Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Tiểu khó và cách xử trí ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.36 KB, 5 trang )

Tiểu khó và cách xử trí

Đi tiểu là một động tác theo ý muốn do sự kết hợp hài hòa giữa sự co
bóp mạnh của bàng quang và sự giãn nở thật rộng của cổ bàng quang, đó là
cơ vòng trong và cơ vòng ngoài (cơ vòng niệu đạo). Cơ vòng trong còn có tên
là cơ vòng nhẵn, chịu sự chi phối của hệ thần kinh thực vật, còn cơ vòng
ngoài chịu sự chi phối của não. Như vậy, muốn đi tiểu được phải có đủ các
điều kiện: bàng quang co bóp đủ mạnh, các cơ vòng giãn nở đủ rộng, niệu
đạo thông thương, không bị vướng mắc. Thiếu một trong các yếu tố trên sẽ
dẫn đến bí tiểu. Đây là tình trạng bệnh lý hay gặp ở người cao tuổi, ảnh
hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.
Các yếu tố khiến khó tiểu tiện
Khi nào bàng quang không co bóp đủ mạnh sẽ gây bí đái
Bàng quang là một cơ rỗng, có 3 lớp, chịu sự chỉ huy của hệ thần kinh thực
vật hay tự chủ, do vậy sự co bóp của bàng quang là hiện tượng phản xạ xảy ra
ngoài ý muốn. Khi bàng quang có đủ lượng nước tiểu từ 300 - 400ml là xuất hiện
cung phản xạ muốn đi tiểu. Nhưng đi tiểu là một động tác theo ý muốn, nếu chưa
muốn đi tiểu, não sẽ ức chế không cho cung phản xạ hoạt động, tức sẽ cắt đứt ngay
luồng thần kinh của cung phản xạ thực vật, đồng thời không cho cơ vòng vân mở
rộng. Ngược lại nếu muốn đi tiểu thì não sẽ thả lỏng cho cung phản xạ hoạt động
và sai khiến cơ vòng vân mở rộng. Lúc đó bàng quang sẽ co bóp và tống nước tiểu
thoát ra ngoài thành vòi.
Bàng quang sẽ không co bóp đủ mạnh trong các trường hợp: Mất sự liên hệ
với hệ thần kinh thực vật, đặc biệt là khi bị chấn thương cột sống; Thành bàng
quang bị chai xơ do viêm mạn tính, mô đàn hồi bị thay thế bằng mô sợi làm bàng
quang co bóp yếu.
Khi nào các cơ vòng nhẵn không giãn nở gây bí đái
Cơ vòng nhẵn tức cổ bàng quang không giãn nở khi: Mất liên lạc với hệ
thần kinh thực vật, hay gặp trong các trường hợp chấn thương cột sống; Cơ vòng
bị xơ chai bẩm sinh hay do viêm mạn tính; Cơ vòng bị biến dạng và chèn ép bởi u
tiền liệt tuyến, bị bít kín do sỏi ở bàng quang. Bản chất của cơ vòng ngoài là luôn


luôn co thắt lại. Lúc đi đái, não sẽ ức chế sự co thắt này và làm giãn nở. Nếu vì lý
do gì đó não sẽ không tác động được vào cơ vòng nữa sẽ gây bí tiểu như trong
chấn thương cột sống.
Khi nào niệu đạo mất thông suốt gây bí đái
Niệu đạo mất sự thông suốt khi bị chít hẹp do viêm làm xơ hóa, bị bít lại do
sỏi, bị vỡ do chấn thương.


Viêm bàng quang là một nguyên nhân gây tiểu tiện khó


Nhận biết và xử trí các dạng tiểu khó
Bí tiểu cấp tính là hiện tượng đột ngột bí đái, bệnh nhân cố rặn mới may ra
có vài giọt nước tiểu thoát ra ngoài, trong khi đó thì bàng quang căng đầy, cảm
giác rất tức bụng và đôi khi xuất hiện cơn co thắt. Nguyên nhân chủ yếu thường là
do u lành tiền liệt tuyến gây chèn ép, sỏi mắc nghẽn tại cổ bàng quang hay niệu
đạo, chấn thương vỡ, giập niệu đạo, chấn thương cột sống. Với tình trạng này,
bệnh nhân phải được thông tiểu ngay, đó là các biện pháp phẫu thuật lấy sỏi, giải
quyết sự chèn ép đường tiểu hoặc dùng các ống dẫn nước tiểu luồn vào niệu đạo
tới bàng quang cho nước tiểu thoát ra ngoài.
Bí tiểu mạn tính là kết quả của tình trạng tiểu khó và tiểu không hết trải qua
thời gian dài, nước tiểu tồn tại trong bàng quang ngày một tăng. Đến lúc nào đó
bụng dưới hình thành khối cầu bàng quang lớn dần nhìn thấy được, to như quả
bóng nhỏ. Bệnh nhân dần dần thích nghi với tình trạng bất thường này. Nhưng sự
ứ đọng này vô cùng nguy hiểm với thận. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ra sự
căng trướng toàn bộ hệ tiết niệu, viêm nhiễm tiết niệu ngược dòng và suy thận.
Lúc đó sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng. Do vậy biện pháp điều trị là thông đường
tiểu qua da, giảm ngay sự căng trướng, ứ đọng của nước tiểu trong bàng quang,
sau đó loại bỏ nguyên nhân gây bí tiểu.
Các trường hợp bí tiểu có nguyên nhân tại chỗ hoặc ở sự chỉ huy thần kinh

trung ương hoặc thần kinh thực vật, các nguyên nhân tại chỗ như sỏi bàng quang,
u tiền liệt tuyến đều phải giải quyết bằng phẫu thuật hoặc nội soi. Các nguyên
nhân khác có thể dùng thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa. Tất cả các hiện tượng bí
đái đều phải được nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và có các biện pháp xử trí kịp
thời, người bệnh (đặc biệt là nam giới lớn tuổi) cần phải đặc biệt chú ý đến điều
này. Nếu để lâu sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm.

×