Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Loãng xương ở sản phụ pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.14 KB, 5 trang )

Loãng xương ở sản phụ

*Tôi năm nay 34 tuổi. Sau khi sinh em bé hai tháng tôi bắt đầu bị đau nhức
khắp người, nhất là vai lưng và bàn chân. Bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ cho tôi uống
calcium D mỗi ngày một viên có đỡ đôi chút nhưng hết thuốc lại tiếp tục nhức
mỏi, các khớp tay đều đau.
Vào buổi sáng thức dậy khớp ở gối và mắc cá chân rất đau khi chuyển
động, khi nhẹ nhàng di chuyển mới đỡ đau.
Tôi đi Bệnh viện chấn thương chỉnh hình bác sĩ không cho đo độ loãng
xương, chỉ nói tôi bị thiếu canxi nên cho Tony Calcium và thuốc bôi ngoài cho đỡ
đau, yêu cầu tăng cường uống sữa bà bầu. Sau hai tuần tôi thấy có đỡ hẳn nhưng
hết thuốc thì vẫn đau nhức mặc dù không nặng nề như lúc trước nên tôi tự uống
Calcium Corbière mỗi ngày một ống hoặc calcium D mỗi sáng một viên. Đến bây
giờ em bé đã được sáu tháng nhưng tôi vẫn cảm thấy chưa hồi phục. Chỉ cần đi bộ
khoảng 200m, leo cầu thang hay gắng sức một chút là thấy mệt mỏi đau nhức và
muốn kiệt sức. (Lúc sinh em bé tôi phải cấp cứu (truyền ba đơn vị máu) vì bị rỉ
huyết, sau khi sinh bác sĩ vẫn buộc uống mỗi ngày một viên sắt trong vòng ba
tháng. Hiện giờ tôi vẫn cho con bú mặc dù rất ít sữa (mỗi ngày em bé bú khoảng
20 phút).
Có phải tôi bị thiếu hụt canxi hay đã bị loãng xương, thoái hóa khớp? Nếu
tôi uống calcium lâu dài như vậy có tác hại gì không vì tôi định cho con bú đến 12
tháng (Nhiều người nói uống lâu dài sẽ bị mục xương và yếu thận)?
(Bạn đọc)
- Trả lời của phòng mạch online:
Tình trạng giảm mật độ khoáng xương (có thể hiểu như từ loãng xương) lúc
mang thai và sau khi sinh cho em bé bú là tình trạng thiếu canxi sinh lý.
Ở một số người không gây ra triệu chứng gì nhưng với một số người lại gây
ra đau xương (ostéopénie), nhất là những người có tình trạng loãng xương hay đau
xương từ trước mà không biết.
Khi đo mật độ khoáng xương ở phụ nữ có thai người ta thấy chỉ số này đều
giảm trên cả xương bè lẫn xương vỏ. Tình trạng loãng xương này sẽ hết sau 6-12


tháng ngưng cho con bú.
Mặt khác khi mang thai, nồng độ estrogen và relaxin tăng. Thông qua các
thụ thể trên cơ, gân, dây chằng, đặc biệt là vùng khớp cùng chậu và khớp mu làm
các khớp giãn ra. Tồn tại các vi cử động của khớp gây ra tình trạng đau lưng, đau
khớp cùng chậu hay khớp mu.
Các cơ cũng yếu đi do hạn chế hoạt động lúc mang thai và cho con bú,
cộng thêm sự quá tải trong việc nuôi con và cho con bú sẽ làm người mẹ bị quá
tải. Tình trạng này khiến người mẹ cảm thấy đau nhiều nơi trên cơ thể, nhất là
vùng cột sống, cơ, khớp.
Trở lại tình trạng của chị. Theo những gì mô tả chúng tôi nghĩ chị có tình
trạng giảm mật độ khoáng xương, cộng thêm sự quá tải lúc sinh nở và nuôi cháu
nên gây ra tình trạng đau xương và đau thấp ( douleurs rhumatologiques).
Về phần điều trị, phương pháp nội khoa gồm giảm bớt công việc, dùng
thuốc giảm đau paracetamol, có thể dùng thêm calcitonine cá hồi, thuốc cung cấp
calci như Calcium Corbière mà chị đang dùng kèm thêm Vitamine D.
Chị nên luyện tập thể dục hằng ngày trở lại với cường độ thấp và tăng dần.
Việc dùng calci lâu dài cũng không ảnh hưởng gì nhiều nên chị cứ theo điều trị
của bác sĩ. Chúc chị mau bình phục.


×