Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.33 KB, 6 trang )
SỰ IM LẶNG MUỐN BÙNG NỔ
Trần Tuấn xuất hiện đầu những năm 1990 trong "làn sóng thứ ba" của hội họa đổi
mới. Với phong thái vẽ tranh khá điềm tĩnh và cẩn trọng anh từng là một "niềm hy
vọng" trong con mắt đồng nghiệp và một số nhà phê bình. Khi cơn lốc thị trường
tràn qua các gallery thương mại "bón thúc" cho các bông hoa hội họa du lịch và reo
mầm các thứ tranh nhái, tranh chép Trần Tuấn gần như rút lui "êm lẹ", không phải
vì "cao đạo" không muốn vướng bụi mà có lẽ vì nhận thấy có một sự chuyền dịch
xã hội trong tiêu dùng và thưởng thức mỹ thuật. Hướng tới cái mới nhưng anh
cũng không "dấn thân" các môn "đương đại" tân kỳ. Họa sĩ thích "loay hoay" với
khung vải và tâm sự vừa tự tin vừa hoang mang của kẻ bản tính thích một mình.
Hoạ sĩ đã "thử sức" trên nhiều con đường từ những tranh có vẻ siêu thực tới những
tranh giàu trang trí với các mô típ mang tính biểu tượng, từ chân dung, tĩnh vật tới
sinh hoạt
Nhưng dấu ấn hội họa của anh in đậm nhất trên miền không gian ánh sáng và hơi
nước của khoả thân và phong cảnh như ta thấy trong triển lãm cá nhân chọn lọc
của họa sĩ lần này. Nhân vật chính của cả triển lãm là cái nền tranh: rộng, phẳng,
yên tĩnh làm môi sinh cho ánh sáng và hơi nước giao hoà, tương tác. Chính chúng
chứ không phải hình màu hay bố cục làm chủ hội họa. Chúng tạo nên nhịp điệu và
hơi thở cho các nhân vật là các hình người phụ nữ nhoè mờ, nhỏ nhoi, thu mình lại
thành một "tính hiệu" để thống trị cái rộng lớn xung quanh. Khoả thân không phải
là hình hài trần trụi của mỹ nhân mà là một trạng thái của tâm thần : trầm tĩnh,
khắc khoải, lo âu đôi khi phẫn nộ và đau đớn. Trong trường hợp hiếm hoi nó cũng
ca hát trên đồng hoa lộng lẫy ở những bức phong cảnh không gian trở nên đồ sộ