Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Báo cáo giải pháp giáo dục môn ngữ văn, nâng cao hiệu quả kênh hình trong dạy học ngữ văn 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.26 MB, 34 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH CHÁNH
TRƯỜNG THCS VĨNH LỘC A

BÁO CÁO
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
MÔN NGỮ VĂN
ĐỀ TÀI
KHAI THÁC, SỬ DỤNG KÊNH HÌNH HIỆU QUẢ ĐỂ MANG
LẠI GIỜ HỌC THÚ VỊ

Giáo viên thực hiện:
Năm học: 2021-2022

Bình Chánh, ngày 16 tháng 04 năm 2022
MỤC LỤC
1


NỘI DUNG
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
1. Cơ sở lí luận
2. Cơ sở thực tiễn
II. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
III. Phương pháp nghiên cứu
IV. Đối tượng và địa bàn nghiên cứu
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Phân loại kênh hình
II. Thực trạng, nguyên nhân
III. Các giải pháp thực hiện
1. Các biện pháp khai thác kênh hình hiệu quả


1.1. Giáo viên thay đổi tư duy trong cách khai thác kênh hình

Trang
4
4
4
5
5
6
6
6
9
9
9

1.2. Khai thác kênh hình động, kênh hình tự tạo
1.3. Khai thác kênh hình từ học sinh
1.4. Nắm vững các yêu cầu khi khai thác kênh hình
2. Các biện pháp sử dụng kênh hình hiệu quả

15

2.1. Sử dụng kênh hình đúng mục tiêu
2.2. Sử dụng kênh hình đúng chỗ, đúng thời điểm
2.3. Sử dụng kênh hình linh hoạt, chủ động, sáng tạo
3. Vận dụng vào bài dạy

18

3.1. Kĩ năng khai thác, sử dụng kênh hình trong hoạt động khởi động

3.2. Kĩ năng khai thác, sử dụng kênh hình trong hoạt động hình thành kiến thức
3.3. Kĩ năng khai thác, sử dụng kênh hình trong hoạt động luyện tập, vận dụng
3.4. Kĩ năng khai thác, sử dụng kênh hình trong hoạt động tìm tịi, mở rộng
3.5. Nắm rõ các yêu cầu khi sử dụng kênh hình
2


IV. Kết quả sau khi áp dụng giải pháp

33

C. PHẦN KẾT LUẬN
I. Kết luận
II. Kiến nghị

34
35

BIỆN PHÁP
“KHAI THÁC, SỬ DỤNG KÊNH HÌNH HIỆU QUẢ
ĐỂ MANG LẠI GIỜ HỌC THÚ VỊ”
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN BIỆN PHÁP
1. Cơ sở lí luận
3


Tơi rất tâm đắc với một câu nói về giáo dục của Albert Eilstein: “ Nghệ thuật tối
thượng của người thầy là đánh thức niềm vui trong sự diễn đạt và tri thức sáng tạo”.
Trong thời đại 4.0, công nghệ thông tin (CNTT) đã trở thành một phần thiết yếu của

cuộc sống. Nó có thể được ứng dụng vào hầu hết các lĩnh vực, mang đến nhiều lợi ích
quan trọng. CNTT giúp con người làm việc dễ dàng hơn và nhanh chóng đạt được mục
đích như mong muốn. Thấu hiểu vai trị quan trọng và tính thiết thực của việc ứng dụng
CNTT trong dạy học, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ln khuyến khích và đưa ra nhiều đề án
để đẩy mạnh công tác này. Khi bàn về vấn đề này, PGS.TS. Đỗ Ngọc Thống khẳng định:
“ Đã đến lúc nếu khơng nói là đã q muộn, cần nghiên cứu và triển khai việc ứng
dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở bộ môn Ngữ văn một cách rộng rãi, đúng
hướng và có hiệu quả ”. Thật vậy, Ngữ văn là một mơn học có vai trị quan trọng trong
việc trau dồi tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Thông qua bộ môn cùng với sự truyền thụ
của người thầy, các em sẽ lĩnh hội được nhiều cái hay, cái đẹp ở mỗi bài học. Để học sinh
cảm nhận được cái hay, cái đẹp ấy thì người Giáo viên phải lựa chọn cho mình một cách
truyền thụ sao cho có hiệu quả nhất. Một trong những lựa chọn đó chính là ứng dụng cơng
nghệ thơng tin trong giảng dạy bằng biện pháp khai thác, sử dụng kênh hình.
Bên cạnh đó, với mục tiêu, yêu cầu của phương pháp giáo dục phổ thơng là hình
thành và phát triển phẩm chất năng lực, phát huy được tính tích cực, chủ động của người
học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng vào thực tiễn, tác động
đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Đây là định hướng cơ bản,
thiết thực đối với mỗi Giáo viên, cũng là yếu tố quyết định hiệu quả của một giờ dạy.

2. Cơ sở thực tiễn
- Với xu thế hiện nay, sử dụng đồ dùng trực quan cũng như ứng dụng công nghệ

vào dạy học Ngữ văn đã tạo nhiều hứng thú, những chuyển biến tích cực. Trong nhiều tiết
học, kênh hình đã được thầy cơ chú ý sử dụng. Giờ học trở nên sinh động hơn bởi ngồi
hiệu ứng của các con chữ, cịn xuất hiện các hình ảnh, trình chiếu các đoạn phim… thật
hay, thật đẹp. Quả thật, cũng trong dung lượng thời gian như thế, giáo viên có thể hướng
dẫn học sinh chiếm lĩnh nhiều kiến thức hơn so với cách học truyền thống, với bảng và
phấn hay chỉ hình ảnh minh họa trong Sách giáo khoa sẵn có.
4



- Bên cạnh kênh chữ, kênh hình cũng có nhiều thay đổi với sự đa dạng của các
tranh ảnh minh họa phù hợp với nội dung bài học, có giá trị nghệ thuật, góp phần tạo sự
lơi cuốn, hấp dẫn đối với học sinh. Thơng qua kênh hình, học sinh có thể nhận biết thấu
đáo hơn về nội dung, kiến thức của bài học. Và cũng thông qua những hiểu biết về nội
dung, kiến thức bài học, các em có thể sáng tạo ra các kênh hình đẹp, hay, ý nghĩa. Do
đó, việc sử dụng tranh ảnh, video, âm thanh, tư liệu là việc làm cần thiết trong dạy học
nhất là với bối cảnh hiện nay khi tất cả chúng ta đang đứng trước sự bùng nổ về CNTT,
mạng internet và diễn biến phức tạp của dịch bệnh làm cho hình thức học tập cũng phải
linh hoạt chuyển đổi từ trực tiếp sang trực tuyến là thách thức lớn đối với cả thầy và trò.
Bởi vậy, làm thế nào để mang lại cho học sinh những giờ học thú vị, để các em chủ động,
tích cực đồng hành cùng thầy cô trong bối cảnh học online như vậy là một câu hỏi trăn trở
trong suy nghĩ của tơi.
Chính vì thế, tôi lựa chon đề tài nghiên cứu “ Khai thác, sử dụng kênh hình hiệu quả
để mang lại giờ học thú vị”.

II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA GIẢI PHÁP
1. Mục tiêu
Trong thời gian và phạm vi giới hạn, tôi mong muốn giải pháp sẽ phần nào làm rõ
được phương pháp, cách thức khai thác, sử dụng kênh hình (tranh, ảnh, video...) trong q
trình giảng dạy chương trình bộ mơn Ngữ văn THCS, nhằm góp phần tổ chức giờ dạy văn
thật sự là thú vị, có kết quả tích cực, tạo hứng thú học tập cho học sinh, phá vỡ sự nhàm
chán của cả người dạy và người học. Đặc biệt, tạo hứng thú và nâng cao hiệu quả bài dạy
trong những tiết học trực tuyến (do ảnh hưởng của dịch Covid 19). Qua đó góp phần nâng
cao chất lượng bộ mơn cũng như hình thành và phát triển các năng lực, phẩm chất học
sinh theo hướng dạy học tích cực.

2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu về thực tế, thực trạng sử dụng kênh hình trong các bài dạy mơn Ngữ
văn THCS.

- Lắng nghe thấu đáo tâm tư tình cảm, thái độ và kết quả học tập của học sinh
trong quá trình sử dụng kênh hình.
5


III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Để giải quyết có kết quả yêu cầu, nhiệm vụ đã đặt ra của biện pháp, tôi đã sử dụng
một số phương pháp lý luận như: thống kê, phân loại, phân tích, so sánh và tổng hợp...;
cùng các phương pháp nghiên cứu thực tiễn như: quan sát, điều tra... kết hợp với việc trải
nghiệm thực tế giảng dạy của chính bản thân mình và đồng nghiệp.

IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
1. Đối tượng nghiên cứu
- Hệ thống kênh hình có liên quan trong chương trình Ngữ văn THCS.
- Sản phẩm học tập của học sinh trong quá trình học tập.

2. Địa bàn nghiên cứu và phạm vi áp dụng
- Địa bàn nghiên cứu: Trường THCS Vĩnh Lộc A.
- Phạm vi áp dụng: Học sinh Trường THCS Vĩnh Lộc A và chương trình Ngữ văn
THCS.

B. PHẦN NỘI DUNG
I. PHÂN LOẠI KÊNH HÌNH
1. Dựa theo quan sát trực tiếp ta có thể chia 2 loại kênh hình
- Kênh hình tĩnh: Là những hình ảnh được thể hiện trên mặt phẳng
- Kênh hình động: Là những hình ảnh chuyển động được ghi lại bằng các thiết bị
điện tử như video, mô phỏng,...

2. Dựa theo nguồn gốc xuất xứ, tơi chia kênh hình thành 2 loại
- Kênh hình tự chọn: Là những tranh ảnh, video có sẵn trong phòng thiết bị, trong

SGK, trên hệ thống các trang mạng.
- Kênh hình tự tạo: Là những hình ảnh, video do giáo viên và học sinh thiết kế,
kiến tạo ra.

II. THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN
1. Thực trạng
- Về phía học sinh: Hiện nay một số học sinh tiếp thu kiến thức một cách rất thụ
động, thiếu hứng thú, chỉ học theo hình thức đọc thuộc để đối phó nên khơng phát huy
được tính sáng tạo cũng như chủ động trong việc tìm tòi, khám phá kiến thức. Học sinh
6


khơng hình thành thói quen tự học: khơng chủ động tìm kiếm kiến thức, khơng nắm được
đâu là kiến thức trọng tâm, không phân biệt được đâu là vấn đề chính và phụ, khơng phát
triển từ cái đã biết để tìm ra câu trả lời cho cái chưa biết,...
- Về phía giáo viên: Trong q trình giảng dạy, giáo viên đã ứng dụng CNTT. Tuy
nhiên, việc ứng dụng còn mang tính chất lối mịn, xáo rỗng. Giáo viên chủ yếu sử dụng
các kênh chữ và chưa khai thác các kênh hình. Có ra cũng chỉ mới dừng lại ở mức độ sử
dụng các kênh hình quen thuộc, sơ sài, nhàm chán của chính mình lựa chọn và chỉ quan
tâm đến việc trình chiếu. Cịn học sinh thì quan tâm đến việc ghi chép bài nên thiếu đi sự
tương tác lẫn nhau. Học sinh khơng có hứng thú, niềm đam mê với tiết học ngữ văn, dẫn
đến việc học tập không hiệu quả…
Năm học

2020-2021

Việc khai

Số lượng


Hs cảm thấy thú vị

Kết quả học tập TB trở

thác, sử

HS khảo

lên

dụng

sát

trong giờ học
SL
%

kênh hình
Sơ sài,

50

5

10%

SL

%


41

90%

chưa đầu
tư, chưa
sáng tạo

2. Ngun nhân
- Về phía Giáo viên
+ Khơng xem học sinh là chủ thể của hoạt động học, không trao cho học sinh
quyền chủ động trong học tập. Dạy học theo kiểu áp đặt, buộc học sinh phải học thuộc
kiến thức mà giáo viên truyền dạy, không đưa ra được biện pháp dạy học văn hoàn chỉnh
và hiệu quả nhất.
+ Giáo viên không trau dồi kĩ năng CNTT, đã có đổi mới nhưng chủ yếu là kênh
chữ. Cịn kênh hình mới chỉ dừng lại ở việc có áp dụng mà khơng đầu tư, thiết kế, chau
chuốt kênh hình.
- Về phía học sinh
+Một bộ phận khơng nhỏ học sinh ngày càng có xu hướng khơng thích học văn vì
cho rằng đây là mơn học thuộc, dài, chẳng có gì để tư duy.
7


+ Một bộ phận cịn lại thì các em học theo kiểu hàn lâm, khơng tích cực, khơng
chủ động trong học tập.
=> Từ đó dẫn đến kết quả học tập khơng cao và giờ học của cả cơ và trị đều trở thành
gánh nặng.
Nắm bắt được thực trạng và nhận thấy được những ngun nhân đó, tơi ln trăn
trở với câu hỏi làm thế nào để xây dựng được những bài dạy mà tất cả các em đều cảm

thấy thú vị trong mỗi giờ học văn. Bởi khi các em thấy thú vị, bắt các em sẽ say mê với
môn học, u thích mơn học và sẽ hăng say học tập, từ đó nâng cao chất lượng bộ mơn.
Và tơi đã lựa chọn biện pháp: Khai thác, sử dụng kênh hình hiệu quả để mang lại giờ học
thú vị.

III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Các biện pháp khai thác kênh hình hiệu quả
1.1. Giáo viên thay đổi tư duy trong cách khai thác kênh hình
Có thể nói rằng: một giờ dạy Ngữ văn hiện nay, ngồi năng lực chun mơn của
Giáo viên, muốn giờ lên lớp đạt hiệu quả cao, khơng thể khơng nói tới một yếu tố quan
trọng nữa là việc sử dụng kênh hình trong hệ thống đồ dùng dạy học. Ngay cả trong quá
trình biên soạn Sách giáo khoa lần này, các tác giả đã rất chú trọng đưa kênh hình vào các
văn bản nhằm minh họa, hỗ trợ cho bài học. Song song với hệ thống kênh hình trong Sách
giáo khoa là bộ tranh ảnh thuộc danh mục đồ dùng dạy học Ngữ văn cũng vô cùng phong
phú. Tuy nhiên, chúng ta đều nhận thấy các kênh hình có sẵn đó mới chỉ dừng lại là
những kênh hình tĩnh, nếu dùng đi dùng lại nhiều lần sẽ trở nên nhàm chán và thiếu tư
duy, sáng tạo. Bởi vậy, với sự phát triển hiện đại của CNTT, Giáo viên rất thuận tiện trong
việc sưu tầm và chuyển hóa, kiến tạo kênh hình trở nên đẹp hơn, hồn thiện hơn cả về giá
trị nội dung và thẩm mỹ. Đồng thời khai thác tối ưu kênh hình là các sản phẩm học tập
của học sinh để mang lại hiệu quả cao trong bài dạy.

1.2. Giáo viên chú tâm khai thác kênh hình động, kênh hình tự tạo
Thực tế cho thấy, ngày nay thầy cô của chúng ta 100% đều đã áp dụng CNTT vào
trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên có thể nói chúng ta mới sử dụng kênh chữ là chủ yếu
và kênh hình cũng cịn rất hạn chế ở sự kiến tạo, đổi mới. Hầu hết chúng ta sử dụng các
8


kênh hình tự chọn đó là những hình ảnh có sẵn trong SGK, trong thư viện đồ dùng dạy
học hoặc có sẵn trên các hệ thống trang mạng. Điều đó dẫn đến rất nhiều hạn chế trong

hoạt động dạy học của thày cũng như trong quá trình tiếp thu kiến thức của trị. Hay nói
cách khác đi, khơng đạt được mục tiêu dạy học mà mình mong muốn. Tuy nhiên, do tâm
lý ngại đổi mới cho nên thầy cô chủ yếu sử dụng kênh hình tĩnh, kênh hình tự chọn theo ý
chủ quan của chính bản thân mình nên hệ thống kênh hình thầy cơ khai thác được rất đơn
điệu, lối mòn và các em học sinh cảm thấy nhàm chán, thiếu tương tác cùng người dạy
trong bài học. Bởi vậy, vấn đề đặt ra ở đây chính là người giáo viên cần thay đổi tư duy
trong cách khai thác kênh hình. Cần khai thác để đưa vào bài dạy các kênh hình động, các
kênh hình tự tạo của chính mình. Để có được một tiết dạy thành cơng, người thầy như một
kiến trúc sư kiến tạo nên một công trình nghệ thuật. Và sử dụng kênh hình chính là một
trong những vật liệu để người nghệ sĩ xây dựng lên cơng trình nghệ thuật của mình. Vậy,
để việc khai thác kênh hình có hiệu quả, địi hỏi chính bản thân người giáo viên phải năng
động, cần mẫn khai thác, kiến tạo, đầu tư, thiết kế kênh hình để phục vụ cho bài dạy. Từ
đó khơi dậy sự tìm tịi, sáng tạo ở chính các em học sinh. Để làm được điều này, Giáo
viên phải đảm bảo những yêu cầu sau:
- Giáo viên tự học tập nâng cao kĩ năng CNTT.
- Giáo viên đầu tư thời gian thiết kế, xây dựng kênh hình.
- Giáo viên sáng tạo, đổi mới kênh hình linh hoạt.
Chúng ta đều biết rằng: Mỗi một phương pháp, kĩ thuật nào trong dạy học cũng để
tiến đến mục tiêu cuối cùng của bài dạy. Khai thác kênh hình cũng vậy, với sự phát triển
của CNTT, chúng ta hồn tồn có thể kiến tạo ra được những kênh hình theo như chúng ta
mong muốn như: Cắt video; lồng ghép hình ảnh; kiến tạo phóng sự;... Và tất cả những
điều người giáo viên chúng ta có thể làm được đó chính là nâng cao khả năng CNTT cũng
như ý thức, trách nhiệm trong việc đầu tư thời gian thiết kế kênh hình để đạt được đúng
mục tiêu bài dạy.

1.3. Khai thác kênh hình từ học sinh
Tơi rất tâm đắc với câu nói của William: “ Người thầy trung bình chỉ biết nói.
Người thầy giỏi biết giải thích. Người thầy xuất chúng biết minh họa. Người thầy vĩ đại
9



biết cách truyền cảm hứng ”. Quả đúng là như vậy. Dạy học mà không khơi gợi được
hứng thú cho các em cũng chỉ như “ đập búa trên sắt nguội ” mà thôi. Bởi vậy, người thầy
trước hết phải là người thắp lửa đam mê, đặc biệt đối với mơn học Ngữ văn. Chỉ có niềm
đam mê mới đưa các em mong muốn được tìm hiểu, được khám phá, được đồng hành,
tương tác cùng cơ trong q trình lĩnh hội tri thức và phát huy năng lực của bản thân
mình. Vì thế, khi cơ khai thác kênh hình hiệu quả từ phía mình, thơng qua việc tiếp nhận,
sẽ kích thích sự tìm tịi, sáng tạo của chính bản thân các em học sinh. Lúc này, người giáo
viên như được cầm cương ngựa phi ra trận. Kênh hình trở nên như một món ăn ngon, bổ
dưỡng và hấp dẫn trong bữa tiệc kiến thức mà cả người dạy và người học đều được lôi
cuốn vào một cách say mê. Và mục tiêu tiếp theo của hoạt động giáo dục sau hoạt động
chiếm lĩnh tri thức chính là phát huy năng lực sáng tạo và các năng lực khác ở người học.
Các em sẽ biết hợp tác cùng nhau để làm ra những sản phẩm học tập cực kì ý nghĩa và thú
vị. Bởi vậy việc khai thác sử dụng kênh hình của học sinh là một biện pháp vơ cùng hữu
ích. Để khai thác được điều này người giáo viên cần phải:
- Đồng hành cùng học sinh trong quá trình các em kiến tạo sản phẩm học tập.
- Sử dụng tối đa kênh hình là sản phẩm của học sinh.
- Động viên, khích lệ, khen thưởng kịp thời khi đón nhận kênh hình từ các em.

HÌNH ẢNH MINH HỌA CHA CON ƠNG SÁU GIÂY PHÚT CHIA TAY
(Kênh hình tự tạo- Sản phẩm học tập của HS)

10


HÌNH ẢNH MINH HỌA DIỄN BIẾN TÂM LÍ CỦA NHÂN VẬT ƠNG HAI

(Kênh hình tự tạo- sản phẩm học tập của HS)

HÌNH ẢNH BÀI VIẾT NLXH: ƯỚC MƠ, KHÁT VỌNG TUỔI TRẺ

(Kênh hình tự tạo - Sản phẩm học tập của HS)

1.4. Yêu cầu khi khai thác kênh hình
- Thứ nhất là tính hấp dẫn
+ Về hình thức: u cầu khi tự tạo kênh hình như bức tranh, tấm ảnh hay đoạn
phim phải có giá trị thẩm mĩ cao, khoa học, hợp lí, đồng thời cũng phải dễ nhận biết,
khơng quá trừu tượng...
+ Về nội dung: kênh hình phải phù hợp hài hồ với nội dung của bài giảng, góp
phần thể hiện nội dung văn bản, có tác dụng khơi gợi, mở rộng hay khắc sâu những kiến
11


thức có liên quan đến bài học. Có như vậy kênh hình mới đáp ứng đầy đủ yêu cầu để đưa
vào bài dạy. Nếu không đáp ứng được những yêu cầu trên thì kênh hình như con dao hai
lưỡi sẽ phản lại tác dụng với mục đích cuối cùng của giờ lên lớp và sẽ làm cho đối tượng
tiếp nhận (Học sinh) hoặc phân tán tư tưởng không tập trung vào văn bản, hoặc tạo sự
phản cảm, gây khó chịu, dẫn tới hiện tượng chán ghét giờ học, không yêu thích bộ mơn.
Ví dụ: Khi dạy bài “Những ngơi sao xa xôi” (Ngữ văn 9 - Tập 2) Giáo viên có thể
cho học sinh xem đoạn clip về bộ phim “ Ngã ba Đồng Lộc ” hoặc xem bài hát “Cô gái
mở đường”. Đây là lúc giáo viên cần lựa chọn đoạn video nào cho phù hợp, cái nào tạo
được sự thu hút học sinh hơn, kích thích trong các em sự hứng thú học tập, tạo được sự
liên kết với bài học tối đa nhất và Giáo viên sẽ cắt đoạn video có nội dung hay nhất với
thời lượng phù hợp nhất và lựa chọn sử dụng đoạn video về bài hát Cô gái mở đường”
cho tiết 1 và video về đoạn giới thiệu phim“ Ngã ba Đồng Lộc ” cho tiết 2.
- Thứ hai là tính hồn thiện: kênh hình có thể chuyển tải đủ thơng tin hay làm rõ
mục đích lựa chọn hay khơng? Bởi vì có rất nhiều những video clip có sự liên quan tới bài
học, tạo được hiệu ứng cho bài học, tuy nhiên sự liên quan đó ở mức độ nào? Nhiều khi
Giáo viên chỉ cố chọn một video cho có để có sự liên quan đến tiêu đề bài học và giới
thiệu vào bài, làm như vậy sẽ thấy được sự khập khiểng và không ăn nhập trong phần
khởi động và gây mất thời gian, lại không gây được sự chú ý của người học. Ví dụ khi

dạy bài “Đồn thuyền đánh cá” (Ngữ văn 9 –Tập 1) Giáo viên sẽ lựa chọn những video
về chủ đề biển, như những bài hát về biển hay các video về hoạt động đánh bắt cá của ngư
dân ở trên biển và có khi cũng lựa chọn cho học sinh xem video về Vịnh Hạ Long. Và khi
với nhiều loại video như vậy Giáo viên phải đưa ra sự lựa chọn, dựa vào nội dung bài học
ta thấy được chủ đề là hình ảnh thiên nhiên và con người lao động trên biển vậy nên lựa
chọn hình thức nào. Đối với bài hát thì chỉ nêu được hình ảnh của biển chưa thấy được
hình ảnh của người Ngư dân trên biển, video về Vịnh Hạ Long thì cũng mới xác định
được hình ảnh địa danh cũng chưa giới thiệu được hình ảnh của thiên nhiên cũng như con
người lao động. Cho nên lựa chọn sử dụng video về hoạt động đánh cá của Ngư dân trên
biển thơng qua các video như chương trình: “Ngư dân và biển đảo” vừa thấy được sự
phong phú của biển đảo, cũng đồng thời nhìn thấy được hình ảnh vất vả mưu sinh kiếm
sống của người ngư dân.
12


- Thứ ba là về độ dài: Khi sử dụng kênh hình cần chú ý về thời lượng vì thời gian cho
bài học chỉ có 45 phút cho tất cả các hoạt động nên cần chọn thời gian phù hợp. Vì vậy, theo tơi
khai thác kênh hình nên có độ dài là trong khoảng từ 3 đến 5phút. Ví dụ: Khi dạy bài “ Đồng chí
” (Ngữ văn 9- Tập 1), Giáo viên lựa chọn cho học sinh xem Video về ca khúc: “Bài ca người
lính” có thời lượng là 3 phút 7 giây, Hay khi dạy bài: “Phong cách Hồ Chí Minh” (Ngữ văn 9Tập 1), giáo viên cho học sinh xem video về bài hát “Đôi dép cao su” với thời lượng là 2 phút
47 giây. Đây là thời lượng phù hợp để học sinh xem video.
- Thứ tư là tính phù hợp (hay cịn gọi là tính trọng tâm của kênh hình): kênh hình
phải chứa nội dung phù hợp với lứa tuổi học trò, rõ ràng và dễ hiểu, giàu trực quan, mang
tính giáo dục cao. Cần khai thác lựa chọn kênh có nội dung phù hợp liên quan đến bài học để tạo
hiệu quả giáo dục cao nhất. Khơng đưa những kênh hình có nội dung phản cảm, gây hiệu ứng
ngược cho Học sinh. Ví dụ: Khi dạy bài: “Chuyện người con gái Nam xương” (Ngữ văn 9- Tập
1). Giáo viên lựa chọn cho học sinh xem video về bài hát “Bánh trôi nước” nhưng khi lựa chọn
chú ý lựa chọn bài có ca sĩ hát sử dụng trang phục phù hợp, không lựa chọn những video mà ca sĩ
sử dụng trang phục chưa phù hợp với lứa tuổi của học sinh, gây sự tò mò trong các em, dễ gây
hiệu ứng ngược trong bài học.


2. Các biện pháp sử dụng kênh hình hiệu quả
Để phát huy tối đa những tác dụng của kênh hình, yêu cầu người dạy phải có kĩ
năng sử dụng linh hoạt, hợp lí. Bởi sử dụng kênh hình trong bộ mơn Ngữ văn không như
những trường hợp thông thường đưa tranh, ảnh, thước phim ra để xem, để ngắm hay để
triển lãm, mà đưa tranh ảnh ra là để dạy học, giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp nội
dung kênh hình, từ đó khám phá những nội dung kiến thức đang tìm hiểu. Chúng ta cần
lưu ý: Kênh hình khơng chỉ làm cho tiết học phong phú hơn, lôi cuốn hấp dẫn học sinh
vào bài giảng hơn mà còn làm tăng khả năng phát huy tính sáng tạo của các em nếu người
Giáo viên biết cách khai thác tích cực. Nếu như trước đây, khi sử dụng tranh ảnh trong giờ
dạy văn, chúng ta thường chỉ dùng với ý nghĩa đơn thuần là để minh họa, thì nay tác dụng
của kênh hình khơng chỉ dừng lại ở đó. Khi sử dụng kênh hình, chúng ta cần kết hợp chặt
chẽ và tiến hành song song nhiều hoạt động, nhiều phương pháp cùng một lúc để khai
thác nội dung bài học bằng cách đưa ra hệ thống câu hỏi gợi mở, những lời bình, đan xen
13


phân tích... nhằm phát huy tối đa khả năng khám phá của học sinh. Có như vậy sử dụng
kênh hình mới có hiệu quả và giờ học mới trở nên sinh động, hấp sẫn lôi cuốn học sinh.

2.1. Sử dụng kênh hình đúng mục tiêu
* Mỗi tiết học được coi là một hoạt động tổng thể diễn ra trong thời gian 45 phút
đối với bậc trung học, bao gồm 5 hoạt động cơ bản:

- Hoạt động khởi động
- Hoạt động hình thành kiến thức
- Hoạt động luyện tập
- Hoạt động vận dụng
- Hoạt động tìm tịi, mở rộng
Mỗi hoạt động đều mang một mục đích, yêu cầu khác nhau. Bởi vậy, người giáo

viên cần nắm rõ mục đích yêu cầu của từng hoạt động để lựa chọn sử dụng kênh hình và
linh hoạt biến đổi kênh hình cho phù hợp. Có như vậy mới mang lại hiệu quả tối đa cho
bài dạy. Đây là vấn đề vô cùng quan trọng. Để làm được điều này, địi hỏi người giáo viên
khơng chỉ vững về chun mơn mà cịn giỏi về kĩ thuật CNTT. Bởi họ vừa là người kĩ sư
thiết kế, vừa là người kĩ sư xây dựng, để làm sao có thể kiến tạo cho cơng trình nghệ thuật
của mình đẹp nhất và mang lại giá trị cao nhất.
* Mục tiêu của từng hoạt động dạy học:
- Hoạt động khởi động: Đây là phần tạo tâm thế, khơi gợi khả năng khám phá, kích
thích sự tị mị, tư duy tìm hiểu của học sinh.
- Hoạt động hình thành kiến thức: Phần này giúp học sinh cảm nhận, thông hiểu,
lĩnh hội kiến thức đặt ra trong bài học.
- Hoạt động luyện tập: Giúp học sinh củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng vừa
lĩnh hội được, áp dụng các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống, các vấn đề
trong học tập.
- Hoạt động vận dụng: Giúp học sinh vận dụng được các kiến thức, kĩ năng để giải
quyết các tình huống, các vấn đề tương tự, các vấn đề trong cuộc sống.

14


- Hoạt động tìm tịi, mở rộng: Giúp học sinh tìm tịi, mở rộng kiến thức ngồi lớp
học. Đặt ra các tình huống có vấn đề nảy sinh từ nội dung bài học để giải quyết các tình
huống khác nhau trong cuộc sống.
Xuất phát từ những mục tiêu của hoạt động dạy và học như trên, tôi đặt ra biện
pháp đưa kênh hình vào sử dụng trong tiết dạy qua từng hoạt động sau:
a. Sử dụng kênh hình trong hoạt động khởi động
b. Sử dụng kênh hình để minh họa, tìm hiểu một chi tiết, một nội dung của bài học
c. Sử dụng kênh hình trong hoạt động luyện tập, vận dụng
d. Sử dụng kênh hình trong hoạt động tìm tịi, mở rộng
Trong q trình dạy học, khơng phải bất cứ bài nào, tiết nào chúng ta cũng sử dụng

kênh hình ở tất cả các phần, các bước, mà tùy từng bài dạy để chúng ta lựa chọn kênh
hình ở từng hoạt động sao cho phù hợp nhất và đạt được hiệu quả cao nhất.

2.2. Sử dụng kênh hình đúng lúc, đúng chỗ, đúng thời điểm
Chúng ta biết rằng: Mỗi một hoạt động học tập bao gồm không chỉ một đơn vị kiến
thức mà nó là tổng thể một chuỗi các đơn vị kiến thức nhỏ lẻ liên kết tạo thành. Bởi vậy
để chiếm lĩnh được mục tiêu cuối cùng đòi hỏi người dạy và người học phải trải qua quá
trình hoạt động và tiếp cận bằng các phương pháp, kĩ thuật dạy học khác nhau. Cho nên,
người Giáo viên cần nắm rõ các bước khi sử dụng kênh hình đúng lúc, đúng chỗ để mang
lại hiệu quả cao nhất.
Các bước sử dụng kênh hình trong bài dạy

Các bước
Bước 1
Bước 2

Sử dụng kênh hình trong bài dạy
Lựa chọn đơn vị kiến thức phù hợp để sử dụng kênh hình phù hợp.
Thiết kế kênh hình theo ý tưởng một cách vừa vặn, khoa học, thẩm

Bước 3

mỹ, đúng mục tiêu.
Xác định các phương pháp và kỹ thuật dạy học phù hợp với kênh

Bước 4
Bước 5

hình sử dụng.
Vận dụng vào quá trình dạy học.

Đánh giá hiệu quả và rút kinh nghiệm (kiến thức, kỹ năng, thái độ của
học sinh) khi Giáo viên sử dụng kênh hình.

2.3 Sử dụng linh hoạt, chủ động và sáng tạo

15


Mục tiêu của mỗi bài học là như nhau, nhưng chủ thể của hoạt động học là khác
nhau. Do đó, người Giáo viên cũng không thể áp dụng nguyên vẹn kênh hình, phương
pháp, kĩ thuật dạy học ở lớp này rập khuôn sang lớp kia. Nghĩa là phải linh hoạt chuyển
đổi trong q trình sử dụng kênh hình. Tơi lấy một thực tế đơn giản như khi tôi dạy văn
bản “ Nói với con” của Y Phương. Ở lớp học bên này tơi cho các em những hình ảnh
minh họa cho ý thơ để các em thấu cảm trước khi đi khai thác nội dung. Nhưng sang tới
lớp bên kia tơi đã nhìn thấy kênh hình là sản phẩm của nhóm tổ các em đã chuẩn bị trước
ở nhà, và tất nhiên tôi linh hoạt biến đổi kế hoạch bài giảng của mình đó là sử dụng kênh
hình cảu chính các em để tuyên dương, khen thưởng và kích thích tư duy, tinh thần học
tập của cả lớp

3.Vận dụng vào bài dạy
3.1. Kĩ năng sử dụng kênh hình sử dụng trong hoạt động khởi động bài dạy
Hoạt động khởi động có nhiệm vụkhơi gợi, kích thích học trị mong muốn được
tìm hiểu, khám phá bằng những hoạt động tiếp theo trong giờ học, thậm chí là sau giờ
học. Muốn như vậy, hoạt động khởi động cần tạo ra mâu thuẫn trong nhận thức cho học
trò. Đây là tiền đề để thực hiện một loạt các hoạt động hình thành kiến thức, tìm tịi, giải
quyết vấn đề. Và tất nhiên Giáo viên phải là người có ý tưởng, phải thật khéo léo gợi mở
vấn đề của bài học, kích thích trí tò mò và tạo hứng thú cho các em học sinh
a. Thực trạng
Hiện nay, việc thực hiện tiết dạy của Giáo viên vẫn cịn theo hình thức cũ: nặng về
lý thuyết, thiếu đi tính hấp dẫn, lơi cuốn học sinh ngay từ hoạt động vào bài; giáo viên

còn xem nhẹ hoạt động dẫn dắt vào bài mà chủ yếu dành thời gian cho việc tìm hiểu kiến
thức mới. Hầu hết giáo viên khi thiết kế kế hoạch bài dạy thường chỉ làm theo hình thức
giới thiệu qua một chút để vào bài, tâm lý giáo viên còn nặng về truyền thụ kiến thức bài
học mới, còn sợ dành nhiều thời gian cho hoạt động khởi động có thể bị “cháy giáo án”,
không đủ thời gian dành cho việc khai thác kiến thức. Bên cạnh đó là việc ứng dụng cơng
nghệ thơng tin của giáo viên trong một số tình huống chưa tốt, còn ngại trong việc đổi
mới phương pháp dạy học và thiết kế giáo án theo hướng phát huy tính tích cực của học
sinh trong hoạt động khởi động. Thực tế đó dẫn đến tiết học khơ khan, học sinh thụ động
16


trong việc tiếp thu kiến thức. Trong phương pháp dạy học truyền thống, chúng ta thường
thấy giáo viên với những lời vào bài mượt mà, trơn tru, những câu từ bay bổng, trau chuốt
cùng giọng đọc hay, diễn cảm, thuyết phục. Tuy nhiên, lời vào bài có hay đến đâu cũng
chỉ là hoạt động khởi động cho giáo viên là chủ yếu. Bởi học sinh vẫn đóng vai trị thụ
động lắng nghe, được “ ru vỗ ” bằng những lời có cánh. Cịn cảm xúc, hứng thú chỉ là sự
“ lây lan ” từ giáo viên sang học sinh chứ khơng phải được khơi dậy, hình thành từ sự hoạt
động của học sinh. Bởi lẽ đó mà tâm thế của các em đã thụ động ngay từ khâu bước vào
bài học.
b. Mục tiêu
Khai thác sử dụng kênh hình minh họa để khởi động vào bài nhằm tạo hứng thú
học tập cho học sinh, đồng thời khơi gợi vấn đề cần giải quyết trong các hoạt động tiếp
theo của bài học.
c. Nhiệm vụ
Giáo viên phải trau dồi để có sự am hiểu sâu sắc tác giả, tác phẩm, nội dung bài
học cùng những vấn đề có liên quan. Từ đó đầu tư, kiến tạo, chuyển hóa thành kênh hình
kết hợp với các phương pháp kĩ thuật phù hợp để đưa học sinh có tâm thế vào bài một
cách chủ động, tị mò, cuốn hút, đầy thuyết phục.
d. Cách thực hiện
- Xác định kênh hình sử dụng

- Thiết kế kênh hình theo mục tiêu của bài dạy
- Trình chiếu kênh hình theo phương án
=> Cho học sinh xem kênh hình liên quan đến bài học. Sau đó đặt câu hỏi. Học sinh suy
nghĩ, đưa ra câu trả lời. Kết thúc hoạt động, giáo viên nhận xét, đánh giá, biểu dương tinh
thần trả lời của học sinh và từ đó dẫn vào bài mới.
* Ví dụ 1: Khởi động khi dạy Văn bản: “Lặng Lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long
- Giáo viên sử dụng lồng ghép cả 2 kênh hình tự chọn và tự tạo: sưu tầm những
hình ảnh đẹp nhất, tiêu biểu nhất của mảnh đất Sa Pa, sau đó tạo chạy thành video lồng
theo bài hát “Tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ” trong thời gian một phút. Học sinh theo dõi, quan
sát và lắng nghe video.
17


- Những hình ảnh, âm thanh trong đoạn clip đang khơi gợi trong các em điều gì?
=> Từ đó, Giáo viên dẫn dắt vào bài: Sa Pa là một mảnh đất sơn thủy, hữu tình với cảnh
quan thiên nhiên rất thơ mộng, hùng vĩ. Tuy nhiên, nơi đây vốn là một tỉnh Miền núi nên
mang tính chất hiểm trở, với thời tiết khá là khắc nghiệt và giao thông đi lại khó khăn.
Cho nên, khi nhắc tới Sa Pa, người ta thường nghĩ ngay tới việc đến đây để tham quan,
nghỉ dưỡng và chiêm ngưỡng cảnh đẹp một vài ngày. Ấy vậy mà có một chàng trai trẻ
tuổi đang tràn đầy ước mơ, hoài bão lại tạm biệt nơi phồn hoa đô thị náo nhiệt ồn ào đến
nơi đây để sống và làm việc một cách âm thầm lặng lẽ, để được đóng góp sức mình vào
cơng cuộc xây dượng và bảo vệ quê hương. Và hôm nay, theo dấu chân của nhà văn
Nguyễn Thành Long, cơ trị chúng ta cùng ngược trở lên miền núi phía Bắc của Tổ Quốc,
để cùng được gặp gỡ, được cảm nhận hình ảnh của một chàng trai có lẽ sống cống hiến
cao đẹp ấy…
* Ví dụ 2: Khởi động khi dạy bài Tập làm văn: “ Rèn kĩ năng viết bài văn NLXH” Ngữ văn 9
- Giáo viên sử dụng kênh hình tự tạo: chiếu hình ảnh con số 8, sau đó hỏi các em
học sinh:
? Một nửa của 8 là mấy?
- Học sinh trả lời: một nửa của 8 là 0; là 4; là 3

- Giáo viên thiết kế hiệu ứng dự kiến theo câu trả lời của học sinh

18


=> Như vậy, các em có thể nhận thấy rằng: Cùng một vấn đề nhưng trong những
tình huống khác nhau, đứng ở những điểm nhìn, những khía cạnh khác nhau mỗi người
chúng ta sẽ có những nhận định khác nhau. Điều quan trọng là làm sao đó để chúng ta có
những lý lẽ, những lập luận thuyết phục đảm bảo cho ý kiến, quan điểm của chúng ta là
đúng. Đó cũng chính là nội dung của bài học ngày hơm nay...
* Ví dụ 3: Khởi động khi dạy văn bản: “Những ngôi sao xa xôi”- Lê Minh Khuê Ngữ văn 9
- Giáo viên sử dụng kênh hình động - tự tạo:
- Thiết kế kênh hình: Tìm kiếm bộ phim “Huyền thoại thanh niên xung phong”.
Giáo viên coi và lựa chọn đoạn hay nhất trong video có nhiệm vụ phục vụ cho mục tiêu
vào bài rồi xử lí cắt cho phù hợp với thời gian dự kiến.
- Chiếu cho học sinh coi đoạn video

19


Học sinh: Xem và nghe video? Đoạn video vừa rồi đang tái hiện khung cảnh chiến
tranh thời chống Mỹ. Hình ảnh tiêu biểu xuất hiện trong đoạn clip đó là ai?
? Trong suy nghĩ ban đầu của mình, em cảm nhận như thế nào về các nữ thanh niên
xung phong đó ?
=> Giáo viên nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài. Đó là cuộc sống và chiến đấu đầy gian
khổ của những cô thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Hàng ngày họ
phải đối mặt với bao hiểm nguy và có khi là cả cái chết nhưng ở họ luôn lạc quan, ung
dung, yêu đời. Và hôm nay, ngược thời gian trở về q khứ, cơ trị chúng ta cùng nhau
cảm nhận về cuộc sống và chiến đấu của những thanh niên xung phong thời ấy qua văn
bản “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.

* Ví dụ 4: Khởi động khi dạy chủ đề “ Việt Nam quê hương ta” - Ngữ văn 6
- Giáo viên sử dụng kênh hình động:
+ Chuẩn bị kênh hình: Tải bài hát “ Việt nam q hương tơi”
+ Chiếu cho học sinh vừa nghe, vừa quan sát hình ảnh trong video

? Video clip vừa rồi đã cho các em có cảm xúc như thế nào về quang cảnh thiên
nhiên của Việt Nam quê hương ta?
=> Giáo viên nhận xét, đánh giá và vào bài: Những câu hát ngọt ngào tha thiết cùng với
những hình ảnh vơ cùng đẹp đẽ vừa rồi đã cho chúng ta thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên,
đất nước, con người Việt Nam yêu dấu. Và để các em có thể cảm nhận được nhiều hơn vẻ
đẹp ấy, để thấy yêu hơn, tự hào hơn về q hương, đất nước mình, cơ trị chúng ta cùng
20


bước vào một chủ đề mới vô cùng thú vị của bài học ngày hôm nay: Việt Nam Quê
Hương Ta.
* Chú ý: Khi sử dụng kênh hình trong hoạt động khởi động bài học cần ln ln có sự
đổi mới và phải đảm bảo thời gian, tính khoa học, tính thẩm mỹ, phải thực sự nhẹ nhàng
để dẫn dắt học sinh vào bài học một cách khơi gợi cả nhu cầu muốn khám phá, tâm lý
sẵn sàng, thích thú đúng như tên gọi của nó: KHỞI ĐỘNG

3.2. Kĩ năng sử dụng kênh hình trong hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động hình thành kiến thức bao hàm các đơn vị kiến thức tổng thể của cả bài
học. Mỗi đơn vị kiến thức đòi hỏi người giáo viên phải sử dung các phương pháp và kĩ
thuật phù hợp để truyền tải được nội dung bài học tới học sinh một cách đúng mục tiêu.
Bởi vậy, đối với phương pháp sử dụng kênh hình để minh họa, tìm hiểu một chi tiết, một
nội dung bài học cần phải trải qua các bước sau:
- Bước 1: Xác định đơn vị kiến thức cần sử dụng kênh hình.
- Bước 2: Lựa chọn kênh hình sử dụng là hình ảnh, âm thanh, video tự chọn hay tự
tạo, xác định mục tiêu cụ thể, rõ ràng.

- Bước 3: Xác định phương pháp, kĩ thuật dạy học.
- Bước 4: Vận dụng vào bài dạy.

3.2.1. Áp dụng kênh hình đối với đơn vị nội dung kiến thức đầu tiên của Hoạt
động hình thành kiến thức: Phần “tìm hiểu chung”đối với bài dạy văn bản và
phần “ tìm hiểu ví dụ” đối với bài dạy Tiếng Việt và bài dạy Tập Làm Văn
- Thực trạng
Phần “tìm hiểu chung” của bài dạy văn bản và phần “ tìm hiểu ví dụ ” trong bài
dạy Tiếng Việt cùng bài dạy Tập Làm Văn thường được xem là đơn điệu, nhàm chán và
khơ khan. Thường thì chúng ta vẫn sử dụng kênh hình mới chỉ ở mức sử dụng các hình
ảnh về chân dung tác giả, các hình ảnh về đầu sách nổi tiếng của các nhà văn, nhà thơ để
giới thiệu cho học sinh về cuộc đời, sự nghiệp của các tác giả. Còn với bài dạy Tiếng Việt
và bài dạy Tập làm văn cũng chỉ mới sử dụng kênh chữ bằng việc chiếu các ví dụ để các
em học sinh đọc và phân tích rồi rút ra kết luận. Bản thân tôi những năm đầu khi mới tiếp
cận sử dụng CNTT tơi cũng chỉ mới dừng lại được ở đó. Tới mức mà tơi cịn nhận ra mỗi
khi đến tiết dạy, học sinh của tôi biết ngay cô đang định làm gì và sẽ làm gì. Điều đó
khiến cho cả cơ và trị đều cảm thấy thật nhàm chán.
21


- Mục tiêu: Thay đổi các kênh hình một cách đa dạng nhằm kích thích tư duy,
khắc sâu kiến thức và khơi gợi tình cảm, sự sáng tạo của học sinh.
- Nhiệm vụ: Giáo viên cần mẫn khai thác và kiến tạo, thiết kế các kênh hình cũng
như hướng dẫn Học sinh sáng tạo, hình thành các kênh hình của chính các em để phục vụ
cho mục tiêu bài học.
+ Ví dụ 1: Dạy phần: Tìm hiểu chung trong Văn bản “ Nói với con”- Y Phương
- Xác định đơn vị kiến thức cần sử dụng kênh hình là phần nội dung tìm hiểu về
quê quán và phong cách sáng tác của nhà thơ.
- Lựa chọn kênh hình sử dụng là kênh hình tự tạo: Video lồng tiếng cơ giới
thiệu về vùng đất Cao Bằng với mục tiêu cho các em không chỉ nhận biết được quê quán

của nhà văn, mà còn hiểu thêm được đặc điểm của một vùng miền và phong cách sáng tác
của nhà thơ.
- Xác định phương pháp, kĩ thuật dạy học là: trực quan
+ Thời gian: 1 phút
+ Vận dụng vào bài dạy

=> Tôi tự tạo kênh hình bằng việc cắt ghép video về quang cảnh thiên nhiên núi
rừng của Cao Bằng, sau đó tơi lồng tiếng giới thiệu về mảnh đất này. Mặc dù tiếng của cô
không hay như những phát thanh viên trong các phóng sự, nhưng các em vẫn đón nhận
một cách hào hứng bởi sự đổi mới của cô. Rồi qua đoạn phóng sự ấy, tơi giới thiệu cho
các các em cảm nhận được Cao Bằng là một vùng đất có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ
vơí những nét văn hóa độc đáo, riêng biệt của người Tày. Cho nên Y Phương ln có một
khát khao cháy bỏng là đem đến cho người đọc cái nhìn chân thực nhất về thiên nhiên và
con người quê hương ông. Bởi vậy đọc những tác phẩm của ông chúng ta cảm nhận được
22


chất miền núi lan tỏa trong từng câu chữ. Bằng cách đó các em sẽ hiểu rõ thêm về một địa
danh, nắm được quê quán và phong cách sáng tác của nhà thơ một cách đầy thú vị
+ Ví dụ 2: Dạy bài Tiếng Việt “ Các thành phần biệt lập”- Ngữ văn 9
- Xác định đơn vị kiến thức cần sử dụng kênh hình là phần tìm hiểu về thành
phần biệt lập tình thái và thành phần biệt lập cảm thán.
- Lựa chọn kênh hình sử dụng là kênh hình tự tạo: Giáo viên chụp 2 bức hình:
Bầu trời trong cơn mưa và bơng hoa lan tím.
- Xác định phương pháp, kĩ thuật dạy học là: trực quan
+ Thời gian: 1 phút
+ Vận dụng vào bài dạy: Giáo viên chiếu video từng bức hình, học sinh quan sát,
thực hiện yêu cầu của Giáo viên.
?H1: Quan sát hình ảnh, em hãy đặt một câu văn nêu lên dự đoán của em về thời
tiết.


- Có lẽ trời sẽ mưa.
- Chắc chắn trời sẽ mưa.
- Hình như trời sắp mưa.
=> Giáo viên dẫn dắt học sinh phân tích ví dụ để hình thành kiến thức
?H2: Quan sát vào bức tranh, em hãy đặt một câu có chứa từ ngữ cảm thán để bộc lộ cảm
xúc của em về bức tranh này.

23


- Ơi, bơng hoa đẹp q!
- Chao ơi, bơng hoa tuyệt đẹp!
=> Giáo viên dẫn dắt học sinh phân tích ví dụ để hình thành kiến thức
+ Ví dụ 3: Dạy bài Tập làm văn: Thuyết minh về một phương pháp ( cách làm)
- Xác định đơn vị kiến thức cần sử dụng kênh hình: Phần tìm hiểu ví dụ
- Lựa chọn kênh hình sử dụng là kênh hình tự chọn: lựa chọn tải video cách
nấu canh chua cá lóc.
- Xác định phương pháp, kĩ thuật dạy học là: trực quan, giải quyết vấn đề
- Thời gian: 1 phút
- Vận dụng vào bài dạy: Giáo viên chiếu video, học sinh quan sát, rút ra các
bước làm món ăn canh chua cá lóc. Từ đó hình thành kiến thức cách thuyết minh về một
phương pháp ( cách làm)

3.2.2 Sử dụng kênh hình để minh họa, tìm hiểu một chi tiết, một nội dung
Trong hoạt động hình thành kiến thức có rất nhiều nội dung cần tìm hiểu khai thác,
song chúng ta cần nhận diện được cái cốt lõi để khai thác, nhấn mạnh, khắc sâu. Bởi vậy
khi sử dụng kênh hình phải làm sao để giúp Học sinh hiểu rõ vấn đề qua trực giác, bằng
tâm hồn, bằng sự cảm nhận, suy nghĩ, liên tưởng của bản thân về một chi tiết, một nội
dung của tác phẩm đang chứa đựng, ẩn náu trong kênh hình. Từ đó góp kích thích tư duy

sáng tạo của các em để tìm tịi, phát hiện và hình thành kiến thức.
Ví dụ 1:Khi dạy văn bản: “ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”- Hạ Tri Chương.
- Xác định đơn vị kiến thức cần sử dụng kênh hình: “ Cảm xúc của tác giả khi
trở về thăm quê ”
- Lựa chọn kênh hình sử dụng là kênh hình tĩnh: Tải nhạc Karaoke bài hát “ Q
Hương”, chiếu lên máy, cơ trị cùng hát
- Xác định phương pháp, kĩ thuật dạy học là: trực quan
24


+ Thời gian: 1 phút
+ Vận dụng vào bài dạy: Khi tìm hiểu xong kiến thức, nội dung của phần: “Cảm
xúc của tác giả khi trở về thăm quê”, tôi chiếu kênh hình Karaoke bài hát “ Quê hương”
để các em hát theo nhạc. Từ đó vừa khơi gợi cảm xúc của các em, vừa giúp các em cảm
nhận sâu sắc hơn, thấm thía hơn nội dung kiến thức bài học vừa tìm hiểu.

HS xung phong trình bày bài hát HS hát theo lời và nhạc trên màn hình
* Chúng ta biết rằng nếu cứ lặp lại một hình thức kênh hình dù là hay đến mấy thì
học sinh sẽ chán. Bởi vậy có những bài dạy tơi cho học sinh nghe bài hát, nhưng có
những bài tơi tự hát, hoặc học sinh hát hay là cả cơ trị tơi cùng hát. Dẫu có thể khơng hay
như kênh hình tự chọn nhưng các em vẫn thích thú và hợp tác nhiệt tình. Điều đặc biệt
hơn cả, học sinh của tơi đã mạnh rạn hơn, tích cực thể hiện khả năng của mình trong mỗi
bài học. Có những tiết dạy hoc sinh tự xung phong hát, xung phong làm việc, xin cô thêm
thời gian để được thực hiện, để được thể hiện kênh hình do chính các em tạo nên. Tơi rất
tâm đắc về điều ấy.
+ Ví dụ 2: Khi dạy bài “ Ôn tập truyện hiện đại”
- Đơn vị kiến thức cần áp dụng: Ơn tập về nhân vật chính
- Kênh hình sử dụng là kênh hình tự tạo: Sản phẩm minh họa của học sinh. Với
mục tiêu kích thích tư duy, khả năng sáng tạo của học sinh. Các em khắc sâu hơn, cảm
nhận sâu sắc hơn về nhân vật chính của truyện.

- Xác định phương pháp, kĩ thuật dạy học là: trực quan, thuyết trình
+ Thời gian: 3 phút
+ Vận dụng vào bài dạy
=> Giáo viên đón nhận kênh hình chính là sản phẩm của học sinh. Sau đó lần lượt
mời đại diện từng nhóm lên thuyết trình sản phẩm. Học sinh đại diện nhóm lên thực. Các
25


×