Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

luận văn vấn đề gia đình và xây dựng gia đình văn hóa ở tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.7 KB, 16 trang )










LUẬN VĂN:

Vấn đề gia đình và xây dựng
gia đình văn hóa ở tỉnh Hà Tĩnh












mở đầu


1. Tính cấp thiết của đề tài
Gia đình là tế bào của xã hội, trong tiến trình phát triển của lịch sử xã hội, gia
đình có một vị trí và vai trò đặc biệt. Từ gia đình con người được sinh ra và trưởng thành cả


về thể chất và nhân cách. Sức mạnh trường tồn của quốc gia, dân tộc Việt Nam phụ thuộc
rất nhiều vào sự tồn tại và phát triển của gia đình.
Ngày nay, vấn đề gia đình được thế giới rất quan tâm. Liên hợp quốc đã lấy năm
1994 là "Năm quốc tế gia đình", các quốc gia trên thế giới cũng nhận thức rõ rằng: củng
cố sự vững chắc của gia đình là nhân tố quan trọng để ổn định và phát triển xã hội.
ở Việt Nam, chúng ta đã nhận thức đúng vị trí của gia đình trong sự phát triển và
tiến bộ xã hội, cũng như hạnh phúc của mỗi cá nhân. Với tư cách là một đơn vị văn hóa
xã hội, gia đình Việt Nam là nơi hội tụ, gắn kết mỗi thành viên trong gia đình với nhau.
Khi vui người ta luôn san sẻ cùng gia đình và khi buồn cũng tìm sự an ủi, chở che từ gia
đình. Bởi thế, đối với mỗi con người Việt mang tâm hồn Việt, gia đình là nơi thiêng liêng
nhất, thực sự là nơi ẩn náu của sự yên ổn, sự kính trọng và tình thương yêu. Nét đẹp văn
hóa gia đình trở thành nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam, góp phần làm phong phú
hơn lên bản sắc văn hóa của cư dân Việt.
Từ văn hóa gia đình truyền thống đến hiện đại đã có sự biến đổi lớn, đặc biệt là
đối với nước ta đang trong giai đoạn phát triển của nền kinh tế thị trường, bên cạnh các
yếu tố tích cực cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực do những mặt trái của nó đã ảnh
hưởng trực tiếp và có nguy cơ làm băng hoại các giá trị văn hóa gia đình truyền thống
Việt Nam.
Từ thực tế đó, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề xây dựng gia đình.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã nhấn
mạnh đến trách nhiệm của gia đình: Giữ gìn và phát huy những đạo lý tốt đẹp của gia
đình Việt Nam, nêu cao vai trò gương mẫu của các bậc cha mẹ, coi trọng xây dựng gia
đình văn hóa, xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Nghị
quyết Đại hội IX của Đảng chỉ rõ: Nêu cao trách nhiệm của gia đình trong việc xây dựng
và bồi dưỡng các thành viên của mình lối sống văn hóa, làm cho gia đình thực sự là tổ ấm

của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội. Một điều đặc biệt là muốn có gia đình
văn hóa phải có văn hóa gia đình. Hay nói cách khác, gia đình văn hóa chính là một biểu
hiện mới của văn hóa gia đình nhưng ở trình độ cao hơn và được cụ thể hóa bằng các tiêu
chí cụ thể.

Đảng ta trên cơ sở vận dụng sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đã đề ra
chủ trương xây dựng gia đình văn hóa. Chủ trương đó đã được triển khai thực hiện trên
phạm vi cả nước, trở thành một phong trào thi đua sôi nổi. Đây là phong trào có ý nghĩa
thực tiễn vô cùng to lớn đối với cách mạng nước ta.
Khi hiện thực hóa chủ trương xây dựng gia đình văn hóa ở các địa phương, đòi
hỏi sự nghiên cứu tổng kết quá trình vận dụng chủ trương của Đảng về xây dựng gia đình
văn hóa nhằm phổ biến cách làm mới với những quy trình hiệu quả tối ưu, tìm ra những
điểm chưa phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn, từ đó đề xuất giải pháp hữu hiệu và những
kiến nghị kịp thời. Đó là việc làm cần thiết đối với các cấp, các ngành và các địa phương.
Hà Tĩnh là một tỉnh vừa mới tái lập (1991) trên cơ sở tách ra từ tỉnh Nghệ - Tĩnh.
Là một tỉnh miền Trung được mệnh danh là vùng đất "chảo lửa, túi mưa", thiên nhiên rất
khắc nghiệt, kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, tàn dư của chiến tranh Điều đó cũng
ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống vật chất và tinh thần của người dân nơi đây. Đặc biệt
trong quá trình mở cửa và hội nhập của nền kinh tế thị trường, văn hóa gia đình Hà Tĩnh
cũng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp như tệ nạn xã hội, trẻ em hư hỏng, làm ăn bất
chính Những biểu hiện về sự sa sút đạo đức, lối sống, sự đảo lộn về trật tự kỷ cương
trong gia đình , đó là những vấn đề cần được quan tâm và đánh giá một cách nghiêm
túc.
Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, công cuộc vận động xây dựng gia
đình văn hóa ở Hà Tĩnh đã tiến hành trong suốt một thời gian dài. Bệnh cạnh những mặt
đã đạt được cũng rất cần được tiếp tục nghiên cứu, đánh giá để có những định hướng kịp
thời, góp phần tổ chức, triển khai cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa trên địa bàn
Hà Tĩnh thực sự có hiệu quả trong thời gian tới.

Xuất phát từ tầm quan trọng và sự cần thiết của vấn đề đã nêu trên, vấn đề xây
dựng gia đình văn hóa và công tác xây dựng gia đình văn hóa ở Hà Tĩnh hiện nay vừa có
ý nghĩa lý luận, vừa là vấn đề thực tiễn bức thiết. Vì vậy tôi chọn đề tài: "Vấn đề gia
đình và xây dựng gia đình văn hóa ở tỉnh Hà Tĩnh" làm luận văn tốt nghiệp chương
trình đào tạo thạc sĩ, chuyên ngành văn hóa học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Vấn đề gia đình từ lâu đã được các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm
nghiên cứu.
Trước hết phải kể đến tác phẩm của Ph. Ăngghen: "Nguồn gốc của gia đình, của
chế độ tư hữu và nhà nước" trong C. Mác - Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội. Có thể khẳng định đây là tác phẩm đầu tiên đặt nền móng cho việc
nghiên cứu về gia đình và văn hóa gia đình trong bộ môn văn hóa học. ở tác phẩm này, Ph.
Ăngghen đã đề cập đến một số vấn đề liên quan đến gia đình như: các hình thức gia đình,
tình yêu, hôn nhân
ở Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu khoa học về Gia đình và Phụ nữ, thuộc
Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia đã tiến hành nghiên cứu nhiều đề tài
về vấn đề gia đình. Sau nhiều năm nghiên cứu, Trung tâm đã xuất bản công trình "Một
vài nét nghiên cứu về gia đình Việt Nam" (1990), do tập thể tác giả của Trung tâm viết.
Trong công trình này, các tác giả đề cập tới một số vấn đề lý luận nghiên cứu về vai trò,
vị trí của gia đình trong xã hội, nhưng mới chỉ đặt vấn đề và gợi ý là chủ yếu. Tiếp sau
công trình này phải kể đến công trình "Những nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt
Nam" (1991), do tập thể tác giả của Viện Xã hội học thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội
và Nhân văn Quốc gia phối hợp với Khoa Xã hội học Trường Đại học Gothenburg (Thụy
Điển) viết, do Nxb Khoa học xã hội xuất bản. Trong công trình này, các tác giả Việt Nam
và Thụy Điển đã tiến hành khảo sát thực tiễn ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước về đặc
điểm gia đình Việt Nam trước những năm 1990. Trong công trình nghiên cứu của Viện sĩ
Nguyễn Duy Quý và Giáo sư Đỗ Huy: "Xây dựng nền văn hóa mới ở nước ta hiện nay"
(1992) có đề cập tới một số vấn đề về văn hóa gia đình ở nước ta.

Năm 1994, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia còn cho xuất bản
cuốn "Văn minh phương Đông và gia đình Việt Nam truyền thống", do Quỹ Toyota
Foundation tài trợ, đã có những khảo sát và nghiên cứu về gia đình truyền thống ở Việt
Nam qua một số thời mốc lịch sử.
Ngoài ra, còn phải kể đến cuốn "Văn hóa gia đình Việt Nam" của GS. Vũ Ngọc
Khánh (2007); cuốn "Gia đình Việt Nam với chức năng xã hội hóa" (1998) và cuốn "Nhận
diện gia đình Việt Nam hiện nay" (1991) của tác giả Lê Ngọc Văn; cuốn "Văn hóa gia đình

và sự phát triển xã hội" của nhiều tác giả; cuốn "Người phụ nữ trong văn hóa gia đình đô
thị" của TS. Lê Quý Đức và ThS. Vũ Thị Huệ (2003); cuốn "Văn hóa gia đình với việc
hình thành và phát triển nhân cách trẻ em" của PGS.TS Lê Như Hoa; cuốn "Gia đình Việt
Nam trong bối cảnh đất nước đổi mới" của GS. Lê Thi. Trong các tác phẩm này, các tác
giả đã đề cập tới những vấn đề lý luận và thực tiễn về văn hóa gia đình, những vấn đề của
gia đình Việt Nam từ truyền thống đến hiện tại, cũng như ảnh hưởng của văn hóa gia đình
đối với sự phát triển của cá nhân nói riêng và xã hội nói chung.
Ngoài ra, còn có các công trình, các đề tài nghiên cứu gia đình, xây dựng gia đình
văn hóa dưới góc độ triết học, chủ nghĩa xã hội khoa học, tiêu biểu là: "Gia đình Việt Nam và
vai trò của người phụ nữ trong gia đình Việt Nam hiện nay" (2003), luận án tiến sĩ Triết học,
chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học của Dương Thị Minh; "Gia đình trong việc bảo vệ
chăm sóc trẻ em của nước ta hiện nay" (2004), Luận văn thạc sĩ Triết học, chuyên ngành chủ
nghĩa xã hội khoa học của Phạm Thị Xuân; "Vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế
hệ trẻ ở nước ta hiện nay" (2001), Luận án tiến sĩ Triết học, chuyên ngành chủ nghĩa xã
hội khoa học của Nghiêm Sĩ Liêm; "Phát huy vai trò của người phụ nữ trong xây dựng
gia đình văn hóa ở tỉnh Bạc Liêu hiện nay", Luận văn thạc sĩ Triết học, chuyên ngành
chủ nghĩa xã hội khoa học của Lê Cẩm Lệ
Dưới những góc độ khác nhau, các đề tài nghiên cứu nói trên đã đề cập đến đặc
điểm, chức năng của gia đình Việt Nam, vai trò của phụ nữ trong gia đình, vai trò của
giáo dục gia đình và các đặc điểm, tiêu chí xây dựng gia đình văn hóa. Đồng thời, các đề

tài cũng đưa ra được những phương hướng, giải pháp thiết thực góp phần xây dựng gia
đình Việt Nam, phát huy vai trò to lớn của gia đình đối với xã hội.
ở góc độ chuyên ngành văn hóa, các công trình nghiên cứu cũng đã đi vào tìm
hiểu vấn đề văn hóa gia đình, đặc điểm, vai trò của văn hóa gia đình và ảnh hưởng của
văn hóa gia đình tới việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em nói riêng và con
người nói chung, tiêu biểu là: "Gia đình văn hóa và sự hình thành nhân cách trẻ em
(trước tuổi đi học) ở nước ta" của Nguyễn Thị Phượng; đề tài: "Văn hóa gia đình với sự
hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam" của Võ Thị Hồng Loan
ở nước ta, ngay từ những ngày đầu cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng

Cộng sản Việt Nam rất quan tâm đến các vấn đề gia đình và xây dựng gia đình mới - gia
đình văn hóa (đặc biệt được nhấn mạnh trong Nghị quyết Trung ương năm khóa VIII và
trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, X). Cùng với quá trình đổi mới trên
các phương diện, công tác nghiên cứu khoa học về gia đình, xây dựng gia đình văn hóa
đã có bước phát triển. Đề tài: "Xây dựng gia đình văn hóa trong sự nghiệp đổi mới"
(1997) của tập thể tác giả do Trần Hữu Tòng và Trương Thìn chủ biên. Các tác giả đã cố
gắng tập trung làm rõ một số vấn đề cơ bản về văn hóa gia đình và xây dựng gia đình văn
hóa, quan hệ văn hóa truyền thống và hiện đại trên cơ sở những quan điểm cơ bản của
Đảng và Nhà nước ta về xây dựng nếp sống văn minh.
Tóm lại, các kết quả nghiên cứu của các nhóm đề tài, công trình khoa học nêu
trên là những tư liệu tham khảo có giá trị. Những công trình đó đã đề cập đến gia đình,
văn hóa gia đình, gia đình văn hóa nói chung, song chưa đề cập đến vấn đề văn hóa gia
đình và xây dựng gia đình văn hóa ở Hà Tĩnh. Có thể khẳng định, cho đến nay ở Hà Tĩnh
chưa có một công trình nào nghiên cứu về vấn đề này. Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn
nghiên cứu với mong muốn bước đầu nhìn nhận toàn diện và hệ thống hơn về vấn đề văn
hóa gia đình và xây dựng gia đình văn hóa ở Hà Tĩnh hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích

Trên cơ sở làm rõ hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn về gia đình, văn hóa gia
đình và công tác xây dựng gia đình văn hóa ở Hà Tĩnh, luận văn đi sâu khảo sát, đánh giá
thực trạng xây dựng gia đình văn hóa ở tỉnh Hà Tĩnh. Từ đó, đề xuất phương hướng và
giải pháp nhằm đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa ở Hà Tĩnh trong thời
kỳ đổi mới.
* Nhiệm vụ
Để thực hiện được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về gia đình, văn hóa gia đình và gia
đình văn hóa.
- Phân tích thực trạng văn hóa gia đình ở Hà Tĩnh và khảo sát về cuộc vận động
xây dựng gia đình văn hóa ở tỉnh Hà Tĩnh, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng và

hiệu quả của cuộc vận động này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
* Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề về văn hóa gia đình và cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa ở
Hà Tĩnh.
* Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về tình hình văn hóa gia đình và xây dựng gia đình
văn hóa ở Hà Tĩnh trong khoảng 10 năm trở lại đây.
5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ
nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh kết hợp với các quan điểm của Đảng Cộng
sản Việt Nam về gia đình và xây dựng gia đình văn hóa.
Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng các phương pháp khảo sát tư liệu thực tế; điều
tra xã hội học, thống kê, các phương pháp so sánh, lựa chọn, đối chiếu để tiến hành phân
tích, tổng hợp tài liệu, số liệu hiện có.

6. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn
- Góp phần làm rõ về mặt lý luận và thực tiễn về văn hóa gia đình và vấn đề xây
dựng gia đình văn hóa ở Hà Tĩnh.
- Đề xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hóa
của Hà Tĩnh trong thời gian tới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
của luận văn gồm 3 chương, 7 tiết.

Chương 1
những vấn đề lý luận về văn hóa gia đình
và xây dựng gia đình văn hóa
1.1. Văn hóa và văn hóa gia đình
1.1.1. Quan niệm về văn hóa

1.1.2. Quan niệm về gia đình
1.1.3. Quan niệm về văn hóa gia đình
1.2. Những đặc điểm của gia đình văn hóa
1.3. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường
lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về gia đình, văn hóa gia đình và gia đình văn
hóa
1.4. Vai trò của văn hóa gia đình đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
và lành mạnh hóa xã hội

Chương 2
thực trạng xây dựng văn hóa gia đình
và quá trình xây dựng gia đình văn hóa ở hà tĩnh trong thời gian qua
2.1. Đặc điểm gia đình Việt Nam
2.1.1. Gia đình Việt Nam từ truyền thống đến hiện tại
2.1.2. Những vấn đề đặt ra đối với gia đình Việt Nam trong công cuộc đổi mới
2.2. Thực trạng văn hóa gia đình Hà Tĩnh
2.2.1. Những nhân tố tác động đến việc xây dựng gia đình văn hóa ở Hà Tĩnh
2.2.1.1. Vài nét về sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương

2.2.1.2. Truyền thống văn hóa gia đình Hà Tĩnh
2.2.1.3. Chính sách của Đảng bộ Hà Tĩnh về xây dựng văn hóa gia đình
2.2.2. Thực trạng xây dựng văn hóa gia đình ở Hà Tĩnh hiện nay
2.2.3. Đánh giá chung
2.2.3.1. Những thành tựu - nguyên nhân
2.2.3.2. Yếu kém và tồn tại - nguyên nhân
2.2.3.3. Những bài học kinh nghiệm
2.3. Quá trình xây dựng gia đình văn hóa ở Hà Tĩnh trong một thập kỷ qua
2.3.1. Những căn cứ và quan điểm chỉ đạo cuộc vận động xây dựng gia đình văn
hóa ở Hà Tĩnh
2.3.2. Những kết quả đạt được trong cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa

trong thời gian qua
2.3.3. Những ưu điểm, tồn tại và hạn chế của cuộc vận động

Chương 3
phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng văn hóa gia đình
và cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa ở hà tĩnh hiện nay
3.1. Phương hướng và giải pháp xây dựng văn hóa gia đình ở Hà tĩnh
3.1.1. Phương hướng
3.1.2. Giải pháp và kiến nghị
3.2. Phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả cuộc vận động
xây dựng gia đình văn hóa ở Hà Tĩnh
3.2.1. Phương hướng chung về xây dựng gia đình văn hóa ở Hà Tĩnh hiện nay

3.3.2. Những giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả cuộc vận động xây dựng
gia đình văn hóa ở Hà Tĩnh

Kết luận
danh mục tài liệu tham khảo
phụ lục



danh mục tài liệu tham khảo

1. Thúy Ân (2003), "Người lớn cũng phải học làm cha mẹ", Báo Lao động, (123).
2. Ph.Ăngghen (1984), Nguồn gốc của gia đình, của sở hữu tư nhân và của nhà nước,
Nxb Sự thật, Hà Nội.
3. Trần Văn Bính (1999), "Toàn cầu và vấn đề gia đình", Tham luận tại hội thảo: Tác động
của quá trình toàn cầu hóa tới cơ cấu gia đình, Hà Nội.
4. Bùi Đình Châu (2002), Văn hóa gia đình, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

5. Hà Châu (2003), "Kinh tế có ảnh hưởng thế nào trong quan hệ vợ chồng", Báo Phụ
nữ Thủ đô, (7).
6. Thùy Dương (1995), Hạnh phúc gia đình, Nxb Đồng Nai, Đồng Nai.
7. Dương Tự Đam (1999), Gia đình trẻ và sự hình thành nhân cách thanh niên, Nxb
Thanh niên, Hà Nội.
8. Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh (1999), Lịch sử Hà Tĩnh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh (2005), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVI,
Hà Tĩnh.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII,
Nxb Sự thật, Hà Nội.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Thông báo số 178/TB/TW ngày 29/3 của Ban Bí
thư Trung ương về vấn đề xây dựng gia đình, Hà Nội.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành
Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
16. Đồ Thái Đồng (1991), Gia đình truyền thống và những biến thái ở Nam Bộ Việt Nam,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
17. Lê Quý Đức (2000), Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh trong sự nghiệp xây dựng nền
văn hóa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. Lê Quý Đức - Vũ Thị Huệ (2003), Người phụ nữ trong văn hóa gia đình đô thị, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội
19. Phạm Minh Hạc (1996), "Định hướng giá trị xã hội tăng cường giáo dục tư tưởng",
Báo Nhân dân, ngày 20/6.
20. Lê Như Hoa (2000), Văn hóa gia đình với việc hình thành nhân cách trẻ em, Nxb

Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
21. Lê Như Hoa (2002), Lối sống trong xã hội hiện đại, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
22. Trịnh Trung Hòa (1996), Hạnh phúc và bất hạnh, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
23. Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Tĩnh (1999), Văn Hà Tĩnh thế kỷ XX, Hà Tĩnh.
24. Nguyễn Khánh (1995), "Gia đình Việt Nam hiện nay", Trong sách: Gia đình Việt
Nam, các trách nhiệm, các nguồn lực trong sự đổi mới đất nước, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội.
25. Vũ Ngọc Khánh (1998), Văn hóa gia đình Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
26. C. Mác - Ph. Ăngghen (1980), Tuyển tập, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội.
27. C. Mác - Ph. Ăngghen (1984), Tuyển tập, tập 6, Nxb Sự thật, Hà Nội.
28. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
29. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

30. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
31. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
33. Phan Văn Thắng - Thái Kim Đỉnh (2000), Du lịch Hà Tĩnh, Sở Thương mại - Du lịch
xuất bản.
34. Lê Thi (2003), Gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi mới, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội.
35. Thị ủy - ủy ban nhân dân thành phố Hà Tĩnh (1991), Hà Tĩnh thành sen 160 năm, Sở
Văn hóa Hà Tĩnh xuất bản, Hà Tĩnh.
36. ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (2005), Báo cáo tổng kết cuộc vận động xây dựng nếp
sống văn minh, gia đình văn hóa từ 2001 - 2005, Hà Tĩnh.
37. ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (2006), Báo cáo tổng kết cuộc vận động toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa năm 2006, Hà Tĩnh.
38. ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (2007), Báo cáo tổng kết cuộc vận động toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa năm 2007, Hà Tĩnh.
39. ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (2008), Kế hoạch triển khai cuộc vận động toàn dân xây
dựng đời sống văn hóa, Hà Tĩnh.

40. Lê Ngọc Văn (1998), Gia đình Việt Nam với chức năng xã hội hóa, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.


phụ lục
bảng điều tra xã hội học
về xây dựng gia đình văn hóa ở hà tĩnh

Họ và tên:
Năm sinh:
Nghề nghiệp: Cán bộ, công chức Buôn bán, dịch vụ
Nông nghiệp Nghề tự do
Nơi cư trú: Đồng bằng Miền núi
1. Địa phương bạn có tổ chức cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa không?
Có Không
2. Gia đình bạn có được địa phương vận động tham gia xây dựng gia đình văn hóa
không?
Có Không
3. Hình thức vận động là gì?
Loa truyền thanh
Vận động tận nhà
Họp tổ dân phố
4. Bạn có ý kiến như thế nào về vai trò của cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa?
Cần thiết Không cần thiết
5. Bạn đánh giá về hiệu quả của cuộc vận động? Nguyên nhân của hiệu quả.
Có tác dụng tốt Nguyên nhân
ít có tác dụng Nguyên nhân

Không có tác dụng Nguyên nhân
6. Bạn có nhận xét gì về tiêu chí đánh giá gia đình văn hóa hiện nay?

Đầy đủ
Chưa đầy đủ
Bổ sung
7. Theo bạn, việc đánh giá xếp loại và công nhận gia đình văn hóa hiện nay đã chính xác
chưa?
Chính xác
Chưa chính xác
Bổ sung
8. Bạn có bổ sung gì vào hệ thống văn bản chính sách nhà nước về xây dựng gia đình văn
hóa?
Có:

Không
9. Gia đình bạn có được công nhận là gia đình văn hóa không?
Có Không


×