Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

QUAN HỆ QUỐC TẾ CASE STUDY SO SÁNH CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ QUỐC TẾ GIỮA VINFAST VÀ TESLA: MỸ TIẾN VÀ TRUNG TIẾN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.56 KB, 31 trang )

CASE STUDY
SO SÁNH CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ QUỐC TẾ GIỮA
VINFAST VÀ TESLA: MỸ TIẾN VÀ TRUNG TIẾN
Môn: Quan hệ kinh tế quốc tế
Nhóm: 16
Lớp: KTE306(GD2-HK2-2122).3
Giáo viên hướng dẫn: Thạc sĩ Vũ Hoàng Việt


MỤC LỤC
I.

Lời giới thiệu

1

II.

Bối cảnh chung

1

III.

Thảo luận chi tiết

Câu hỏi 1: Tại sao Vinfast lựa chọn Mỹ là thị trường quốc tế đầu tiên?

2
3


Lý do thứ nhất: Môi trường đầu tư phù hợp

3

Lý do thứ hai: Vinfast định vị khả năng cạnh tranh của mình

8

Lý do thứ ba: Chiến lược dài hạn của Vinfast

8

Câu hỏi 2: Tại sao Tesla lựa chọn Trung Quốc để mở nhà máy sản xuất xe điện quốc tế
đầu tiên?
Môi trường kinh tế

9
9

Môi trường pháp lý và thể chế

10

Mơi trường lao động

11

Mơi trường văn hóa - xã hội

11


Câu hỏi 3: Tại sao Vinfast không chọn Trung Quốc?

11

Câu hỏi 4: Những thành quả Vinfast đạt được cho đến thời điểm hiện tại là gì?

13

Kế hoạch xây dựng nhà máy ô tô điện

13

Mục tiêu IPO tại Mỹ

13

Câu hỏi 5: Những kết quả Tesla đạt được cho đến thời điểm hiện tại là gì?

14

Ảnh hưởng từ chính sách Zero-Covid

14

Scandal về lỗi hệ thống

15

Kết luận


16

TÀI LIỆU THAM KHẢO

17

I.

LỜI GIỚI THIỆU


Vinfast là một công ty sản xuất xe hơi đầu tiên mang thương hiệu Việt Nam, có
nguồn lực và danh tiếng rất lớn ở thị trường nội địa. Song, tầm nhìn của VinFast là trở
thành cơng ty sản xuất ơ tơ điện thơng minh tồn cầu và Mỹ sẽ là một trong những thị
trường đầu tiên mà Vinfast tập trung vào, bao gồm việc mở các showroom, trung tâm
dịch vụ, trung tâm nghiên cứu&phát triển và nhà máy sản xuất ô tô điện. Mặt khác, Tesla
Motors là một công ty ô tô điện có tên tuổi lớn đến từ Mỹ với siêu nhà máy đặt tại
Fremont (California). Năm 2018, Tesla thâm nhập thành công vào thị trường Trung
Quốc và xây dựng nhà máy tại Thượng Hải. Trong bài viết này, chúng tơi sẽ tập trung
giải thích lý do đằng sau hai quyết định lớn này. Từ đó đưa ra một số so sánh để hiểu rõ
hơn mục đích của hai thương hiệu cũng như bài học cho các công ty về năng lượng tái
tạo khác.
Bài viết sử dụng mơ hình về mơi trường đầu tư để đánh giá tính hiệu quả của từng
chiến lược. Đây là một phương pháp phân tích định tính, thu thập dữ liệu từ internet và
các nghiên cứu trước đó. Có bốn yếu tố chính để đánh giá môi trường đầu tư của một
quốc gia. Thứ nhất là mơi trường pháp lý, gồm các chính sách liên quan đến hỗ trợ chính
phủ, thuế, hệ thống pháp luật. Thứ hai là môi trường lao động (gồm chi phí, năng suất,
kỷ luật lao động). Thứ ba là mơi trường văn hóa-xã hội, bao gồm các yếu tố về văn hóa,
con người, phong tục tập qn…Cuối cùng là mơi trường kinh tế liên quan đến cơ sở hạ

tầng, hệ thống logistics, thị trường tiêu thụ,...
II.

BỐI CẢNH CHUNG
Tesla được thành lập vào năm 2003 với sứ mệnh thiết kế và sản xuất ơ tơ chạy hồn
tồn bằng điện. Sản phẩm ban đầu của Tesla Motors, Roadster và Model S tạo nên sự
nhiệt tình cho những người sử dụng xe điện thuần túy (Urban 2015). Tesla Motors khác
với các nhà sản xuất ơ tơ khác, nó đang theo đuổi cơng nghệ, các mơ hình kinh doanh
cấp tiến (Bohnsack et al. 2014, Hill và Rothaermel 2003) và cung cấp giải pháp đổi mới
(Markides 2006).
Ngày 10/7/2018, Tesla đã công bố kế hoạch xây dựng một nhà máy sản xuất ở
Thượng Hải, Trung Quốc. Đây là nhà máy sản xuất đầu tiên của Tesla ở nước ngoài và
là nhà máy do nước ngoài sở hữu 100% vốn đầu tư tại Trung Quốc.


Hiện nay, Tesla đang có kế hoạch tăng gấp đơi công suất sản xuất của Gigafactory
Thượng Hải (siêu nhà máy Thượng Hải) bằng cách xây dựng một nhà máy mới trên khu
đất gần đó, với sức sản xuất 450.000 xe/năm, bao gồm cả Model Y và Model 3. Nhờ đó,
Gigafactory Thượng Hải sẽ trở thành "trung tâm xuất khẩu xe lớn nhất thế giới".
Xu hướng ô tô điện đã trở nên phổ biến sau khi công ty Tesla Motors ra mắt thị
trường. Ban đầu ô tô điện được coi là dịng xe thể thao khơng có khí thải (Mangram
2012). Nhưng bây giờ, ngành công nghiệp này đang phát triển, nhiều công ty tham gia
vào thị trường hơn và một trong những cơng ty đó là Vinfast.
VinFast (hay VinFast LLC) là một nhà sản xuất ô tô và xe máy điện của Việt Nam
được thành lập năm 2017, có trụ sở đặt tại thành phố Hải Phịng, do ơng James
Benjamin DeLuca cùng Lê Thanh Hải làm Giám đốc điều hành. Công ty này là một
thành viên của tập đoàn Vingroup, được ông Phạm Nhật Vượng sáng lập.
Công ty đã giới thiệu các nguyên mẫu thiết kế đầu tiên được dành riêng cho thị
trường Việt Nam tại Triển lãm xe hơi Paris năm 2018 ở Pháp, bao gồm một chiếc xe thể
thao đa dụng (SUV) và một chiếc sedan. Sau xe hơi, VinFast bắt đầu sản xuất, bán ra thị

trường các dòng xe máy điện và ô tô điện. VinFast mở đầu 2021 bằng việc cơng bố 2
dịng xe máy điện và 5 dịng ơ tơ, trong đó có 3 xe ơ tô điện và 2 xe ô tô xăng với tên
hiệu VF31, VF33 và VF33.
Ngày 12-7-2021, VinFast chính thức đưa các chi nhánh tại Mỹ vào hoạt động. Hiện
nay, hãng xe đang gấp rút hoàn thiện bộ máy, thiết lập nền tảng kinh doanh tại Mỹ. Đây
là bước chuẩn bị quan trọng cho hành trình chinh phục thị trường Mỹ khó tính nhưng
đầy tiềm năng của thương hiệu xe điện Việt. Các chuyên gia ô tô tại Mỹ cũng đánh giá
cao việc xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với đặc thù thị trường Mỹ của
VinFast. Theo đó, các mẫu xe được thiết kế phù hợp với thị hiếu khách hàng cũng như
điều kiện giao thơng, khí hậu tại quốc gia này.
III.

THẢO LUẬN CHI TIẾT

Câu hỏi 1: Tại sao Vinfast lựa chọn Mỹ là thị trường quốc tế đầu tiên?
Lý do thứ nhất: Môi trường đầu tư phù hợp
❖ Môi trường pháp lý và thể chế




Chính sách của chính phủ

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA (Mỹ), hiện tại Mỹ (dưới sự lãnh đạo của Joe
Biden) đang rất chú trọng tới việc giảm lượng khí thải ra mơi trường và có nhiều hành
động quyết liệt thể hiện hướng đi đó. Tới năm 2030, ơng Joe Biden đặt ra mục tiêu 50%
số xe bán ra ở Mỹ sẽ là xe không phát thải. Hiện nay, Mỹ là một điển hình tiêu biểu cho
việc ưu ái xe điện, sự ưu ái này thậm chí cịn hơn nhiều quốc gia lớn khác trên thế giới.
Ưu đãi đầu tư: Theo chương trình Hỗ trợ Đầu tư và Phát triển Việc làm Chuyển đổi
của bang California, VinFast có thể nhận được khoản bồi hoàn lên tối đa 316,1 triệu

USD từ tiểu bang trong vịng 30 năm nếu cơng ty đạt được các mục tiêu tạo việc làm
(Đây thực chất là khoản thuế thu nhập của nhân viên). Ngoài ra, Vinfast còn nhận được
một số ưu đãi khác như:
- Một khoản đầu tư của tiểu bang lên đến 450 triệu USD, để chi trả cho việc chuẩn bị
mặt bằng, cải tạo đường và bổ sung cơ sở hạ tầng cấp thoát nước.
- Đào tạo cấp cao đẳng trị giá 38 triệu USD
- Khoản tài trợ từ Golden Leaf Foundation 50 triệu USD
- Và 400 triệu USD ưu đãi từ Hạt Chatham
Ưu đãi thuế: Để thực hiện chiến lược giảm lượng khí thải, Ơng Joe Biden cũng ban
hành nhiều chính sách ưu đãi về thuế cho các công ty sản xuất xe điện. Gần đây, Dự luật
mới Build Back Better đề xuất bởi tổng thống Joe Biden đã được thông qua. Dự luật bao
gồm sự cải cách lớn đối với hệ thống tín dụng thuế dành cho xe điện, hiện đang ở mức
tín dụng khơng hồn lại là 7.500 đơ la không bao giờ rút lại tiền mặt vào túi của người
mua xe EV. Tuy nhiên, phiên bản do Hạ viện phê duyệt đã thay đổi từ tín dụng khơng
hồn lại thành thành tín dụng có thể hồn lại. Các thay đổi được đề xuất bao gồm hoàn
thuế tối đa 12.500$ cho người mua xe điện. Khoản giảm cơ bản 7.500 đơ la có thể tăng
thêm 4.500 đơ la nếu mua xe điện sản xuất tại Mỹ bởi lao động Mỹ và thêm 500 đô la
nếu sử dụng pin sản xuất tại Mỹ.
Các ưu đãi khác: Ngồi ra, bang California cịn có Ưu đãi giảm giá phương tiện
khơng xả thải theo dự án hạ giá phương tiện sạch CVRP (Clean Vehicle Rebate Project)


Battery Electric Vehicles (BEV)

$4,500

Plug-in Hybrid Electric Vehicles

$3,500


Fuel Cell Electric Vehicles

$7000

Zero-emission motorcycles

$750

Bảng 1: Khoản giảm giá tham khảo tương ứng với một số loại xe
Nguồn: CVRP Handbook
Bên cạnh đó, theo CNBC, Chính phủ Mỹ từ lâu đã trợ cấp cho các công ty sản xuất xe
điện thông qua các khoản vay và giảm thuế để nghiên cứu và phát triển các công nghệ
trong ngành sản xuất xe không phát thải. Điển hình như vào năm 2010, Tesla đã vay 465
triệu USD theo chương trình Sản xuất Xe Cơng nghệ Tiên tiến của Bộ Năng lượng (Mỹ).
Việc mở rộng các chương trình như vậy sẽ hỗ trợ phát triển hơn nữa cho các cơng ty
muốn sản xuất xe điện trong tương lai.
Chính vì vậy, theo IEA, VinFast quyết định xây dựng nhà máy tại Mỹ khi có các
chính sách ưu ái cho xe điện là một bước đi đúng đắn và có mang tính đầu tư trong
dài hạn.



Mơi trường kinh tế
Cơ sở hạ tầng: Lý do tiếp theo mà VinFast lựa chọn xây dựng nhà máy tại Mỹ

là cơ sở hạ tầng phát triển xe điện đã được hoàn thiện từ lâu và vẫn cịn đang được nâng
cấp liên tục. Từ thơng tin trên tờ báo The New York Time, chính quyền Mỹ đã đưa ra kế
hoạch phát triển cơ sở hạ tầng trị giá 2.000 tỷ USD để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu
bằng việc khuyến khích người Mỹ chuyển sang sử dụng xe điện. Trong đó, một phần của
khoản tiền khổng lồ này sẽ được sử dụng trong việc xây dựng hệ thống sạc xe điện.

Theo CNBC, mới đây, tổng thống Biden đã hứa đầu tư công 400 tỷ USD vào năng
lượng sạch, bao gồm công nghệ pin và xe điện. Một phần của kế hoạch đó bao gồm việc


dành chi tiêu của chính phủ để hỗ trợ xe điện, với 500.000 cửa hàng sạc xe điện mới vào
cuối năm 2030.
Khơng chỉ vậy, Chính phủ Mỹ cịn tun bố sẽ chi 7,5 tỷ USD để xây dựng mạng
lưới trạm sạc xe điện ngay trong năm 2022. Qua đó thấy được Mỹ đang nỗ lực thực hiện
chiến lược phát triển các dòng xe điện hướng tới giảm lượng phát thải nhiều nhất có thể.
Theo trang Electrek (Mỹ), VinFast mở nhà máy sản xuất xe điện sẽ được hưởng lợi
rất lớn nhờ vào hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có ở Mỹ.
Mỹ là nơi không thể bỏ qua nếu theo đuổi lĩnh vực xe điện ngoài thị trường châu
Âu. Về hạ tầng, Mỹ là đất nước có mạng lưới trạm sạc nhiều thứ hai thế giới (tính theo
quốc gia) chỉ sau Trung Quốc. Tới Mỹ là bớt được tiền đầu tư trạm sạc và là minh chứng
về chất lượng sản phẩm cũng như dung lượng thị trường đủ lớn để chen chân.


Thị trường tiêu thụ

Trên thực tế, xe điện đang là xu thế của thế giới. Do đó, một trong những lý do
VinFast chọn Mỹ trở thành nơi xây dựng nhà máy vì Mỹ đang là một một trong những
quốc gia đi đầu trong xu thế này. Mỹ luôn là một trong những quốc gia đầu trong các xu
thế phục vụ phát triển bền vững, đặc biệt là về mặt cơng nghệ. Thêm vào đó, người sở
hữu xe ơ tơ điện rất trung thành. Hơn một nửa số chủ sở hữu xe ô tô điện sẽ mua một
chiếc xe điện khác khi họ có nhu cầu đổi xe hay mua thêm. Họ hài lịng với xe ơ tơ điện
và khơng muốn quay trở lại với xe ô tô động cơ đốt trong.
Nhu cầu mua xe điện ở Mỹ có tốc độ tăng trưởng nhanh. Lượng tiêu thụ xe điện
tăng khoảng 81% vào năm 2021 và dự báo sẽ tiếp tục tăng vào năm 2022. Theo dự báo
từ IHS Markit, con số thị phần của xe ô tô điện sẽ vượt hơn 10% vào năm 2025 tại Mỹ.
Ngoài ra, Nếu ra mắt thành cơng tại Mỹ, VinFast có thể “một mũi tên trúng hai

đích”: nhắm vào cả nhóm khách hàng quốc tế lẫn nhóm khách hàng trong nước vốn
nặng tư tưởng “sính ngoại”. Và kể cả nếu khơng may VinFast chưa đạt được thành công
như mong muốn tại thị trường Mỹ, vẫn giúp thương hiệu VinFast được biết đến nhiều
hơn, làm tiền đề cho sự phát triển theo hướng toàn cầu hóa sau này, từ đó khai thác được


các thị trường tiêu thụ khác để đáp ứng năng lực sản xuất hiện tại của Vinfast với
250.000 xe/năm cho tới 500.000 xe/năm.


Chuỗi cung ứng hiệu quả

Chuỗi cung ứng là một lý do đặc biệt quan trọng để Vinfast lựa chọn Mỹ làm nơi đặt
nhà máy đầu tiên. Được coi là một trong những “cái nôi” của ngành công nghiệp ô tô,
chuỗi cung ứng ô tô ở thị trường Mỹ mang lại rất nhiều lợi thế việc sản xuất ô tô tại đất
nước này. Quan trọng hơn, do đối tượng khách hàng mục tiêu của Vinfast trước mắt nằm
ở Mỹ (Do xu hướng sử dụng xe điện đã đề cập ở trên), việc sản xuất ô tô ngay tại Mỹ sẽ
rút ngắn chuỗi cung ứng và thời gian giao hàng đến tay khách hàng tại Mỹ, lược bớt các
thủ tục phức tạp của q trình xuất nhập khẩu.
❖ Mơi trường lao động
Trình độ nhân cơng sản xuất xe điện tại Mỹ rất phát triển. Theo Trung tâm phát triển
Hoa Kỳ (CAP), nền cơng nghiệp ơ tơ đang đóng vai trị quan trọng trong việc tạo ra
nhiều việc làm cho lực lượng lao động ở Mỹ. Chính vì vậy, nhiều năm nay, Mỹ rất tích
cực nâng cao tay nghề cho lao động trong ngành sản xuất ô tô. Đối với trường hợp của
Vinfast, tổng thống Mỹ Biden cũng bày tỏ sự đánh giá cao khi Vinfast tạo ra việc làm
cho hơn 8000 lao động.
Theo CAP, Mỹ đã tổ chức đào tạo nhân lực trong lĩnh vực sản xuất ô tô điện, đào tạo
thực hành để lắp đặt cả trạm sạc điện dân dụng và cơng cộng,... Điển hình một trong số
các chương trình đào tạo là chương trình đào tạo cơ sở hạ tầng xe điện tạo ra khoảng
3.000 thợ điện trên tồn quốc để lắp đặt và bảo trì các trạm sạc.

Với lý do này, VinFast mở nhà máy sản xuất xe điện ở Mỹ sẽ tận dụng được nguồn
nhân lực dồi dao và chất lượng cao hàng đầu thế giới. Theo trang Electrek (Mỹ), việc
VinFast mở nhà máy tại Mỹ sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí hơn trong việc tuyển dụng và
đào tạo nhân lực.
❖ Môi trường văn hóa - xã hội
Mơi trường kinh doanh của Mỹ nổi tiếng với tính chất minh bạch, rõ ràng. Đây cũng
là điều chưa thấy rõ ở các quốc gia như Trung Quốc.


Theo báo cáo Kinh doanh mới nhất của Ngân hàng Thế giới, Hoa Kỳ đứng thứ
6/190 quốc gia về chất lượng môi trường kinh doanh, tăng hai bậc so với ấn bản trước.
Đất nước này vẫn là cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới, trung tâm tài chính quốc tế
lớn nhất và là quốc gia đứng thứ ba trên thế giới về dân số. Hoa Kỳ là một trong những
quốc gia có hiệu quả quản lý tốt nhất trong việc nộp thuế.

Country Comparison For the
Protection of Investors
Index of Transaction

United States

OECD

Germany

7.0

6.5

5.0


9.0

5.3

5.0

9.0

7.3

5.0

Transparency
Index of Manager’s
Responsibility
Index of Shareholders’
Power
Bảng 2: Bảng so sánh mức độ bảo vệ nhà đầu tư
Nguồn: Doing Business - Latest available data.
Người dân Mỹ có xu hướng đa dạng và cởi mở hơn so với các nước châu Á, dễ dàng
chấp nhận một thương hiệu nước ngồi hơn
Nhìn chung, ngồi các đặc điểm nổi trội trong các môi trường kể trên thì các đặc
điểm về mơi trường đầu tư khác của Vinfast cũng tương đối thuận lợi. Ví dụ: Nền kinh
tế lớn nhất thế giới, chính trị tương đối ổn định, mức thu nhập bình quân đầu người
cao,...
Lý do thứ hai: Vinfast định vị khả năng cạnh tranh của mình
❖ Tiềm lực của tập đồn mẹ
Hiện tại Vingroup có vốn hóa vào khoảng 12 tỷ đơ, tuy là con số khá khiêm tốn so
với các công ty lớn khác trong ngành cơng nghiệp ơ tơ ( Ví dụ như Tesla với khoảng



1000 tỷ đơ), nhưng khả năng tài chính nhất định của Vingroup có sự hỗ trợ rất lớn
trong chiến lược đầu tư của Vingroup trong ngành xe điện.
Bản thân Vingroup cũng là một trong những tập đồn có đóng góp lớn vào nền kinh
tế Việt Nam. Do đó, VinGroup cũng được nhận các ưu tiên nhất định từ chính phủ và
hưởng lợi khi quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Việt Nam được tăng cường.
❖ Nguồn nhân lực
Vinfast có một đội ngũ chuyên gia cao cấp và một phòng R&D chuyên biệt tại Mỹ.
Viện R&D VinFast tại Mỹ là đơn vị đang phát triển trực tiếp các tính năng tự hành cho
các mẫu xe điện được bán ra tại thị trường Mỹ trong năm 2022. Năm 2021, Tổng giám
đốc Vinfast tồn cầu là ơng Michael Lohscheller, đồng thời cũng là cựu chủ tịch của
Volkswagen.
Dù chỉ giữ chức Tổng giám đốc VinFast tồn cầu trong thời gian tương đối ngắn,
nhưng ơng Lohscheller vẫn kịp để lại những ấn tượng nhất định trong hành trình vươn
ra thế giới của VinFast, chẳng hạn như xác nhận kế hoạch IPO tại Mỹ, kế hoạch mở
showroom và nhà máy cũng như chính là người giới thiệu về hai mẫu xe điện hoàn
toàn mới của VinFast tại triển lãm Los Angeles Auto Show 2021.
❖ Chiến lược tập trung vào xe điện
Thay vì phân bổ nguồn lực cho cả hai loại xe là xe điện và xe xăng, Vinfast quyết
định dồn toàn bộ nguồn lực vào xe điện, nâng cao hiệu quả nghiên cứu, tập trung đầu
tư để tạo ra những sản phẩm xe điện chất lượng tốt và giá cả phải chăng. Nhờ vậy,
Vinfast nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trong mảng xe điện, cải thiện vấn đề
hạn chế về nguồn lực (Trừ Tesla, phần lớn các hãng xe lớn như BMW, Toyota ,
volkswagen,... đồng thời nghiên cứu và sản xuất cả xe xăng và xe điện)
Lý do thứ ba: Chiến lược dài hạn của Vinfast
Vinfast đang theo đuổi con đường “High risk – High return”.
Tuy Mỹ là một thị trường cạnh tranh với chi phí nhân cơng cao, nhưng nếu đạt được
thành cơng ở Mỹ, con đường xây dựng thương hiệu toàn cầu của Vinfast sẽ trở nên dễ
dàng hơn. Danh tiếng của Vinfast dễ dàng được lan rộng, ít nhất sẽ dành được lòng tin



lớn tại thị trường bản địa. Thậm chí, có thể nói rằng, hiện tại chỉ có Mỹ mới phù hợp
nhất với tham vọng chinh phục thị trường toàn cầu của Vinfast.
Câu hỏi 2: Tại sao Tesla lựa chọn Trung Quốc để mở nhà máy sản xuất xe điện quốc tế
đầu tiên?
❖ Môi trường kinh tế
Đầu tiên chúng ta không thể bỏ qua thị trường rộng lớn của đất nước Trung Quốc
với 1,4 tỉ người. Kể từ năm 2015, Trung Quốc vẫn giữ được vị trí lớn nhất trên thị
trường xe điện thế giới. Đến năm 2016, Tesla đã ghi nhận doanh số bán hàng tại Trung
Quốc đã tăng gấp ba lần, lên mức là 1 tỉ USD. Và một năm sau đó, tức là năm 2017,
doanh số của Tesla tiếp tục tăng gấp đôi, đạt mức 2 tỉ USD. Thị phần xe ô tô điện ở
Trung Quốc so với những quốc gia cùng quy mô cũng lớn hơn nhiều. Hiện tỉ lệ xe điện
tại đất nước này chiếm khoảng 4,7% tổng số xe được bán. Trong khi đó ở Mỹ chỉ có
1,7%. Nhu cầu xe điện tại Mỹ sụt giảm, cịn ở Trung Quốc tăng. Chính quyền Bắc Kinh
đã đặt ra mục tiêu tới năm 2025 là xe điện sẽ chiếm khoảng 25% tổng số xe được bán,
và Tesla có khả năng sẽ là người dẫn đầu. Cơ sở hạ tầng tốt cũng là một yếu tố không
thể bỏ qua khi nói về mơi trường kinh tế ở đất nước Trung Quốc. Cụ thể, đến cuối tháng
12/2021, Trung Quốc đã có 2671 triệu trạm sạc trên khắp cả nước, tăng 70,1% so với
cùng kỳ năm trước đó (EVCIPA). Theo báo cáo của tờ Nhân Dân nhật báo, dữ liệu từ
Liên minh xúc tiến cơ sở hạ tầng sạc xe điện cho thấy Trung Quốc hiện là quốc gia có
mạng lưới sạc xe điện lớn nhất thế giới.
Ngoài ra, cơ sở hạ tâng logistics Trung Quốc hiện nay được đánh giá vào hàng phát
triển trên thế giới. Những cơng trình ghi dấu ấn chỉ Trung Quốc mới có đã tạo nên hình
ảnh cường quốc phát triển.
Hệ thống đường cao tốc: Tồn bộ các thành phố lớn, thành phố vệ tinh của Trung
Quốc đã được kết nối bằng hệ thống đường cao tốc hiện đại. Trong đó, những dự án
trọng điểm như đường cao tốc kết nối các thành phố lớn Bắc Kinh, Hồng Kông và
Macau. Tổng chiều dài cao tốc tại Trung Quốc lên đến 41.000 km, chỉ sau Mỹ về số km
đường cao tốc. Và mục tiêu sẽ vượt qua Mỹ vào năm 2020 trong kế hoạch 5 năm.



Đường sắt: Trung Quốc tập trung rất lớn cho xây dựng hệ thống đường sắt, hiện có
khoảng gần 20.000 km đường sắt và ngân sách đầu tư cho phát triển đường sắt rất lớn,
lên đến 200 tỷ USD cho xây dựng và phát triển hệ thống loại hình vận chuyển này.
Cụ thể ở Thượng Hải nơi Tesla đặt nhà máy sản xuất có một trong những cảng nước
sâu lớn nhất thế giới. Cảng Thượng Hải là một cảng hỗn hợp vừa là cảng biển nước sâu
vừa là một cảng sông. Nằm trên cửa sông Dương Tử thuộc thành phố Thượng Hải cảng
có diện tích 3,619.6 km² là một trong những khu vực kinh tế phát triển nhanh nhất trên
thế giới.
❖ Môi trường pháp lý và thể chế
Khi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ Trung trong giai đoạn gay gắt, Trung Quốc và
Mỹ trả đũa lẫn nhau bằng cách liên tiếp áp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu của bên kia.
Cụ thể, Trung Quốc đã áp 25% thuế lên 144 loại phụ tùng ô tô của Mỹ, và 5% đối với 67
mẫu ô tô. Lúc bấy giờ bị đánh thuế nhập khẩu nặng, chiếc Model S của Tesla bán tại
Trung Quốc có giá 140.000 USD trong khi đó tại Mỹ chỉ có giá 80.000 USD. Cách duy
nhất để giải quyết được vấn đề này đó chính là trực tiếp sản xuất xe điện tại Trung Quốc.
Tuy nhiên, chi phí để sản xuất tại Trung Quốc trên thực tế không hề rẻ. Chính phủ
của Trung Quốc đã đưa ra chính sách để bắt buộc những nhà sản xuất ô tô nước ngoài
hợp tác đối tác liên doanh tại đây và chia sẻ một nửa lợi nhuận. Đến năm 2018, Trung
Quốc đã bắt đầu nới lỏng chính sách khắt khe này và đã mở đường cho những doanh
nghiệp nước ngồi có thể gia nhập được thị trường nội địa. Tận dụng thời cơ cùng lợi
thế có sẵn, CEO Elon Musk vào tháng 7/2018 đã kí thỏa thuận xây dựng nhà máy thuộc
sở hữu của Tesla tại Thượng Hải. Dự án siêu nhà máy của Tesla này đã thu hút được 1,6
tỉ USD tài trợ từ những ngân hàng Trung Quốc và cũng đã nhận được sự đồng thuận từ
phía chính phủ của Trung Quốc. Tháng 8/2019, nhà máy này đã bắt đầu chế tạo ra chiếc
ô tô điện đầu tiên. Trong số vốn vay nói trên, có một khoản 9 tỷ Nhân dân tệ (tương
đương 1,29 tỷ USD) là khoản vay có đảm bảo, và một khoản 2,25 tỷ Nhân dân tệ (tương
đương trên 300 triệu USD) là vốn vay khơng có đảm bảo. Chưa dừng lại ở đó, Trung
Quốc tiếp tục ưu ái Tesla bằng cách miễn thuế bán hàng 10% cho chiếc xe điện Model 3



sản xuất tại Trung Quốc của Tesla. Đây là một ưu đãi có khả năng giúp doanh số mẫu xe
này tại thị trường xe lớn nhất thế giới “bùng nổ”.
❖ Môi trường lao động
Là quốc gia đông dân cư nhất thế giới, Trung Quốc có lợi thế về nguồn lao động dồi
dào, giá rẻ. Tuy tay nghề lao động mặt bằng chung chưa được cao khi so sánh với các
nước phương Tây, song thơng qua các hình thức giáo dục, đào tạo, Trung Quốc đã thực
hiện cấp chứng nhận đủ tiêu chuẩn nghề nghiệp nhằm xây dựng một đội ngũ lao động có
trình độ học vấn, tay nghề cao. Hiện nay, tại các thành phố của Trung Quốc, hơn 80% số
người tìm được việc làm mới đã tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên hoặc đã qua đào
tạo dạy nghề, 45 triệu người được cấp chứng nhận đủ tiêu chuẩn nghề nghiệp. Hơn nữa,
văn hóa làm việc của người lao động Trung Quốc rất khắc nghiệt vì họ thường làm thêm
giờ, nhất là với công nhân của các doanh nghiệp tư nhân, điển hình là văn hóa làm việc
“996” - làm việc 12 tiếng mỗi ngày từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, 6 ngày một tuần. Đây là
tiêu chí được các nhà tuyển dụng lao động ưa chuộng bởi nhân viên có thể làm việc liên
tục sẽ nâng cao năng suất lao động. Bản thân CEO của Tesla, Elon Musk cũng là một
người rất ủng hộ tư tưởng này. Ông tin rằng đất nước tỷ dân Trung Quốc sẽ tạo ra
“những tập đồn và cơng ty siêu mạnh”, tương quan với lực lượng lao động của họ.
❖ Mơi trường văn hóa - xã hội
Một nét đặc sắc trong tính cách của người tiêu dùng Trung Quốc là họ có niềm tin
rất lớn đối với chính phủ, trái ngược với sự đa nghi của người tiêu dùng phương Tây
(đặc biệt là Mỹ). Chính phủ Trung Quốc có sự ủng hộ của nhân dân. Điều này có nghĩa
là nếu chính phủ Trung Quốc đầu tư vào cơ sở hạ tầng, công nghệ và phổ biến với người
dân về các sản phẩm xe điện (và các doanh nghiệp kinh doanh xe điện) thì việc mua xe
điện sẽ khơng phải là một thách thức, khó khăn đối với người tiêu dùng.
Câu hỏi 3: Tại sao Vinfast không chọn Trung Quốc?
Trung Quốc hiện là thị trường ô tô số một thế giới, nhưng VinFast lại chọn Mỹ, thị
trường ô tô số hai thế giới và có khoảng cách vị trí địa lý xa hơn để làm nơi giới thiệu
các mẫu sản phẩm xe điện mới.



VinFast đã giới thiệu hai mẫu xe mới là VF e35 và VF e36 tại triển lãm ô tô lâu đời
Los Angeles Auto Show 2021 vào tháng 11. Việc đầu tư vào thị trường Mỹ đi đúng với
cam kết của công ty khi hãng xe Việt muốn tăng cường sự hiện diện trên tồn cầu. Thay
vì tập trung vào việc tiếp cận Trung Quốc, thị trường ô tô lớn nhất thế giới, Vingroup đã
chuyển sang thị trường ơ tơ tồn cầu lớn thứ hai. Doanh nghiệp Việt Nam làm điều này
trong bối cảnh Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được triển khai sẽ
tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các luồng hàng hóa và liên kết chuỗi cung ứng trên khắp
châu Á Thái Bình Dương.
Có thể có một số lý do để hãng xe Việt quyết định bỏ qua Trung Quốc và chọn Mỹ
để làm nơi đặt chân tiếp theo, bao gồm những phức tạp trong quá khứ đối với các công
ty ô tô nước ngoài phụ thuộc vào các đối tác liên doanh Trung Quốc hay sự nhạy cảm
của chính phủ Trung Quốc đối với lĩnh vực ô tô, một trong những lĩnh vực chủ chốt
nhận được sự hỗ trợ từ chính quyền Bắc Kinh, theo Channel News Asia.
Trong một bài phát biểu trên kênh CNN, cựu CEO VinFast tồn cầu Michael
Lohscheller giải thích: "Nếu bạn muốn trở thành một thương hiệu toàn cầu, bạn phải đến
Mỹ".
Thật vậy, tiêu chuẩn công nghệ và an tồn cao cho ơ tơ tại Mỹ đồng nghĩa với việc
VinFast hy vọng việc tiếp nhận sản phẩm thành công ở đó sẽ tạo dựng niềm tin cho
thương hiệu, từ đó có thể tăng doanh số và sự cơng nhận ở những nơi khác trên thế giới.
VinFast cũng đang xem xét việc thành lập một nhà máy sản xuất tại Mỹ cũng như IPO
trên sàn giao dịch chứng khoán ở New York. Bằng cách tập trung vào doanh số bán xe
điện tại Mỹ, VinFast nhận thấy cơ hội tiến bước vào một thị trường đang đổi mới, nơi
những người dẫn đầu trong ngành không phải lúc nào cũng là các công ty lâu đời.
Được thực hiện một cách cẩn thận, VinFast có thể sớm thâm nhập vào danh sách
những thương hiệu mới thời thượng, thu hút sự chú ý của người mua trẻ trên toàn cầu và
vượt qua những gã khổng lồ ô tô truyền thống như General Motor, Toyota và
Volkswagen. Đánh cược lớn vào việc xây dựng thương hiệu cho tương lai dường như là
một chiến lược hợp lý dành cho một cơng ty ơ tơ chưa có lịch sử lâu đời. Việc không bị



ràng buộc bởi những gốc rễ như vậy có lẽ sẽ trở thành một trong những "tài sản" lớn
nhất của VinFast.
Trả lời biên tập viên CNN về năng lực cạnh tranh của VinFast và lý do VinFast chọn
ra mắt thời điểm này, và tại Mỹ chứ không phải Trung Quốc, đại diện VinFast khẳng
định: "Trước hết, Mỹ là một thị trường vơ cùng quan trọng trên tồn cầu và chúng tôi
muốn cạnh tranh ở đây. Tất nhiên, đây là thời điểm phù hợp vì ngành cơng nghiệp ơ tơ
đang thay đổi. Chúng tơi cảm thấy đây là thời điểm hồn hảo để đem tới những chiếc xe
điện và cạnh tranh. Và chúng tôi cũng muốn đưa VinFast trở thành thương hiệu xe điện
quốc tế nữa. Vì thế, hơm nay chúng tôi ở đây, Los Angeles, nhưng chúng tôi cũng sẽ đến
châu Âu".
Câu hỏi 4: Những thành quả Vinfast đạt được cho đến thời điểm hiện tại là gì?
❖ Kế hoạch xây dựng nhà máy ô tô điện
Ngày 29/3/2022, VinFast và chính quyền bang Bắc Carolina, Mỹ ký kết bản ghi nhớ
về việc xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện và pin đầu tiên của VinFast tại thị trường
Bắc Mỹ. Dự án có mức đầu tư lên tới 2 tỷ USD trong giai đoạn 1, sẽ được khởi công
ngay trong năm 2022 sau khi nhận được giấy phép xây dựng và dự kiến sẽ được vận
hành vào tháng 7/2024 với công suất giai đoạn 1 dự kiến là 150.000 xe/năm. Theo Biên
bản ghi nhớ (MOU) được ký với chính quyền Bắc Carolina, VinFast sẽ tiếp tục đầu tư
vào nhà máy trong các giai đoạn tới. Tổng vốn đầu tư sẵn sàng đạt 4 tỷ USD. Sau khi đi
vào hoạt động, nhà máy sẽ sản xuất 250.000 xe mỗi năm và sử dụng 7.500 lao động.
❖ Mục tiêu IPO tại Mỹ
Kể từ năm ngối, VinFast, đơn vị sản xuất ơ tơ của tập đồn lớn nhất Việt Nam, đã lên
kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng tại Mỹ để giúp tăng doanh số bán xe
điện ở Mỹ.
Cơng ty mẹ, Tập đồn Vingroup đã chuẩn bị cho đợt IPO vào cuối năm 2022 bằng
cách thông qua việc chuyển nhượng tồn bộ vốn góp của Vinfast có trụ sở tại Việt Nam
cho VinFast Singapore, một công ty nước ngồi sẽ có quyền truy cập hợp pháp vào các
sàn giao dịch chứng khốn của Mỹ, theo người phát ngơn của Vingroup cho biết trong



một thơng cáo báo chí vào năm ngối. Trong khi đó, theo Reuters, VinFast đang đặt mục
tiêu huy động ít nhất 3 tỷ USD và đạt mức định giá 60 tỷ USD.
Việc IPO sẽ đánh dấu “một bước quan trọng trong chiến lược trở thành một thương
hiệu toàn cầu của công ty”, Vingroup cho biết trong một tuyên bố. “Nếu niêm yết thành
công, VinFast sẽ trở thành doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên có cổ phiếu giao dịch trên
sàn chứng khốn lớn nhất thế giới”, thơng cáo cho biết thêm. “Điều này sẽ góp phần
củng cố lịng tin của khách hàng đối với thương hiệu và mở đường cho công ty tiếp thị
và đưa sản phẩm của mình đến với thị trường rộng lớn này”.
Câu hỏi 5: Những kết quả Tesla đạt được cho đến thời điểm hiện tại là gì?
❖ Ảnh hưởng từ chính sách Zero-Covid
Năm 2021 có thể nói là một năm đại thành cơng Tesla. Số lượng xe bán ra của Tesla
Trung Quốc trong tháng 12/2021 đạt 70.847 xe, tăng 197,6% so với cùng kỳ năm ngoái
và tăng 34% so với tháng 11/2021. Trong đó, có 70.602 ô tô điện được bán trong nước
và 245 chiếc được xuất khẩu ra nước ngoài.
Tuy nhiên vào tháng 4 2022, doanh số của hãng đã lao dốc vì phải chịu ảnh hưởng từ
chính sách Zero-Covid. Theo Wall Street Journal, các biện pháp cứng rắn để khống chế
đại dịch COVID-19 của chính phủ Trung Quốc trong vịng 2 năm đã khiến cho cuộc
sống của hàng triệu người dân (chủ yếu bên trong và xung quanh khu vực công nghiệp
Thượng Hải) chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. Các biện pháp hạn chế đang giữ chân người
lao động ở nhà, hạn chế sản xuất tại nhiều nhà máy và đóng cửa nhiều nhà máy trong đó
có nhà máy sản xuất xe điện của Tesla.
South China Morning Post dẫn số liệu từ Hiệp hội Xe du lịch Trung Quốc (CPCA)
cho biết, doanh số của Tesla trong tháng 4 tại thị trường này chỉ đạt 25.845 chiếc, giảm
tới 27,2% so với con số 35.478 chiếc hồi tháng 3.
Trước khi có lệnh phong tỏa, vào đầu tháng 4, doanh số bán xe điện của Trung Quốc
tăng mạnh, riêng doanh số của Tesla đã tăng tới 56% trong quý 1-2022. Tuy nhiên, các
biện pháp hạn chế dịch COVID-19 lây lan đã gây ảnh hưởng tới việc giao hàng, các đại
lý ô tô không thể quảng cáo các mẫu xe mới và doanh số bán hàng sụt giảm.



❖ Scandal về lỗi hệ thống
Trải nghiệm của Tesla ở thị trường tỷ dân chính là “một phát súng cảnh báo rằng họ
phải ngoan, và không được vênh váo với những thành cơng trước đó [...] họ khơng được
phép dẫn trước quá xa, tới mức được quyền triển khai những chiến lược kinh doanh một
cách hung hăng.” theo lời của Bill Russo, một cựu giám đốc của Chrysler, giờ là CEO
của Automobility Ltd, một đơn vị tư vấn ở Thượng Hải.
Đỉnh điểm là vào tháng 4 tại hội chợ Shanghai Auto Show, một người phụ nữ cho biết
chiếc Model 3 của cô bị hỏng phanh và đã đơn thân biểu tình phản đối Tesla ở gian hàng
trưng bày của hãng này tại hội chợ bằng cách mặc chiếc áo có dịng chữ “hỏng phanh”
trèo lên nóc một chiếc Tesla trưng bày. Video clip của sự cố này được chia sẻ tràn lan
trên mạng xã hội, từ Weibo đến Twitter, từ Reddit đến Facebook… Điều lạ là ở một
mạng xã hội kiểm duyệt nghiêm ngặt như Weibo mà những hình ảnh cô gái phản đối
Tesla vẫn được chia sẻ, dẫn tới thắc mắc phải chăng chính phủ Trung Quốc cũng âm
thầm ủng hộ cô gái này nên ngoảnh mặt làm ngơ?
Ban đầu Tesla đã quyết liệt trả đũa, giám đốc quan hệ công chúng Grace Tao cho rằng
cô gái này đã bị người khác xúi giục, và cho biết dữ liệu vận hành xe cho thấy lúc xảy ra
tai nạn, xe vẫn hoạt động bình thường. Điều này khiến sự phẫn nộ trên mạng xã hội
bùng phát, những kênh thông tin thuộc chính phủ Trung Quốc yêu cầu Tesla phải xem
xét lại cách họ phản ứng. Đến lúc ấy thì Tesla lại phải xin lỗi và cung cấp dữ liệu chi tiết
về chiếc xe của cô gái ở trên cho những người Trung Quốc phẫn nộ.
Cùng lúc, sự trỗi dậy của những cái tên như Nio, Xpeng hay những công ty ô tô
Trung Quốc khác cũng chứng minh rõ ràng rằng vai trị của Tesla ở Trung Quốc khơng
lớn như họ từng tưởng tượng, và mối quan hệ Tesla - Trung Quốc về cơ bản cũng chỉ là
cộng sinh, theo lời Tu Le, cựu giám đốc ở Ford Motor, giờ là giám đốc điều hành Sino
Auto Insights, một đơn vị tư vấn có trụ sở tại Bắc Kinh.
Trung Quốc cần sự hiện diện của Tesla để kích thích sự hào hứng của dân chúng trong
bước chuyển từ xe xăng sang xe điện, từ đó đạt được mục tiêu chuyển dịch hệ thống
phương tiện chạy điện đầy tham vọng của nước này. Ngoài ra, sức ảnh hưởng của Tesla

cũng cũng sẽ thúc đẩy môi trường kinh doanh xe điện trong nước.


Sẽ mất thêm vài tháng để xác định xem liệu Tesla có thực sự gặp khó khăn tại thị
trường xe hơi lớn nhất hành tinh, hay chỉ đơn giản là gặp vài chướng ngại nho nhỏ trong
quá trình phát triển. Nếu điều thứ hai là thật, thì Tesla sẽ phải cảm ơn chính cộng đồng
fan xe điện của họ tại Trung Quốc, cái cộng đồng giống hệt như những gì đã giúp Tesla
có được thành cơng ở Mỹ và châu Âu.
Kết luận
Xu hướng đầu tư vào một thị trường khó cạnh tranh của Vinfast có thể được đánh giá
là một hướng tiếp cận mới của các doanh nghiệp khi mà vốn được chảy ngược từ nơi có
chi phí vốn cao về nơi có chi phí vốn thấp. Chiến lược của Vinfast không đặt lợi nhuận
làm ưu tiên trong ngắn hạn mà đề cao tầm quan trọng của môi trường kinh doanh cũng
như tầm nhìn dài hạn của thương hiệu.
Dựa trên các yếu tố đã phân tích, có thể thấy rằng Mỹ là một thị trường tương đối phù
hợp cho chiến lược đầu tư quốc tế cho dòng xe điện của Vinfast. Sự phù hợp này cũng
không thể thấy được ở các quốc gia khác, kể cả Trung Quốc. Tuy nhiên, điều này không
đồng nghĩa với việc Mỹ là một thị trường lý tưởng và Vinfast chắc chắn sẽ thành công
trên thị trường này. Trên thực tế, đối với kinh nghiệm cịn non trẻ trong lĩnh vực sản xuất
ơ tơ và đầu tư quốc tế, Vinfast phải đối mặt với rất nhiều rủi ro và thách thức khi tình
hình cạnh tranh ở Mỹ vô cùng khốc liệt với rất nhiều đối thủ mạnh về nguồn lực và kinh
nghiệm.
Mặt khác, hướng đi của Tesla Inc. mang tính truyền thống, họ muốn tập trung tối ưu
hóa sản xuất bằng việc giảm chi phí và mở rộng nguồn cung và cầu để có thể cung cấp ô
tô điện giá cả phải chăng.
Bài học rút ra từ bài viết này hy vọng sẽ hữu ích cho quản lý của các công ty muốn
phát triển kinh doanh trong lĩnh vực xe điện bằng cách phân tích các chiến lược đầu tư
quốc tế của cả hai công ty.
Hạn chế của nghiên cứu là dữ liệu sử dụng vẫn là dữ liệu thứ cấp từ internet. Để
nghiên cứu thêm, cần sử dụng dữ liệu chính để đạt được thông tin chuyên sâu hơn liên

quan đến chiến lược kinh doanh tồn cầu, đặc biệt là thơng tin khơng có sẵn trên
internet.



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Genk.vn. 2022. VinFast trên CNN: Tại sao không phải thị trường Trung Quốc mà là

Mỹ? Tại sao lại là thời điểm này?. [online] Available at: < [Accessed 8 June 2022].
2.

vietnambiz. 2022. Tại sao VinFast bỏ qua Trung Quốc, chọn Mỹ làm nơi đặt chân

đầu tiên khi thực hiện chiến lược toàn cầu?. [online] Available at:
< [Accessed 8
June 2022].
3.

Autonews.gasgoo.com. 2022. China has 2.617 million EV charging piles by end of

2021. [online] Available at: < />[Accessed 8 June 2022].
4.

English.gov.cn. 2022. China to further boost electric vehicle charging services.

[online] Available at:
< />09c94e48a415d.html> [Accessed 8 June 2022].
5.


2022. [ebook] Available at:
portal.org/smash/get/diva2:441784/FULLTEXT01.pdf> [Accessed 8 June 2022].
6.

Tạp chí Cơng Thương. 2022. Chính sách thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư

nước ngồi tại VN. [online] Available at: < [Accessed 8 June 2022].
7.

Tạp chí Cơng Thương. 2022. Tác động của đại dịch Covid-19 đến chuỗi cung ứng

toàn cầu. [online] Available at: < />[Accessed 8 June 2022].


8.

TapChiTaiChinh. 2022. Phong tỏa cảng Thượng Hải: Tin xấu cho chuỗi cung ứng

toàn cầu. [online] Available at: < [Accessed 8 June
2022].
9.

TapChiTaiChinh. 2022. Hàng loạt doanh nghiệp đa quốc gia tại Trung Quốc khốn

đốn vì chính sách Zero-COVID. [online] Available at: < [Accessed 8 June 2022].
10. Bloomberg.com. 2022. Bloomberg - Are you a robot?. [online] Available at:
< />utm_content=business&utm_campaign=socialfloworganic&utm_medium=social&utm_source=facebook&cmpid=socialflow-facebookbusiness&fbclid=IwAR0MC4eBGQmyY6Lim-a_7ubk1AwS14bMNLeC7FJGhF_VEny9zY_FE-3bEs> [Accessed 8 June 2022].
11. TapChiTaiChinh. 2022. VinFast là nhân tố thúc đẩy cách mạng xe điện ở Đông Nam

Á. [online] Available at: < [Accessed 8 June
2022].
12. TapChiTaiChinh. 2022. Các hãng sản xuất ôtô đa quốc gia đẩy mạnh đầu tư vào
Trung Quốc. [online] Available at: < />[Accessed 8 June 2022].
13. 2022. [online] Available at: < />[Accessed 8 June 2022].
14. Business Insider. 2022. Vietnam carmaker VinFast will start selling two EV models
in the US next year as it challenges Tesla on its home turf. [online] Available at:


< [Accessed 8 June 2022].
15. 2022. [online] Available at: < [Accessed 8 June 2022].
16.

Szymkowski, S., 2022. House passes Biden's Build Back Better bill with $12,500

EV tax credit. [online] CNET. Available at: < [Accessed 8 June 2022].
17. Glenn, P., 2022. California Electric Car Rebates: A New Guide To Saving Up To
$7,000 - EV Life. [online] EV Life. Available at: < [Accessed 8 June 2022].
18. Electrek. 2022. Here's every electric vehicle that currently qualifies for the US
federal tax credit. [online] Available at: < [Accessed 8 June 2022].
19.

2022. [ebook] Available at:

< />s/CVRP-Implementation-Manual.pdf> [Accessed 8 June 2022].


PHẦN Q&A

Câu hỏi đề xuất giải pháp

1. Bài học nào cho Việt Nam về việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư?
Thứ nhất, để thu hút được đầu tư từ các tập đoàn xuyên quốc gia, nhất là từ những nước phát
triển như: Mỹ và khối EU, ngoài những vấn đề liên quan đến mơi trường đầu tư nói chung,
Việt Nam cần chú trọng quan tâm đến đòi hỏi của những nhà đầu tư về một số khía cạnh
như: Tính công khai, minh bạch, ổn định, dễ dự báo về thể chế, chính sách và luật pháp; thực
thi pháp luật nghiêm minh, thống nhất, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; thủ
tục hành chính đơn giản, bảo đảm thời gian đã quy định. Thứ hai, đối với các địa phương đã
phát triển đang cần thu hút dự án công nghệ cao, công nghệ tương lai, dịch vụ hiện đại cần
chú trọng đến việc đáp ứng yêu cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia về thời gian đàm phán,
ký thỏa thuận và triển khai thực hiện. Thứ ba, các doanh nghiệp trong nước phải nỗ lực nâng
cao năng lực về tất cả các mặt, từ cơng nghệ đến năng lực, trình độ của đội ngũ người lao
động, quản lý. Thứ tư, rà soát lại việc sử dụng FDI hiện tại để có kế hoạch điều chỉnh, cơ
cấu lại hợp lý; Ưu tiên các nhà đầu tư chiến lược; tạo lập chuỗi sản xuất toàn cầu; ưu tiên
doanh nghiệp công nghệ cao và chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp Việt Nam. Thứ
năm, kiểm soát chặt chẽ những dự án đầu tư không phù hợp với nhu cầu phát triển của Việt
Nam hoặc những lĩnh vực mà doanh nghiệp trong nước đủ năng lực về công nghệ. Tuy
nhiên, để tận dụng lợi thế này thì trước mắt Việt Nam cần giải quyết các vấn đề lớn cịn tồn
đọng, triển khai các biện pháp để tạo mơi trường kinh doanh lành mạnh; sở hữu trí tuệ được
đảm bảo, bản quyền, thương quyền cải cách hành chính tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
châu Âu nói riêng và các doanh nghiệp có vốn FDI nói chung được cấp phép đầu tư.
2. Khi thâm nhập vào thị trường Mỹ cần rất nhiều vốn vậy, Vingroup đã có những
chính sách huy động vốn đầu tư như thế nào?
Tập đoàn Vingroup đã huy động thành công khoản vay hợp vốn xanh đầu tiên trị giá 400
triệu USD trên thị trường quốc tế nhằm phục vụ nhu cầu phát triển của VinFast. Ngồi ra,
tập đồn Vingroup chuyển nhượng tồn bộ vốn góp của Vinfast có trụ sở tại Việt Nam cho
VinFast Singapore, cơng ty nước ngồi sẽ có quyền truy cập hợp pháp vào các sàn giao dịch


chứng khoán của Mỹ. VinFast đang đặt mục tiêu huy động ít nhất 3 tỷ USD và đạt mức định
giá 60 tỷ USD. Việc IPO sẽ đánh dấu “một bước quan trọng trong chiến lược trở thành một

thương hiệu toàn cầu của công ty”, trở thành doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên có cổ phiếu
giao dịch trên sàn chứng khốn lớn nhất thế giới.
3. Những chiến lược thông minh của VinFast có thể giúp cạnh tranh với Tesla tại
Mỹ?
Hãng xe điện thơng minh Vinfast có giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới hiện nay là Tesla của tỉ
phú Elon Musk. Với thông tin được tỉ phú Phạm Nhật Vượng đưa ra về tính năng của xe
điện VinFast, nhiều ý kiến cho rằng khả năng thương hiệu xe điện Việt này sẽ phải cạnh
tranh với Tesla của Mỹ tại thị trường Mỹ.
Tuy nhiên, lí giải vấn đề này tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông của VinGroup mới đây, tỉ
phú Vượng cho rằng tự tin đạt được mục tiêu doanh số vì đây là cuộc cạnh tranh giữa xe
điện với xe xăng chứ không phải giữa xe điện với xe điện.
Câu hỏi phân tích tác động
1. Xe điện VinFast sẽ thách thức Tesla ngay tại thị trường Mỹ thế nào?
Driving – trang tin ô tô nổi tiếng nhất Canada dẫn lời ơng Michael Lohscheller (CEO
VinFast tồn cầu) về sự tự tin đến Mỹ bằng “cơn bão” VinFast. Đáng chú ý, Driving đề cập
đến việc VinFast bắt tay với các đối tác lớn trên thế giới để nắm giữ công nghệ sạc siêu
nhanh và pin thể rắn. Đây là những yếu tố được đánh giá có thể giúp kỉ nguyên xe điện đến
sớm hơn. Nói về tương lai của ơ tô điện Việt Nam, trang tin của Canada khẳng định: “Có
một điều chắc chắn, VinFast khơng thiếu tham vọng”, “Tất cả có vẻ rất hứa hẹn”.
Trang tin của Pháp Caradisiac cũng bình luận về về hướng đi được đánh giá là khác biệt của
VinFast. Liên hệ với thị trường Pháp, Caradisiac nhắc lại việc VinFast đặt showroom đầu
tiên ở khu vực Paris và cách đó khơng xa chính là một cửa hàng của Tesla. “Sẽ là sai lầm
nếu khinh thường người mới đến”, tờ báo Pháp nhận định.
Với BusinessInsider, tờ báo điện tử hàng đầu thế giới về tài chính, doanh nghiệp, giật tiêu đề
lớn về những mẫu xe điện Việt chính thức giới thiệu ở Mỹ và “thách thức” Tesla ngay trên
sân nhà.


2. Với sự lựa chọn Mỹ tiến của Vinfast thì có ảnh hưởng gì đến Việt Nam hay
khơng?

Trong mối quan hệ đầu tư, thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Mỹ, việc Vinfast Mỹ tiến
sẽ có ảnh hưởng tích cực. VinFast (thuộc Tập đồn Vingroup) và chính quyền bang Bắc
Carolina (Mỹ) ký kết ghi nhớ về việc xây dựng nhà máy sản xuất đầu tiên của VinFast tại thị
trường Bắc Mỹ. Dự án có mức đầu tư lên tới 2 tỉ USD trong giai đoạn 1 và sẽ tạo ra hàng
ngàn việc làm cho lao động địa phương.
3. Tesla có phải q mạo hiểm khơng khi Trung Quốc đã có rất nhiều biện pháp hạn
chế nhập khẩu ơ tơ?
Câu trả lời là khơng vì Tesla đã xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện ở Trung Quốc, cụ thể là
vào tháng 7/2018 CEO Elon Musk đã ký thỏa thuận xây dựng nhà máy thuộc sở hữu của
Tesla tại Thượng Hải và vào tháng 8/2019 nhà máy này đã bắt đầu chế tạo ra chiếc ô tô điện
đầu tiên. Cho nên những chiếc ô tô của Tesla được sản xuất tại Trung Quốc thì sẽ khơng bị
hạn chế nhập khẩu.

Câu hỏi àm rõ thơng tin, giải thích
1. Khi tới Mỹ, Vinfast chọn hướng tiếp cận nào về định dạng thương hiệu và giá cả?
Vinfast hướng đến dòng xe cao cấp với mức giá không quá cao khi so sánh với cùng sản
phẩm cùng phân khúc của các hãng xe điện khác. Cách định vị thương hiệu này giúp Vinfast
bước đầu cạnh tranh tốt hơn ở thị trường Mỹ và về lâu dài, hình ảnh của thương hiệu sẽ được
định vị như một hãng xe chất lượng và uy tín. Tuy nhiên, cách tiếp cận này tiềm ẩn rủi ro rất
lớn về vốn và Vinfast phải chịu lỗ trong thời gian đầu. Do đó, để đạt được mục tiêu dài hạn
thì buộc Vinfast phải có đầu tư thêm vào các chương trình R&D để cân bằng giữa mức giá
và định vị hiện tại.
2. Ngồi Trung Quốc thì Tesla cịn có nhà máy sản xuất ở nơi nào khác khơng?
Ngồi Trung Quốc thì Tesla có 2 nhà máy tại Mỹ ( 1 là nhà máy đầu tiên của Tesla, 2 là siêu
nhà máy đang trong giai đoạn khánh thánh). Ngoài ra, Tesla còn đặt nhà máy tại Đức (tháng
3/2022) nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào Mỹ và Trung Quốc.


×