Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Con bị tai nạn nho nhỏ – Mẹ hãy xử trí nhanh doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.23 KB, 12 trang )




Con bị tai nạn nho nhỏ –
Mẹ hãy xử trí nhanh

Bé hiếu động chạy nhảy cả ngày nên bị chấn thương như
ngã xước da hay u đầu là điều rất khó tránh. Trong
những trường hợp này, mẹ hãy xử trí theo cách sau nhé.
Có những “tai nạn” nho nhỏ thường xảy ra với trẻ nếu người
lớn chỉ lơ là đi một chút, ví dụ như ngã sưng đầu, bị bỏng,
xước chân tay… Trong những trường hợp này, cần làm gì để
đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ?
Sưng ở đầu
Phải làm gì đầu tiên: Nếu bé vẫn nhận thức được mọi thứ và
có phản ứng bình thường thì hãy lấy túi đá lạnh để chườm
cho con trong khoảng 20 phút để giảm bớt sưng. Trong
trường hợp bé không có phản ứng hoặc nhận thức kém đi thì
cần gọi cấp cứu hoặc đưa con đến viện.
Phải làm gì tiếp theo: Cẩn thận trông chừng con. Nếu thấy có
bất kì thay đổi gì trong con ngươi của con (ví dụ như giãn ra
hoặc bé không có phản ứng với ánh sáng), nếu bé liên tục
nôn mửa hoặc không ăn, bé cảm thấy bị chóng mặt, bị đau
đầu ngày càng trầm trọng, hoặc có vẻ không có phản ứng như
bình thường vốn có thì cần đưa bé đến cơ sở y tế ngay lập
tức. Nếu không thấy các triệu chứng trên thì cũng nên chú ý
trong 24 giờ tiếp theo, hãy kiểm tra vài giờ một lần để xem
chắc chắn rằng con vẫn cảm thấy ổn.
Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư
vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế.


Những điều không nên làm: Nếu bé ngủ, cứ sau 4 giờ lại
đánh thức bé để kiểm tra. Và không để cho bé vận động quá
nhiều, kể cả khi bé đã thấy khỏe hơn nhiều.
Xước hoặc vết thương sâu
Phải làm gì đầu tiên: Nếu có chảy máu, cần lấy một miếng
vải sạch để băng lại. Sau 5-10 phút mà thấy máu vẫn chưa
ngưng chảy thì phải đưa bé đi khám bác sĩ.
Phải làm gì tiếp theo: Nếu có một vật lạ cắm vào da làm
xước da, chảy máu (ví dụ như một mảnh thủy tinh), thì cần
loại bỏ nó với nhíp được khử trùng (có thể khử trùng bằng
rượu). Rửa sạch vết thương bằng xà phòng xát khuẩn và nước
ấm, để cho khô và bôi thuốc mỡ kháng sinh. Sau đó băng lại
bằng băng vô trùng, và thay băng hàng ngày.

Những điều không nên làm: Không nên lau vết thương bằng
nước khử trùng, ví dụ như nước ôxy già hoặc cồn. Vì điều
này là không cần thiết, hơn nữa lại còn làm cho bé nhói đau
và làm trầm trọng thêm chấn thương.
Yêu sức khoẻ! Trang tin tức sức khoẻ tổng hợp, đem lại kiến
thức sức khoẻ, mẹo vặt phòng bệnh chữa bệnh cho gia đình,
những bài thuốc chữa bệnh nhân gian.
Chảy máu mũi
Những gì phải làm đầu tiên: Nếu bé có thêm biểu hiện như
nôn mửa hoặc có vẻ bất thường nhợt nhạt hay ra mồ hôi kèm
theo chảy máu mũi thì cần đưa con đi khám y tế sớm. Còn
nếu chỉ đơn thuần là chảy máu mũi thì đặt bé nằm nghiêng
đầu nhẹ về phía trước, bóp chặt lỗ mũi chảy máu của bé và
giữ trong vài phút.
Làm gì tiếp theo: Nếu chảy máu không dừng lại, lặp lại tiếp
lần nữa. Nếu máu vẫn tiếp tục chảy thì cần đưa trẻ đến cơ sở

y tế.

Những gì không nên làm: Không để trẻ nằm xuống hoặc
ngửa đầu ra sau vì như thế trẻ có thể nuốt máu xuống họng.
Không đặt những miếng boogn hay giấy khô trong mũi của
bé mà nên để bông ẩm để giảm sung huyết và thu nhỏ các
mạch máu.
Bị bỏng
Phải làm gì đầu tiên: Cho nước mát lên vùng bị bỏng của bé
trong vài phút, bằng cách để dưới vòi nước hoặc ngâm vào
chậu nước sạch, sau đó lau khô bằng khăn sạch.
Làm gì tiếp theo: Để giảm bớt sự đau đớn ban đầu, có thể lấy
một băng gạc lạnh (không phải là khối đá lạnh) và băng vết
bỏng bằng băng vô trùng. Bạn cũng có thể bôi một chút thuốc
kháng viêm dành cho trẻ em. Nếu vết bỏng đã phồng rộp
hoặc chảy nước, hoặc nếu bị đỏ hoặc đau kéo dài hơn một vài
giờ, thì hãy đưa con đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế để
được xử lý.

Những gì không làm: Không dùng thuốc kháng
sinh Neosporin hoặc bất kỳ thuốc mỡ nhờn khác, nó có thể
làm tăng nhiệt và làm cho vết bỏng nặng hơn. Và không lấy
bơ để bôi cho con vì có thể đưa vi khuẩn xâm nhập cơ thể và
gây ra nhiễm trùng.
Kẹp ngón tay hoặc kẹp ngón chân
Phải làm gì đầu tiên: Nếu ngón tay bị biến dạng, móng tay bị
bậtn, hoặc có máu dưới móng tay, thì hãy đưa con đến gặp
bác sĩ. Lấy một túi nước đá hay nước lạnh để chườm cho con,
giảm bớt sưng. Nếu vết thương đang chảy máu, làm sạch
bằng xà phòng và nước, sau đó băng lại cho con.

Làm gì tiếp theo: Trong 72 giờ tới, nếu thấy bé ngày càng
đau hơn, thấy có sưng, đỏ, chảy nước, hoặc sốt… thì đó có
thể là những dấu hiệu nhiễm trùng, cần đưa bé đến gặp bác
sĩ.

Những gì không nên làm: Đừng cố gắng tự kéo thẳng ngón
tay hoặc ngón chân của bé khi chẳng may bị gãy. Đó là việc
của bác sĩ. Hãy đưa con đến gặp bác sĩ để yên tâm nhất.
Trong trường hợp xảy ra những sự cố đáng tiếc này, có thể bé
sẽ rất hoảng loạn. Việc quan trọng không kém mà cha mẹ cần
làm là trấn an bé bằng cách nói với trẻ rằng chấn thương của
bé có thể xảy ra cho tất cả mọi người. Nói với bé ấy rằng nó
thậm chí đã xảy ra với bố mẹ (nếu đó là sự thật).

×