Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Kích thích môi, lưỡi giúp bé hết ngọng pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.72 KB, 6 trang )



Kích thích môi, lưỡi giúp
bé hết ngọng

Bé nói ngọng dễ dẫn đến tình trạng nghe, viết không đúng
và hạn chế khả năng giao tiếp.
Đằng sau tình trạng bé nói ngọng, ngoài cấu tạo cơ địa còn là
do cách chăm sóc và phát âm không đúng từ người chăm con.
Ngọng như… trẻ lên ba
“Táu ghét mụ này ắm, táu xích mụ xanh ơ”, bé Ngọc Anh,
2,5 tuổi (Thanh Nhàn, Hà Nội) vừa rối rít chỉ lên tủ đồ, người
lấy thứ này, người đưa thứ kia mà bé vẫn lắc đầu quầy quậy.
Đến khi nghe mẹ bé phiên dịch: “Cháu ghét mũ này lắm,
cháu thích mũ xanh cơ” thì tôi mới vỡ lẽ. Do hồi tập nói, bé
nói ngọng ngộ nghĩnh được mọi người cười “hưởng ứng”,
đâm ra bé tưởng điều đó là hay và càng phát huy.
Với trường hợp của bé Anh Lâm, 3 tuổi thì khi bé nói ngọng
cả nhà lại cười phá lên khiến bé ngại ngùng không dám phát
âm lại. Không sửa được nên dần dà càng ngày bé càng trở
nên nặng hơn.
Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư
vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế.

Trẻ nói ngọng cần được sửa càng sớm càng tốt. (Ảnh minh
họa)
Tình trạng nói ngọng ảnh hưởng từ vú nuôi hay người giúp
việc cũng khá phổ biến ở bé. Nếu người chăm trẻ quấn bé
24/24 thì bé ảnh hưởng bởi cách nhả chữ, phát âm giống theo
là điều dễ hiểu. Rất nhiều trẻ đã phát âm sai chữ “l” thành
“n” (miền Bắc), hay chữ “r” thành “ga” (miền Nam)… Khi


cha mẹ nhận ra việc con mình bị ngọng cũng là lúc thói quen
này đã khó đổi ở bé.
Khắc phục dần dần
Trẻ nói ngọng, có thể do biến đổi của bộ phận phát âm, thần
kinh hoặc do chưa phân biệt được các âm vị khác nhau, hoặc
cử động môi, lưỡi chưa chính xác. Trẻ nói ngọng cũng do
dính thắng lưỡi (lưỡi bé không thể thè thẳng ra như bình
thường được), viêm họng, sưng lợi, tắc mũi….
Yêu sức khoẻ! Trang tin tức sức khoẻ tổng hợp, đem lại kiến
thức sức khoẻ, mẹo vặt phòng bệnh chữa bệnh cho gia đình,
những bài thuốc chữa bệnh nhân gian.
Ngay từ khi sinh ra, trẻ đã có khả năng lắng nghe những âm
thanh xung quanh và cảm nhận được giọng nói, cách nói của
những người thường xuyên tiếp xúc với trẻ. Vì thế nên nếu
trẻ nhận được những lời nói phát âm không chuẩn xác sẽ dễ
dàng học theo và bé càng lớn càng khó thay đổi. Đó chính là
lý do tại sao có những vùng quê cả làng nói ngọng.
Việc trẻ nói ngọng sẽ có ảnh hưởng đến việc tập đọc. Việc
phát âm sai dễ dẫn đến tình trạng nghe, viết không đúng và
hạn chế việc giao tiếp của trẻ, khiến bé nhút nhát, thụ động
hoặc hiếu động, dễ nổi nóng. Luôn phát âm chuẩn và rõ ràng
khi nói chuyện với con. Tuyệt đối không dùng những câu cố
ý ngọng cho vui. Không tán dương khi bé nói ngọng mà cần
điều chỉnh ngay cho bé. Bạn có thể làm mẫu để con nhìn và
phân biệt cử động môi khi phát các âm như “ch” thành “tr”,
“t” thành “th”, “l” và “n”.
Vì thế nên việc dạy con phát âm chuẩn được xem là một sự
đầu tư khởi đầu cho việc học tập và cuộc sống sau này của
trẻ.
Khám trẻ thế nào?

Khi thấy con có tật nói ngọng, cần đưa bé đến Bệnh
viện chuyên khoa tai mũi họng hoặc viện Nhi để kiểm tra cơ
quan phát âm cử động lưỡi, môi, răng… Đối với trẻ bị ngọng
do dị tật cơ quan phát âm như sứt môi, hở hàm ếch, cần được
phẫu thuật. Sau khi lành, trẻ cần tập chỉnh âm để dần hoàn
thiện về phát âm.

×