Chữa sốt xuất huyết theo y học cổ truyền
Bệnh sốt xuất huyết (SXH) hiện gia tăng
dữ dội, nhất là tại các tỉnh phía Nam, đặc biệt là
ĐBSCL. Các bệnh viện liên tục tiếp nhận bệnh
nhi mắc bệnh SXH. Ở bài viết này, chúng tôi đề
cập đến bệnh SXH ở khía cạnh y học cổ truyền.
Quan niệm về bệnh SXH của y học cổ
truyền
Ở phương diện Tây y, bệnh SXH được
chia làm các độ: I, II, III và IV (độ VI nặng nhất,
bệnh nhân đã rơi vào tình trạng sốc, dễ tử vong). Ở khía cạnh y học cổ truyền, theo
lương y Phạm Như Tá (Hội Đông y, Q.Bình Thạnh, TP.HCM): bệnh SXH được chia
làm 3 thời kỳ: thời kỳ đầu sẽ có triệu chứng vừa sợ nóng, vừa sợ lạnh; biếng ăn, ăn
vào thường bị nôn ói; đau bụng; tiêu chảy; trẻ em thì biếng bú, sốt hâm hấp nhưng
tay, chân thường lại lạnh. Thời kỳ thứ hai: thường có triệu chứng sốt cao (có trạng
thái bị mất nước, thần kinh nhiễm độc); nôn ra máu; chảy máu cam... Ở thời kỳ thứ
ba, triệu chứng sốt bắt đầu giảm (thường là giảm đột ngột); mạch vẫn còn nhảy
nhanh, nhưng yếu, nhỏ; người mệt; lưỡi vẫn còn đỏ; còn khát, tình trạng nôn ói
giảm.
Trẻ mắc bệnh SXH được điều trị tại
Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM)
Còn theo lương y Trần Khiết (nguyên giảng viên khoa Y học cổ truyền - ĐH Y
Dược, TP.HCM): SXH không phải là một loại bệnh nhiệt đơn thuần, mà là loại bệnh
vừa nhiệt, vừa thấp, được xếp trong nhóm "ôn bệnh" theo mùa. Vì vậy, các nhà ôn
dịch học thời xưa như Ngô Cúc Thông, Ngô Hựu Khả luận giải rằng, thử khí và thấp
khí xâm phạm vào túc dương minh vị, túc thái âm tỳ kinh (nhiệt khí hại vị, thấp khí
hại tỳ). Vì thế bệnh có triệu chứng sốt hóa táo và rối loạn tiêu hóa, xuất huyết... còn
gọi là bệnh SXH.
Chữa trị theo y học cổ truyền
Nếu bệnh ở thời kỳ đầu, có thể dùng bài thuốc của lương y Trần Khiết, gồm
những vị thuốc như: lá sen, cỏ mần trầu, xà xàng tử, liên kiều, huyền sâm, mạch
môn, sanh địa, sa nhơn, trúc diệp, ngưu bàng tử, bắc tử thảo, cam thảo, cát căn, hạ
khô thảo. Dùng mỗi vị từ 4gr-10gr; có từ 3 - 6 vị trong số các vị thuốc trên là có thể
làm bài thuốc được.
Cách làm đơn giản là nấu lấy nước để uống. Cần lưu ý, giai đoạn đầu không
cần dùng thuốc hạ sốt mạnh, mà nên dùng phương pháp chườm mát (bằng nước
ấm); quạt tay; cho trẻ mặc áo quần mỏng, sạch, rộng thoáng mát. Còn lương y Phạm
Như Tá thì có bài thuốc gồm: 3 quả đại táo và mạch môn, cát căn, hạ khô thảo, trúc
diệp, liên kiều (mỗi thứ 8gr), huyền sâm, sanh địa (mỗi thứ 10gr), 4gr cam thảo, 6gr
sa nhơn. Đem nấu với nước để uống.
Nếu bệnh ở thời kỳ thứ hai, thì có bài thuốc gồm các vị thuốc như: lá tre, rễ
tranh, kim ngân hoa, kim tiền thảo, tri mẫu, hoàng liên, phòng sâm, tang bạch bì,
bạch thược, hạ khô thảo, liên nhục, trắc bá diệp (đem sao), sài hồ, thiên hoa phấn,
sa sâm, hoạt thạch, sanh cam thảo. Không nhất thiết phải đủ các vị thuốc trên, mà
chỉ cần từ 4 - 6 vị trong những loại trên (mỗi vị từ 4gr - 10gr) là làm được một thang,
đem nấu nước uống.
Nếu bệnh ở vào thời kỳ thứ ba, với các triệu chứng như trên, theo lương y
Phạm Như Tá, có thể dùng bài thuốc gồm: cát lâm sâm, thục địa, liên nhục (mỗi thứ
10gr), hoài sơn, ý dĩ, phục linh, mạch môn, huỳnh kỳ (mỗi thứ 8gr) cùng 3 quả đại
táo. Người lớn liều dùng gấp đôi trẻ em. Cũng đem nấu với nước để uống một
lần/ngày.
Theo lương y Trần Khiết, y học cổ truyền còn có những bài thuốc đơn giản
hơn có công dụng phòng và chống bệnh SXH như: bắc tử thảo (từ 20gr-40gr), sơn
tra (10gr-20gr), hạ khô thảo (20gr). Các vị thuốc này nấu nước uống thường xuyên
lúc bệnh dịch đang xảy ra, có công dụng phòng bệnh là chính. Hoặc bài thuốc gồm:
huyền sâm (10gr-20gr), mạch môn (10gr-20gr), hạ khô thảo (20gr-30gr), đem nấu
nước uống. Hay bài thuốc khác gồm: cam thảo (4gr-10gr), sài hồ (5gr-10gr), cát căn
(10gr-20gr), thiên môn (10gr-20gr), đem nấu uống thay nước...
Cần hết sức lưu ý, một khi trẻ bị sốt sao, mê sảng, bỏ ăn, bỏ bú, xuất huyết...
cần đưa trẻ đến bệnh viện sớm để được xử trí kịp thời.