Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO LỊCH sử ĐẢNG tập bài GIẢNG PHƯƠNG PHÁP bộ môn LỊCH sử ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM SAU đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.94 KB, 77 trang )

MỤC LỤC
ĐỐI TƯỢNG, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA KHOA
HỌC LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

4

1.1.

Đối tượng nghiên cứu của khoa học Lịch sử Đảng

4

1.2.

Chức năng của khoa học Lịch sử Đảng

9

Chuyên đề 1

1.3.
Chuyên đề 2

Nhiệm vụ của khoa học Lịch sử Đảng

12
NGUYÊN TẮC VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN 16
CỨU LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

2.1.
2.2.


Chuyên đề 3

Nguyên tắc tính đảng, tính khoa học trong nghiên cứu
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Các phương pháp nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam

16
22

PHƯƠNG PHÁP VẬN DỤNG LỊCH SỬ VÀO HIỆN 53
THỰC TRONG NGHIÊN CỨU, GIẢNG DẠY
LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

3.1.

Vận dụng lịch sử vào hiện thực trong nghiên cứu, giảng

53

dạy Lịch sử Đảng là tất yếu khách quan
3.2.

Yêu cầu phơng pháp vận dụng lịch sử vào

57

hiện thực trong nghiên cứu, giảng dạy Lịch
Chuyờn 4


sử Đảng
PHNG PHP THỰC HIỆN MỘT ĐỀ TÀI 66
NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN

4.1.

VIỆT NAM

66

4.2.

Lựa chọn đề tài Lịch sử Đảng

69

4.3.

Xây dựng đề cương nghiên cứu

70

Tiến hành nghiên cứu


Chuyên đề 1
ĐỐI TƯỢNG, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA KHOA HỌC
LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
MỤC TIÊU
- Kiến thức: Giúp học viên nắm vững đối tượng, chức năng, nhiệm vụ

của khoa học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Kỹ năng: Học viên vận dụng kiến thức được trang bị, so sánh, làm rõ
mối quan hệ giữa Lịch sử Đảng với lịch sử dân tộc.
- Tư tưởng: Trên cơ sở nắm vững những nội dung của chuyên đề, học
viên có được niềm tin, thái độ học tập một cách nghiêm túc để có thể vận
dụng tốt trong nghiên cứu và giảng dạy.
NỘI DUNG
1. Đối tượng nghiên cứu của khoa học lịch sử Đảng
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là một chuyên ngành của khoa học
lịch sử. Vì vậy, nghiên cứu, giảng dạy, biên soạn các cơng trình lịch sử Đảng
từ lịch sử toàn Đảng, đến lịch sử đảng bộ các địa phương, các ban, ngành,
trước hết cần xác định rõ đối tượng nghiên cưua của khoa học lịch sử Đảng:
Đối tượng nghiên cứu của khoa học lịch sử Đảng là tồn bộ q trình
ra đời, hoạt động, lãnh đạo cách mạng của Đảng và lịch sử xây dựng Đảng
từ năm 1930 đến nay. Đó là:
- Nghiên cứu quá trình ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Nghiên cứu quá trình hoạt động lãnh đạo cách mạng của Đảng qua các
thời kỳ lịch sử, bao gồm việc hoạch định cương lĩnh, đường lối, chiến lược;
quá trình tổ chức thực hiện cương lĩnh, đường lối, chiến lược; phong trào
cách mạng của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Nghiên cứu quá trình xây dựng Đảng về tư tưởng, lý luận, chính trị và
tổ chức của Đảng.
Quá trình ra đời, hoạt động, lãnh đạo cách mạng của Đảng bắt đầu là sự
thức tỉnh giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam chuẩn bị những điều kiện
về tư tưởng, lý luận, chính trị và tổ chức, cán bộ để thành lập Đảng cách

4


mạng chân chính; là hoạt động lãnh đạo, đấu tranh của Đảng qua các thời kỳ,

giai đoạn lịch sử từ lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập dân tộc, giành
chính quyền (1930 - 1945) đến lãnh đạo các cuộc kháng chiến chống xâm
lược, giành độc lập thống nhất hoàn toàn (1945 - 1975); từ lãnh đạo cách
mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc (1954 - 1975) đến lãnh đạo xây dựng
chủ nghĩa xã hội, bảo vệ Tổ quốc Việt nam xã hội chủ nghĩa (1975 - 1986)
và thực hiện công cuộc đổi mới từ 1986 đến nay. Tồn bộ tiến trình lịch sử
đó tập trung trong lãnh đạo thực hiện hai chiến lược cách mạng: cách mạng
dân tộc, dân chủ nhân dân và chiến lược cách mạng xã hội chủ nghĩa, thực
hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, tiếp nối quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Nghiên cứu quá
trình lãnh đạo đấu tranh của Đảng gắn liền với phong trào cách mạng của
quần chúng nhân dân .
Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam trước hết và chủ yếu bằng Cương
lĩnh và đường lối. Vì vậy, nghiên cứu Lịch sử Đảng là nghiên cứu có hệ
thống, sâu sắc, làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn và quá trình thực hiện Cương
lĩnh, đường lối của Đảng. Cương lĩnh là văn kiện ở tầm cao nhất của Đảng
đề cập mục tiêu chiến lược và những nội dung cơ bản của cách mạng và có
giá trị định hướng lâu dài của sự nghiệp cách mạng.
Hơn 80 năm lãnh đạo cách mạng, Đảng đã ban hành những cương lĩnh
cách mạng quan trọng. Cương lĩnh chính trị đầu tiên được Hội nghị thành lập
Đảng thông qua. Luận cương cách mạng tư sản dân quyền do Hội nghị Ban
Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ nhất (10-1930) thông qua. Chính cương
Đảng Lao động Việt Nam được thơng qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ II của Đảng (2-1951). Các văn kiện đó đều xác định mục tiêu chiến lược
của cách mạng là hồn thành giải phóng dân tộc, giành độc lập thống nhất
hoàn toàn và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Những vấn đề quan trọng để bảo đảm
thực hiện mục tiêu chiến lược được xác định rõ như xác định lực lượng cách
mạng (công nhân, nơng dân, trí thức, đồn kết tồn dân tộc); phương pháp
cách mạng (bạo lực cách mạng, khởi nghĩa vũ trang chiến tranh cách mạng);
chống đế quốc và chống phong kiến, kết hợp lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc;


5


vấn đề ruộng đất và chính sách ruộng đất; vấn đề chính quyền nhà nước và
Đảng Cộng sản cầm quyền, lãnh đạo chính quyền; vấn đề đồn kết quốc tế;
kết hợp mục tiêu chiến lược lâu dài với mục tiêu cụ thể trước mắt; chiến lược
và sách lược.v.v. Trong công cuộc đổi mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VII của Đảng (6-1991) đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
của Đảng (1-2011) đã bổ sung và phát triển Cương lĩnh 1991: Cương lĩnh
xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ( bổ sung, phát
triển năm 2011). Trong Cương lĩnh, Đảng đã tổng kết những bài học lớn làm
rõ quy luật vận động và những nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng
Việt Nam. Cương lĩnh khẳng định mục tiêu, con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội của Việt Nam; Xác định những đặc trưng cơ bản của mơ hình xã hội xã
hội chủ nghĩa; Những vấn đề quá độ lên chủ nghĩa xã hội với những phương
hướng cơ bản; Khẳng định sự lãnh đạo của Đảng và vai trò của hệ thống
chính trị và những vấn đề cơ bản về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phịng, an
ninh, đối ngoại.
Cụ thể hóa Cương lĩnh, Đảng chú trọng đề ra đường lối, chính sách, chủ
trương phù hợp với mỗi thời kỳ, giai đoạn cách mạng. Đường lối cách mạng
giải phóng dân tộc thời kỳ (1930-1945); đường lối kháng chiến chống thực
dân Pháp xâm lược (1945-1954); đường lối cách mạng miền Nam và kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975); đường lối cách mạng xã hội chủ
nghĩa ở miền Bắc (1954-1975) và trên cả nước (1975-1986); đường lối đổi
mới từ năm 1986; đường lối quốc phòng, an ninh, đối ngoại.v.v. Đảng cũng
đề ra những chính sách, chủ trương lớn như chính sách dân tộc, chính sách
tơn giáo, chính sách ruộng đất, chủ trương lợi dụng mâu thuẫn trong hàng
ngũ kẻ thù, hòa để tiến, chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần.

Nghiên cứu cương lĩnh, đường lối của Đảng nhằm làm rõ cơ sở lý luận
và thực tiễn và nội dung cơ bản của cương lĩnh, đường lối. Đó là sự vận dụng
và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh và có
những phát triển đóng góp mới về lý luận phù hợp với thực tiễn Việt Nam cả
trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa.

6


Đối với lịch sử đảng bộ địa phương cần nhận thức rõ những nội dung cơ bản
của cương lĩnh, đường lối của Đảng để làm rõ sự vận dụng sáng tạo của địa
phương và cơ sở, làm rõ những chủ trương, chính sách, giải pháp cụ thể của
địa phương.
Nghiên cứu quá trình xây dựng Đảng về tư tưởng, lý luận, chính trị và
tổ chức của Đảng. Với tư cách là đội tiền phong, là chủ thể lãnh đạo cách
mạng Việt Nam, Đảng đã được xây dựng theo những tiêu chuẩn, nguyên tắc
của một Đảng cách mạng kiểu mới, đáp ứng địi hỏi của sự phát triển và
nhiệm vụ khó khăn, phức tạp của cách mạng Việt Nam. Từ thực tiễn xây
dựng Đảng Cộng sản Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử để làm rõ những điều
kiện cần thiết để Đảng hoàn thành sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cách mạng đi đến
thắng lợi. Đảng phải được trang bị và khơng ngừng nâng cao trình độ lý luận,
nắm vững nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh. Đảng phải là một đội tiên phong chính trị của giai cấp công nhân, nhân
dân lao động và toàn thể dân tộc Việt Nam với cương lĩnh và đường lối chính
trị đúng đắn. Đảng là sự thống nhất về tổ chức và ln ln đồn kết thống
nhất. Đảng nêu cao đạo đức cộng sản chủ nghĩa, thật sự là đạo đức, là văn
minh. Đảng không ngừng đổi mới và hoàn thiện phương thức lãnh đạo,
phương thức cầm quyền. Đảng lấy tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức cơ
bản đồng thời chú trọng các nguyên tắc về giữ vững độc lập, tự chủ, về đoàn
kết thống nhất trong Đảng, về gắn bó mật thiết với nhân dân và nêu cao chủ

nghĩa quốc tế trong sáng.
Nghiên cứu quá trình tổ chức, chỉ đạo thực hiện cương lĩnh, đường lối
của Đảng theo những mục tiêu đã đề ra và quá trình phát triển của phong trào
cách mạng của quần chúng nhân dân được thể hiện qua các sự kiện lịch sử
Đảng. Sự kiện lịch sử là những hiện tượng, biến cố lịch sử đã diễn ra trong
thời điểm, thời gian và không gian đã được xác định, để lại dấu ấn trong tiến
trình lịch sử và có ý nghĩa lịch sử nhất định. Có thể một sự kiện lịch sử mà cả
chuyên ngành lịch sử Đảng, lịch sử dân tộc và lịch sử quân sự cùng nghiên
cứu như chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954). Lịch sử dân tộc nghiên cứu
sự kiện đó trong tiến trình chung của q trình dựng nước và giữ nước, nhất

7


là lịch sử chống ngoại xâm. Lịch sử quân sự nghiên cứu về chiến dịch Điện
Biên Phủ đi sâu vào khoa học, nghệ thuật quân sự, chiến dịch, chiến thuật.
Còn lịch sử Đảng nghiên cứu sâu về vai trò lãnh đạo của Đảng, thành công
của Đảng trong lãnh đạo, chỉ đạo, kinh nghiệm, bài học lãnh đạo và thắng lợi
của đường lối quân sự của Đảng. Trong lịch sử toàn Đảng cũng như lịch sử
các đảng bộ địa phương, các ngành, cần rất coi trọng xác định và nghiên cứu
thấu đáo các sự kiện lịch sử Đảng dựa trên cơ sở những tư liệu lịch sử đáng
tin cậy. Phải nghiên cứu, thu thập tư liệu từ nhiều nguồn để làm rõ một sự
kiện lịch sử. Cần phân loại để xác định rõ tính chất, vai trị, vị trí của từng sự
kiện lịch sử. Có sự kiện cơ bản, chủ yếu có tầm vóc như bước ngoặt lịch sử
như sự kiện Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản từ ngày 6-1 đến ngày 72-1930 thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và thông qua Cương lĩnh đầu tiên
của Đảng, sự kiện Cách mạng Tháng Tám năm 1945, sự kiện chiến thắng
Điện Biên Phủ, đại thắng mùa Xuân 1975, Đại hội VI quyết định đường lối
đổi mới (12-1986).v.v. Cũng cần nhận rõ các sự kiện chính trị, kinh tế, quân
sự, văn hóa, xã hội, đối ngoại.v.v.
Cần phân biệt rõ đối tượng khoa học lịch sử Đảng với lịch sử dân tộc từ

khi có Đảng lãnh đạo: Trong mối quan hệ giữa khoa học lịch sử Đảng với các
bộ môn khoa học xã hội khác, cần đặc biệt lưu ý mối quan hệ giữa khoa học
lịch sử Đảng với lịch sử dân tộc Việt Nam. Trong nghiên cứu thường nhầm
lẫn đối tượng lịch sử dân tộc từ khi có Đảng lãnh đạo với lịch sử Đảng. Vì
vậy, cần hiểu rõ mối quan hệ giữa hai ngành lịch sử này.
Lịch sử Đảng, một chuyên ngành của khoa học lịch sử, nghiên cứu sự ra
đời, hoạt động của Đảng, tìm hiểu cương lĩnh, đường lối, chủ trương, quá
trình tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, những kinh nghiệm ( bài học)
lãnh đạo của Đảng , phát hiện quy luật phát triển của cách mạng dưới sự
lãnh đạo của Đảng… Đối tượng nghiên cứu chính của lịch sử Đảng là q
trình ra đời, hoạt động lãnh đạo và phát triển của Đảng trong các giai đoạn
cách mạng. Tất nhiên sự ra đời và phát triển của Đảng diễn ra trong hoàn
cảnh lịch sử cụ thể của mỗi nước; đường lối, chính sách của Đảng là sự vận
dụng sáng tạo và phát triển những nguyên lí của chủ nghĩa Mác - Lênin vào

8


điều kiện cụ thể của nước ấy, hoặc nói cách khác, đó là sự thể hiện chân lí
phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin ở một bước phát triển mới vào những
hồn cảnh cụ thể nhất định. Vì thế, nghiên cứu lịch sử Đảng cần phải hiểu
lịch sử dân tộc trong những giai đoạn nhất định ở các mặt kinh tế, chính trị,
văn hố, tư tưởng…
Nhưng khơng vì vậy mà đồng nhất lịch sử Đảng với lịch sử dân tộc từ
khi có Đảng. Hai chuyên ngành khoa học này là những bộ phận khác nhau
của lịch sử, có đối tượng nghiên cứu khác nhau. Lịch sử Đảng nghiên cứu
các mặt của lịch sử xã hội là để tìm hiểu bối cảnh lịch sử cụ thể về sự ra đời,
hoạt động và phát triển của Đảng, đồng thời cũng xem xét kết quả thực tiễn
về mọi mặt (chính trị , kinh tế, văn hố, tư tưởng,…) của đường lối, chính
sách của Đảng trong đời sống xã hội. Trên cơ sở nghiên cứu đó đúc rút kinh

nghiệm lãnh đạo của Đảng, phát hiện quy luật phát triển của cách mạng
dưới sự lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, những kết quả nghiên cứu về lịch sử
dân tộc trực tiếp giúp ích cho việc nghiên cứu lịch sử Đảng, và kết quả
nghiên cứu của lịch sử Đảng lại soi sáng việc nghiên cứu lịch sử dân tộc
trong giai đoạn từ khi Đảng ra đời và lãnh đạo cách mạng trên tất cả các mặt
của đời sống xã hội.
Đối tượng nghiên cứu của lịch sử dân tộc không đi sâu vào những vấn đề
của lịch sử Đảng mà trình bày một cách tồn diện quá trình lịch sử phát triển
của dân tộc.
2. Chức năng của khoa học lịch sử Đảng
Cũng như các chuyên ngành khác của khoa học lịch sử, lịch sử Đảng
Cộng sản Việt Nam có chức năng nhận thức, chức năng giáo dục và chức
năng dự báo.
Chức năng nhận thức là khám phá, hiểu biết ngày càng đầy đủ, toàn
diện, sâu sắc quá trình lịch sử đấu tranh, lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, quá
trình xây dựng và chỉnh đốn Đảng về mọi mặt, nhận thức ngày càng rõ hơn
mỗi sự kiện trong lịch sử Đảng. Trong khoa học lịch sử, nhận thức chủ yếu là
nhận thức gián tiếp, nhận thức hiện thực đã diễn ra trong quá khứ. Vì vậy,
nhận thức diễn ra như một quá trình lâu dài, từ sơ khai đến từng bước sáng tỏ,

9


từ chưa đầy đủ đến đầy đủ và toàn diện hơn, từ chưa hoàn thiện đến hoàn
thiện hơn. Nhận thức khơng chỉ ở hiện tượng, hình thức của vấn đề, của sự
kiện mà phải đi sâu vào bản chất, nội dung của các vấn đề và sự kiện đó. Nếu
chỉ dừng lại ở hiện tượng, mô tả diễn biến, sự kiện lịch sử thì khó thấy rõ bản
chất, nội dung và giá trị của hiện tượng, sự kiện lịch sử. Là nhận thức gián
tiếp, nên chỉ có thể tiếp cận gần tới cái đúng, tới chân lý. Phải nắm vững và
vận dụng đúng đắn chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch

sử mới có thể nhận thức đúng đắn những vấn đề cơ bản và chủ yếu của lịch
sử Đảng. Nhận thức lịch sử đúng hay sai, tồn diện, sâu sắc hay phiến diện,
hời hợt cịn tùy thuộc vào trình độ, thái độ, trách nhiệm, phương pháp của
người nghiên cứu, của nhà sử học. Điều đó địi hỏi người nghiên cứu phải
nâng cao trình độ nhận thức, năng lực tư duy, nắm vững phương pháp luận
khoa học và nhất là đề cao trách nhiệm với Đảng, dân tộc, trách nhiệm với
quá khứ, như đồng chí Trường - Chinh đã nhắc nhở. Nhận thức những nội
dung lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là một quá trình, không thể nhận
thức một lần là xong mà phải trải qua q trình nghiên cứu lâu dài để có
được những nhận thức mới, khơng ngừng phát triển và hồn thiện nhận
thức. Nhận thức lịch sử tránh những phương pháp nhận thức chủ quan, áp
đặt, suy diễn mà phải luôn luôn dựa trên cơ sở hiện thực lịch sử, dựa trên cứ
liệu, tư liệu tin cậy.
Chức năng giáo dục của lịch sử Đảng là từ những kết quả, thành quả
nghiên cứu mà tăng cường giáo dục, nâng cao sự hiểu biết của mọi người về
lịch sử vẻ vang của Đảng qua các thời kỳ đấu tranh cách mạng với những
thắng lợi và thành tựu to lớn của cách mạng Việt Nam do Đảng và Chủ tịch
Hồ Chí Minh lãnh đạo. Khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân
tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Giáo dục để
mọi người thấy hết được những khó khăn, thách thức của tiến trình cách
mạng để hiểu sâu sắc những giá trị và ý nghĩa của từng thắng lợi và thắng lợi
trọn vẹn như hôm nay. Cũng cần hiểu rõ khơng chỉ có thắng lợi mà cịn có
những tổn thất, hy sinh to lớn và cả những sai lầm, khuyết điểm. Thông qua
giáo dục tri thức lịch sử Đảng mà giáo dục, bồi đắp chủ nghĩa yêu nước, lý

10


tưởng cộng sản chủ nghĩa, niềm tin vào con đường phát triển của cách
mạng, đất nước theo mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Độc lập

dân tộc là khát vọng thiêng liêng, mục tiêu hàng đầu trong cơng cuộc giải
phóng. Nhưng, như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nêu rõ, nước độc lập mà dân
không hưởng hạnh phúc, tự do, sung sướng thì độc lập cũng chẳng có nghĩa
lý gì. Vì vậy, sau khi giành được độc lập, phải bảo vệ vững chắc nền độc lập
ấy, đồng thời phấn đấu xây dựng xã hội mới tốt đẹp, đó là chủ nghĩa xã hội.
Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh, do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế, văn hóa phát triển cao,
con người được phát triển toàn diện, các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam
đồn kết giúp nhau cùng phát triển; có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, do Đảng Cộng sản lãnh đạo, có quan
hệ thân thiện, hữu nghị với các dân tộc, các nước trên thế giới. Lịch sử Đảng
giáo dục, nâng cao năng lực tư duy chiến lược cho cán bộ, đảng viên góp
phần nâng cao bản lĩnh chính trị, phương pháp công tác và phương pháp
lãnh đạo, nâng cao trình độ lý luận và khả năng giải quyết đúng đắn mối
quan hệ giữa nhận thức lý luận và hành động thực tiễn.
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam với những tấm gương chiến đấu, hy
sinh của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước qua các thời kỳ lịch sử, chủ
nghĩa anh hùng cách mạng của bao thế hệ đồng bào, đồng chí, chiến sĩ có ý
nghĩa sâu sắc trong giáo dục đạo đức cách mạng. Đạo đức cách mạng là di
sản quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của tồn Đảng. Di sản ấy cần được
giáo dục sâu sắc để ngày càng phát triển, để xứng đáng là một Đảng đạo đức,
văn minh như điều Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định. Đạo đức cách mạng
của Đảng góp phần cải tạo cái cũ kỹ, lạc hậu, hư hỏng để xây dựng cái mới
tốt đẹp, văn minh, tiến bộ. Một nội dung quan trọng khác của chức năng giáo
dục của lịch sử Đảng là giáo dục, nâng cao những giá trị truyền thống vẻ
vang của Đảng. Truyền thống của Đảng gắn liền với truyền thống của dân tộc
và phát triển phong phú, sâu sắc ở thời đại Hồ Chí Minh. Đó là truyền thống
đấu tranh kiên cường, bất khuất của các thế hệ những đảng viên cộng sản thật
sự vì dân, vì nước. Truyền thống đoàn kết, thống nhất trong Đảng trở thành


11


hạt nhân cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc và đồn kết quốc tế. Truyền
thống gắn bó mật thiết với dân tộc và nhân dân từ đấu tranh giành độc lập
đến trở thành Đảng cầm quyền. Đó là truyền thống của chủ nghĩa quốc tế vô
sản và chủ nghĩa quốc tế xã hội, chủ nghĩa trong sáng, là sự thành thật, chân
tình, hữu nghị với tất cả bạn bè trên thế giới vì hịa bình, hợp tác và cùng phát
triển.
Cũng như các chuyên ngành khoa học khác, lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam có chức năng dự báo. Chức năng dự báo dựa trên những trải ngiệm và
những tổng kết kinh nghiệm, bài học và quy luật của tiến trình lịch sử để nhìn
nhận xu hướng phát triển của cách mạng và đất nước Việt Nam. Nhận thức
sâu sắc quá khứ để đánh giá và hành động đúng đắn hiện tại và dự báo tương
lai. Dự báo đó là dựa trên những căn cứ và nhận thức khoa học và cũng cần
thiết tổng hợp từ nhiều ngành khoa học. Dự báo là thấy trước vấn đề. Khó
học lịch sử và khoa học chính trị rất cần sự thấy trước đó. Khơng thấy trước
thì khơng thể lãnh đạo chính trị được. Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ với
những dự báo thiên tài. Đảng Cộng sản Việt Nam do Người sáng lập và rèn
luyện đã rất coi trọng phân tích, đánh giá và dự báo chiều hướng phát triển
của cách mạng và đất nước. Các nhà nghiên cứu sử học và lịch sử Đảng rất
cần tự nâng cao năng lực nghiên cứu và dự báo sự phát triển. Điều đó địi hỏi
trình độ nhận thức và năng lực tư duy khái quát, tư duy logic rất cao.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của khoa học lịch sử Đảng
Các nhiệm vụ của khoa học lịch sử Đảng là sự cụ thể hóa và phát triển
các chức năng đã nêu trên.
Nhiệm vụ trước hết là thu thập, xử lý hệ thống các tư liệu lịch sử và xây
dựng biên niên các sự kiện lịch sử Đảng. Biên niên sự kiện lịch sử Đảng chưa
phải là cơng trình lịch sử nhưng là cơ sở rất quan trọng để nghiên cứu, biên
soạn cơng trình lịch sử. Làm biên niên sự kiện đòi hỏi sự cơng phu và có

trách nhiệm trong tìm tịi, đối chiếu, xử lý các tư liệu, tài liệu. Các sự kiện
lịch sử viết theo các thời kỳ cách mạng và có thể theo các chuyên đề chuyên
sâu của lịch sử Đảng. Vấn đề đặt ra trong nghiên cứu, biên soạn, giảng dạy
lịch sử Đảng là phải rất coi trọng công tác tư liệu. Mỗi người phải tự mình

12


làm cơng tác tư liệu, tích lũy, xử lý tốt tư liệu sẵn có và tiếp cận những tư liệu
mới. Những cán bộ làm cơng tác tư liệu có vai trị rất quan trọng và ln ln
nhận thức vai trị, trách nhiệm của mình. Tư liệu học là một chuyên ngành
sâu, phục vụ đắc lực cho nghiên cứu, biên soạn, giảng dạy lịch sử Đảng.
Nhiệm vụ thứ hai của khoa học lịch sử Đảng là tái hiện hiện thực lịch
sử nghĩa là dựng lại hiện thực lịch sử một cách khách quan, trung thực như
đã diễn ra trên tất cả các lĩnh vực gắn với sự lãnh đạo của Đảng. Chú trọng
phương pháp lịch sử và phương pháp logic để tái hiện lịch sử dựa trên sự
phân kỳ lịch sử thích hợp. Dựng lại lịch sử sẽ ngày càng rõ hơn, đầy đủ hơn
từ những kết quả nghiên cứu mới. Đây là một nhiệm vụ chủ yếu, nhưng thực
hiện không dễ dàng vì nó phụ thuộc trình độ hiểu biết, năng lực nhận thức,
phương pháp nghiên cứu, tinh thần trách nhiệm và cả sự say mê của người
nghiên cứu. Trình bày kết quả nghiên cứu quá trình lịch sử cố nhiên sử dụng
phương pháp lịch sử là chủ yếu và diễn đạt bằng cách hành văn lịch sử, thuật
ngữ khoa học lịch sử, tư duy từ hiện thực lịch sử, đặt đúng vào hoàn cảnh lịch
sử cụ thể.
Nhiệm vụ thứ ba hết sức quan trọng của khoa học lịch sử Đảng là tổng
kết những kinh nghiệm, bài học, quy luật và lý luận của tiến trình cách mạng
Việt Nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo, tổng kết những giá trị truyền thống
của Đảng. Kinh nghiệm và bài học trong lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam vô cùng phong phú, sinh động có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc đối
với từng thời kỳ lịch sử và đối với tồn bộ tiến trình lãnh đạo cách mạng. Có

hai vấn đề lớn đặt ra là tổng kết kinh nghiệm, bài học lãnh đạo của Đảng
trong thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và tổng kết những kinh
nghiệm, bài học trong lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa, nhất là thực hiện
công cuộc đổi mới. Cũng cần tổng kết kinh nghiệm, bài học trong lãnh đạo
chiến tranh cách mạng, bảo vệ Tổ quốc, trong thực hiện đường lối đối ngoại,
trong lãnh đạo xây dựng Nhà nước và hệ thống chính trị, lãnh đạo phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội, kinh nghiệm và bài học của xây dựng, chỉnh đốn
Đảng. Từ sự tổng kết kinh nghiệm, bài học và làm rõ quy luật phát triển và
những vấn đề lý luận của cách mạng Việt Nam tổng kết những truyền thống

13


vẻ vang của Đảng, đó là Pho lịch sử bằng vàng như Chủ tịch Hồ Chí Minh dã
khẳng định. Để tổng kết có giá trị địi hỏi phải nắm vững phương pháp luận
sử học và các phương pháp cụ thể, nhất là phương pháp logic. Nâng cao năng
lực tư duy tổng hợp, khái quát nhưng cũng phải khắc phục cách tư duy chủ
quan, áp đặt, kế thừa những kết quả tổng kết trước đó nhưng phải phát triển,
bổ sung, khơng dừng lại ở những kết luận có sẵn, lối tư duy giáo điều, sách
vở. Cũng phải khắc phục cách tư duy cảm tính, thiếu chiều sâu, nặng về sự
việc diễn biến cụ thể.
Nhiệm vụ thứ tư là kế thừa, phối hợp nghiên cứu cùng với các chuyên
ngành khác của khoa học lịch sử, nhất là với lịch sử dân tộc Việt Nam, lịch
sử quân sự Việt Nam. Ba chuyên ngành có quan hệ mật thiết với nhau, bổ
sung kết quả nghiên cứu và làm sáng tỏ những tư liệu, những kết luận, đánh
giá. Cần có sự phối hợp nghiên cứu và bảo đảm tính thống nhất của lịch sử
tồn Đảng với lịch sử đảng bộ các địa phương. Khoa học lịch sử Đảng cũng
cần phối hợp với các chuyên ngành khoa học xã hội khác như chính trị học,
luật học, xã hội học, kinh tế học, Việt Nam học, quốc tế học,v.v. để không
ngừng phát triển cả về nội dung và kết quả nghiên cứu. Điều đó cũng đặt ra

cho cán bộ nghiên cứu, giảng dạy lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam phải
khơng ngừng nâng cao trình độ lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh, đồng thời có những hiểu biết cần thiết các chuyên ngành khoa
học khác.
Đối tượng, chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu của khoa học lịch sử Đảng
là những vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt trong nghiên cứu, giảng dạy lịch
sử Đảng. Xác định rõ và thực hiện có hiệu quả những vấn đề đó thúc đẩy
chuyên ngành khoa học lịch sử Đảng phát triển góp phần vào việc nghiên cứu
lý luận, tổng kết thực tiễn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của
Đảng hiện nay.

14


CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Đối tượng nghiên cứu của khoa học Lịch sử Đảng CSVN. Ý nghĩa đối
với người nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng?
2. Chức năng của khoa học Lịch sử Đảng CSVN. Ý nghĩa đối với người
nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng?
3. Nhiệm vụ của khoa học Lịch sử Đảng CSVN. Ý nghĩa đối với người
nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng?
TÀI LIỆU THAM KHẢỎ
- Tài liệu tham khảo bắt buộc
1. Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa
học kỹ thuật, 2005.
2. El' Chaninov: Những vấn đề phương pháp luận của khoa học lịch sử,
trong chuyên đề " Sử học và xã hội học ", Trung tâm khoa học Xã hội và
Nhân văn quốc gia, Hà Nội, 1992.
3. Giáo trình phương pháp nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng Cộng
sản Việt Nam, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2010.

4. Phan Ngọc Liên, Phương pháp luận sử học. Nxb Đại học quốc gia
Hà Nội, 1999.
- Tài liệu tham khảo không bắt buộc
1. Phan Ngọc Liên, Trương Hữu Quýnh: Giáo trình phương pháp luận sử
học, Đại học Sư phạm, H.1982.
2. Văn Tạo, Phương pháp lịch sử và phương pháp lơgíc, Nxb Khoa học xã
hội, H.1995.

15


Chuyên đề 2
NGUYÊN TẮC VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
MỤC TIÊU
- Kiến thức: Giúp học viên nắm vững lý luận về nguyên tắc và các
phương pháp nghiên cứu Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Kỹ năng: Học viên vận dụng thành thạo các phương pháp nghiên cứu
khi thực hiện các cơng trình nghiên cứu về lịch sử Đảng Đảng Cộng sản Việt
Nam nói chung, lịch sử dân tộc, lịch sử quân sự nói riêng.
- Tư tưởng: Củng cố niềm tin, nâng cao ý thức, trách nhiệm trong
nghiên cứu, học tập của học viên.
NỘI DUNG
1. Nguyên tắc tính đảng, tính khoa học trong nghiên cứu Lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam
Lịch sử là những hiện tượng, sự kiện đã lùi xa vào quá khứ. Nhận thức
tri thức lịch sử chủ yếu là nhận thức gián tiếp thông qua hệ thống tài liệu, tư
liệu lịch sử. Với quan điểm, nguyên tắc và phương pháp đúng đắn, người
nghiên cứu có khả năng nhận thức được hiện thực lịch sử như nó đã diễn ra,
cố nhiên chỉ có thể tiếp cận tới gần chân lý hay nhận thức ngày càng rõ hơn.

Lịch sử là sự vận động, phát triển theo quy luật, từ những sự kiện mang tính
ngẫu nhiên để thấy sự phát triển tất yếu. Vì vậy, có mối liên hệ giữa sự kiện
lịch sử với những vấn đề thời sự đang diễn ra, nghiên cứu sự kiện đã qua để
nghĩ về hiện tại và từ những vấn đề thời sự để hiểu sâu hơn điều đã diễn ra
trong quá khứ. Nghiên cứu lịch sử và lịch sử Đảng phải thật sự coi trọng
những sự kiện lịch sử hiện tại vì hơm nay sự kiện đó là thời sự, ngày mai sự
kiện đó đã thuộc về lịch sử. Dựa trên nội dung lịch sử trung tâm, nổi bật có
ý nghĩa chi phối sự vận động, phát triển để phân địch các thời kỳ, giai đoạn
lịch sử nhất định hoặc thời đại lịch sử. Trong các quan điểm, nguyên tắc chỉ
đạo nghiên cứu lịch sử Đảng thì vấn đề hàng đầu là đảm bảo tính đảng, tính
khoa học.

16


Nguyên tắc tính đảng trong nghiên cứu lịch sử Đảng cần nắm vững
các yêu cầu sau:
Một là, phải nắm vững những nguyên lý, phương pháp luận khoa học,
thế giới quan và nhân sinh quan của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh để nghiên cứu, nhận thức đúng đắn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đặc biệt, vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
để xem xét thực tiễn lịch sử cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh
đạo, lý luận, tư tưởng về đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc, về hình thái
kinh tế-xã hội và phương thức sản xuất, về chiến tranh và cách mạng, về thời
đại, về vai trị của quần chúng nhân dân, về đảng chính trị, về Nhà nước,
pháp luật,v.v. Chú ý tới sự phát triển, giá trị khoa học và ý nghĩa chính trịthực tiễn của những vấn đề cơ bản đó.
Hai là, phải dựa trên quan điểm cơ bản và sự phát triển sáng tạo trong
cương lĩnh, đường lối và chính sách lớn của Đảng. Nghiên cứu làm rõ cơ sở
lý luận, thực tiễn và những luận cứ trong quan điểm, đường lối của Đảng.
Lịch sử Đảng là quá trình lãnh đạo, hiện thực hóa cương lĩnh, đường lối của

Đảng, khẳng định những ưu điểm, thành tựu đồng thời cũng làm rõ những
hạn chế, khuyết điểm.
Ba là, nghiên cứu lịch sử Đảng phải theo sát và phục vụ nhiệm vụ chính
trị của Đảng và cách mạng ở từng thời kỳ lịch sử, nhất là phục vụ và bảo đảm
quan điểm, nhiệm vụ chính trị hiện tại của Đảng và cách mạng. Những vấn
đề cơ bản, hoặc những vấn đề khó trong đánh giá, kết luận của lịch sử Đảng
cần được nghiên cứu thấu đáo, tồn diện, có trách nhiệm để đi đến kết luận
chính thức của cơ quan lãnh đạo có trách nhiệm của Đảng. Phải tuân theo
những kết luận, đánh giá chính thức của Đảng.
Bốn là, phải coi trọng nâng cao tính chiến đấu, tính giáo dục sâu sắc trong
các cơng trình nghiên cứu và các bài giảng về lịch sử Đảng. Khẳng định sự
đúng đắn, đồng thời phê phán có tính thuyết phục những nhận thức sai trái,
lệch lạc, những luận điệu phản động của các thế lực thù địch hòng xuyên tạc,
phủ nhận thành tựu cách mạng và vai trò lãnh đạo của Đảng. Củng cố niềm tin

17


vào mục tiêu, con đường phát triển của cách mạng vì độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.
Tính khoa học trong nghiên cứu lịch sử Đảng cần phải nắm vững các
yêu cầu:
Thứ nhất, phải nắm vững phương pháp luận sử học, nắm vững đối tượng
nghiên cứu, chức năng, nhiệm vụ của khoa học lịch sử Đảng, hệ thống các
phương pháp nghiên cứu lịch sử Đảng, nhất là phương pháp lịch sử và
phương pháp lơgích. Nắm vững phép biện chứng của chủ nghĩa Mác để xem
xét, phân tích, đánh giá mỗi hiện tượng, sự kiện lịch sử Đảng. Nghiên cứu
các sự kiện lịch sử Đảng trong mối quan hệ biện chứng, trong sự vận động,
phát triển. Cần phải nhận thức lịch sử Đảng là một khoa học và nghiên cứu
nó với tư cách một khoa học. Coi trọng những tổng kết có ý nghĩa và giá trị

khoa học, từ tổng kết kinh nghiệm, bài học đến tổng kết những quy luật,
những vấn đề lý luận của cách mạng Việt Nam.
Thứ hai, tính khoa học đòi hỏi nghiên cứu lịch sử Đảng phải xuất phát
từ hiện thực khách quan của lịch sử, bảo đảm tính khách quan, trung thực,
chính xác của các hiện tượng, sự kiện lịch sử Đảng. Không tư duy, kết luận
theo lối chủ quan, áp đặt, suy diễn, phỏng đoán. Luôn luôn tư duy từ hiện
thực lịch sử để dựng lại sự chân thực của lịch sử, không được tô hồng và
cũng không được xuyên tạc, bôi đen lịch sử. Coi trọng công tác tư liệu và xử
lý thẩm định tư liệu một cách khoa học, đó là cơ sở rất quan trọng bảo đảm
độ tin cậy của kết quả nghiên cứu. Tư duy lơgích, năng lực tổng hợp, khái
qt là rất cần thiết đối với nghiên cứu lịch sử Đảng.
Thứ ba, để khơng ngừng nâng cao tính khoa học trong nghiên cứu lịch
sử Đảng, cán bộ nghiên cứu cần đề cao bản lĩnh khoa học, tính sáng tạo,
khám phá, tìm tịi cái mới, khơng chỉ dừng lại ở những thành quả nghiên cứu
đã có hay kết luận có sẵn. Đề cao trách nhiệm đối với quá khứ, trách nhiệm
với Đảng, đất nước và dân tộc để nghiên cứu, tổng kết một cách có hệ thống,
tồn diện, sâu sắc với phương pháp khoa học, tỉ mỉ, nghiêm túc, thận trọng.
Thứ tư, tính khoa học trong nghiên cứu lịch sử Đảng đặt ra yêu cầu phải
biết kết hợp với thành quả nghiên cứu của các ngành khoa học xã hội khác

18


trước hết là lịch sử dân tộc, lịch sử quân sự Việt Nam, lịch sử thế giới, lịch sử
các Đảng Cộng sản, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, lịch sử phong
trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Các ngành khoa học như kinh tế học,
chính trị học, xã hội học, văn hóa học, Việt Nam học, Hồ Chí Minh học,… có
ý nghĩa quan trọng trọng nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
Kết hợp chặt chẽ tính đảng và tính khoa học
trong nghiên cứu lịch sử Đảng

Tính đảng và tính khoa học là thống nhất và có mối quan hệ mật thiết
với nhau. Một cơng trình nghiên cứu, một bài giảng thể hiện tính đảng cũng
đồng thời thể hiện tính khoa học và ngược lại. Tính đảng và tính khoa học
trong lịch sử Đảng đều dựa trên phương pháp luận sử học mácxít, dựa trên
những nguyên lý, quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và Cương lĩnh, đường lối của Đảng để nghiên cứu, tổng kết làm
sáng tỏ những vấn đề lý luận, thực tiễn của lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam,
phục vụ sự lãnh đạo, thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam.
Tính đảng và tính khoa học đều địi hỏi phải tơn trọng hiện thực khách quan
của lịch sử, làm sáng tỏ bản chất của các hiện tượng, sự kiện và quá trình lịch
sử lãnh đạo, đấu tranh và cầm quyền của Đảng. Cả tính đảng và tính khoa
học đều đặt ra những yêu cầu cần thiết đối với người nghiên cứu, giảng dạy
lịch sử Đảng, đó là bản lĩnh chính trị, lập trường, quan điểm đúng đắn, bản
lĩnh khoa học và tinh thần trách nhiệm, để khẳng định những thắng lợi, thành
tựu của cách mạng, ưu điểm trong lãnh đạo của Đảng, đồng thời làm rõ
những mặt hạn chế, yếu kém và khuyết điểm.
Nghiên cứu, tổng kết, đánh giá những vấn đề lịch sử không chỉ để nhận
thức sâu sắc đúng đắn về lịch sử mà cịn để có cơ sở để xử lý, thực hiện tốt
hơn những vấn đề của hiện tại, nhiệm vụ chính trị hiện tại. Tính đảng hướng
vào phục vụ nhiệm vụ chính trị và sự lãnh đạo của Đảng hiện nay. Chẳng hạn
nghiên cứu vấn đề tự phê bình, phê bình, sửa chữa khuyết điểm của Đảng
những năm 1930-1931 (vấn đề thanh đảng ở Trung Kỳ), tự chỉ trích của Đảng
1939, sai lầm của cải cách ruộng đất 1956, sai lầm, khuyết điểm trong lãnh
đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa mà Đại hội VI của Đảng (1986) đã tự phê

19


bình… khơng phải để phủ nhận, xun tạc, bơi đen lịch sử mà để nhận thức
đúng lịch sử, thấy rõ bản lĩnh, trách nhiệm chính trị của Đảng và các lần sửa

chữa thành cơng các khuyết điểm đó đã để lại kinh nghiệm, bài học cho Đảng
tự phê bình, phê bình sửa chữa khuyết điểm hiện nay nhằm nâng cao năng
lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.
Tính khoa học dựa trên những nguồn tư liệu, tài liệu gốc với sự tin cậy
về tính chân thực của nó. Ở các nước đều có văn bản pháp luật quy định độ
dài của thời gian có thể cơng khai những tài liệu trong quá khứ 50 năm, 40
năm hoặc 30 năm. Những tài liệu còn chưa được biết đến khi được cơng bố
sẽ rất có giá trị về khoa học để nhận thức đúng hơn về lịch sử.
Trong chiến tranh hay trong đấu tranh ngoại giao thì chú trọng tài liệu từ cả
hai phía. Chẳng hạn, năm 2009, phía Mỹ đã công bố tài liệu thừa nhận cái gọi là
“Sự kiện Vịnh Bắc Bộ” tháng 8-1964 chỉ là do phía Mỹ tự dựng lên để lấy cớ
ném bom miền Bắc Việt Nam. Ngày 13-6-2011, phía Mỹ cơng bố đầy đủ với
7.000 trang tài liệu mà năm 1971 gọi là “tài liệu mật” của Bộ Quốc phòng Hoa
Kỳ về quan hệ Việt-Mỹ và chiến tranh xâm lược Việt Nam. Việc bảo vệ chủ
quyền biển đảo của Việt Nam hiện nay phải dựa trên cơ sở lịch sử, pháp lý đã
được xác định. Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử đã quản lý trên thực
tế, khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa từ
thế kỷ XVII. Bản đồ của các nước Phương Tây đều xác định Hoàng Sa, Trường
Sa thuộc lãnh hải của Việt Nam và bản đồ của nhà nước Trung Hoa xuất bản
năm 1908, 1919 và tái bản năm 1933 đều xác định lãnh thổ Trung Hoa chỉ đến
đảo Hải Nam, không hề có Hồng Sa, Trường Sa. Trước năm 1975, Hồng Sa
và Trường Sa thuộc sự kiểm soát của Việt Nam Cộng hịa (Chính quyền Sài
Gịn). Ngày 20-1-1974, Trung Quốc đã chiếm Hồng Sa khi đó đang thuộc
quyền kiểm sốt của chính quyền Sài Gịn. Cũng cần hiểu rõ cuộc chiến đấu
ngoan cường của Hải quân Việt Nam bảo vệ Trường Sa chủ quyền của Việt
Nam ngày 14-3-1988. Những tư liệu, tài liệu về các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ
quốc ở biên giới Tây-Nam và biên giới phía Bắc phải được nghiên cứu nghiêm
túc để không chỉ tổng kết lịch sử mà còn phục vụ cho sự lãnh đạo của Đảng,
Nhà nước hiện nay.


20


Tính đảng và tính khoa học đặt ra yêu cầu nghiên cứu toàn diện, sâu sắc
tất cả các lĩnh vực hoạt động lãnh đạo, xây dựng và đấu tranh của Đảng. Q
trình xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức, công tác đảng viên, cán
bộ, bảo vệ nội bộ Đảng cần được nghiên cứu sâu hơn. Hệ thống tổ chức đảng
và đấu tranh trong các nhà tù của thực dân, đế quốc. Hoạt động tình báo và
chiến đấu của các chiến sĩ tình báo huyền thoại. Chiến cơng của lực lượng
biệt động Sài Gòn-Gia Định trong hai cuộc kháng chiến. Vai trò lãnh đạo của
hệ thống tổ chức đảng trong lực lượng vũ trang (Quân đội, Công an). Thực
hiện nghĩa vụ quốc tế và hoạt động đối ngoại của Đảng. Vai trị của đảng bộ
các địa phương. Đó là những vấn đề cần được nghiên cứu đầy đủ và tổng kết
sâu sắc làm sáng tỏ về thực tiễn và lý luận.
“Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng
thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu
trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc.
Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư
tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ
chức cơ bản”1. Nghiên cứu, giảng dạy lịch sử Đảng cần nắm vững bản chất cách
mạng và khoa học đó của Đảng. Đó cũng là u cầu của tính đảng và tính khoa
học trong nghiên cứu. Từ thực tiễn lịch sử lãnh đạo, đấu tranh và cầm quyền của
Đảng mà làm rõ và khẳng định bản chất đó. Q trình xây dựng, chính đốn
Đảng và chính trị, tư tưởng, lý luận và tổ chức gắn liền với quá trình lãnh đạo,
đấu tranh của Đảng, với phong trào cách mạng của giai cấp cơng nhân, nhân dân
lao động và tồn dân tộc. Từ thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945, Đảng
trở thành Đảng cầm quyền, nhiều vấn đề mới đặt ra trong quan hệ giữa Đảng
với chính quyền nhà nước và các tổ chức trong hệ thống chính trị, với giai cấp,
nhân dân và dân tộc và quan hệ đối ngoại, ngoại giao. Tính đảng và tính khoa
học trong lịch sử Đảng cần quán triệt và làm sáng tỏ những quan hệ cơ bản đó

trong q trình thực hiện vai trị lãnh đạo, cầm quyền của Đảng trong điều kiện
hiện nay.
2. Các phương pháp nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H, 2011,
trang 88
1

21


2.1. Phương pháp lịch sử và phương pháp lô gic trong nghiên cứu
lịch sử Đảng
Nghiên cứu khoa học lịch sử và lịch sử Đảng cần thiết phải sử dụng và
kết hợp nhiều phương pháp. Cần đặc biệt coi trọng phương pháp nghiên cứu
cơ bản là phương pháp lịch sử và phương pháp lơgích.
Phương pháp lịch sử trong nghiên cứu lịch sử Đảng là phương pháp
dựa trên những tư liệu, cứ liệu lịch sử Đảng, trình bày quá trình phát sinh,
vận động, biến đổi và phát triển của hiện thực lịch sử Đảng với tất cả sự
phong phú, đa dạng, ngẫu nhiên từ khi Đảng ra đời, hoạt động lãnh đạo đến
nay. Đó là phương pháp mơ tả diện mạo của các hiện tượng, sự kiện lịch sử
Đảng và toàn bộ hiện thực theo quá trình phát sinh phát triển của Đảng làm
cơ sở để nhận thức hiện thực.
Phương pháp lơgích trong nghiên cứu lịch sử Đảng là phương pháp
trừu tượng hóa, khái quát hóa từ lịch sử nói chung và lịch sử Đảng nói riêng,
là sự phản ánh lịch sử trong toàn bộ những mối liên hệ và quan hệ cơ bản vào
ý thức con người. Từ sự khái quát đó để đi đến nhận thức đúng bản chất của
hiện tượng, sự kiện lịch sử, có được những kết luận có giá trị khoa học. Đó
cũng chính là sự tổng kết kinh nghiệm, bài học của hiện thực lịch sử, những
quy luật hay những vấn đề lý luận của tiến trình lịch sử. Các nhà khoa học coi
phương pháp lơgích thực chất cũng là phương pháp lịch sử nhưng đã thốt

khỏi hình thái lịch sử và những ngẫu nhiên gây trở ngại. Phương pháp lơgích
trình bày khách thể trong tính tất yếu của nó cịn phương pháp lịch sử mới
dừng lại ở những biểu hiện ngẫu nhiên. Lơgích biện chứng là phương pháp
thật sự khoa học để nhận thức hiện thực lịch sử, tư duy từ hiện thực lịch sử và
trong tất cả các mối liên hệ, quan hệ của hiện thực.
Lấy nghiên cứu lịch sử Đảng thời kỳ 1930-1945 làm ví dụ. Phương pháp
lịch sử phải làm rõ hồn cảnh, đặc điểm lịch sử của cách mạng Việt Nam
những năm 1930-1945; quá trình phát triển Cương lĩnh, đường lối, chính sách
lớn của Đảng nhằm giải quyết những mâu thuẫn cơ bản của xã hội; sự lãnh
đạo, tổ chức thực tiễn của Đảng để hiện thực hóa đường lối, thực hiện mục
tiêu giành độc lập, giành chính quyền qua các cao trào cách mạng 1930-1931,

22


1936-1939, 1939-1945 và cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8-1945; sự lãnh đạo đó
gắn liền với q trình xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng, phát triển
và sáng tạo các hình thức, phương pháp đấu tranh, gắn liền với q trình xây
dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đó là hiện thực vơ cùng phong
phú của lịch sử toàn Đảng từ trung ương đến các địa phương các lĩnh vực
hoạt động do Đảng lãnh đạo cần được tái hiện sinh động, trung thực.
Phương pháp lơgích tổng kết, khái quát hóa làm rõ những kinh nghiệm,
bài học chủ yếu, những vấn đề mang tính quy luật, lý luận của 15 năm đấu
tranh cách mạng. Làm rõ sự kết hợp đúng đắn mục tiêu giải phóng dân tộc
với giải phóng giai cấp, giữa dân tộc và dân chủ, chống đế quốc và chống
phong kiến, giành độc lập, giành chính quyền về tay nhân dân. Kinh nghiệm
về xây dựng, phát triển lực lượng cách mạng, đoàn kết lực lượng và phát huy
sức mạnh của toàn dân tộc; về kết hợp và phát triển sáng tạo các hình thức tổ
chức cách mạng, các hình thức và phương pháp đấu tranh; về quy luật vận
động phát triển của khởi nghĩa giành chính quyền, tình thế và thời cơ cách

mạng; về kết hợp ý chí tự lực, tự cường, sức mạnh của dân tộc với cơ hội
thuận lợi từ bên ngoài; về sự kết hợp chiến lược với sách lược, bản lĩnh chính
trị và vai trị lãnh đạo, trách nhiệm chính trị của Đảng và những vấn đề về
xây dựng Đảng.v.v. Với những tổng kết, khái qt đó, phương pháp lơgích đã
nêu bật được bản chất của hiện thực lịch sử, giá trị thực tiễn và lý luận của
một thời ký đấu tranh oanh liệt, vẻ vang của Đảng và dân tộc.
Lịch sử Đảng là một chuyên ngành của khoa học lịch sử, trong những
năm qua, cùng với xu thế chung tiến hành đổi mới cơng tác giáo dục lí luận,
Lịch sử Đảng cũng đã được tích cực đổi mới cả về nội dung và phương pháp
nghiên cứu cho phù hợp với mục tiêu nhiệm vụ cách mạng trong tình hình
mới. Tuy nhiên, qua thực tế nghiên cứu có những cơng trình còn nhiều khiếm
khuyết, thiếu sức hấp dẫn, chưa đạt mục đích của chun ngành Lịch sử
Đảng. Có những cơng trình lịch sử Đảng chỉ nặng về nghiên cứu chủ trương,
đường lối, nghị quyết, chỉ thị… của Đảng trong các thời kì lịch sử, mà thiếu
hẳn hoặc trình bày rất ít phong trào phong phú, sôi động của quần chúng,
được hướng dẫn bởi đường lối, nghị quyết đó. Hoặc là thiên về trình bày diễn

23


biến phong trào, làm cho cơng trình nghiên cứu đó bị rối bởi vô vàn những sự
kiện, những hiện tượng lịch sử, thiếu những đánh giá khái quát, những kết
luận có giá trị khoa học. Hoặc trình bày phiến diện một chiều, chỉ thấy thành
tích, thắng lợi trong q trình lãnh đạo của Đảng mà khơng thấy những thiếu
sót, những gay cấn, hiểm nguy, những bước lùi tạm thời của cách mạng, để
rút ra được những bài học kinh nghiệm có giá trị thực tiễn trong lãnh đạo
cách mạng v.v.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên, trong đó chủ yếu là
do người nghiên cứu chưa vận dụng đúng đắn phương pháp lịch sử và
phương pháp lơgíc, mà biểu hiện cụ thể là:

Vận dụng phương pháp lơgíc một cách máy móc, lấy phương pháp lơgíc
thay thế cho phương pháp lịch sử; tìm cách cắt xén lịch sử để phù hợp với
cơng thức lí luận có sẵn hoặc tơ đậm lịch sử những nét mà lịch sử khơng có
hoặc là có ít, dẫn đến tình trạng q coi trọng lí luận, tính khái quát, tính tổng
kết mà bỏ qua việc nghiên cứu những sự kiện lịch sử cụ thể. Do đó, đã dẫn
đến những khái qt lí luận thiếu căn cứ, những quy luật, phạm trù khơng có
nội dung lịch sử, khiến bài nghiên cứu xơ cứng, giáo điều, khơ khan, thiếu
tính thuyết phục.
Sử dụng phương pháp lịch sử đơn thuần, tách rời phương pháp lịch sử
với phương pháp lơgíc sẽ làm cho bài nghiên cứu nặng về miêu tả sự kiện, sa
vào kể chuyện vụn vặt, coi lịch sử là một chuỗi sự kiện liên tục, không phân
biệt được những sự kiện điển hình và sự kiện khơng điển hình. Cũng có
trường hợp người nghiên cứu có dụng ý miêu tả lịch sử một cách có quy luật
nhưng do nặng về trích dẫn tài liệu khiến người đọc khó nhận ra bản chất,
quy luận vận động của lịch sử nói chung, lịch sử Đảng nói riêng. Hạn chế này
làm cho chun ngành Lịch sử Đảng khơng hồn thành chức năng cơ bản của
nó là tư lịch sử, phân tích tìm ra chân lí, quy luật vận động khách quan của
lịch sử, để nâng cao bản lĩnh chính trị và trình độ vận dụng lí luận vào cơng
tác thực tiễn cho người đọc.

24


Nhằm khắc phục những hạn chế nói trên, những người làm công tác
nghiên cứu lịch sử phải kết hợp một cách đúng đắn và nhuần nhuyễn phương
pháp lịch sử và phương pháp lơgíc. Trước hết phải chú ý đến những vấn đề sau:
Nghiên cứu lịch sử nói chung cũng như Lịch sử Đảng nói riêng phải
khơi phục lại bức tranh chân thực của lịch sử đã diễn ra. Hiện thực lịch sử
được tạo nên bởi muôn vàn sự kiện, không thể trình bày hết được, mà chỉ cần
trình bày những sự kiện cơ bản, từ đó hình thành khái niệm để đi sâu bản

chất, rút ra bài học kinh nghiệm và quy luật lịch sử. Chẳng hạn, quá trình
hoạt động của Đảng từ năm 1930 cho đến nay rất phong phú, nhưng vấn đề
trung tâm là phải làm nổi bật lịch sử lãnh đạo và đấu tranh của Đảng bằng
những sự kiện lịch sử có tính chất bước ngoặt, trong từng thời kì lịch sử nhất
định. Từ thực tế lịch sử đó làm sáng rõ tính đặc thù của Đảng, làm sáng rõ
quy luật lãnh đạo của Đảng trong cách mạng Việt Nam.
Nghiên cứu lịch sử Đảng phải tuân thủ những nguyên tắc của phương
pháp lịch sử là tôn trọng thực tiễn khác quan, khơng chỉ trình bày những
thành cơng, thắng lợi của Đảng, của cách mạng, mà phải trình bày cả những
thiếu sót, hạn chế, khơng thành cơng trong lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng, như
đã diễn ra trong lịch sử. Chính từ sự thật lịch sử đó, rút ra những tổng kết
kinh nghiệm quý giá cho sự lãnh đạo của Đảng trong hiện tại và tương lai,
tránh những sai lầm, vấp váp. Qua đó giúp cho người đọc thấy hết tính khó
khăn, phức tạp của sự nghiệp cách mạng mà Đảng và nhân dân ta đã trải qua,
chuẩn bị cho họ đủ bản lĩnh chính trị và năng lực trí tuệ bước vào cơng tác
lãnh đạo thực tiễn.
Một cơng trình nghiên cứu lịch sử Đảng chỉ thực sự có sức hấp dẫn khi
tái hiện được “khơng khí lịch sử”, tái hiện được những “gai góc”, “thách
thức” của lịch sử, những yêu cầu của cách mạng, của dân tộc đặt ra trước vai
trò quyết định của Đảng, làm cho người đọc cảm nhận được những quyết
sách hết sức sáng suốt, nhạy bén và hợp quy luật của Đảng trong quá trình
lãnh đạo cách mạng.
Việc trình bày những chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng phải
xác định đúng những giá trị, hiểu rõ bước phát triển trên từng vấn đề của nghị

25


quyết trong từng thời kì nhất định, từ đó hệ thống hố và phân tích ý nghĩa,
tác dụng của chủ trương. đường lối của Đảng.

Lịch sử lãnh đạo của Đảng không chỉ là sự hoạch định đường lối, chủ
trương… mà điều có ý nghĩa quyết định là vai trị tổ chức thực tiễn để đưa
cách mạng đến thắng lợi. Vì vậy, nghiên cứu và biên soạn lịch sử Đảng
không chỉ dừng lại ở việc trình bày những nội dung nghị quyết, chỉ thị… của
Đảng, mà phải trình bày cả quá trình tổ chức thực hiện của các cấp và phong
trào cách mạng phong phú và sinh động của quần chúng. Thông qua hiện
thực lịch sử để làm nổi bật vai trò lãnh đạo của Đảng, đồng thời cũng thấy rõ
sự tác động qua lại giữa lí luận và thực tiễn, thấy được q trình bổ sung,
hồn chỉnh đường lối của Đảng qua sự kiểm nghiệm của chính phong trào
cách mạng của quần chúng, cũng như vai trò của quần chúng nhân dân trong
lịch sử.
Phương pháp lịch sử và phương pháp lơgích cần được kết hợp chặt chẽ
trong nghiên cứu và trong giảng dạy lịch sử Đảng. Khi sử dụng phương pháp
lịch sử đã phải chú trọng tư duy lơgích, khái qt và khi sử dụng phương
pháp lơgích phải ln ln tư duy từ hiện thực lịch sử, coi trọng tri thức lịch
sử. Nếu chỉ dừng lại ở phương pháp lịch sử, mơ tả diễn biến lịch sử thì khơng
thể nhận biết được bản chất của hiện thực, nhưng nếu không dựa trên hiện
thực lịch sử phong phú, đa dạng đã sử dụng phương pháp lơgích, khái qt,
kết luận vội vã sẽ dẫn đến nhận thức chủ quan, không phù hợp với hiện thực.
Sự kết hợp phương pháp lịch sử và phương pháp lơgíc trong nghiên cứu
lịch sử Đảng là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, tuỳ theo từng nội dung và mục
đích của từng bài nghiên cứu và của đối tượng mà vận dụng phương pháp
này hay phương pháp khác ở mức độ nặng nhẹ khác nhau cho thích hợp.
Chẳng hạn các cơng trình nghiên cứu về chun đề hoặc bài học kinh nghiệm
địi hỏi coi trọng việc lí giải, phân tích, tổng kết những kinh nghiệm lịch sử,
những bài học lớn của Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng, từ đó đi đến
tổng kết những vấn đề lí luận của cách mạng Việt Nam, cần kết hợp cả hai
phương pháp, nhưng nặng về sử dụng phương pháp lơgíc. Ví dụ như những
bài học kinh nghiệm gắn với một thời kì lịch sử nhất định: cách mạng dân tộc
26



dân chủ nhân dân (1930 - 1975); công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và
trên cả nước; những bài học trong công cuộc đổi mới từ 1986 đến nay; hoặc
là những bài học có giá trị xuyên suốt cả quá trình lãnh đạo của Đảng ta như
bài học nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, bài học về công tác dân
vận, bài học về xây dựng mặt trận v.v. Tuy nhiên, để có được những kết luận
có giá trị về khoa học cũng như thực tiễn, những bài học này phải được rút ra
từ thực tiễn sinh động và phong phú.
Phương pháp lịch sử và phương pháp lơgíc là hai mặt biểu hiện của
phương pháp biện chứng mác xít. Vận dụng phương pháp biện chứng mác xít
vào việc nghiên cứu lịch sử nói chung và lịch sử Đảng nói riêng là một vấn
đề có ý nghĩa rất quan trọng về mặt lí luận và thực tiễn, địi hỏi người nghiên
cứu phải nỗ lực, dày cơng trau dồi tư tưởng và phương pháp học thuật, nắm
vững lí luận, đồng thời phải biết kết hợp với các phương pháp nghiên cứu
tổng hợp, phân tích, quy nạp, so sánh…
Vì vậy, người làm công tác sử học phải nắm vững những nguyên tắc,
quan điểm phương pháp luận mác xít mới hồn thành trọng trách của mình,
như đồng chí Trường Chinh đã từng chỉ rõ : “ Người viết sử phải phụ trách cả
quá khứ, hiện tại và tương lai, phụ trách trước Đảng và nhân dân. Nếu chúng
ta viết sai, con cháu ta sẽ phê bình ta, cũng có thể truyền cái sai cho nhân dân
và cho cả thế giới…Công tác sử học là công tác tư tưởng. Viết sử tức là tổng
kết những kinh nghiệm đúng, sai, phổ biến kinh nghiệm đúng, khắc phục cái
sai, ôn lại cái cũ để chủ đạo cái mới. Viết lịch sử không phải để ngắm lịch sử.
Lịch sử không phải một vật để trang trí. Viết là để giáo dục đảng viên và quần
chúng, làm cho họ tự hào và tin tưởng, có thêm năng lực và kinh nghiệm để
làm nên những sự nghiệp vĩ đại hơn nữa. Qua việc nghiên cứu sử mà giáo
dục tinh thần yêu nước, tinh thần quốc tế vơ sản, tinh thần kiên cường chiến
đấu, khắc phục khó khăn.”1
Trường Chinh, Bài nói chuyện tại Hội nghị nghiên cứu lịch sử Đảng, ngày 27-12-1963, Lưu tại

Viện Lịch sử Đảng, Học viện CT- HCQG Hồ Chí Minh
1

27


×