Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.1 KB, 15 trang )

Bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi giai đoạn 2006-2010
và định hướng đến năm 2020
I. THỰC TRẠNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHĂN
NUÔI
1. Chất thải vật nuôi và nguy cơ ô nhiễm môi trường
Việt Nam là nước nông nghiệp với khoảng 73% dân số sống ở vùng nông
thôn, phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn là một trong những mục tiêu
được Đảng và Nhà nước hết sức chú trọng, trong đó có phát triển kinh tế hộ gia
đình thông qua các hoạt động phát triển chăn nuôi. Những năm qua, chăn nuôi có
sự tăng trưởng nhanh cả về quy mô và giá trị. Tuy vậy, tại một số địa phương do
chăn nuôi thiếu quy hoạch đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng. Nếu
không được xử lý triệt để, các chất thải chăn nuôi là một trong những nguồn gây ô
nhiễm nguồn nước, không khí và đất, ảnh hưởng xấu đến môi trường sống và sức
khoẻ của cộng đồng dân cư.
Theo tính toán của các chuyên gia, hàng năm tổng đàn gia súc, gia cầm của
nước ta thải vào môi trường khoảng 84-85 triệu tấn chất thải rắn. Đây là một trong
các nguồn chất thải lớn có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường ở nông thôn nước
ta. Bên cạnh đó, một khối lượng lớn chất thải sinh hoạt, chất thải làng nghề, chất
thải nông nghiệp khác được thải ra môi trường.
1.1. Phát thải khí nhà kính(GHG - Green House Gas) từ hoạt động chăn nuôi
Phát thải GHG từ hoạt động chăn nuôi xuất phát từ 2 nguồn:
Từ phân chuồng: trong đó khí methane thoát ra dưới các điều kiện lưu trữ
kỵ khí và khí nitơ oxít dưới sự kết hợp của các điều kiện kỵ khí và hảo khí (nitrat
hóa-khử nitrat).
Từ quá trình lên men đường ruột của gia súc: Đây là nguồn phát thải chủ yếu
xuất phát từ động vật nhai lại (ví dụ bò, cừu và dê), trong đó sự phân hủy chất hữu
cơ ở dạ cỏ làm phát thải methane chủ yếu từ quá trình ợ khí từ dạ dày.
Lên men đường ruột chiếm 69% nguồn phát thải khí chính trong ngành chăn
nuôi. Tổng lượng phát thải khí trong năm 2000 đối với lên men đường ruột là 7,7
MtCO
2


và 3,5 MtCO
2
đối với việc quản lý phân chuồng.
1.2. Dự báo về lượng phát thải từ chăn nuôi
Ngày nay ô nhiễm môi trường là một trong những mối quan tâm hàng đầu
của nhân loại. Ô nhiễm môi trường không còn là vấn đề của một quốc gia hay một
khu vực mà đã trở thành vấn đề toàn cầu. Chất thải chăn nuôi là một trong những
nguồn gây ô nhiễm lớn trong ngành sản xuất nông nghiệp. Theo tính toán của
FAO, ngành chăn nuôi của thế giới phát thải tới 18% tổng số khí nhà kính quy đổi
theo CO
2
. Trong đó, khoảng 65% lượng NO
2
, 37% lượng CH
4
và 64% lượng NH
3
.
Đây là những chất phát thải chính gây hiệu ứng nhà kính. Dự báo trong các năm tới
lượng khí thải từ chăn nuôi sẽ tiếp tục gia tăng do sự phát triển của ngành chăn
nuôi.
Vì vậy, việc hạn chế tác động xấu của chất thải vật nuôi đến môi trường là
mối quan tâm của nhiều quốc gia, trong đó có nước ta.
Bảng 1: Khối lượng chất thải rắn vật nuôi
TT Loại vật nuôi
Tổng số đầu
con năm 2010
(tr.con)
Chất thải rắn
bình quân

(kg/con/ngày)
Tổng chất thải
rắn/năm (tr.tấn)
1 Bò 5,92 10 21,61
2 Trâu 2,91 15 15,93
3 Lợn 27,37 2,5 24,96
4 Gia cầm 300,50 0,2 21,94
5 Dê, cừu 1,29 1,5 0,71
6 Ngựa 0,093 4 0,14
7 Hươu 0,046 2,5 0,04
Tổng cộng 84,45
(Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2010)
2. Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về môi trường trong hoạt động chăn
nuôi
Hiện nay, cả nước có hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về môi trường từ
Trung ương đến các địa phương. Ở Trung ương, Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ
TN&MT) là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm chính trước Chính phủ về công tác
quản lý nhà nước về môi trường.
Ngoài Bộ Tài nguyên & Môi trường có 12 bộ, ngành tham gia quản lý nhà
nước về môi trường bao gồm Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Công thương, Bộ Y
tế, Bộ Xây dựng, Bộ Công An, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hoá Thể thao và
Du lịch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Thông tin và Truyền
thông, Tổng cục Thống kê. Trong đó các đơn vị được phân công theo dõi trực tiếp
về môi trường như sau:
Tại Bộ Nông nghiệp và PTNT, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường là
đầu mối giúp Bộ kiểm tra, đôn đốc các hoạt động bảo vệ môi trường toàn ngành;
chủ trì thẩm định các báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác
động môi trường, đồng thời tổ chức giám sát, kiểm tra việc triển khai kết quả thực
hiện đánh giá môi trường chiến lược và đánh giá tác động môi trường trong của các
dự án đã được phê duyệt; chủ trì tổ chức việc nhập, phổ biến, chuyển giao công

nghệ mới; nâng cấp hệ thống quan trắc môi trường; xây dựng trang Web cảnh báo
môi trường nông nghiệp; tổ chức thực hiện công tác thông tin tuyên truyền.
Các Cục chuyên ngành chịu trách nhiệm trước Bộ về quản lý Nhà nước công
tác môi trường thuộc lĩnh vực được phân công; đề xuất các cơ chế chính sách; tổ
chức các mô hình quản lý môi trường hiệu quả; tuyên truyền giáo dục cộng đồng
nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tại một số Cục có các phòng chuyên theo dõi về môi trường. Tại Cục Chăn nuôi
có Phòng Môi trường Chăn nuôi chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về môi trường
chăn nuôi trong phạm vi toàn quốc.
Tại các địa phương, ngoài 3 Chi Cục Môi trường vùng Đông Nam Bộ, Tây
Nam bộ và Bắc Trung bộ và Tây nguyên, hiện nay tại 44 tỉnh, thành phố có các
Chi cục quản lý môi trường làm chức năng quản lý nhà nước về môi trường.
Hiện nay, hệ thống văn bản quản lý nhà nước về môi trường tương đối
nhiều, trong đó có một số văn bản liên quan đến môi trường chăn nuôi. Những năm
qua, từ trung ương đến các địa phương, công tác tổ chức thực hiện các văn bản
quản lý nhà nước đã được chú trọng và bước đầu đã đạt được một số tiến bộ.
Với hệ thống tổ chức như trên, công tác quản lý môi trường nói chung và
môi trường trong chăn nuôi nói riêng do rất nhiều cơ quan đơn vị ở trung uơng và
địa phương đảm nhiệm. Do đó để bảo đảm hiệu quả trong công tác quản lý cần có
sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nêu trên. Tuy nhiên, trên thực tế sự phối hợp
còn nhiều bất cập. Do hệ thống tổ chức chưa thống nhất, nên công tác quản lý nhà
nước về môi trường trong chăn nuôi tại hầu hết các địa phương vẫn còn nhiều bất
cập. Sự phối hợp giữa cơ quan quản lý chuyên ngành chăn nuôi và môi trường còn
thiếu chặt chẽ và thường xuyên, chưa phân cấp rõ ràng giữa các tổ chức này để
tránh sự chồng chéo hoặc bỏ trống nhiệm vụ.
3. Kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi
những năm qua
3.1. Kết quả thực hiện nhiệm vụ của Cục Chăn nuôi
Sau khi Cục Chăn nuôi được Bộ cho thành lập phòng Môi trường Chăn nuôi,
công tác quản lý môi trường trong hoạt động chăn nuôi đã được chú trọng. Sau đây

là một số kết quả bước đầu.
a) Công tác xây dựng văn bản
- Tham gia soạn thảo “Chương trình Bảo vệ và cải thiện môi trường nông
nghiệp, nông thôn tới năm 2020”.
- Tham gia xây dựng “Chiến lược về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi và
thú y giai đoạn 2010 – 2020”.
- Ban hành một số văn bản chỉ đạo về bảo vệ môi trường chăn nuôi tại một
số địa phương xảy ra sự cố về ô nhiễm môi trường.
- Tổ chức xét duyệt và ban hành Quyết định công nhận 4 tiến bộ kỹ thuật về
môi trường.
- Hoàn thành xây dựng dự thảo các văn bản, đã thông qua hội đồng nghiệm
thu và đang trình Bộ phê duyệt:
+ Thông tư Quy định về bảo vệ môi trường đối với hoạt động chăn nuôi.
+ Hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho các dự
án chăn nuôi.
+ Hướng dẫn kỹ thuật về xử lý chất thải trong chăn nuôi.
+ Tiêu chuẩn Việt Nam Công trình khí sinh học nhỏ.
- Đang triển khai xây dựng các dự thảo văn bản:
+ Đề án bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.
+ Báo cáo tình trạng môi trường lĩnh vực chăn nuôi gia súc.
+ Quy chuẩn quốc gia về nước thải chăn nuôi.
+ Tiêu chuẩn Việt Nam về công trình khí sinh học composite.
b) Chỉ đạo về công tác quản lý môi trường trong chăn nuôi
Trong những năm qua, Cục Chăn nuôi đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và
PTNT các tỉnh tổ chức tổ chức các hội thảo, hội nghị tập huấn phổ biến và triển
khai thực hiện các văn bản quy định về môi trường trong lĩnh vực chăn nuôi. Đồng
thời tổ chức, kiểm tra công tác quản lý môi trường trong chăn nuôi tại một số địa
phương, chính vì vậy việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong chăn
nuôi tại các địa phương đã có những chuyển biến tích cực. Tình hình ô nhiễm môi
trường do chăn nuôi bước đầu được cải thiện. Trong 2 năm 2009-2010. Cục đã

triển khai các hoạt động cụ thể sau đây:
- Điều tra, đánh giá công tác quản lý môi trường trong sản xuất chăn nuôi tại
tỉnh Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Giang, Quảng Ninh, Thái Nguyên,
Sơn La, Phú Thọ, Yên Bái, Nghệ An, Quảng Nam, Bình Thuận, TP. Hồ Chí Minh,
Lâm Đồng, Tiền Giang và Bến Tre.
- Kiểm tra, đánh giá về xử lý chất thải chăn nuôi và đề xuất một số giải pháp
nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các trang trại chăn nuôi lợn tại các tỉnh
đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long.
- Khảo sát, đánh giá điều kiện vệ sinh trong chăn nuôi tại một số cơ sở chăn
nuôi lợn quy mô vừa và nhỏ tại tỉnh Hưng Yên, Nghệ An và Hà Tĩnh thuộc
Chương trình kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm trong chăn nuôi, chất lượng
thức ăn chăn nuôi.
- Tổ chức triển khai các dự án về phát triển chương trình khí sinh học tại hơn
40 tỉnh thành phố trong cả nước. Kết quả của các dự án đã và đang góp phần quan
trọng giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.
3.2. Kết quả thực hiện nhiệm vụ của các địa phương

×