Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Khảo sát mối quan hệ giữa quan niệm và thói quen học tập ở đại học với kết quả học tập của sinh viên trường đại học khoa học tự nhiên, đại học quốc gia thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.52 KB, 8 trang )

Khảo sát mối quan hệ giữa quan niệm và thói
quen học tập ở đại học với kết quả học tập của
sinh viên trường Đại học Khoa học Tự nhiên,
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Nguyễn Thị Thùy Trang

Viện Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
Luận văn ThS Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dụ
Mã số Chuyên ngành đào tạo thí điểm
Người hướng dẫn: TS. Lê Văn Hảo
Năm bảo vệ: 2010


Abstract. Khảo sát mối tương quan giữa quan niệm và thói quen học tập với kết quả
học tập ở bậc đại học của sinh viên trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Tìm hiểu mức
độ ảnh hưởng của yếu tố quan niệm và thói quen học tập đến kết quả học tập của sinh
viên.
Keywords. Giáo dục đại học; Chất lượng giáo dục; Đánh giá; Sinh viên.

Content
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Thực trạng giáo dục phổ thông ở Việt Nam hiện nay đang được xem là một vấn đề làm
đau đầu các nhà làm giáo dục. Giáo dục phổ thông là nơi cung cấp các kiến thức, xây dựng
nền tảng học thuật cho học sinh (HS) sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông chuẩn bị bước
vào đại học. Nhưng thực chất của phương pháp dạy học (PPDH) ở giáo dục phổ thông những
năm vừa qua chủ yếu vẫn xoay quanh việc “thầy giảng trò ghi” thậm chí ở một số môn do
thúc bách của quỹ thời gian mà phải giảng hết một dung lượng kiến thức lớn dẫn đến việc
“thầy đọc trò chép”. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận rằng một số không ít các thầy cô


giáo có ý thức và tri thức nghề nghiệp vững vàng vẫn có nhiều giờ dạy tốt, có phương pháp
giảng dạy mang tính chủ động, tích cực.
Trong một thời gian dài, người thầy được trang bị phương pháp để truyền thụ tri thức
cho HS theo quan hệ một chiều “Thầy truyền đạt, trò tiếp nhận”. Ở một phương diện nào đó,
khi sử dụng phương pháp này thì các em HS - một chủ thể của giờ dạy - đã trở nên thụ động,
ngoan ngoãn, cố gắng và thiếu tính độc lập. Trong PPDH truyền thống, các hoạt động sư
phạm thường chú ý đến người giáo viên và ít quan tâm tới HS. Tính thụ động của HS được
bộc lộ rất rõ ràng, HS chỉ phải ghi nhớ những gì mà giáo viên đã truyền đạt, do đó, để HS chủ
động, tích cực, sáng tạo trong học tập thì tất yếu phải đổi mới phương pháp giảng dạy. Nếu
PPDH cũ có một ưu điểm lớn là phát huy trí nhớ, tập cho HS làm theo một điều nào đó, thì
phương pháp mới vẫn cần những ưu điểm trên. Song cái khác căn bản ở đây là phương pháp
giảng dạy cũ đã phần nhiều “bỏ quên HS”, HS thụ động tiếp nhận kiến thức. Còn phương
pháp giảng dạy mới cần phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Nhờ phát huy
được tính tích cực mà HS không còn bị thụ động. Thay vì “đọc, chép” thì giáo viên nên tạo ra
nhiều “tình huống có vấn đề” để kích thích sự ham muốn, khám phá, chủ động tìm hiểu vấn
đề từ phía HS.
Theo Lê Hải Yến, “Mục tiêu của bậc học phổ thông là hình thành và phát triển được
nền tảng tư duy của con người trong thời đại mới” [26]. Việc dạy kiến thức và kỹ năng để đạt
được mục tiêu hình thành và phát triển năng lực tư duy, trí tuệ của HS, thông qua việc dạy và
học tư duy chúng ta sẽ tạo được nền móng trí tuệ, cách suy nghĩ để giải quyết các vấn đề
trong thực tiễn. Vậy mục tiêu quan trọng nhất của quá trình dạy và học là giúp cho HS phát
triển được tư duy. Giáo viên sử dụng PPDH tích cực trong đó lấy người học làm trung tâm
nhằm tạo hứng thú, kích thích khả năng tư duy để hình thành nên thói quen tư duy. HS nắm
bắt được cách giải quyết vấn đề bằng phân tích, tổng hợp, so sánh và đưa ra kết luận cho bản
thân.
Lịch sử phát triển giáo dục cho thấy, trong nhà trường một thầy dạy cho một lớp đông
học trò, cùng lứa tuổi và trình độ tương đối đồng đều thì giáo viên khó có điều kiện chăm lo
cho từng HS nên đã hình thành kiểu dạy "thông báo - đồng loạt". Giáo viên quan tâm trước
hết đến việc hoàn thành trách nhiệm của mình là truyền đạt cho hết nội dung quy định trong
chương trình và sách giáo khoa, cố gắng làm cho mọi HS hiểu và nhớ những điều giáo viên

giảng vô tình hình thành cho chính HS của mình quan niệm rằng học chỉ là để nhớ, để biết và
để thi đậu. Cách dạy này sinh ra cách học tập thụ động, thiên về ghi nhớ, ít chịu suy nghĩ, cho
nên đã hạn chế chất lượng, hiệu quả dạy và học. Trong quá trình dạy học, người học vừa là
đối tượng của hoạt động dạy, lại vừa là chủ thể của hoạt động học. Thông qua hoạt động học,
dưới sự chỉ đạo của thầy, người học phải tích cực chủ động cải biến chính mình về kiến thức,
kỹ năng, thái độ, hoàn thiện nhân cách, không ai làm thay cho mình được.
Thực trạng dạy học ở phổ thông hiện nay đang rơi vào một tình trạng đáng báo động
như nhà giáo ưu tú Hàn Liên Hải nhận xét "Giáo dục phổ thông vẫn đang tiếp tục trong tình
trạng khủng hoảng" [16] và chắc chắn rằng điều này sẽ có ảnh hưởng ít nhiều đến sinh viên
(SV) khi vào đại học. Rõ ràng, bậc đại học và bậc phổ thông không những khác nhau mà còn
khác rất nhiều cả về cách dạy lẫn cách học, đặc biệt ý thức và phương pháp học tập của SV
như thế nào, đó là điều quan trọng, Nói cách khác, liệu quan niệm và thói quen học tập của
SV đã có từ bậc học phổ thông có thích hợp khi lên đại học hay không? Chúng có ảnh hưởng
gì đến kết quả học của SV hay không? Theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực? …
Thực tế, tác động của quan niệm và thói quen học tập đến kết quả học tập của người
học như thế nào còn tùy vào quan niệm và thói quen học tập của chính họ. Theo cách dạy
truyền thống, “Học” được quan niệm là quá trình tiếp thu và lĩnh hội, qua đó hình thành kiến
thức, kĩ năng, tư tưởng, tình cảm và bằng cách truyền thụ kiến thức một chiều sẽ dẫn đến việc
học để đối phó với thi cử, sau khi thi xong những điều đã học thường bị bỏ quên hoặc ít dùng
đến. Ngược lại, PPDH mới, tích cực quan niệm “Học” là quá trình kiến tạo; HS tìm tòi, khám
phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lý thông tin,… tự hình thành hiểu biết, năng lực và
phẩm chất nhằm chú trọng hình thành các năng lực (sáng tạo, hợp tác,…) dạy phương pháp
và kĩ thuật lao động khoa học, dạy cách học, học để đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống
hiện tại và tương lai. Người học có quan niệm học đúng đắn và có được các thói quen học tập
tốt thì sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập của chính họ và ngược lại. Việc hình thành
quan niệm và thói quen học tập cho HS cần được quan tâm ngay từ bậc học phổ thông bởi
“thói quen khó bỏ”, việc tạo cho HS có thói quen học tập không tốt sẽ có ảnh hưởng tiêu cực
đến kết quả học hiện tại và sau này là điều không tránh khỏi.
Liên hệ thực tiễn, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHKHTN), Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG TP. HCM) đã triển khai thực hiện đào tạo theo học chế tín

chỉ đối với hệ Đại học chính quy từ nhiều năm nay. Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào
tạo, để học một giờ tín chỉ, SV phải chuẩn bị trước khi lên lớp và tự học từ 2 – 4 giờ. Để SV
tự học tốt và tự nhận thức được các vấn đề khoa học, giảng viên ngoài việc truyền thụ kiến
thức cho SV còn phải định hướng, hướng dẫn cho SV tự tìm kiếm thêm các kiến thức khác có
liên quan đến môn học. Liệu cách học này có thích nghi được đối với các HS lớp 12 vừa rời
khỏi ghế nhà trường cũng như các SV năm 2, năm 3, năm 4 đang theo học tại trường khi mà
quan niệm và thói quen học tập của các SV là không như nhau? Và điều đó sẽ ảnh hưởng như
thế nào đến kết quả học tập của từng SV? Đây là một vấn đề xã hội cần được quan tâm bởi lẽ
muốn đổi mới giáo dục đại học thì không chỉ đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên
mà còn cần đổi mới cả phương pháp, thói quen học tập cũng như nhận thức tầm quan trọng
của việc học từ phía SV.
Do đó, trong nghiên cứu này, tác giả sẽ tìm hiểu về “Khảo sát mối quan hệ giữa quan
niệm và thói quen học tập ở đại học với kết quả học tập của SV Trường ĐHKHTN, ĐHQG
TP. HCM”.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
o Khảo sát mối tương quan giữa quan niệm và thói quen học tập với kết quả học tập ở
bậc đại học của SV trường ĐHKHTN.
o Tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của yếu tố quan niệm và thói quen học tập đến kết quả
học tập của SV.
3. Phạm vi và giới hạn của nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện tại Trường ĐHKHTN, nghiên cứu về quan niệm và thói
quen học tập có mối quan hệ như thế nào với kết quả học tập ở bậc đại học của SV tại trường.
Mẫu khảo sát sẽ được chọn ở 5 khoa trên tổng số 9 khoa của toàn trường gồm các khoa
Toán – Tin học, CNTT, Hóa học, Khoa học Môi trường và Sinh học. Mỗi khoa, thực hiện
khảo sát 160 SV, khảo sát kết quả học tập tương ứng theo từng năm học, mỗi SV đăng ký học
không quá 35 tín chỉ trong học kỳ.
Do giới hạn của nghiên cứu chỉ thực hiện tại một số khoa của trường ĐHKHTN nên chỉ
có thể mang tính đại diện cho tất cả SV của trường, không mang tính đại diện cho các trường
đại học khác mà chỉ nhằm đạt đến một kết quả phù hợp và có ý nghĩa.
4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

4.1. Câu hỏi nghiên cứu
1. SV hiện nay có những quan niệm và thói quen học tập gì? Những quan niệm và thói
quen này thay đổi như thế nào theo thời gian học tập ở trường đại học?
2. Quan niệm và thói quen học tập của SV ảnh hưởng như thế nào đến kết quả học tập ở
bậc đại học?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết H
1
: SV vẫn còn giữ những quan niệm và thói quen học tập ở phổ thông
với mức độ giảm dần theo thời gian.
Giả thuyết H
2
: Có mối tương quan đáng kể giữa quan niệm và thói quen học tập với
kết quả học tập của SV.
5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
o Khách thể nghiên cứu: SV hệ Đại học chính quy của Trường ĐHKHTN.
o Đối tượng nghiên cứu: Quan niệm và thói quen học tập của SV ở bậc đại học.
6. Quy trình chọn mẫu
Chọn mẫu SV từ 5 khoa: Toán – Tin học, CNTT, Sinh học, Hóa học và Môi trường.
Phương pháp chọn ngẫu nhiên theo cụm và phân tầng.
6.1. Chọn mẫu khảo sát bằng cách phát bảng hỏi
Ở mỗi khoa, mỗi khóa học được chọn 40 SV (gồm 20 SV nam và 20 SV nữ) ứng với
các SV từ năm thứ nhất đến năm thứ tư (khóa 2006, 2007, 2008 và 2009). Tổng cộng, chọn
mỗi khoa 160 SV để phát bảng hỏi và có tất cả 800 SV tham dự điều tra khảo sát.
6.2. Chọn mẫu khảo sát bằng cách phỏng vấn sâu (PVS)
Mỗi khoa được chọn 2 SV, do đó sẽ có tất cả 10 SV tham gia phỏng vấn sâu (gồm các
SV có giới tính, học lực và nơi thường trú khác nhau).
6.3. Mô tả mẫu
Mẫu chọn gồm 800 SV tham gia điều tra bằng cách phát bảng hỏi, hình thức chọn
ngẫu nhiên theo từng khóa học nên chắc chắn rằng kết quả học tập của SV sẽ khác nhau, quan

niệm và thói quen học tập của các SV là không như nhau. Kết quả sau khi phân tích sẽ làm rõ
vấn đề đang nghiên cứu.

Reference
TÀI LIỆU THAM KHẢO


A. Các tài liệu trong nước
1. Trần Lan Anh (2008), Những yếu tố ảnh hưởng tới tính tích cực học tập của SV đại
học, luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục khóa 1, Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo và
Nghiên cứu phát triển giáo dục - ĐHQG Hà Nội.
2. Báo cáo của các Đoàn Khảo sát Thực địa thuộc Viện Hàn lâm Quốc gia Hoa Kỳ
(2006), Những quan sát về giáo dục đại học trong các ngành CNTT, Kỹ thuật Điện-Điện
tử-Viễn thông và Vật lý tại một số Trường Đại học Việt Nam.
3. Vũ Cao Đàm (1999), Nghiên cứu khoa học Phương pháp luận và thực tiễn, NXB.
Chính trị Quốc gia.
4. Nguyễn Thuần Ngọc Hân và Anh Côi (2002) dịch bài của tác giả N.A.Rubakin, Tự
học như thế nào?, NXB Trẻ TP. HCM.
5. Trần Bá Hoành (1995), Đánh giá trong giáo dục, Trường Đại học Sư phạm I Hà Nội.
6. Trần Bá Hoành (2003), Dạy học lấy người học làm trung tâm, Tạp chí Thông tin khoa
học giáo dục (số 96), trích từ
7. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức (2004), Lí luận dạy học đại học, Trường ĐHSP Hà Nội.
8. Luật Giáo dục, NXB Chính trị Quốc gia 2005.
9. Phạm Văn Quyết và Nguyễn Quý Thanh (2001), Phương pháp nghiên cứu xã hội học,
NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Lâm Quang Thiệp (2008), Trắc nghiệm và ứng dụng, NXB. Khoa học và kỹ thuật Hà
Nội.
11. Dương Thiệu Tống (1995), Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập, Trường Đại
học Tổng hợp TP. HCM.
12. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với

SPSS, NXB. Thống kê.
13. Trường ĐHKHTN – ĐHQG TP. HCM, Quy chế học chế tín chỉ.
14. Nguyễn Như Ý (1999), Đại từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hóa thông tin.

B. Các tài liệu tham khảo trên Internet
15. Phan Thiều Xuân Giang, Mô hình hành vi, trích từ www.tamlyhocthankinh.com/tam-
benh-ly/cac-hoc /mo-hinh-hanh-vi.
16. Hàn Liên Hải (2006), Giáo dục phổ thông – Những tồn tại lưu niên, trích từ
www.chungta.com/ Pho-Thong/Giao_duc_pho_thong-ton_tai_luu_nien/.
17. Lê Văn Hảo (2008), Bảy nguyên tắc dạy tốt ở bậc đại học, Tạp chí Tia
sáng:
18. Đinh Tiến Minh (2005), Cải tiến phương pháp dạy và học, Trường Đại học Kinh tế
Huế, trích từ www.hce.edu.vn/readarticle.php?.
19. Trần Lê Hữu Nghĩa (2008), Dạy và học theo quan điểm học suốt đời, Tạp chí Tia
sáng:
20. Nguyễn Thị Đỗ Quyên (2010), Lý thuyết phong cách học tập và khả năng ứng dụng
vào dạy học, trích từ www.scribd.com/ /LÝ-THUYẾT-PHONG-CACH-HỌC-TẬP.
21. Tạp chí Khoa học & đào tạo Ngân hàng, Quan điểm lấy người học làm trung tâm: Cơ
sở lý luận để đổi mới phương pháp dạy học, trích từ www.docjax.com/docs/load-doc/dạy-
học-nêu-vấn-đề-all-0/9/.
22. Diệp Thị Thanh, Phương pháp tự học – Cầu nối giữa học tập và nghiên cứu khoa học,
Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng, trích từ www.kh-sdh.udn.vn/zipfiles/So15-
16/25_thanh_diepthi.DOC.
23. Trường Đại học Dân lập Văn Lang, Đổi mới phương pháp dạy và học đại học,
www.vanlanguni.edu.vn/Shhocthuat/Doimoi /giaoducdh_thayQuang.ppt.
24. Nguyễn Văn Tuấn (2008), Chất lượng giáo dục đại học: Bắt đầu ở Thầy và kết thúc ở
Trò, trích từ www.ntth.edublogs.org/2008/ /chất-lượng-gd-dh-bắt-dầu-từ-thầy-va-kết-
thuc-ở-tro/.
25. Nguyễn Vũ Phong Vân (2009), Nghiên cứu về những khó khăn trong học tập SV năm
thứ nhất khoa tiếng Anh trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng gặp phải khi mới

học tại trường đại học, trích từ www.cfl.udn.vn/modules.php?.
26. Lê Hải Yến (2009), Các cơ sở để xác định mục tiêu giáo dục hiện nay, Trường ĐHSP
Hà Nội, Bản tin GDTX&TC số 22, trích từ
www.tuxa.hnue.edu.vn/ /Diễnđàngiáodục/ /Default.aspx.
C. Các tài liệu nước ngoài
27. Christian K. Bagongon and Connie Ryan Edpalina (2009), The effect of study habits
on the academic performance of freshmen education students in Xavier University, Cagayan
de Oro city, school year 2008-2009, trích từ www.scribd.com/ /“The effect of study habits
on the academic performance ”.
28. Bloom B. S. (1956), Taxanomy of Educational Objectives. The Classification of
Education Goals. Handbook I: Cognitive Domain, Longman Publisher.
29. Edward Crawley, Johan Malmqvist, Soren Ostlund, Doris Brodeur (2007), Rethinking
Engineering Education: The CDIO Approach, trích từ www.amazon.com/Rethinking-
Engineering-Education-CDIO-Approach/.
30. Antonia Lozano Diaz, Personal, family, and academic factors affecting low
achievement in secondary school, trích từ www.investigacion-
psicopedagogica.org/ /ContadorArticulo.php?.
31. Säljö, R. (1979), Learning in the learner's perspective. I. Some common-sense
conceptions, Reports from the Institute of Education, University of Gothenburg.
32. Hair, Anderson, Tatham, Black (1998), Multivariate Data Analysis, Prentical-Hall
International, Inc.
33. Y. Hedjazi1 and M. Omidi1, Factors Affecting the Academic Success of Agricultural
Students at University of Tehran, Iran, trích từ
www.sid.ir/en/VEWSSID/J_pdf/84820080302.pdf.

×