Nguyên nhân khiến trẻ bị
lùn
Hầu hết các bậc cha mẹ đều muốn con mình lớn lên có chiều
cao lý tưởng nhưng “Giấc mơ Phù Đổng” không thành
hiện thực chỉ vì những lý do ít ai ngờ tới.
Sinh rồi mới chăm… đã muộn
Đa phần các bà mẹ chỉ thực sự quan tâm đến chiều cao của
trẻ khi thấy con bắt đầu “trổ dò” hoặc sớm hơn là khi bé đến
tuổi đi học, đâu biết mình đã bỏ qua một mốc quan trọng,
thời kỳ bào thai.
Dinh dưỡng đầy đủ, cân đối trong thời kỳ mang thai sẽ giúp
bé có chiều cao tốt
Theo TS. Nguyễn Thị Lâm – Phó viện trưởng Viện Dinh
dưỡng Quốc gia: “Chế độ dinh dưỡng của bà mẹ trong thời
kỳ mang thai quyết định một phần không nhỏ chiều cao của
trẻ về sau. Trong thai kỳ, nếu mẹ tăng cân tốt, trẻ có thể đạt
được chiều cao lúc sinh là 48-53cm. Chiều cao đạt chuẩn vào
thời điểm sinh ra sẽ là nền tảng tốt cho sự phát triển chiều
cao của bé về sau”. Bởi, “khác nhau 1cm lúc sinh ra có thể
khác nhau 10cm lúc trưởng thành”, TS. Lâm khẳng định.
Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư
vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế.
Để trẻ sinh ra có chiều cao đạt chuẩn và phát triển khỏe
mạnh, bà bầu cần ăn đủ chất dinh dưỡng và bổ sung các vi
chất thiết yếu như: chất đạm (15-20g/ngày), chất béo (cần
khoảng 40g/ngày), sắt 30mg/ngày, calci: 800-1000mg mỗi
ngày, kẽm: 15mg/ngày, iốt: 175- 200mcg/ngày; acid folic:
300- 400mcg/ngày, vitamin A: 600mcg/ngày, vitamin B1:
1,1mg/ngày, vitamin B2: 1,5mg/ngày, vitamin C: 80mg/
ngày, vitamin D: 10mcg/ngày.
Lùn vì tiêu chảy, giun sán
Theo kết quả khảo sát trên 119 trẻ em tại phía bắc Brasil,
trong 2 năm đầu đời, nếu trẻ bị 7 đợt tiêu chảy thì đến lúc 7
tuổi trẻ sẽ thấp hơn 3,6 cm so với các bạn cùng tuổi không
nhiễm bệnh. Tương tự, trẻ bị nhiễm giun đường ruột sẽ thấp
hơn 4,6cm. Mức độ ảnh hưởng càng lớn hơn ở những trẻ gặp
cả hai vấn đề này.
BS. TS. Hà Vinh, BV Nhiệt đới, TP. Hồ Chí Minh phân tích:
“Khi bị nhiễm trùng đường ruột trẻ có nguy cơ mất protein
qua đường ruột, giảm hấp thu dưỡng chất cần thiết cho sự
phát triển. Năng lượng để phát triển chiều cao sẽ bị dùng vào
việc chống lại dịch bệnh, gây “hạn chế” chiều cao”. Điều
đáng nói là ngay cả khi được bổ sung dưỡng chất, tốc độ tăng
trưởng cũng không thể phục hồi hoàn toàn.
Yêu sức khoẻ! Trang tin tức sức khoẻ tổng hợp, đem lại kiến
thức sức khoẻ, mẹo vặt phòng bệnh chữa bệnh cho gia đình,
những bài thuốc chữa bệnh nhân gian.
Theo BS. Vinh, giải pháp đơn giản nhất là thường xuyên rửa
tay với xà phòng để loại trừ 30-47% nguy cơ nhiễm bệnh lây
truyền qua tay.
Dậy thì sớm cũng là nguyên nhân
Trẻ dậy thì sớm thường có chiều cao vượt trội hơn các bạn
cùng trang lứa vào thời gian đầu. Nhưng cũng nhanh chóng
chững lại và trở nên thấp hơn bạn bè khi đến tuổi trưởng
thành. Theo TS. Nguyễn Thị Lâm, “lý do là vì khi trẻ bắt đầu
dậy thì xương phát triển mạnh nhưng các sụn ở đầu xương
cũng nhanh chóng “đóng kín” khi trẻ dậy thì hoàn toàn, khiến
trẻ không phát triển thêm được nữa”.
Cũng theo TS. Lâm, ngoài những rối loạn bên trong, nguyên
nhân có thể đến từ các hóa chất trong thuốc, mỹ phẩm, hóa
chất gia dụng; tác động của các văn hóa phẩm không lành
mạnh; xem tivi, chơi game trên máy vi tính nhiều khiến
lượng melatonin trên não giảm cũng thúc đẩy dậy thì sớm.
Khi phát hiện các dấu hiệu dậy thì sớm ở trẻ, phụ huynh nên
đưa bé đi khám để có hướng xử lý phù hợp, như dùng
hormone tăng trưởng kích thích chiều cao.
Ngủ ngon để nhanh cao
Một giấc ngủ sâu (từ 10 giờ tối – 3 giờ sáng) giúp cơ thể tiết
nhiều hormone tăng trưởng, tăng hấp thu calci, kích thích
xương dài ra và phát triển thể chất toàn diện.
Nên đảm bảo cho trẻ ngủ đủ thời gian:
Trẻ sơ sinh: 22 tiếng/ngày
2-6 tháng: 15-18 tiếng
6-18 tháng: 13-15 tiếng
18 tháng – 3 tuổi: 12-13 tiếng
3-7 tuổi: 11-12 tiếng.