. D/P có lợi thế là
thủ tục đơn giản và quan trọng là khơng mất phí nên hiện nay có đến 80% - 90%
doanh nghiệp xuất khẩu nhân điều chọn D/P.
Giải thích chi tiết hơn, hàng nơng sản giá trị thấp, mỗi lơ hàng có trị giá vài trăm
nghìn USD. Người mua thì khơng mua nhiều một lúc, mà họ mua gối đầu, từng lô nhỏ.
7


Trong trường hợp lơ hàng nào cũng mở L/C thì mỗi tháng doanh nghiệp có thể phải
mở đến vài chục L/C. Trong khi, mở L/C thì phải ký quỹ ngân hàng theo một tỷ lệ nào
đó. Như vậy, người mua sẽ bị đọng vốn ở ngân hàng trong suốt thời gian chờ nhận
hàng lên đến cả tháng trời. Và không người mua nào muốn như thế cả. Nếu doanh
nghiệp xuất khẩu khăng khăng địi L/C thì người mua sẽ đi tìm người đối tác khác.
Bản chất D/P hay L/C đều nhờ thu qua ngân hàng. Trong trường hợp đối tác đã
muốn lừa đảo thì có thể diễn ra với bất kỳ hình thức thanh tốn nào.
Câu 2: Những ngun nhân chính khiến cho các doanh nghiệp rơi vào "bẫy lừa
đảo" như trên là gì?
Mặc dù phương thức thanh tốn D/P tồn tại rất nhiều rủi ro và trên thực tế, tổ
chức tại Italia cũng đã khai thác khâu thanh toán này để thực hiện hành vi “lừa đảo”
của mình, nhưng như đã giải thích ở trên và cũng theo nhiều chun gia, đây lại khơng
được coi là ngun nhân chính khiến các doanh nghiệp xuất khẩu điều lâm vào tình
cảnh trên. Cụ thể, theo ông Ngô Khắc Lễ (thuộc VIAC - Trung tâm Trọng tài Quốc tế
Việt Nam), D/P là điều kiện thanh toán rất phổ biến trên thế giới, được áp dụng bởi cả
các doanh nghiệp đến từ các thị trường lớn như Châu Âu hay Mỹ. “Không thể nói vì
phương thức D/P mà dẫn đến rủi ro” - ông nhấn mạnh.

Như vậy, nguyên nhân chính dẫn đến vụ việc có thể được chia thành 2 nhóm
như sau:
a. Nguyên nhân chủ quan: doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam tin tưởng môi giới và

bị động, phụ thuộc vào môi giới trong q trình giao dịch, biết q ít thơng tin về bên
mua.
Quá trình liên lạc/giao dịch trong vụ việc có thể được tóm tắt qua sơ đồ như
sau:
Bên bán (đặt vấn đề) → Mơi giới (tìm kiếm đối tác) → Bên mua


Giữa môi giới và bên bán:
Trên thực tế, các doanh nghiệp xuất khẩu điều của Việt Nam đã từng làm việc

thành công với công ty môi giới Kim Hạnh Việt nhiều lần trước đó. Vậy nên các doanh
nghiệp này hoàn toàn tin tưởng vào Kim Hạnh Việt, đều ký hợp đồng mua bán qua
mơi giới mà khơng tìm hiểu, liên hệ trực tiếp hay gặp mặt trực tiếp với bên mua. “Mấu
chốt của sự việc không phải do doanh nghiệp Việt Nam yếu kém về nghiệp vụ, đó là
doanh nghiệp Việt Nam quá thật thà, tin người môi giới” và “Khơng tự mình xác minh
8


đối tác trước khi ký kết hợp đồng.” - ông Nguyễn Đức Thanh, Tham tán thương mại
Việt Nam tại Italia cho biết. Thay vì chủ động kiểm tra thơng tin, chỉ đến khi rủi ro đã
xảy ra, các doanh nghiệp này mới tìm đến sự hỗ trợ của thương vụ tại nước sở tại.


Giữa môi giới và bên mua:
Theo giải trình của đại diện Cơng ty Kim Hạnh Việt (đơn vị môi giới) cho


doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu 100 container hạt điều đi Italia thì có 36 container
bị mất bộ chứng từ gốc có khả năng bị lừa đảo. Đặc biệt, trong quá trình làm việc với
Thương vụ, đại diện Công ty Kim Hạnh Việt cũng khẳng định “không biết công ty
mua hàng mà chỉ làm việc qua một người mơi giới khác tại Italia”.
Nói cách khác, bản thân công ty môi giới Kim Hạnh Việt cũng không thật sự
hiểu rõ bên mua hàng là ai, khơng có thơng tin về người mua mà làm việc thông qua
tầng trung gian khác. Độ uy tín, minh bạch của bên mua chưa được công ty này kiểm
chứng và xác nhận rõ ràng. Sau khi mơi giới xong thì cơng ty Kim Hạnh Việt đẩy hết
quy trình cho doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp cũng không hiểu về bên mua và bị
động trong việc kiểm sốt tình hình.
Tóm lại, việc bị động, phụ thuộc vào bên trung gian mơi giới trong quy trình
làm việc với bên mua cũng như năng lực phòng tránh rủi ro còn hạn chế là
những nguyên nhân chủ quan chính khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam rơi vào
bẫy lừa đảo.
b. Nguyên nhân khách quan: Hệ thống thanh toán quốc tế (1) cịn tồn tại lỗ hổng

trong thanh tốn và (2) chưa có cơ chế bảo vệ lợi ích khách hàng (là các doanh
nghiệp) khi xảy ra sự cố.


Chưa có hệ thống ngân hàng chung, cịn tồn tại lỗ hổng trong thanh tốn:
Hiện tại vẫn chưa có hệ thống ngân hàng nào phủ sóng trên tồn thế giới, phần

lớn các giao dịch quốc tế hiện tại phải thông qua hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT.
Với hệ thống này, tiền từ tài khoản này sẽ phải đi qua rất nhiều ngân hàng trung gian
trên nhiều quốc gia khác nhau trước khi đến được đích tại tài khoản khác, đặc biệt là
các giao dịch có sử dụng ngoại tệ, vơ hình chung khiến khả năng xảy ra rủi ro lớn hơn
rất nhiều so với chuyển thẳng trực tiếp trong cùng một hệ thống ngân hàng.
Cụ thể trong trường hợp này, trong quá trình gửi hồ sơ thu hộ từ ngân hàng Việt
Nam tới ngân hàng được bên mua chỉ định tại Ý đã nhiều lần có sự thay đổi về số

SWIFT (mã số định danh ngân hàng - mã riêng của từng ngân hàng được sử dụng
9


trong các giao dịch liên ngân hàng trên toàn cầu), khiến điểm đích đến của bộ chứng từ
bị thay đổi, chuyển sang một ngân hàng khác tại Thổ Nhĩ Kỳ. Sau khi ngân hàng này
nhận được bộ chứng từ thì thông báo người mua không phải khách hàng của họ và đã
trả lại bộ chứng từ, nhưng không ghi rõ trả theo hình thức nào cũng như khơng cung
cấp số vận đơn cho ngân hàng Việt Nam cho dù ngân hàng Việt Nam đã liên hệ rất
nhiều lần
Như vậy, bản thân sự liên kết giữa các ngân hàng trong hệ thống thanh
tốn tồn cầu chưa thực sự chặt chẽ, q trình làm việc giữa các bên vẫn tồn tại
những bất cập nhất định như chậm trễ và thiếu rõ ràng. Cùng với thủ đoạn tinh vi
của người mua, bộ chứng từ gốc bao gồm cả Bill of Lading đã bị đánh tráo và thay vào
đó là các bộ copy hay giấy trắng tại khâu nào đó trong q trình chuyển giao từ chuyển
phát nhanh sang ngân hàng người mua.


Chưa có cơ chế bảo vệ lợi ích khách hàng:
Khi các ngân hàng bên mua nhận ra sự bất thường trong giao dịch (nhận được

bộ chứng từ không phải từ khách hàng, nhận bản sao của Bill of Lading thay vì bản
gốc), các ngân hàng đã không chủ động trong việc phân tích tình hình, thơng báo sự
bất thường và các trường hợp có thể xảy ra cho ngân hàng bên bán mà chỉ đơn thuần
trả lại bộ chứng từ (nhưng cũng rất thiếu trách nhiệm khi khơng ghi rõ hình thức cũng
như số vận đơn). Điều này đã đẩy các doanh nghiệp bên mua và ngân hàng bên mua
vào thế bị động, buộc phải nhờ đến sự hỗ trợ của Vinacas và Đại sứ quán và Thương
vụ Việt Nam tại Italy hỗ trợ doanh nghiệp bằng cách làm việc với các cơ quan có thẩm
quyền và hãng tàu tại Italy để giải quyết vấn đề.
Có thể thấy, các ngân hàng quốc tế chưa có cơ chế, quy trình rõ ràng hỗ trợ

doanh nghiệp khách hàng khi xảy ra sự cố, đẩy khách hàng vào thế bị động cũng như
nguy cơ tổn hại tài sản.
Câu 3: Các đơn vị liên quan đã làm gì để khắc phục hậu quả của vụ việc trên?
a. Phía doanh nghiệp

Ngay khi nhận ra dấu hiệu của việc lừa đảo trong vụ việc 100 container hạt điều
xuất khẩu đi thị trường Italy, một số doanh nghiệp tham gia xuất khẩu đã nhanh chóng
tìm cách dừng vận chuyển hàng. Trước việc xử lý kịp thời, các doanh nghiệp Việt Nam
đã dừng khơng giao bộ chứng từ gốc, địi được một số bộ chứng từ chuyển ngược lại
Việt Nam. Do đó, chỉ cịn khoảng 30 bộ chứng từ của 30 container trong tổng số 100
10


container là bị mất kiểm sốt chứng từ, nhờ đó thiệt hại nếu xảy ra sẽ giảm thiểu một
cách đáng kể.
Doanh nghiệp Việt Nam cũng chủ động thuê văn phòng luật sư Davide
Gallasso, phối hợp với bộ phận Thương vụ Việt Nam tại Italy để xử lý vụ việc. Phía
luật sư đã làm việc với công an, hải quan, các hãng tàu và lấy phán quyết từ tòa án để
hàng khơng được thơng quan dù họ có trong tay bộ giấy tờ gốc, cùng với các ngân
hàng để xem xét ai là người chịu trách nhiệm cho vụ việc này, đồng thời, cố gắng lại
quyền sở hữu hàng hoá cho các doanh nghiệp Việt Nam.
b. Phía cơ quan nhà nước Việt Nam

Vinacas đã tổ chức làm việc với các ngân hàng và các doanh nghiệp phía Việt
Nam. Các ngân hàng đã xác nhận tình trạng trên, thống nhất phối hợp cùng Vinacas và
các doanh nghiệp tìm cách giải quyết. Đại diện của hãng vận chuyển COSCO cũng
tham dự và đã báo cáo về trụ sở chính ở Trung Quốc và đại lý của hãng tại Italia. Hãng
cũng cho biết thêm, về nguyên tắc khi bên mua đem bộ chứng từ chính tới nhận hàng,
họ phải giao, nếu khơng họ có thể đối mặt với kiện tụng của bên mua.
Vinacas đã gửi văn bản đến các hãng vận chuyển liên quan và đề nghị các hãng

vận chuyển áp dụng biện pháp “Khẩn cấp,” tạm thời giữ lại các lô hàng đang nằm tại
cảng và sẽ đến cảng; khơng giải phóng hàng cho người nhận ngay cả trong trường hợp
họ trình vận đơn gốc, chỉ cho phép giải phóng hàng khi nhận được xác nhận từ các
công ty chủ hàng (người bán). Cho đến nay, hãng vận chuyển HMM đã có những phản
hồi tích cực, đồng ý hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu điều của Việt Nam theo đề nghị
trên.
Trên cơ sở thơng tin và tình hình xử lý vụ việc cho tới thời điểm này, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương và Hiệp hội
Điều Việt Nam theo dõi sát vụ việc, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ để hỗ trợ,
tránh thiệt hại cho các doanh nghiệp. Bộ đề xuất Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao
thơng Vận tải làm việc với các hãng tàu vận tải 36 container hàng đang thất lạc hồ sơ
gốc để phối hợp giữ hàng, tạo điều kiện cho bên luật sư xử lý dứt điểm vụ việc, để
doanh nghiệp được lấy lại hàng và tái xuất sang thị trường khác.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng làm việc với các ngân hàng
thương mại (là ngân hàng thực hiện nghiệp vụ nhận tiền cho cơng ty xuất khẩu) rà sốt
lại q trình thực hiện giao dịch với ngân hàng của bên mua hàng để xác định nguyên
11


nhân và hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam xử lý hồ sơ của những lô hàng đang thất lạc hồ
sơ gốc.
Hơn thế nữa, Bộ Cơng an vào cuộc tìm hiểu và xử lý vụ việc, nếu phát hiện có
yếu tố phạm pháp là các tổ chức, cá nhân trong nước thì xử lý theo quy định pháp luật
Việt Nam; là các tổ chức, cá nhân nước ngoài, làm việc với Interpol để xử lý theo quy
định quốc tế.
Về phía Bộ Ngoại giao, ngay sau khi nhận được thông tin từ Vinacas, Bộ Ngoại
giao đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Ý liên hệ với các chủ tàu, trực tiếp đến thành
phố Genova, Napoli để xác minh thông tin; gửi công hàm đến Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế,
Cảnh sát Tài chính và các cơ quan chức năng sở tại đề nghị nhanh chóng điều tra, làm
rõ vụ việc, triển khai các biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng

cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Để tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam có các container bị mất chứng từ
gốc trong vụ việc trên, Thương vụ Việt Nam tại Italy đã có chuyến công tác đến thành
phố cảng La Spezia, miền Bắc Italy, để đề nghị chính quyền cảng, cảnh sát tài chính và
các hãng tàu có đại diện tại La Spezia, hỗ trợ, phối hợp nhằm giúp giảm tổn thất của
các doanh nghiệp Việt Nam xuống mức thấp nhất. Thương vụ Việt Nam tại Italy cũng
phối hợp với luật sư, hỗ trợ kết nối với các doanh nghiệp Việt kiều tại các nước như
Italy, Đức, CH Czech (Séc), Áo, Bỉ, Hungary hỗ trợ tìm kiếm các nhà phân phối uy tín
ở châu Âu.
c. Phía Italy

Đại sứ quán Ý tại Hà Nội đã có thơng báo về vụ việc container hạt điều xuất
khẩu từ Việt Nam sang Ý và các vướng mắc mà một số doanh nghiệp sản xuất hạt điều
Việt Nam đang gặp phải. Theo yêu cầu của Bộ Công Thương, Đại sứ quán đã có buổi
làm việc với các cán bộ của Vụ thị trường Âu Mỹ ngay trong ngày 9/3 để xem xét vụ
việc. Tối ngày 9/3, Đại sứ quán đã gửi công văn tới các cơ quan chức năng Ý, chuyển
văn bản đề nghị của phía Việt Nam về việc tạm dừng giao container tại Ý.
Ngày 10-3, Đại sứ Việt Nam tại Roma đã có buổi làm việc với Bộ Ngoại Giao
Ý. Đồng thời, Tổng Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Napoli kết hợp với Đại sứ quán
Việt Nam tại Roma đã có các cuộc tiếp xúc với các cơ quan chức năng Ý trên tinh thần
hợp tác song phương chân thành. Sau các cuộc tiếp xúc trên, Cảnh sát Kinh tế Ý đã
ngay lập tức tiến hành các biện pháp ngăn chặn đầu tiên, trong khuôn khổ pháp luật
12


cho phép, để phong tỏa các container đã cập cảng: ra quyết định giữ tại cảng 4
container hạt điều được vận chuyển đến cảng Genoa của nước này.
Hiệu quả mang lại
Chỉ sau chưa đầy 3 tháng, với những cố gắng khơng ngừng từ phía doanh
nghiệp, nhà nước Việt Nam và Italia, mới đây vào ngày 30/5, những container hạt điều

còn lại trong số 35 container hàng bị mất kiểm soát chứng từ đã được giải phóng. Tồn
bộ các container bị mắc kẹt đều được bán cho doanh nghiệp khác tại Italia hoặc tái
xuất khẩu sang quốc gia khác. Các doanh nghiệp Việt Nam đã tránh được rủi ro lớn
nhất - là mất tất cả hàng hóa - trong thời gian ngắn nhất, giảm tối đa thiệt hại về kinh
tế.
Câu 4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho doanh nghiệp Việt Nam
Như vậy, sau câu chuyện này, chúng ta có thể rút ra được rất nhiều bài học đắt
giá cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam hiện nay.
Thứ nhất, tìm hiểu kỹ về đối tác
Đây là bài học đầu tiên mà cách doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần hết sức
lưu ý. Việc xác minh thông tin cần được thực hiện một cách đầy đủ, bao trùm lên toàn
bộ các khía cạnh như thơng tin về thị trường, kiểm tra đánh giá về uy tín, khả năng tài
chính và tín dụng của khách hàng, kể cả đối với những doanh nghiệp đã từng hợp tác
trước đó, đặc biệt là các trường hợp làm việc qua kênh trung gian.
Điều này có thể được thực hiện thông qua nhiều phương thức khác nhau như
thông qua những người cùng hiệp hội ngành nghề, chủ động yêu cầu gửi những tài liệu
cần thiết để xác minh hoặc sử dụng các dịch vụ xác thực thơng tin của khách hàng
miễn phí hoặc trả phí tùy vào từng thị trường. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng có thể
tìm đến sự hỗ trợ của đại sứ qn hay thương vụ Việt Nam tại nước sở tại.
Thứ hai, chủ động trong đàm phán, soạn thảo hợp đồng
Các doanh nghiệp Việt Nam nên dành nhiều sự chú ý hơn trong khâu soạn thảo
hợp đồng để có thể nắm vững các điều khoản, nghĩa vụ, trách nhiệm, … của các bên
qua đó giảm thiểu tối đa khả năng xảy ra rủi ro và các tranh chấp khơng đáng có khi
giao dịch. Ngoài ra, việc trao đổi với các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp cũng hết sức
cần thiết. Hiện nay vẫn cịn rất ít doanh nghiệp chủ động th tư vấn do khơng có thói
quen hay lo sợ về chi phí quá lớn, tuy nhiên trên thực tế, so với tổn thất có thể xảy ra
thì chi phí trên khơng đáng kể.
13



Các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần hạn chế chủ quan chấp nhận hình thức
D/P mà thay vào đó, nên ưu tiên đàm phán và sử dụng các biện pháp có độ an tồn cao
hơn ví dụ như LC hay TT. Tuy nhiên, việc lựa chọn và sử dụng phương thức thanh
tốn nào cịn phụ thuộc nhiều vào thế mạnh và khả năng đàm phán của mỗi bên, vậy
nên trong trường hợp buộc phải sử dụng D/P, doanh nghiệp nên yêu cầu được nhận cọc
trước.
Thứ ba, quản trị và giải quyết rủi ro
Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu và rộng hơn với thị trường
thế giới, hoạt động thương mại ngày càng trở nên phổ biến, các nhóm người có hành vi
lừa đảo, gian lận ngày càng chuyên nghiệp và tinh vi. Vậy nên, các doanh nghiệp cần
xây dựng và chú trọng trong công tác quản trị rủi ro nhiều hơn nữa. Một trong những
phương thức có thể áp dụng được là việc kiểm soát các hoạt động trong chuỗi
logistics, thuê tàu và mua bảo hiểm. Vì khi đó, doanh nghiệp có thể chủ động nắm lịch
trình, dễ dàng làm việc với hãng tàu hơn nếu có vấn đề xảy ra.
Trong trường hợp phát sinh sự cố, cần phải có những hành động thật nhanh của
doanh nghiệp, làm việc với các kênh như Hiệp hội ngành hàng trong nước và nước
nhập khẩu, thương vụ và chi nhánh tại nước nhập khẩu, cơ quan ngoại giao, … để có
được sự hỗ trợ và giảm thiểu thiệt hại.
Cuối cùng, quan trọng nhất là chủ động học hỏi, trau dồi kinh nghiệm
Trên thực tế, vụ "nghi lừa đảo" container hạt điều vào đầu năm nay không phải
là trường hợp đầu tiên doanh nghiệp Việt Nam vướng vào việc bị lừa đảo, gian lận
thương mại khi xuất khẩu hàng hoá mặc dù các khuyến cáo vẫn được cơ quan và hiệp
hội liên quan liên tục đưa ra. Điều đáng buồn là trong bối cảnh hoạt động giao thương
quốc tế phức tạp như hiện nay, các thương nhân nước ta thường là bên chịu nhiều thiệt
hại hơn do hiểu biết hạn chế về pháp luật quốc tế, kinh nghiệm xuất khẩu hàng hóa hay
cả năng lực ngơn ngữ. Vậy nên, để có thể tồn tại và hoạt động lâu dài trong nền kinh tế
này, bản thân doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao kiến thức để có thể phịng
tránh những rủi ro trong lâu dài.
KẾT LUẬN
Tóm lại, do sự chủ quan của bản thân các doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều tại

Việt Nam và một số yếu điểm của hệ thống ngân hàng tại thời điểm hiện tại, các doanh
nghiệp này thiếu chút nữa đã rơi vào “bẫy lừa đảo” và phải đối diện với tổn thất tài
14


chính cực lớn. Tuy nhiên, với sự giúp đỡ hết mình từ các cơ quan nhà nước, các bên
liên quan cả ở Việt Nam và các quốc gia khác như Italia, điều này đã không xảy ra.
Qua câu chuyện này, các doanh nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam cần rút ra một số bài
học để có thể tránh gặp trường hợp tương tự trong tương lai.
1/ Tìm hiểu kỹ về đối tác
2/ Chủ động trong đàm phán và soạn thảo hợp đồng hơn
3/ Chú trọng công tác quản trị và giải quyết rủi ro
4/ Liên tục học hỏi và trau dồi kiến thức, kinh nghiệm.

15


NGUỒN THAM KHẢO

1. Ngô Nguyên (2022), Nghi án lừa đảo lớn nhất lịch sử ngành điều Việt Nam:

Chứng từ gốc bất ngờ xuất hiện trong tay.. người lạ, [Online], Available at:
[Accessed 01 June 2022].
2. Thúy Lan (2022), Hình thức thanh toán D/P tiềm ẩn nhiều rủi ro, [Online],

Available at: [Accessed 01 June 2022].
3. Như Quỳnh (2019), DP là gì? Quy trình và rủi ro khi thực hiện thanh toán DP,

[Oneline], Available at: [Accessed 01 June
2022].

4. Mai Phương (2022), Doanh nghiệp điều mất lơ hàng xuất khẩu: Có yếu tố lừa

đảo trong giao dịch quốc tế, [Online], Available at: [Accessed 01
June 2022].
5. Vtv (2022), Vụ 100 container hạt điều: Bài học cho sự cảnh giác! | VTV.VN.

[ONLINE] Available at: . [Accessed 01 June 2022].
6. Vũ Khuê (2022), Vụ lừa đảo 100 container hạt điều tại Italia: Doanh nghiệp

Việt Nam thật thà quá! - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới. [ONLINE]
Available at: . [Accessed 01 June 2022].
7. Quang Dũng (2022) Vụ 100 container hạt điều bị lừa: Cịn nhiều vấn đề phía

trước. [ONLINE] Available at: [Accessed 01 June 2022].
8. Bích Hồng (2022), Vụ 100 container hạt điều: Giúp DN lấy lại quyền sở hữu

hàng hóa, [Online] Available at: [Accessed 01 June
2022].
9. Dương Ngọc (2022), Người phát ngơn nói về vụ 100 container hạt điều Việt

Nam

xuất

sang

Ý




nguy



bị

lừa,

[Online]

Available

at:

[Accessed 01 June 2022].
10. VTV (2022), Vụ 100 container hạt điều: Bài học cho sự cảnh giác!, [Online]

Available at: [Accessed 01 June 2022].
11. VTV24 (2022), Vụ 100 container hạt điều: Cách nào hạn chế rủi ro khi xuất

khẩu, [Online] Available at: [Accessed 01 June
2022].
16



×