Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

quản lý môi trường trong hoạt động chăn nuôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (366.58 KB, 24 trang )

Đề tài báo cáo
Quản lý môi trường trong hoạt
động chăn nuôi
DANH SÁCH NHÓM
STT Họ và tên Mã sinh viên Lớp
1 Nguyễn Thị Quỳnh Anh 553330 K55MTD
2 Võ Thị Ngọc Huyền 553366 K55MTD
3 Trần Thị Thu Hương 553372 K55MTD
4 Nguyễn Thị Lan 553378 K55MTD
5 Phạm Thị Lê 553379 K55MTD
6 Nguyễn Thị Luyến 553391 K55MTD
7 Hoàng Ngọc Trà My 553396 K55MTD
8 Hoàng Thị Nhi 553404 K55MTD
9 Đỗ Thị Thảo 553416 K55MTD
10 Đào Lệ Thu 553421 K55MTD
11 Nguyễn Thị Kim Tuyến 553437 K55MTD
I. Đặt vấn đề
I.1. Tính cấp thiết của đề tài:
Thách thức về môi trường đối với sự phát triển chăn nuôi là thách thức chung
của tất cả các nước trên thế giới. Giải bài toán ô nhiễm môi trường cho hoạt động chăn
nuôi là con đường hướng tới ngành chăn nuôi “xanh”, phát triển bền vững ở nước ta.
Cả nước có khoảng 8,5 triệu hộ chăn nuôi quy mô gia đình và 18.000 trang trại
chăn nuôi tập trung. Ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng lớn trong nông nghiệp. Tuy
nhiên, việc quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi lại chưa được quan tâm đúng mức.
Hiện mới chỉ có khoảng 70% hộ chăn nuôi có chuồng trại, trong đó khoảng 10%
chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh; hộ có công trình khí sinh học (hầm biogas) chỉ đạt
8,7%; khoảng 23% số hộ chăn nuôi không xử lý chất thải vật nuôi. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ
có cam kết bảo vệ môi trường chỉ chiếm 0,6%. Đối với các trang trại chăn nuôi tập
trung, mặc dù phần lớn đã có hệ thống xử lý chất thải nhưng hiệu quả xử lý chưa triệt
để. Tình trạng trên đã gây ra ô nhiễm nghiêm trọng môi trường đất, nước, không khí ở
nông thôn. Ước tính, hiện có tới 80% các bệnh nhiễm trùng ở nông thôn có liên quan


tới nguồn nước bị nhiễm vi sinh vật như giun sán, tả, bệnh ngoài da, mắt… Bên cạnh
đó, bộ máy tổ chức quản lý Nhà nước về môi trường trong lĩnh vực chăn nuôi còn
thiếu và sự phân công, phân cấp trách nhiệm chưa rõ ràng, thiếu hợp lý, thiếu số lượng
và hạn chế về năng lực. Nhận thức của các cấp, ngành, địa phương và toàn xã hội nói
chung về tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi
chưa đầy đủ và đúng mức.
Chính những vấn đề cấp bách trên, nhóm chúng em đã thực hiện đề tài :” Nội dung
quản lý môi trường trong hoạt động chăn nuôi”.
I.2. Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu:
I.2.1. Mục tiêu
Nghiên cứu nhằm đánh giá hiện trạng vấn đề và tìm kiếm những giải pháp hữu hiệu
cho vấn đề quản lý môi trường trong chăn nuôi trong hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam.
Chúng ta cần có được một tầm nhìn rõ ràng hơn về vai trò của vật nuôi và các hệ
thống chăn nuôi bền vững trong tương lai. Cụ thể:
- Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt
động chăn nuôi, bao gồm các quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia, các tài liệu hướng dẫn
kỹ thuật.
- Về cơ bản khắc phục được các trường hợp gây ô nhiễm môi trường do chất
thải chăn nuôi tại các vùng đông dân cư.
- Tăng số hộ chăn nuôi có xử lý chất thải bằng công nghệ biogas lên 40% vào
năm 2015 và 70% vào năm 2020; Số trang trại có hệ thống xử lý chất thải đáp ứng
yêu cầu đạt 70 % năm 2015 và 90% năm 2020.
1.2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
II. Nội dung nghiên cứu
2.1. Hiện trạng
a. Hiện trạng chăn nuôi ở Việt Nam
Việt Nam với khoảng 73% dân số sống ở vùng nông thôn, phát triển kinh tế
nông nghiệp và nông thôn là một trong những mục tiêu được Đảng và Nhà nước hết

sức chú trọng, trong đó có phát triển kinh tế hộ gia đình thông qua các hoạt động phát
triển chăn nuôi. Bên cạnh lợi ích kinh tế mang lại, thì chăn nuôi cũng đang nảy sinh rất
nhiều vấn đề về chất lượng môi trường, đe dọa sức khỏe của cộng đồng dân cư địa
phương và ảnh hưởng đến toàn bộ hệ sinh thái tự nhiên mà nguyên nhân chính là do sự
phát triển mạnh mẽ của ngành chăn nuôi, cộng với trình độ quản lý các loại chất thải
chăn nuôi của người dân thấp.Theo đánh giá của Tổ chức Nông Lương Thế giới
(FAO): Châu Á sẽ trở thành khu vực sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm chăn nuôi lớn
nhất. Chăn nuôi Việt Nam, giống như các nước trong khu vực phải duy trì mức tăng
trưởng cao nhằm đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước và từng bước hướng tới
xuất khẩu.
• Trong thời gian qua, ngành chăn nuôi của nước ta phát triển với tốc độ nhanh.
Tổng số lượng đàn gia súc, gia cầm cũng tăng lên nhanh chóng: tổng số đàn lợn
tăng từ 26,6 triệu con năm 2007 lên 27,4 triệu con năm 2010 ; đàn gia cầm tăng
từ 226 triệu con năm 2007 lên 300,5 triệu con năm 2010.
Bảng 1.Số lượng một số gia súc, gia cầm tại Việt Nam giai đoạn 2000-2011
Năm Trâu Bò Ngựa Dê, cừu Lợn Gia cầm
Nghìn con Triệu con
2000 2897.2 4127.9 126.5 543.9 20193.8 196.1
2001 2807.9 3899.7 113.4 571.9 21800.1 218.1
2002 2814.5 4062.9 110.9 621.9 23169.5 233.3
2003 2834.9 4394.4 112.5 780.4 24884.6 254.6
2004 2869.8 4907.7 110.8 1022.8 26143.7 218.2
2005 2922.2 5540.7 110.5 1314.1 27435.0 219.9
2006 2921.1 6510.8 87.3 1525.3 26855.3 214.6
2007 2996.4 6724.7 103.5 1777.7 26560.7 226.0
2008 2897.7 6337.7 121.2 1483.4 26701.6 248.3
2009 2886.6 6103.3 102.2 1375.1 27627.7 280.2
2010 2877.0 5808.3 93.1 1288.4 27373.3 300.5
Sơ bộ 2011 2712.0 5436.6 88.1 1267.8 27056.0 322.6
Nguồn: Tổng cục thống kê, 2011

Theo bản thống kê báo cáo tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi 6
tháng đầu năm 2012 và giải pháp tháo gỡ khó khăn:
- Tình hình sản xuất chăn nuôi lợn
+ Tổng đàn lợn hiện nay là khoảng 26,7 triệu con, tăng 1,5% so với
cùng kỳ năm 2011;
+ Đàn lợn lái khoảng 4,15 triệu con, tăng 8,7% so với cùng kỳ.
Về tình hình nuôi gia cầm:
- Tổng đàn gia cầm tại thời điểm ngày 1/04 trên cả nước là 311,0
triệu con, tăng 5,9% so với cùng thời điểm năm 2011.
- Chăn nuôi bò:
+ Hiện nay tổng đàn trâu bò của cả nước là 7,97 triệu con. Trong đó,
đàn bò là 5,31 triệu con và đàn trâu là 2,36 triệu con, giảm tương ứng so với
cùng kỳ năm 2011 là giảm 7% đối với đàn bò và 5% đối với đàn trâu.
Tuy nhiên đàn bò sữa hiện nay đạt khoảng 158,0 ngàn con tang 10,7% so
với cùng kỳ năm 2011.
- Chăn nuôi các loại gai súc khác ( dê, cừu, thỏ…): ước tính tăng
khoảng 2-3%.
• Hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ trong các hộ gia đình vẫn còn phổ biến: nhìn chung
thì hình thức chăn nuôi phân tán, nhỏ lẻ, tập trung ở các hộ nông dân vẫn là chủ
yếu. Các hộ nông dân thường nuôi từ 2 đến 3 con trâu bò, 5 đến 10 con lợn và
20 đến 30 con gia cầm/hộ. Đây là hình thức chăn nuôi truyền thống đã có từ lâu
đời ở nông thôn Việt Nam, việc chăn nuôi nhỏ lẻ theo hộ gia đình này có thể kết
hợp được với trồng trọt, tận dụng các phế phẩm thừa của nông nghiệp, quy mô
nhỏ, ít gây ô nhiễm cho môi trường và hiệu quả kinh tế không cao.
Bảng 2: Số lượng các trang trại chăn nuôi trên cả nước
Stt Tỉnh, thành phố Số lượng trang trại Tỉ lệ(%)
Cả nước 23.558 100
1 Đồng bằng sông Hồng 10.277 43,6
2 Trung du và miền núi
phía bắc

1.926 8,2
3 Bắc trung bộ và duyên hải
miền trung
3.173 13,5
4 Tây nguyên 812 3,4
5 Đông Nam Bộ 4.089 17,4
6 Đồng bằng sông cửu long 3.281 13,9
Nguồn: Cục chăn nuôi, 2010
Hình ảnh chăn nuôi lợn trong hộ gia đình
• Trong những năm gần đây việc phát triển chăn nuôi theo quy mô trang trại tập
trung phát triển mạnh: xu hướng chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán theo hộ
gia đình dần chuyển theo chăn nuôi trang trại tập trung theo hướng sản xuất
hàng hóa diễn ra mạnh ở nước ta. Trong giai đoạn 2006 đến 2010 thì số lượng
các trang trại chăn nuôi ở nước ta phát triển mạnh mẽ về số lượng cũng như quy
mô. Năm 2006 cả nước có khoảng 17.721 đến năm 2010 đã tăng lên 23.558
trang trại. Việc tập trung chăn nuôi theo trang trại đem lại hiệu quả kinh tế cao
đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế hàng hóa nhưng những trang trại theo hướng
chuyên môn hóa cao đã gây ra sự ô nhiễm môi trường.
Chăn nuôi gia đình theo hộ gia đình
Do các chất thải chăn nuôi đã làm ảnh hưởng trực tiếp tới hệ sinh thái, chuỗi thức ăn
và sức khỏe con người. Trong quá trình chăn nuôi gia súc và gia cầm, quá trình lưu trữ
và sử dụng chất thải tạo nên nhiều chất độc như là SO
2
, H
2
S, CO
2
, NH
3
,…. Và các vi

sinh vật có hại như Enterobacteracea, E.coli, Salmonella,…. Hay các ký sinh trùng gây
bệnh cho người. Các yếu tố này có thể gây ô nhiễm khí quyển, nguồn nước thông qua
các quá trình lan truyền độc tố và các nguồn gây bệnh hay quá trình sử dụng các sản
phẩm chăn nuôi. Những vấn đề này cần được giải quyết và quản lý chặt chẽ.
b. Thực trạng về quản lý và xử lý trong chăn nuôi
Hiện nay ở nước ta, phương thức chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Vì vậy,
việc xử lý và quản lý chất thải vật nuôi ở nước ta gặp nhiều khó khăn. Những năm qua,
chất thải vật nuôi trong nông hộ được xử lý bằng 3 biện pháp chủ yếu sau đây:
- Chất thải vật nuôi thải trực tiếp ra kênh mương và trực tiếp xuống ao, hồ;
- Chất thải được ủ làm phân bón cho cây trồng;
- Chất thải chăn nuôi được xử lý bằng công nghệ khí sinh học (biogas).
Bên cạnh đó còn có một số phương pháp khác, nhưng chưa được nhân rộng như
xử lý chất thải bằng sinh vật thủy sinh (cây muỗi nước, bèo lục bình ), xử lý bằng hồ
sinh học.
Theo kết quả thống kê năm 2010, cả nước có khoảng 8.500.000 hộ có chuồng
trại chăn nuôi quy mô hộ gia đình; khoảng 18.000 trang trại chăn nuôi tập trung. Các
trang trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn phần lớn có hệ thống xử lý chất thải với các
loại công nghệ khác nhau, nhưng hiệu quả xử lý chưa triệt để. Chăn nuôi hộ gia đình
mới có khoảng 70% tương ứng với khoảng 5.950.000 hộ có chuồng trại chăn nuôi,
trong đó mới có khoảng 8,7% hộ chăn nuôi có công trình khí sinh học (hầm Biogas).
Tỷ lệ hộ gia đình có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh cũng chỉ chiếm khoảng 10%.
Còn khoảng 23% số hộ chăn nuôi không xử lý chất thải vật nuôi và chỉ có 0,6% số hộ
có cam kết bảo vệ môi trường. Số trang trại chăn nuôi có hệ thống xử lý chất thải bằng
biogas khoảng 67%. Trong đó chỉ có khoảng 2,8% có đánh giá tác động môi trường.
Bảng 3: Thực trạng quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi
Quy mô,
phương thức
chăn nuôi
Trang trại Nông hộ CN đa con Thâm canh Bán thâm canh Thời vụ
Số

lượng
Tỷ
lệ %
Số lượng
Tỷ
lệ
%
Số
lượng
Tỷ
lệ %
Số
lượng
Tỷ
lệ %
Số
lượng
Tỷ
lệ %
Số
lượng
Tỷ lệ
%
Có đánh giá
tác động môi
trường
1.047 2,8
Có cam kết
BVMT
5.098 13,8 36.599 0,6 23.528 3,2 11.979 2,4 21.179 2,3 0 0

Có xử lý chất
thải kiên
cố/bán kiên cố
24.729 66,9 506.988 8,7 15.113 2,1 38.169 7,5 21.663 2,4 60.872 4,5
Có xử lý chất
thải truyền
thống (ủ, bán,
nuôi cá, tưới
cây)
11.626 31,5 4.009.883 68,3 623.883 85,4 279.602 55,3 797.915 87,5 811.468 59,3
Không xử lý 602 1,6
1.357.292
23,1 91.705 12,6 191.888 37,2 92.034 10,1 495.109 36,2
Nguồn: Báo cáo công tác BVMT trong chăn nuôi năm 2009.
Do nhiều nguyên nhân khiến công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn
nuôi vẫn còn nhiều mặt tiêu cực, tình trạng gây ô nhiễm môi trường của một số cơ sở
chăn nuôi lớn và chăn nuôi trong khu dân cư vẫn chưa được khắc phục triệt để và có
chiều hướng gia tăng.
2.2. Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi đến môi trường
Theo báo cáo của Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO) cho thấy ngành
chăn nuôi đã và đang gây ra những vấn đề môi trường nghiêm trọng như thoái hóa đất,
biến đổi khí hậu ô nhiễm không khí, gây thiếu nước, ô nhiễm nguồn nước, mất đa
dạng sinh học. Tổng diện tích dành cho ngành chăn nuôi chiếm 26% diện tích bề mặt
không phủ băng tuyết của trái đất, thêm vào đó là 33% diện tích đất trồng được dành
để sản xuất thức ăn chăn nuôi. Vì vậy việc mở rộng chăn nuôi dẫn đến mất rừng làm
cho đất bị xói mòn vào mùa mưa và khô hạn vào mùa khô.
Trong quá trình chăn nuôi lượng khí CO
2
thải ra chiếm 9% toàn cầu và lượng
khí CH

4
(một loại khí có khả năng gây hiệu ứng nhà kính cao gấp 23 lần CO
2
) chiếm
37%. Lượng khí CH
4
chủ yếu được tạo ra ở thú nhai lại, những vi khuẩn phân hủy
Cellulose trong cỏ để tạo ra năng lượng là một quá trình yếm khí, tiến trình đó gây ra
sự thoát khí CH
4
qua ợ hơi. Quá trình chăn nuôi còn tạo ra 65% lượng khí NO
x
(có
khả năng gây hiệu ứng nhà kính cao gấp 296 lần CO
2
) và tạo ra 2/3 tổng lượng phát
thải khí NH
3
nguyên nhân chính gây mưa axit phá hủy các hệ sinh thái.
Thế giới hiện đang đối mặt với tình trạng thiếu nước ngọt nghiêm trọng, theo dự
đoán đến năm 2025 thì 64% dân số thế giới sẽ phải sống trong điều kiện căng thẳng về
nguồn nước. Trong khi đó sự phát triển ngành chăn nuôi làm tăng nhu cầu sử dụng nước
chúng chiếm khoảng 8% tổng lượng nước loài người sử dụng, đồng thời lượng nước thải
từ chăn nuôi đã là ô nhiễm môi trường bởi các chất kháng sinh, hoocmon, hóa chất sát
trùng,…làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Ngoài ra ngành chăn nuôi còn làm giảm lượng nước bổ sung cho các mạch
nước ngầm do mất rừng và đất bị thoái hóa, chai cứng giảm khả năng thẩm thấu. Tất
cả các tác động tiêu cực của ngành chăn nuôi đến môi trường dẫn đến kết quả tất yếu
là làm suy giảm đa dạng sinh học.
2.3. Nội dung quản lí môi trường trong chăn nuôi

2.3.1.Hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước về môi trường trong hoạt động
chăn nuôi
Hiện nay, cả nước có hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về môi trường từ Trung ương
đến các địa phương. Ở Trung ương, Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT) là cơ quan
đầu mối chịu trách nhiệm chính trước Chính phủ về công tác quản lý nhà nước về môi
trường.
Ngoài Bộ Tài nguyên & Môi trường có 12 bộ, ngành tham gia quản lý nhà nước về
môi trường bao gồm Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Công thương, Bộ Y tế, Bộ Xây dựng,
Bộ Công An, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng cục Thống kê. Trong
đó các đơn vị được phân công theo dõi trực tiếp về môi trường như sau:
Tại Bộ Nông nghiệp và PTNT, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường là đầu mối
giúp Bộ kiểm tra, đôn đốc các hoạt động bảo vệ môi trường toàn ngành; chủ trì thẩm định
các báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường, đồng
thời tổ chức giám sát, kiểm tra việc triển khai kết quả thực hiện đánh giá môi trường chiến
lược và đánh giá tác động môi trường trong của các dự án đã được phê duyệt; chủ trì tổ chức
việc nhập, phổ biến, chuyển giao công nghệ mới; nâng cấp hệ thống quan trắc môi trường;
xây dựng trang Web cảnh báo môi trường nông nghiệp; tổ chức thực hiện công tác thông tin
tuyên truyền.
Các Cục chuyên ngành chịu trách nhiệm trước Bộ về quản lý Nhà nước công tác môi
trường thuộc lĩnh vực được phân công; đề xuất các cơ chế chính sách; tổ chức các mô hình
quản lý môi trường hiệu quả; tuyên truyền giáo dục cộng đồng nâng cao nhận thức về bảo vệ
môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tại một số Cục có các phòng chuyên theo dõi về môi trường. Tại Cục Chăn nuôi có
Phòng Môi trường Chăn nuôi chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về môi trường chăn nuôi
trong phạm vi toàn quốc.
Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đã quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường
trong hoạt động của ngành thú y. Từ năm 2004 đến nay, Bộ đã giao cho cục Thú y chủ trì
triển khai một số nội dung xử lý chất thải trong các cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia
cầm, cơ sở kinh doanh sản xuất thuốc thú y, xây dựng hướng dẫn quản lý chất thải, phương

pháp xử lý xác gia súc, gia cầm… Kết quả được hội đồng khoa học đánh giá cao, có tính khả
thi, được ứng dụng vào sản xuất.
Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước chuyên ngành thú y được xây dựng từ trung ương
đến địa phương: cấp Trung ương có 5 Trung tâm Thú y chuyên ngành; 7 Cơ quan Thú y
vùng; 17 Trạm Kiểm dịch động vật xuất khẩu, nhập khẩu đóng tại các cửa khẩu, cảng, sân
bay quốc tế. Cấp địa phương: 63/64 tỉnh, thành phố có Chi cục Thú y trực thuộc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, 58/63 tỉnh, thành phố có tổ chức mạng lưới thú y cấp xã.
Tổng số cán bộ trên 54 ngàn người. Phối hợp hoạt động giữa các bộ phận chặt chẽ. Cơ sở vật
chất và nhân lực phục vụ cho công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng môi trường của Cục
Thú y khá tốt. hai trung tâm chuyên ngành đều có phòng môi trường, có nhiều năm kinh
nghiệm với trang thiết bị phân tích hiện đại như ELISA, HPLC, PCR
Hệ thống thú y Trung ương và các tỉnh thành phố có mối quan hệ chặt chẽ với với các
trường đại học, các viện nghiên cứu, các cơ quan trong và ngoài ngành trong các hoạt động
nói chung và bảo vệ môi trường nói riêng.
Hiện nay, hệ thống văn bản quản lý nhà nước về môi trường tương đối nhiều, trong đó
có một số văn bản liên quan đến môi trường chăn nuôi. Những năm qua, từ trung ương đến
các địa phương, công tác tổ chức thực hiện các văn bản quản lý nhà nước đã được chú trọng
và bước đầu đã đạt được một số tiến bộ.
Với hệ thống tổ chức như trên, công tác quản lý môi trường nói chung và môi trường
trong chăn nuôi nói riêng do rất nhiều cơ quan đơn vị ở trung uơng và địa phương đảm
nhiệm. Do đó để bảo đảm hiệu quả trong công tác quản lý cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa
các cơ quan nêu trên. Tuy nhiên, trên thực tế sự phối hợp còn nhiều bất cập. Do hệ thống tổ
chức chưa thống nhất, nên công tác quản lý nhà nước về môi trường trong chăn nuôi tại hầu
hết các địa phương vẫn còn nhiều bất cập. Sự phối hợp giữa cơ quan quản lý chuyên ngành
chăn nuôi và môi trường còn thiếu chặt chẽ và thường xuyên, chưa phân cấp rõ ràng giữa
các tổ chức này để tránh sự chồng chéo hoặc bỏ trống nhiệm vụ.
2.3.2. Luật pháp và các chính sách hỗ trợ trong chăn nuôi
* Luật pháp
- Tại Hiến pháp 1992 có quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân có nội
dung: các chủ trang trại phải thực hiện và tuân theo các quy định về bảo vệ môi

trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan.
- Bộ luật hình sự nước CHXHCNVN số 15/199QH10 cụ thể tại chương 17 về
các tội phạm môi trường, đặc biệt tại các điều 186( tội làm lây lan dịch bệnh nguy
hiểm cho con người) và điều 187( tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật,
thực vật)
- QCVN01- 15:2010/BNNPTNT : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia điều kiện trại
chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học.
* Chính sách hỗ trợ
Những năm qua, thông qua các dự án đầu tư của nhà nước và quốc tế, nhiều
biện pháp về xử lý chất thải chăn nuôi đã và đang được áp dụng có hiệu quả. Trong đó
phải kể đến chương trình khí sinh học đã và đang mang lại nhiều lợi ích quan trọng về
môi trường, kinh tế xã hội. Một số chương trình, dự án lớn đang triển khai sau đây:
- Chương trình vệ sinh nước sạch môi trường nông thôn: Tại Quyết định số
277/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định trong giai đoạn 2006 – 2010, các trại
chăn nuôi và chất thải gia súc phải được điều chỉnh để đạt các yêu cầu về giảm ô nhiễm
nguồn nước và môi trường. Trong quyết định này có chính sách hỗ trợ xây dựng các công
trình khí sinh học, cải tạo, xây dựng mới chuồng trại chăn nuôi bảo đảm vệ sinh môi trường.
- Chương trình khí sinh học (KSH): Sản xuất KSH từ chất thải chăn nuôi được xem
như là con đường đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất carbon thấp, góp phần hạn chế biến
đổi khí hậu toàn cầu. Với những lý do đó lần đầu tiên Bộ Nông nghiệp và PTNT đề xuất và
đã được Chính phủ phê duyệt một Hợp phần phát triển chương trình KSH bằng vốn vay của
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). Hợp phần này thuộc Dự án Nâng cao chất lượng, an
toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình KSH (gọi tắt là dự án QSEAP-BD),
đang được triển khai tại 16 tỉnh, thành phố.
Theo đó dự án hỗ trợ tối thiểu 1,2 triệu/công trình KSH. Dự kiến từ năm 2012 sẽ tăng
lên 2,5 triệu đồng/công trình KSH. Đồng thời dự án còn hỗ trợ tín dụng ưu đãi để cho nông
dân vay xây dựng công trình khí sinh học. Thông qua kênh tín dụng này người dân có thể
vay từ 10 triệu đến hàng trăm triệu đồng để mở rộng quy mô chăn nuôi gắn với xây dụng
công trình xử lý chất thải.
Ngoài Dự án QSEAP-BD còn có 2 dự án lớn khác triển khai về chương trình này,

trong đó có 1 dự án vốn vay của Ngân hàng thế giới (WB) và 1 Dự án do chính phủ Hà Lan
tài trợ.
Nhờ các chính sách hỗ trợ tích cực nêu trên mà trong các năm gần đây, hàng trăm
ngàn công trình khí sinh học đã được xây dựng, từ đó góp phần quan trọng giảm thiểu ô
nhiễm môi trường do chất thải vật nuôi, đồng thời còn tạo ra nguồn năng lượng sạch thay thế
các chất đốt truyền thống, tạo sinh kế cho người nông dân.
2.4. Hạn chế của hoạt động chăn nuôi
- Các loại chất thải phát sinh lớn, không được xử lí triệt để gây ô nhiễm môi trường:
Trong những năm gần đây, tổng đàn gia súc, gia cầm đã tăng lên không ngừng, nhiều
cơ sở chăn nuôi hàng hoá đã ra đời, nhưng chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm ưu thế, nước thải chất
thải nhiều nơi không được xử lý, gây ô nhiễm môi trường. Số lượng gia súc, gia cầm tăng
nhanh song song với việc gia tăng lưu thông, vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm của
chúng từ vùng này sang vùng khác khiến cho tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, dịch
bệnh xảy ra ở nhiều nơi trong khi ở nhiều địa phương, công tác bảo vệ môi trường chưa
được quan tâm thực sự.
Bảng 4: Khối lượng chất thải rắn vật nuôi
TT Loại vật nuôi
Tổng số đầu con
năm 2010 (tr.con)
Chất thải rắn bình
quân
(kg/con/ngày)
Tổng chất thải
rắn/năm (tr.tấn)
1 Bò 5,92 10 21,61
2 Trâu 2,91 15 15,93
3 Lợn 27,37 2,5 24,96
4 Gia cầm 300,50 0,2 21,94
5 Dê, cừu 1,29 1,5 0,71
6 Ngựa 0,093 4 0,14

7 Hươu 0,046 2,5 0,04
Tổng cộng 84,45
(Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2010)
Như vậy chỉ tính riêng trong năm 2010, ước tính có 84,45 triệu tấn chất thải rắn từ
các hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm, trong đó trên một nửa là thải thẳng ra ngoài môi
trường.
- Thiếu các quy hoạch chăn nuôi cụ thể:
Do thiếu những kế hoạch ngay từ đầu nên nhiều cơ sở chăn nuôi, lò mổ còn
nằm lẫn trong khu vực dân cư, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, phân bố rải rác
trong khi sản xuất nông nghiệp có lợi nhuận thấp, giá cả bấp bênh, thị trường không
ổn định. Chính vì vậy, sức đầu tư vào khâu xử lí môi trường trong lĩnh vực chăn nuôi
còn rất thấp và gặp nhiều khó khăn.
- Ý thức chấp hành luật pháp không cao:
Việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thú y của một bộ phận
người sản xuất chưa nghiêm túc: chăn nuôi, buôn bán, giết mổ tuỳ tiện, khi gia súc
mắc bệnh không khai báo, giết mổ gia súc bị bệnh, vứt xác gia súc bừa bãi làm ảnh
hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe người tiêu dung.
- Thiếu các văn bản quy phạm pháp luật quản lí môi trường chăn nuôi:
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật về công
tác bảo vệ môi trường trong chăn nuôi, giết mổ, kinh doanh sản xuất thuốc tuy đã
được bổ sung nhưng còn thiếu và chưa đồng bộ. So với các nước trong khu vực, các
văn bản quy phạm pháp luật Thú y của Việt Nam chưa đưa ra các quy định cụ thể, chi
tiết và thường thấp hơn quy định của quốc tế. Chưa có các chế tài xử phạt đối với
hành vi gây ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực chăn nuôi, các văn bản luật không
được phổ biến kịp thời, sâu rộng đến người dân.
- Bộ máy quản lí còn nhiều bất cập:
Chưa có tổ chức ( phòng hoặc bộ phận) quản lý công tác bảo vệ môi trường của
cục Thú y và các địa phương. Hoạt động bảo vệ môi trường từ trước đến nay được
thực hiện dưới dạng các đề tài, dự án nghiên cứu theo đòi hỏi của thực tế. Trình độ
chuyên môn về BVMT của cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu, chưa được đào tạo về

chuyên môn nghiệp vụ nên họ gặp nhiều khó khăn khi thực thi công việc. Cơ sở vật
chất và trang thiết bị tuy đã được đầu tư nhưng còn nhiều thiếu thốn, đặc biệt các địa
phương.
- Quản lí chất thải chăn nuôi là một lĩnh vực mới ở Việt Nam nên chưa có cơ chế chính
sách khuyến khích phối hợp về quản lí chất thải chăn nuôi với các cơ quan liên quan.
- Lưu lượng thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực bảo vệ môi trường còn thiếu trong khi
địa bàn hoạt động rộng, số lượng sản xuất kinh doanh trên địa bàn nhiều.
- Nhận thức của các cấp, các ngành, các địa phương và toàn xã hội nói chung về công
tác bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi là chưa đúng mức và chưa thành
hành đông cụ thể.
2.5. Giải pháp
a. Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về môi trường trong lĩnh
vực chăn nuôi.
- Để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trước tình hình mới, cần
sớm hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; phân công, phân
cấp rõ ràng chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ ngành và địa phương trong quản lý nhà
nước về bảo vệ môi trường nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng.
- Thành lập các bộ phận chức năng theo dõi về môi trường nông nghiệp, nông thôn trực
thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT. Tại cấp huyện có cán bộ chuyên trách theo dõi quản
lý môi trường nông nghiệp và nông thôn thuộc phòng Nông nghiệp và PTNT.
- Xác định rõ nội dung của quản lý nhà nước về môi trường, xác định rõ chức năng,
quyền hạn và quan hệ phối hợp giữa "cơ quan quản lý Nhà nước thống nhất" về môi
trường và "cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành” để tạo thuận lợi cho việc quản lý
mà không gây phức tạp cho cơ sở.
- Tăng cường số lượng, năng lực cho các tổ chức chuyên môn, chuyên trách về bảo vệ
môi trường trong các bộ, ngành, các Sở Nông nghiệp và PTNT. Củng cố đội ngũ cán
bộ môi trường cấp xã.
- Tăng cường phối hợp quản lý môi trường giữa các đơn vị liên quan, đặc biệt là các
đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên& Môi trường với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn.

b. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về quản lý môi trường
- Giải quyết mối quan hệ giữa Luật Bảo vệ môi trường và các Luật chuyên ngành trong
điều chỉnh pháp luật về môi trường, phát huy đồng bộ sức mạnh của các biện pháp
pháp luật hành chính, hình sự, dân sự, kinh tế trong việc xử lý các hành vi vi phạm
pháp luật về môi trường, đặc biệt là các biện pháp kinh tế để đảm bảo sự hài hoà giữa
phát triển kinh tế và yêu cầu bảo vệ môi trường.
- Việc hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường chăn
nuôi cần tập trung vào: điều chỉnh một cách đồng bộ, thống nhất các yêu cầu bảo vệ
môi trường gắn với phát triển chăn nuôi công nghiệp và trang trại; ban hành đầy đủ và
hoàn thiện các quy định về quy chuẩn kỹ thuật môi trường chăn nuôi; các quy định về
đánh giá tác động môi trường; các quy định về quản lý chất thải rắn, lỏng chăn nuôi;
ban hành các văn bản cụ thể hóa quá trình công khai hóa, dân chủ hóa hoạt động bảo
vệ môi trường; hoàn thiện các quy định về nguồn lực bảo vệ môi trường như: thuế bảo
vệ môi trường, phí bảo vệ môi trường, bảo hiểm trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực
môi trường. Thể chế hoá chính sách sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý nhà
nước về bảo vệ môi trường.
- Quy định cụ thể trách nhiệm, trong đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trách
nhiệm phục hồi môi trường trong trường hợp các cơ sở chăn nuôi gây ô nhiễm, làm
thiệt hại tới môi trường. Có các chính sách cụ thể nhằm khuyến khích áp dụng các
biện pháp phòng ngừa ô nhiễm và sử dụng công nghệ sạch trong chăn nuôi.
c. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát
- Trong thời gian tới, cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, thanh tra và giám sát
việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực chăn
nuôi. Kiên quyết xử lý đối với các cơ sở, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vi phạm pháp
luật về bảo vệ môi trường. Đối với các trường hợp vi phạm nghiêm trọng, tùy theo
mức độ sẽ bị áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động, cấm hoạt động theo quy
định của pháp luật.
- Tăng cường công tác hậu kiểm và xử lý nghiêm minh, kịp thời các hành vi vi phạm
pháp luật về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. Tăng cường lực lượng
cán bộ cả về số lượng và chất lượng tại các địa phương đi đôi với tăng cường đầu tư

trang bị cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm
pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Tăng cường công tác giám sát của đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp đối với các cơ
quan quản lý nhà nước trong công tác bảo vệ môi trường.
d. Công tác thông tin tuyên truyền
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường
đặc biệt các quy định về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực chăn nuôi nhằm nâng cao
nhận thức về bảo vệ môi trường cho các tổ chức, cá nhân. Đẩy mạnh công tác xã hội
hóa, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường.
- Tổ chức các khóa tập huấn, hội thảo, tọa đàm nhằm cung cấp thông tin cho người dân,
giải đáp các vấn đề môi trường, phản ánh kịp thời các vấn đề môi trường đang tồn tại
hoặc mới phát sinh. Công khai các cá nhân, tổ chức, các vụ việc vi phạm pháp luật
bảo vệ môi trường tại địa phương.
- Tuyên truyền, tập huấn cho người nông dân các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi,
giết mổ bằng công nghệ phù hợp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường chăn nuôi.
- Sử dụng các phương tiện truyền thông như đài, báo, loa phát thanh… để tuyên truyền
nâng cao nhận thức của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường trong hoạt
động chăn nuôi, thú y.
e. Các biện pháp kỹ thuật
Nghiên cứu, ứng dụng các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi như một số biện
pháp xử lý chất thải chăn nuôi đơn giản, hiệu quả mà chi phí thấp:
+ Sử dụng hầm biogas: vừa xử lý được chất thải chăn nuôi bảo vệ môi trường, vừa tạo
ra khí gas để cung cấp nhu cầu đun nấu, phát điện cho các cơ sở chăn nuôi.
Hầm xử lý nước thải chăn nuôi
+ Phân tách thành pha rắn, pha lỏng: chất thải chăn nuôi có thể thu gom. Đóng thùng và
bán cho các khu vực trồng trọt vừa giảm được lượng phân thải, vừa tăng thêm thu
nhập cho người dân, mà giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
+ Nuôi giun quế để tận dụng lượng phân thải chăn nuôi: thức ăn của giun quế là các chất
thải của gia suc như; trâu, bò, ngựa, voi Giun quế có khả năng sinh trưởng nhanh do
đó có thể nhanh chóng thu được sản phẩm.

+ Sử dụng các vi sinh vật để phân hủy các chất thải chăn nuôi: phương pháp náy có ưu
điểm là chi phí thấp, dễ sử dụng, có thể kết hợp với phương pháp khác. Tuy nhiên
nhược điểm là tính ổn định không cao vì phụ thuộc được nhiệt độ, hàm lượng oxi
+ Phương pháp tạo phân hữu cơ; làm phân compost, làm phân khô, và chuyển đổi phân
thành thức ăn gia súc
+ Sử dụng chế phẩm sinh học: chế phẩm sinh học có thể trộn cùng với thức ăn chăn
nuôi, chế phẩm có tác dụng giảm bớt mùi, giảm ô nhiễm môi trường.
Ngoài các biện pháp kĩ thuật trên, có thể sớm hoàn thiện quy định về quy mô
chăn nuôi tối đa trên một đơn vị diện tích để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, xây
dựng và quy hoạch các trang trại chăn nuôi tập trung và xa khu vực dân cư. Xây dựng
hệ thống chuồng trại, hợp lý và đảm bảo chất lượng.
f. Về chính sách
- Quy hoạch tổng thể ngành chăn nuôi trong cả nước hình thành các vùng chăn nuôi
trong điểm với các loại vật nuôi chủ yếu như lợn, gia cầm và bò,trâu nhằm phát huy
lợi thế về sinh thái, khẩ năng đầu tư của từng vùng và nhu cầu phát triển cho tiêu dùng
trong cả nước, hướng tới xuất khẩu
- Cần có chính sách hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng xử lý chất thải chăn nuôi cho các
trang trại chăn nuôi, cơ sở giết mổ công nghiệp với mức hỗ trợ tối thiểu 50% chi phí
xây dựng.
- Miễn, giảm thuế, phí đối với: Hoạt động sản xuất năng lượng sạch, năng lượng tái tạo
từ công trình khí sinh học; nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện, dụng cụ nhập
khẩu để sử dụng trực tiếp trong việc thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, xử lý chất
thải; các sản phẩm thay thế nguyên liệu tự nhiên có lợi cho môi trường được Nhà
nước trợ giá.
- Tổ chức cá nhân được ưu tiên vay vốn từ các quỹ bảo vệ môi trường; trường hợp vay
vốn tại các tổ chức tín dụng khác để đầu tư bảo vệ môi trường thì được xem xét hỗ trợ
lãi suất sau đầu tư hoặc bảo lãnh tín dụng đầu tư theo điều lệ của quỹ bảo vệ môi
trường.
III. Kết luận và kiến nghị
Như vậy việc phát triển chăn nuôi đã và đang gây ra sự ô nhiễm môi trường,

ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái, chuỗi thức ăn, sức khỏe con người,… đe dọa đến
sự phát triển bền vững của đất nước. Nguyên nhân là do những hạn chế trong hoạt
động chăn nuôi ở nước ta như: các loại chất thải phát sinh lớn, không được xử lý triệt
để gây ô nhiễm môi trường, thiếu các quy hoạch chăn nuôi cụ thể, ý thức chấp hành
luật không cao, thiếu các văn bản quy phạm pháp luật quản lý môi trường chăn nuôi
và bộ máy quản lý còn nhiều bất cập.
Từ những hạn chế đó, các nhà quản lý môi trường đã đưa ra những nôi dung về
quản lý môi trường trong chăn nuôi phù hợp với hiện trạng chăn nuôi hiện nay như:
thông qua các dự án đầu tư của nhà nước và quốc tế, nhiều biện pháp về xử lý chất
thải chăn nuôi đã và đang được áp dụng có hiệu quả, trong đó phải kể đến chương
trình khí sinh học đã và đang mang lại nhiều lợi ích quan trọng về môi trường, kinh tế
xã hội; về luật và chính sách: hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo
vệ môi trường trong chăn nuôi, xây dựng và ban hành các quy chuẩn,… Và nội dung
chính là về khoa học kỹ thuật: nghiên cứu, ứng dụng các biện pháp xử lý chất thải
chăn nuôi như sử dụng hầm biogas, phân tách nguồn thải thành pha rắn và pha lỏng,
nuôi giun quế để tận dụng lượng phân thải chăn nuôi, sử dụng các vi sinh vật để phan
hủy các chat thải chăn nuôi, phương pháp tạo phân hữu cơ,…
Ngoài ra, công tác tuyên truyền và giáo dục cho người dân nhằm nâng cao nhận
thức, trách nhiệm về bảo vệ môi trường trong hoạt động của ngành chăn nuôi là công
việc không thể thiếu và đem lại hiệu quả cao… Phối hợp phù hợp các công cụ quản lý
môi trường trên sẽ giúp cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững hơn.
IV. Tài liệu tham khảo
- Bài giảng “ Quản lý môi trường”- Nguyễn Thị Hồng Ngọc- Trường ĐH
Nông nghiệp Hà Nội.
- Chăn nuôi Việt Nam 2000- 2010, NXB KHTN và CN
- Tổng cục thống kê Việt Nam
- Cục chăn nuôi Việt Nam />- />%2fenvironment.mard.gov.vn%2fupload%2f20%2fbaocao%2f27-09-
2011_cnty.doc&ru=http%3a%2f%2fenvironment.mard.gov.vn%2fupload
%2f20%2fbaocao%2f27-09-
2011_cnty.doc&ld=20130321&ap=1&app=1&c=snapdov12a&s=snapdov12

a&coi=239137&cop=main-
title&euip=27.69.42.232&npp=1&p=0&pp=0&pvaid=8f840eaeea9d4f78a19
07112e4b22801&ep=1&mid=9&hash=08A02A2D103248F55FFEA2D32C
97CC04
- />%9Dng%20trong%20ch%C4%83n%20nu%C3%B4i.html
- />tabid=428&CateID=24&ID=118795&Code=NDHR118795
- />option=com_docman&task=cat_view&gid=110&dir=DESC&order=name&
Itemid=146&limit=5&limitstart=5
-

×