Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

TRẦN NGUYÊN HIẾU- họa sĩ mỹ thuật Việt Nam pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.22 KB, 6 trang )





TRẦN NGUYÊN HIẾU- họa sĩ mỹ thuật Việt Nam



Khác với hội họa trong 20 năm qua với những triển lãm, thử nghiệm rầm rộ, ồn ào,
đồ họa bình dị như cô gái chân quê lặng lẽ nhưng vẫn ẩn dấu cái duyên thầm của
mình. Nếu nhìn thoáng qua thì không thấy thay đổi nhưng tiềm ẩn là sức sống, là
nghị lực và sáng tạo của người họa sĩ đồ họa. Để thực hiện một tác phẩm đồ họa
không dễ. Trước hết phải nắm vững kỹ thuật, chất liệu mới bộc lộ được ý tưởng.
Người họa sĩ và người thợ có cùng trong một con người sáng tác. Trần Nguyên
Hiếu là một họa sĩ như vậy. Tốt nghiệp khoa đồ họa, trường Đại học Mỹ thuật Hà
Nội, đến nay anh đã hơn 20 năm bầu bạn cùng với máy in, đã có những phút cảm
hứng bừng lên ngọn lửa sáng tạo, và cũng có lúc băn khoăn, trăn trở về nghề
nghiệp. Chúng ta đều biết rằng trong thị trường tranh, đồ họa thật khiêm tốn. Về
kích thước, về màu sắc và về giá tiền cũng chỉ là một khoản nhỏ với người mua
tranh. Và đồ họa cũng rất kén người mua, thường là các nhà sưu tập. Cho nên trong
nhiều năm nay, dường như đồ họa vẫn đứng bên lề những đổi thay của thời cuộc
và nghệ thuật. Để tồn tại, có nhiều họa sĩ đã rẽ sang hội họa sơn mài, sơn dầu. Tuy
nhiên, vẫn còn những họa sĩ coi đồ họa như cái nghiệp của mình. Trần Nguyên
Hiếu là ở trong số ít họa sĩ đồ họa chuyên sâu vào thể loại tranh khắc kim loại. Say
mê tìm tòi với nghị lực tuởng không cạn, anh đã tự làm chiếc máy in nén là một
công cụ rất quan trọng của nghề nghiệp. Lùng sục trong những đống sắt phế thải,
rồi cặm cụi sửa sang, lắp ráp, hàn chiếc máy in của anh tốt và đẹp như hàng hiệu
được đặt giữa căn phòng làm việc, chung quanh là hàng chồng giấy, bản in, tác
phẩm. Những sáng tác của anh thường cảm hứng từ phong cảnh đất nước, những di
tích, thiên nhiên. Khai thác những hiệu quả của nét, những chấm hạt để tạo hình và
chiều sâu không gian để tạo bản in và rồi quá trình in bản cũng phải suy nghĩ.


Nguyên Hiếu có bản lĩnh của người sáng tạo và có sự cần cù, tinh vi của người thợ.
Làm sao để trong một khuôn khổ nhỏ như lòng bàn tay mà thể hiện được không
gian ngôi chùa, khóm cây, những hòn đá, viên gạch ẩn hiện để mỗi “xăng ti mét”
đều là công phu, đều mang cảm hứng của người sáng tạo. Tranh khắc kim loại có
hạn chế là khuôn khổ nhỏ, nhưng cũng độc đáo, lý thú khi cả tập tranh, một triển
lãm chỉ nằm gọn trong một chiếc cặp. Không nhất thiết phải lồng khung treo trên
tường, mà có thể đặt trên bàn, cầm từng chiếc, có khi phải dùng kính lúp để soi,
ngắm, thưởng ngoạn hết vẻ đẹp của đồ họa, sự tài năng của người họa sĩ. Gần đây,
anh thử nghiệm khắc tranh khổ to, như trong tranh Phong cảnh Hội An biểu hiện
chiều dài của dòng sông phố Hội với những dãy nhà, hàng cây, sông nước, những
hình nhỏ li ti được kết hợp trong toàn cảnh không gian rộng lớn.
Hơn 20 năm qua, Trần Nguyên Hiếu vẫn sống cùng đồ họa. Anh đã có hàng trăm
tác phẩm, lưu giữ được những bản in. Tác phẩm của anh vẫn bán đều đều. Sinh
năm 1955, anh đã đi qua tuổi trẻ từ lâu và có thể bằng lòng về cuộc sống và nghệ
thuật của mình. Ngọn lửa sáng tạo vẫn đang âm ỉ mơ ước về những tác phẩm mới.


×