Báo động rối loạn tâm lý
ở trẻ
Chương trình học quá tải, giáo viên thiếu cảm thông,
cộng với việc gia đình đối xử bạo lực, thậm chí lạm dụng
tình dục khiến không ít học sinh bị rối loạn về tâm lý.
Theo Ths Thái Thanh Trúc, khoa Y tế Công cộng, ĐH Y
dược TP.HCM, những trẻ em có càng nhiều trải nghiệm bất
lợi thời thơ ấu thì sức khỏe tâm thần càng xấu, dễ trầm cảm
và có ý nghĩ tự tử nhiều hơn.
Bạo lực gia đình
Mới đây, qua điều tra 1.108 học sinh tại Long An, có 67,2%
cho biết từng bị bỏ mặc về tinh thần; 17,5% từng bị đối xử
bạo lực. Ngược đãi tinh thần, lạm dụng thể chất, lạm dụng
tình dục có tỷ lệ lần lượt là 10,1%, 4,7% và 5,2%. Con số
không khác nhau ở nam và nữ cũng như theo cấp học. Đáng
lưu ý là có đến 93,8% học sinh có ít nhất một trải nghiệm bất
lợi thời thơ ấu và gần 10% có từ 4 trải nghiệm bất lợi trở lên.
Tỷ lệ này cũng tương đương ở TP HCM và Hà Nội.
Bên cạnh đó, hiện tượng trẻ em tự tử ngày càng gia tăng, gây
hoang mang cho các bậc cha mẹ. Tại TP HCM, hiện nay tự
tử được xếp vào hàng thứ ba trong số nguyên nhân gây tử
vong cho trẻ vị thành niên. Tại phòng cấp cứu của BV Nhi
Đồng TP HCM, cứ 10 ngày là có một trẻ tự tử.
Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư
vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế.
Theo khảo sát của Ths Bùi Quốc Thắng, giảng viên ĐH Y
Dược TP HCM cùng cộng sự, trong 41 ca trẻ tự tử nhập viện
tại BV Nhi Đồng 1, các em nữ chiếm 60,9%. Lứa tuổi chiếm
số lượng nhiều nhất là 14 – 15 (65,84% trường hợp) và sống
trong gia đình mà 79% cha mẹ có trình độ học vấn thấp. Có
85,4% trẻ sau tự tử được người nhà phát hiện khi có triệu
chứng; 14,6% trường hợp trước khi tự tử thường xa lánh mọi
người.
Nên có thời gian giải trí, giúp trẻ thoát áp lực học tập. Ảnh
minh họa
Ths Thái Thanh Trúc nhận định, một phần nguyên nhân là do
tần suất xuất hiện những vụ ngược đãi và hành hạ trẻ ngày
càng gia tăng. Hậu quả của ngược đãi có thể xuất hiện ngay
tức thì, hoặc ảnh hưởng những năm tiếp theo và kéo dài theo
nạn nhân suốt cả cuộc đời.
Áp lực học tập
Yêu sức khoẻ! Trang tin tức sức khoẻ tổng hợp, đem lại kiến
thức sức khoẻ, mẹo vặt phòng bệnh chữa bệnh cho gia đình,
những bài thuốc chữa bệnh nhân gian.
Chương trình học tập nặng nề, nhồi nhét cũng khiến trẻ dễ bị
rối loạn tâm lý. Theo các văn phòng tư vấn tâm lý, hướng
nghiệp tại TP HCM, đặc biệt trong khoảng thời gian từ tháng
4 – 5 của những năm gần đây rất nhiều phụ huynh đến và xin
tư vấn trực tiếp về việc trẻ bỏ học, tâm lý có nhiều biến đổi
xấu do áp lực học tập. Tại Trung tâm Sức khỏe tâm thần TP
HCM, giai đoạn gần đến mùa thi, lượng trẻ được đưa đến
khám về rối loạn tâm thần cũng tăng 20% – 30% so với bình
thường.
Theo Ths Thạch Ngọc Yến, Văn phòng tư vấn trẻ em TP
HCM, mỗi năm Văn phòng tiếp nhận trên 1.000 ca tư vấn,
trong đó 45% trẻ bị sức ép trong học tập. Ở một số trường,
mặt dù đã học cả hai buổi chừng 8 giờ, nhưng học sinh phải
học thêm 2 – 3 giờ/buổi. Nội dung chương trình nặng,
phương pháp giảng dạy chậm đổi mới còn nặng “nhồi nhét”.
Các em không có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, chỉ có học và
học. Đối với một số không nhỏ học sinh, việc học trở thành
một cực hình, kéo dài từ năm này sang năm khác.
BS Phạm Quỳnh Diệp, Trưởng khoa Khám tâm thần trẻ em,
BV Sức khỏe Tâm thần TP HCM, cũng cho biết tại phòng
khám, mỗi tuần có 400 – 450 em trong độ tuổi đi học đến
khám bệnh do có những biểu hiện của hiện tượng rối nhiễu
tâm lý. Ngoài ra, trong tổng số các ca đến tư vấn, điều trị tại
Trung tâm Tham vấn tâm lý trẻ em thuộc Bệnh viện Tâm
thần Trung ương 2 có đến 70% đối tượng là học sinh, sinh
viên.
“Vấn đề về rối loạn phát triển tâm lý, hành vi và cảm xúc của
HS đáng báo động và cần được gia đình, nhà trường, xã hội
quan tâm”, BS Diệp khẳng định.