Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nguyên nhân khiến trẻ mầm non dễ bị bệnh potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.88 KB, 8 trang )



Nguyên nhân khiến trẻ
mầm non dễ bị bệnh

Hiện tượng này phổ biến ở những trẻ trong giai đoạn từ
3-5 tuổi khiến nhiều bậc cha mẹ xót xa, ngơ ngẩn vì
không biết phải làm sao…
Năm buổi học thì có đến ba buổi bé Xu Xu (3 tuổi, Hà Nội)
không thể tới lớp vì… bệnh, tới lớp trở lại, bé liền bệnh trở
lại. Hết cảm cúm, tiêu chảy đến viêm họng… Xu Xu nhiều
lần làm cha mẹ xanh xao vì lo lắng. Có lần cha mẹ Xu Xu
phải cho bé nghỉ luôn vài tháng để chăm lo sức khỏe, thậm
chí chuyển trường cho bé vì lo sợ bé bị “dớp”, cô giáo chăm
không tốt, thức ăn ở trường có vấn đề… nhưng ngay cả khi
làm tất cả việc đó, điệp khúc bệnh – nghỉ học ở bé vẫn không
được cải thiện.
Nhiều nguyên nhân
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – trưởng khoa nhi BV
Bạch Mai, môi trường tập thể như trường học dễ phát sinh và
lan truyền các loại bệnh. “Khi trẻ ăn chung bàn, ngủ chung
giường, chơi chung đồ chơi và thậm chí dùng đồ cá nhân
chung (do nhầm lẫn) thì việc lây truyền bệnh giữa những trẻ
này rất lớn. Tình trạng lây bệnh lẫn nhau giữa trẻ ở những
môi trường tập thể như bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa…
diễn ra phổ biến” – bác sĩ Dũng chia sẻ.
Cũng theo bác sĩ Dũng, việc chăm sóc, vệ sinh cho trẻ nhỏ ở
môi trường tập thể như hiện nay khó có thể so sánh với môi
trường gia đình. Một cô giáo phải chăm sóc 20-30 trẻ không
thể nào tốt bằng một hoặc nhiều người cùng chăm sóc một trẻ
như ở nhà. Ngoài ra, theo bác sĩ Dũng, môi trường sống ngày


càng ô nhiễm làm gia tăng nhiều loại bệnh. Trẻ dưới 5 tuổi vì
thế càng có nhiều nguy cơ mắc nhiều loại bệnh do sức đề
kháng còn yếu.
Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư
vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế.
Cùng quan điểm với bác sĩ Dũng, tuy nhiên TS Lê Thị Minh
Hương – trưởng khoa khớp và miễn dịch lâm sàng BV Nhi
trung ương – còn cho rằng một trong những nguyên nhân dẫn
đến tình trạng bệnh liên miên mỗi khi bước vào năm học mới
là do môi trường, nhịp độ sống của trẻ thay đổi đột ngột. Trẻ
nhỏ sau một thời gian nghỉ hè đã quen với giờ giấc sinh hoạt
ở gia đình, nay lại bước vào môi trường mới với nhịp độ sống
mới, cơ thể trẻ chưa thích nghi kịp với sự thay đổi đó. Do
vậy, ở một số trẻ nhịp sinh học của cơ thể thay đổi hoàn toàn,
sức đề kháng giảm sút dẫn đến hiện tượng mỏi mệt, dễ lây
nhiễm bệnh từ môi trường xung quanh.
Hơn nữa theo bác sĩ Hương, mùa tựu trường của trẻ ở nước ta
(khoảng tháng 9) lại là thời điểm giao mùa dễ nảy sinh các
dịch bệnh như bệnh tay chân miệng, bệnh về đường hô hấp…

Tập cho trẻ thích nghi
Phân tích ở góc độ khác, hiện tượng bệnh liên miên ở trẻ mới
đi học theo bác sĩ Dũng là phản ứng tự nhiên của cơ thể trước
sự thay đổi đột ngột của môi trường sống. “Cáu gắt, khóc
nhiều hay bệnh… hoàn toàn là những phản ứng tự nhiên của
trẻ để đối phó với những thay đổi từ môi trường. Hiện tượng
này sẽ kết thúc khi nào trẻ quen với môi trường mới” – bác sĩ
Dũng nói.
Cũng theo bác sĩ Dũng, ở những nước có hệ thống y tế, chăm
sóc sức khỏe tốt (đặc biệt là y tế học đường) thì tỉ lệ trẻ bệnh

ở môi trường tập thể như nhà trẻ, mẫu giáo vẫn cao hơn hẳn
nhóm trẻ được trông giữ tại nhà. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ
không vì thế mà không đưa trẻ đến lớp. Vì môi trường như
nhà trẻ, mẫu giáo lại có những ích lợi khác như việc làm
giảm những bệnh xã hội ở trẻ như chậm nói, tự kỷ…
Yêu sức khoẻ! Trang tin tức sức khoẻ tổng hợp, đem lại kiến
thức sức khoẻ, mẹo vặt phòng bệnh chữa bệnh cho gia đình,
những bài thuốc chữa bệnh nhân gian.
Trên thực tế, trẻ có cơ hội được giao tiếp nhiều hơn với thế
giới bên ngoài thì hoạt bát, sức khỏe tốt hơn và khi lớn lên dễ
thích nghi với cuộc sống hơn những người từ nhỏ sống trong
cảnh được bố mẹ chăm sóc, bao bọc hoàn toàn.
Bác sĩ Dũng cho rằng ngoài việc chủ động chăm sóc trẻ về
mặt sức khỏe như vệ sinh, mặc quần áo cho trẻ theo mùa,
tiêm văcxin phòng dịch bệnh… cha mẹ cần tập cho trẻ thích
nghi dần với sự thay đổi của môi trường. Cho trẻ chơi chung
với nhiều người, đặc biệt là trẻ con, trẻ cùng lứa tuổi khiến
khả năng giao tiếp của trẻ được cải thiện, trẻ trở nên bạo dạn
hơn ở những môi trường tập thể sau này.
Ngoài ra, bác sĩ Dũng khuyến cáo với các bậc cha mẹ nếu
nuôi trẻ theo kiểu “lồng kính” (gần như tách ly với môi
trường bên ngoài, thiên nhiên, người lạ…) thì hiện tượng
bệnh liên miên khi mới đến lớp càng rõ. Trẻ không những
khó thích nghi mà có nhiều nguy cơ mắc nhiều bệnh hơn
những trẻ khác do sức đề kháng yếu vì không được rèn luyện.
Ngoài ra, những đứa trẻ như vậy thường mắc những bệnh xã
hội như chứng chậm nói, tự kỷ…
Còn theo BS Minh Hương, trước khi đưa trẻ tới lớp, cha mẹ
cần tập luyện nếp sinh hoạt cho trẻ đồng nhất với thời gian
biểu sắp tới ở nhà trường trước khoảng 2-3 tuần nhằm tránh

phản ứng xấu nơi cơ thể trẻ trước sự thay đổi của môi trường,
nếp sống mới. Cha mẹ cần thỏa thuận với nhà trường về chế
độ ăn cho trẻ, tránh những thức ăn gây dị ứng ở trẻ. Ngoài ra,
cha mẹ có thể cho trẻ đến lớp vào giai đoạn trước khi chuyển
mùa khoảng 1-2 tháng để tránh cho trẻ đột ngột đối mặt với
mùa dịch bệnh trong năm.
Một điều đáng quan tâm, theo BS Minh Hương, chính là việc
cha mẹ vì bận rộn nên thường cho trẻ chưa hoàn toàn khỏe
mạnh (vẫn còn mang mầm bệnh) tới lớp, chính những trẻ này
là nguồn lây bệnh cho các bạn xung quanh. Hoặc như cô giáo
cũng có thể là nguồn lây bệnh khi chưa dứt bệnh mà đã đi
làm.
Do vậy, để hạn chế việc lây lan bệnh trong môi trường tập
thể, trẻ hoặc cả cô giáo, nhân viên phục vụ trường học… phải
được chữa trị dứt điểm, hoàn toàn khỏe mạnh mới được đến
lớp.

×