Phần dẫn luận
1 Lý do chọn đề tài
Mỹ thuật Việt Nam có vai trò đóng góp tích cực trong quá trình phát triển
văn hóa dân tộc qua bao quá trình tiến hóa, có lúc mỹ thuật đã đóng vai trò
ngôn ngữ để diễn đạt ý thức hệ của con người. Thời kỳ nguyên thuỷ là thời
kỳ dài nhất trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. Thời kì này tuy xã
hội phát triển chậm chạp nhưng con người thông qua lao động cũng đã dần
dần tiến đến đời sống thẩm mỹ. Tìm hiểu đề tài đó cũng chính là ta tìm về
cội nguồn xưa với cáchoạt động sáng tạo của cha ông thời kì nguyên thủy
này đã đặt những viên gạch đầu tiên để tạo nền móng nghệ thuật tạo hình
dân tộc sau này tiếp tục phát triển và đạt được những thành công đáng kể.
2 Lịch sử vấn đề
Về mỹ thuật nguyên thủy Việt Nam thì chưa một sách nào có thể phân
định rõ về vấn đề này. Tuy nhiên, đã có một số tư liệu dựa trên những di chỉ
qua khảo cổ tìm được, nêu lên một vài nét về giá trị mỹ thuật nguyên thủy
này. Như sách Lược sử mỹ thuật của tác giả Nguyễn Phi Hoanh, đã nêu tổng
quan về mỹ thuật cổ Việt Nam. Trong giáo trình Khảo cổ học Việt Nam,
Đinh Ngọc Bảo( chủ biên), qua những di chỉ khảo cổ tìm được cũng có một
vài nét nhận định về mỹ thuật nguyên thủy Việt Nam. Ngoài ra, còn có một
số tư liệu khác đề cập nhưng không sâu về vấn đề này.
3 Mục đích nghiên cứu
Chúng ta tìm hiểu về sự hình thành và phát triển của mỹ thuật Việt nam,
những loại hình nghệ thuật tạo hình xuất hiện sớm nhất. Trình độ phát triển
của mỹ thuật nguyên thủy và những đặc trưng cơ bản của nó.
4 Đối tượng phạm vi nghiên cứu
Ở bài viết này , tìm hiểu về những giá trị mỹ thuật của Việt Nam vào thời
nguyên thủy.
5 Ý nghĩa đề tài
Qua đề tài này , tôi muốn nêu lên những giá trị nghệ thuật của thời
nguyên thủy, mặc dù thời kì này còn rất ít tác phẩm nhưng qua đó cho ta biết
được sự bộc lộ nhận thức, cảm nhận về thế giới xung quanh của người Việt
cổ.
6 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê phân loại
Phương pháp phân tích
Phương pháp tổng hợp các tài liệu
Ngoài những phương pháp trên thì còn sử dụng một số phương pháp
khác để phục vụ cho bài việt này đạt kết quả tốt.
7 Cấu trúc bài viết
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận thì bài viết này xin tập trung vào hai
chương chính :
Chương I : Sơ lược tình hình văn hóa- xã hội thời nguyên thủy
Chương II : Những giá trị cơ bản của mỹ thuật Việt Nam thời nguyên
thủy.
Phần nội dung
MỞ ĐẦU
ỹ thuật hiểu là "nghệ thuật của cái đẹp" ("mỹ", theo tiếng Hán-Việt,
nghĩa là "đẹp", “thuật” chỉ cách thức). Đây là từ dùng để chỉ các loại
nghệ thuật tạo hình chủ yếu là hội hoạ, đồ hoạ, điêu khắc, kiến trúc. Theo
cách nhìn khác, từ "mỹ thuật" chỉ cái đẹp do con người hoặc thiên nhiên tạo
ra mà mắt người nhìn thấy được. Vì lý do này người ta còn dùng từ "nghệ
thuật thị giác" để nói về mỹ thuật.
M
Mỹ thuật là môn nghệ thuật có ngôn ngữ riêng, nó ra đời một cách ngẫu
nhiên. Từ những hoa văn sơ khai ban đầu trên những dấu vết vật dụng dần
dần nó mang độ khó dần và đẹp hơn.
Loài người ra đời cách đây hàng triệu năm. Gắn liền với quá trình lao
động để tồn tại. người nguyên thủy đã sáng tạo ra những giá trị vật chất và
tinh thân. Nền mỹ thuật nguyên thủy ra đời từ đó. Những dấu vết đầu tiên
của mỹ thuật nguyên thủy tìm thấy ở những vùng phía nam châu Âu, châu Á
và một phần lãnh thổ rộng lớn của châu Phi.
Ở Châu Âu thời nguyên thủy, giai đoạn nghệ thuật tạo hình phát triển đến
trình độ cao là thời hậu kì đá cũ. Còn di chỉ đồ đá cũ ở Việt Nam ta phát hiện
được đến nay như ở Núi Đọ ( Thanh Hóa) hay ở Trung đội, Yên- lương
( Ninh Bình )…, thì không có giá trị nhiềuvề mỹ thuật. Vào thời kì đồ đá
giữa và đá mới, công cụ bắt đầu có tính chuyên môn và bắt đầu thể hiện sự ý
thức về mỹ thuật như văn hóa Hòa Bình , văn hóa Bắc Sơn.
Tuy mỹ thuật Việt Nam thời nguyên thủy không phát triển như ở trên thế
giới nhưng qua các di chỉ tìm thấy được chính là những viên gạch đầu tiên
để tạo nền móng nghệ thuật dân tộc sau này. Tìm hiểu về những giá trị mỹ
thuật nguyên thủy Việt Nam , cũng chính là về với cội nguồn, để chúng ta
có điều kiện tìm hiểu về những bước đi chập chững của tổ tiên ta khi xưa.
Nội dung
Chương I Sơ lược về tình hình văn hóa xã hội thời nguyên thủy
Giai đoạn bản địa của văn hóa Việt Nam có thể tính từ khi con người
bắt đầu có mặt trên lãnh thổ Việt Nam cho tới khoảng thế kỉ I TCN. Đây là
một giai đoạn dài và có tính chất quyết định , là giai đoạn hình thành , phát
triển và định vị của văn hóa Việt Nam.
1 Thời kì đồ đá cũ
1.1 Văn hóa Núi Đọ
Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á là một trong những chếc nôi
của loài người. Cách đây
khoảng 40-50 vạn năm và đến
bây giờ khí hậu Việt Nam
mang nặng đặc trưng nhiệt
đới nóng ẩm thích hợp cho sự
sinh sống của con người. Với
những vết tích còn lại, chúng
ta biết rằng người vượn
(Hôm-Erectus) đã có mặt ở
nhiều vùng từ Bắc đến Nam.
Mở đầu cho giai đoạn tiền sử
là văn hóa Núi Đọ( tên di chỉ
khảo cổ học thuộc sơ kì thời
đại đồ đá cũ phát hiện ở Núi Đọ thuộc huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa).
Trên bề mặt Núi Đọ, các nhà khảo cổ học thu nhặt được hàng vạn năm mảnh
ghè (hay mảnh tước như các nhà khảo cổ học thường gọi), có bàn tay gia
công của người nguyên thủy. Người ta tìm thấy ở đây 8 chiếc rìu tay, loại
công cụ được chế tác cẩn thận nhất của người vượn.
Di tích Núi Đọ thuộc về thời kì tổ chức xã hội đang bắt đầu hình
thành cách đây khoảng 300.000 năm
1.2 Văn hóa Sơn Vi
Sau văn hóa Núi Đọ, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra di chỉ khảo
cổ thuộc hậu kì đá cũ ở Việt Nam. Đó là văn hóa Sơn Vi ( xã Sơn Vi, huyện
Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ).
Thời gian từ 20 đến 15 nghìn năm TCN, con người đã cư trú trên một địa
bàn rất rộng, họ là chủ nhân của nền văn hóa Sơn Vi từ Lào Cai ở phía Bắc
đến Bình Trị Thiên ở phía Nam, từ Sơn La ở phía Tây đến vùng sông Lục
Nam ở phía Đông. Người Sơn Vi sống chủ yếu trên các đồi gò của vùng
trung du Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Ngoài ra, người Sơn Vi còn sống trong
các hang động núi đá vôi.
Đây là các bộ lạc săn bắt, hái
lượm, dùng đá cuội để chế tác công
cụ. Công cụ còn rất thô sơ song đã có
những bước tiến lớn trong kĩ thuật chế
tác, đã có nhiều hình loại ổn định.
Tiêu biểu cho công cụ của các cư dân
Sơn Vi là những hòn đá cuội được
ghè đẽo ở hai cạnh. Đa số là công cụ
chặt, nạo, hay cắt, có loại có cắt
ngang ở một đầu, có loại có lưỡi dọc ở rìa cạnh, có loại công cụ có lưỡi chạy
xung quanh theo rìa tròn của viên cuộn, hoặc có lưỡi ở hai đầu.
Có thể nói rằng , người Sơn Vi đã thuộc dạng người khôn ngoan và đã
tiến lên một bước chuyển từ hình thái bầy người nguyên thủy sang hình thái
xã hội công xã thị tộc mẫu hệ. Hoạt động kinh tế chính của người Sơn Vi là
săn bắt hái lượm, cư trú trên một địa bàn rất rộng ở miền Bắc Việt Nam.
2 Thời kì đồ đá giữa
Tiêu biểu cho giai đoạn này là văn hóa
Hòa Bình. Cư dân văn hóa Hòa Bình sống
chủ yếu trong các hang động núi đá vôi. Họ
thích cư trú trong các khu vực gần cửa hang,
thoáng đãng, có ánh sáng. Môi trường hoạt
động của họ rất rộng bao gồm hang thung
thềm sông suối. Vì thế, văn hóa Hòa Bình
còn được gọi là nền văn hóa thung lũng.
Văn hóa Hòa Bình kéo dài trong khoảng
12.000 đến 7000 năm cách ngày nay.
Người Hòa Bình sống chủ yếu bằng săn
bắt và hái lượm, song do đặc điểm của hệ
sinh thái phồn tạp vùng rừng nhiệt đới,
phương thức săn bắt và hái lượm của người
tiền sử là theo phổ rộng, lượm trong rừng đủ
thứ có thể ăn và sử dụng được. Mặt khác do môi trường không thuận lợi cho
hoạt động săn bắt nên phương thức sống của cư dân Hòa Bình chủ yếu là hái
lượm.
Di vật chủ yếu của văn hóa Hòa Bình là đồ đá, đồ xương và một số ít đồ
gốm. Đồ đá trong văn hóa Hòa Bình có nhiều loại, không kể các loại đá
nguyên liệu, hòn kê, đập, còn có các loại như công cụ chặt, rìu ngắn, chày
nghiền, bàn nghiền,công cụ mũi nhọn, nạo.
Công cụ mài chiếm số lượng ít nhưng
sự tồn tại của các loại công cụ mài tròng
Văn Hóa Hòa Bình đã khẳng định kĩ thuật
mài đá ra đời trong văn hóa Hòa Bình.
Hiện nay, phần lớn các nhà khảo cổ
Việt Nam đều thống nhất: Văn hóa Hòa
Bình có niên đại địa chất Toàn tân, vào
giai đoạn chuyển từ thời đá giữa sang thời
đại đá mới.
Con người thời kỳ này thường làm lều,
nhà cửa ở Hang gần sông suối. Bên cạnh
các công cụ Lao động bằng đá còn tìm
được các công cụ, vũ khí bằng tre, nứa,
xương, sừng rất phong phú. Đồ trang sức
bằng vỏ sò, ốc, xương thú. Điều này cho thấy cuộc sống của các bộ lạc
người Việt Cổ đã phát triển thêm một bước. Cùng với săn bắn, hái lượm, con
người đã biết trồng trọt. Nền văn minh nông nghiệp bắt đầu được hình
thành. Tín ngưỡng tôn giáo bắt đầu xuất hiện với hình thức sơ khai nhất : tô
tem giáo (thờ vật cổ).
Và để tiếp tục cuộc đời, văn hóa Hòa Bình đã dẫn đưa nhanh chóng đến
một nền văn-hóa nổi danh thế giới của Việt Nam cổ là văn hóa Bắc Sơn.
3 Thời kì đồ đá mới
Văn hóa Bắc Sơn mang tên huyện Bắc Sơn,
tỉnh Lạng Sơn, nơi phát hiện di tích đầu tiên của
văn hóa này. Chủ nhân Văn hóa Bắc Sơn cư trú
trong hang động. Các hang động đều cao ráo, gần
nguồn nước.
Di vật của văn hóa Bắc Sơn gồm các loại đồ
đá, đồ gốm, đồ xương.Đồ đá gồm các loại, rìu
mài lưỡi, công cụ ghè đẽo, bàn mài… Đáng chú
ý là sự vắng mặt của loại rìu ngắn kiểu Hòa Bình
trong văn hóa Bắc Son nhưng các công cụ ghè
đẽo trong văn hóa Bắc Sơn lại gần với công cụ
ghè đẽo kiểu Hòa Bình.
Gốm Bắc Sơn nặn bằng tay, thô , dày , độ nung thấp dễ vỡ, các mảnh
gốm thường nhỏ khó xác định kiểu dáng.
Phương thức hoạt động kinh tế của chủ nhân văn hóa Bắc Sơn vẫn là
hái lượm và săn bắt. Nếu như nông nghiệp sơ khai trong văn hóa Hòa Bình
được nhìn nhận qua các chứng cứ gián tiếp, thì trong văn hóa Bắc Sơn vấn
đề này được tiếp cận rõ hơn thông qua các loại di vật, như loại rìu mài lưỡi,
một số được xem như là công cụ xới đất trong hoạt đông nông nghiệp sơ
khai.
Cây trồng quan trọng và chủ yếu chính là cây lúa. Đời sống vạt chất phát
triển, kéo theo sự phát triển cảu đời sống tinh thần. Đồ trang sức được chế
tác nhiều chất liệu phong phú như Đá, đất nung, vỏ trai,..và nhiều thể loại
khác nhau như : vòng tay, vòng cổ, khuyên tai,.. Điều này chúng tor nghề
thủ công đã rất phát triển. Ngoài việc chế tạo công cụ lao động, công cụ gia
đình, đồ trang sức, đồ gốm, con người kỳ này còn biết dệt vải.
Trong các mộ cổ được khai quật và qua cách chôn người chết, chúng
ta có thể hiểu thêm nhữn quan niệm người việt cổ về cuộc sống sau khi chết
của con người. Trong ngôi mộ chúng ta đã tìm được nhiều xương sọ và các
xương khác được tô màu đỏ cùng các vật dụng, công cụ lao động. Điều đó
cho thấy trong tư duy của người Nguyên Thuỷ đã hình thành quan niệm về
một thế giới khác tồn tại chỉ khi con người từ giã cuộc sống ở thế giới đó
con người vẫn làm ăn sinh sống như thế giới thực tại.
Quan hệ Hòa Bình- Bắc Sơn và các văn hóa Hậu kì thời đá mới ở Việt
Nam đã xác nhận vai trò của văn hóa Bắc Sơn trong lịch sử thời đại đá ở
Việt Nam