Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.83 KB, 5 trang )
Thuốc từ râu ngô trong y học cổ truyền
Theo Y học cổ truyền, râu ngô có vị ngọt, tính bình. Quy vào kinh thận, bàng
quang, có công năng lợi tiểu, tiêu thũng, thông mật, lợi mật, thanh huyết nhiệt,
bình can, thoái hoàng, chỉ huyết. Râu ngô được dùng làm thuốc trong các trường
hợp sau:
Bệnh đường tiết niệu: Lợi tiểu trong các trường hợp đái buốt đái rắt, đái đục, nước
tiểu vàng đỏ, đôi khi thẫm mầu như nước vối; trị các chứng xuất huyết cho các
trường hợp đái ra máu, băng huyết, tử cung xuất huyết, chảy máu cam , chảy máu
chân răng, chảy máu niêm mạc miệng, lưỡi… Có thể uống riêng hoặc phối hợp
với các vị thuốc cầm máu khác như cỏ nhọ nồi, huyết dụ, trắc bách diệp, lá sen…
Để chữa các chứng chảy máu, các vị thuốc trên cần được sao cháy để làm tăng tác
dụng.
Ngoài ra còn dùng tốt trong các trường hợp viêm bàng quang, viêm niệu quản nói
chung hoặc có sỏi đường tiết niệu, làm mòn và làm tan các sỏi có bản chất urat,
phosphat, carbonat bằng cách hãm hoặc sắc nước râu ngô, uống hàng ngày; hoặc
dùng nước ngay sau khi luộc bắp ngô để uống cũng được. Cũng có thể phối hợp
với các vị thuốc lợi tiểu khác như rễ cỏ tranh, rau dừa nước, rễ sậy, thông thảo,
đăng tâm thảo hoặc các thuốc làm tan sỏi: kim tiền thảo, râu mèo…
Trị viêm thận, viêm bàng quang: dùng râu ngô 100g, rau má, mã đề, ý dĩ, mỗi vị