Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Điều trị viêm họng, thanh quản bằng lá xương sông doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.43 KB, 4 trang )

Điều trị viêm họng, thanh quản
bằng lá xương sông
Viêm họng thanh quản là tình trạng tổn thương do viêm nhiễm niêm mạc vùng hầu
họng, thanh quản. Theo Đông y, vị thuốc từ lá xương sông có thể trị dứt căn bệnh
viêm họng.
Viêm họng thanh quản gặp ở những người làm việc với cường độ giao tiếp cao hay ô
nhiễm như: giáo viên, ca sĩ, luật sư, công nhân mỏ, đốt lò… Bệnh có thể gây ra nhiều
biến chứng… Tuy nhiên, viêm họng thanh quản hoàn toàn có thể phòng và trị được. Xin
giới thiệu bài thuốc kinh nghiệm chữa viêm họng, thanh quản từ lá xương sông để độc
giả tham khảo áp dụng khi cần thiết.
Lá xương sông bánh tẻ 5 – 10 lá. Giấm ăn 20 – 30ml (giấm nuôi bằng chuối là tốt nhất).
Lá xương sông rửa sạch để ráo nước, đập nhẹ cho ra tinh dầu nhúng giấm. Súc miệng
bằng nước muối nhạt (0,9%) rồi ngậm nuốt nước dần ngày 2 – 3 lần cho tới khi khỏi,
thường là 5 – 7 ngày bệnh sẽ tiến triển rõ rệt. Kinh nghiệm cho thấy, bài thuốc có tác
dụng tốt với các chứng bệnh: viêm họng cấp mạn tính, viêm amiđan, viêm thanh quản kể
cả đã mất tiếng…

Lá xương sông
Tại sao xương sông kết hợp với giấm lại trị được viêm hầu họng, thanh quản?
Theo YHHĐ, lá xương sông chứa tinh dầu (0,24%), methylthymol (94,96%), p-cymen
(3,28%), limonene (0,12%). Trong giấm, thành phần chính là acid acetic (acid acetic có
tác dụng ức chế, diệt khuẩn rất tốt, đặc biệt là các vi khuẩn như: Streptococcus,
Diplococcus pneumoniae, Staphylococcus…).
Theo Đông y, xương sông vị cay, tính bình, có tác dụng khu phong trừ thấp; tiêu thũng
chỉ thống, thông kinh hoạt lạc. Thích dụng để trị các chứng bệnh: cảm sốt, ho, viêm họng,
viêm phế, thanh quản; trắng lưỡi, viêm miệng; đầy bụng đi ngoài, nôn mửa; đau nhức
xương khớp, mày đay, sốt co giật ở trẻ em… Theo y văn cổ, giấm đã được xếp vào vị
thuốc chữa bệnh, đặc biệt là kháng viêm từ hơn 2000 năm trước, kinh nghiệm cho thấy
giấm vị đắng chua, tính ấm, quy kinh can, vị, có tác dụng hoạt huyết hóa ứ, sơ thông hầu
họng, tiêu thũng, giải độc, sát khuẩn, chỉ huyết (cầm máu)…


Chính vì vậy, khi phối hợp hai vị thuốc này với nhau trở thành một phương thuốc kháng
viêm, giảm đau, chống phù nề tiêu ứ trệ đem lại cảm giác dễ chịu và tiếng nói thanh thoát
cho những ai mắc bệnh trên.
Cần chú ý: Bài thuốc này chỉ chữa được chứng viêm họng, thanh quản thể thông thường,
người bệnh cần khám cụ thể để phát hiện những căn nguyên và biến chứng như: nhân xơ
thanh quản, u hay K vòm họng…
Trong quá trình điều trị, cần giữ ấm cổ, mũi họng, răng miệng, nhất là khi thay đổi thời
tiết, không ăn uống đồ lạnh, đồ ướp đá, uống đủ nước…

×