Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tiểu luận chuyên viên chính xử lý trường hợp tự sửa đổi tên trên giấy khai sinh trong công tác hộ tịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.81 KB, 17 trang )

I.

TÍNH CẤP THIẾT
Hộ tịch là những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một

người từ khi sinh ra đến khi chết.
Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Xác nhận các sự
kiện: sinh; kết hôn; tử; nuôi con nuôi; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải
chính, bổ sung, điều chỉnh hộ tịch; xác định lại giới tính; xác định lại dân tộc.
Căn cứ vào quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ghi vào sổ hộ tịch
các việc: xác định cha, mẹ, con; thay đổi quốc tịch; ly hôn; hủy việc kết hôn trái
pháp luật; chấm dứt nuôi con nuôi.
Xét từ phương diện khoa học quản lý nhà nước quản lý hộ tịch có vị trí
trung tâm của hoạt động quản lý dân cư. Đây là một lĩnh vực quan trọng của nền
hành chính mà mọi quốc gia đương đại, khơng phân biệt chế độ chính trị, trình
độ phát triển, đều phải quan tâm. Sự vững mạnh của một quốc gia liên quan mật
thiết với hiệu quả của hoạt động quản lý dân cư nói chung và quản lý hộ tịch nói
riêng. Có thể khẳng định rằng, các vấn đề pháp lý về quản lý hộ tịch có tầm quan
trọng tương tự như các vấn đề pháp lý về quốc tịch, về biên giới quốc gia, về tổ
chức bộ máy nhà nước…Vì vậy quản lý hộ tịch phải được điều chỉnh bằng một
đạo luật do Quốc hội ban hành.
Ở nước ta hiện nay, quản lý hộ tịch được thực hiện theo Nghị định
158/2005/NĐ-CP của Chính phủ về Đăng ký và quản lý hộ tịch. Trong thời gian
qua các cấp chính quyền đã có nhiều cố gắng, tổ chức thực hiện tốt cơng tác
quản lý hộ tịch. Vì vậy, quản lý hộ tịch đã dần di vào nề nếp, đạt được những kết
quả nhất định.

1


Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được quản lý hộ tịch cịn có nhiều


hạn chế như: thủ tục quản lý hộ tịch chưa khoa học, chưa phù hợp thực tế, trình
độ, năng lực của đội ngũ cơng chức làm công tác quản lý hộ tịch chưa đáp ứng
được yêu cầu; việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật về hộ tịch chưa được quan
tâm đúng mức.
Từ những hệ quả trên việc Đăng ký và quản lý hộ tịch là vơ cùng quan
trọng, góp phần ổn định an ninh chính trị và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã
hội.
II.

TÌNH HUỐNG:

1. Mơ tả tình huống:
Từ thực tế trong cơng tác tiếp nhận và trả kết quả trong lĩnh vực Tư pháp
Hộ tịch tại Ủy ban nhân dân Phường a, quận b xin đưa ra tình huống cụ thể như
sau:
Anh Nguyễn Duy Đạo đến Ủy ban nhân dân Phường a, quận b trình bày
với cán bộ Tư pháp Hộ tịch sự việc như sau: trước đây, khi đăng ký khai sinh,
con gái anh được đặt tên là Nguyễn Thị Làu. Nhưng sau đó, khi chuyển vào
miền Nam sinh sống, do cách gọi tên của người miền Nam nên tên cháu Làu
được gọi thành “Lầu”. Trong quá trình sinh sống, gia đình thấy tên “Lầu” thuận
tiện hơn nên quyết định gọi con như vậy và tự ý điền thêm dấu “^” vào chữ
“Làu” ở trong bản sao Giấy khai sinh của con, riêng bản chính Giấy khai sinh
của con vẫn để nguyên tên là Làu.
Khi con đến tuổi đi học, anh Đạo đã nộp bản sao Giấy khai sinh của con
mang tên Nguyễn Thị Lầu cho trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ, do đó tất cả hồ
sơ học bạ của con anh ở trường đều mang tên đó. Tháng 6 năm 2016 cháu Làu

2



(Lầu) lên 10 tuổi, khi làm hồ sơ chuyển cấp, Trường THCS An Nhơn yêu cầu
nộp bản chính Giấy khai sinh để đối chiếu thì phát hiện tên của cháu trong bản
chính Giấy khai sinh và học bạ khác nhau nên yêu cầu anh Đạo phải thay đổi tên
trong bản chính Giấy khai sinh của cháu Làu (Lầu) cho phù hợp với hồ sơ và học
bạ của cháu.
Sau khi nghe anh Đạo trình bày, cán bộ tư pháp hộ tịch yêu cầu anh Đạo
quay về nhà trường đề nghị sửa tên trong học bạ theo bản chính Giấy khai sinh
cho thống nhất, Nhưng anh Đạo tha thiết đề nghị cán bộ tư pháp hộ tịch giúp anh
làm theo yêu cầu của nhà trường bằng cách ghi thêm dấu “^” vào trong bản
chính Giấy khai sinh của cháu Làu. Anh cũng trình bày thêm rằng vì tiếng miền
Nam gọi tên cũ sẽ khó khăn cho sinh hoạt của cháu nên mong cán bộ tư pháp hộ
tịch giải quyết để không ảnh hưởng đến cháu và gia đình.
2. Xác định yêu cầu, mục tiêu khi xử lý tình huống
Yêu cầu: xử lý tình huống đúng trình tự, thủ tục trong cơng tác Đăng ký
và quản lý hộ tịch theo quy định pháp luật hiện hành; không gây phiền hà trong
việc giải quyết hồ sơ hành chính trong lĩnh vực hộ tịch. Hướng dẫn tận tình
Mục tiêu: Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, kết quả giải
quyết hồ sơ hành chính trong lĩnh vực hộ tịch nhận được sự hài lịng từ người
dân.
3. Phân tích ngun nhân và hậu quả
3.1. Nguyên nhân
Do anh Đạo đã tự ý điền thêm dấu “^” vào bản sao Giấy khai sinh của
cháu Làu và nộp cho nhà trường khi lam thủ tục nhập học cho cháu.

3


Công tác tiếp nhận và đối chiếu hồ sơ nhập học của cháu Làu khi nhập học
cấp 1 chưa được chặt chẽ dẫn đến ảnh hưởng quyền lợi của cháu như hiện nay.
Do ảnh hưởng từ ngôn ngữ vùng miền, phát âm và khẩu ngữ trong việc sử

dụng tên gọi; gây nhầm lẫn ảnh hưởng quyền và lợi ích hợp pháp. Gia đình anh
Đạo cho rằng việc gọi lái tên cháu Làu thành Lầu là phù hợp với điều kiện của
khu vực phía nam
Cơng tác tun truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về lĩnh vực hộ tịch
chưa tốt dẫn đến việc thực hiện của người không đúng quy định của pháp luật
(anh Đạo tự ý điền thêm dấu “^” vào bản sao giấy khai sinh của con mình); nhận
thức của người dân còn hạn chế trong việc cập nhật tìm hiểu các văn bản quy
phạm pháp luật hiện hành.
3.2. Hậu quả
Gây ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của người dân khi thực hiện các
quyền cơng dân của mình trong việc sử dụng tên gọi.
Việc thay đổi tên cho người chưa thành niên được thực hiện theo yêu cầu
của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
Việc thay đổi tên dẫn đến nhiều hệ lụy như điều chỉnh lại tất cả các giấy tờ
tùy thân; gây lãng phí thời gian và cở sở vật chất của người dân khi đi làm hồ sơ,
thủ tuc hành chính
Việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa
vụ dân sự được xác lập theo họ, tên cũ.
III. PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT:
1. Phương án 1:

4


Căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan đến lĩnh
vực hộ tịch để giải quyết tình huống trên như: Hiến pháp năm 2013; Bộ luật Dân
sự năm 2005; Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về
Đăng ký và quản lý hộ tịch; Thơng tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của
Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định 158/2005/NĐCP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về Đăng ký và quản lý hộ tịch; Nghị định số
06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều

của các Nghị địnhvề hộ tịch, hơn nhân và gia đình và chứng thực; Nghị định
110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hơn nhân gia đình,
thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
Nguyện vọng của anh Đạo trình bày với cán bộ tư pháp - hộ tịch là muốn
được đổi tên con mình từ Nguyễn Thị Làu thành Nguyễn Thị Lầu. Lý do anh
Đạo sửa tên con gái từ Làu thành Lầu là do khẩu ngữ miền Nam phù hợp và
thuận tiện hơn trong sinh hoạt. Việc cháu Làu không được đổi tên có thể dẫn đến
mâu thuẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình. Đây là lý do hợp pháp để cán bộ tư
pháp - hộ tịch có thể cơng nhận giải quyết yêu cầu đổi tên cho cháu Làu theo quy
định tại Điều 27 Bộ luật Dân sự về “Quyền thay đổi họ, tên: Cá nhân có quyền
yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cơng nhận việc thay đổi họ, tên. Theo
yêu cầu của người có họ tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn ảnh
hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của
người đó. Việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng
ý của người đó. Việc thay đổi họ, tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt
quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ, tên cũ”

5


Như vậy, căn cứ vào quy định của Bộ luật dân sự nêu trên thì cá nhân có
quyền u cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cơng nhận việc thay đổi họ, tên
khi việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình,
danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.
Để thụ lý giải quyết yêu cầu của anh Đạo, cán bộ Tư pháp - Hộ tịch cần
lưu ý một số điểm sau:
Áp dụng thủ tục thay đổi hộ tịch để giải quyết yêu cầu đổi tên cho con
anh Đạo từ Nguyễn Thị Làu thành Nguyễn Thị Lầu.
Về quyền yêu cầu thay đổi tên: Theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 27

Bộ luật Dân sự thì chủ thể có quyền yêu cầu thay đổi tên là người có họ, tên đó
(trong trường hợp này là cháu Làu) và theo quy định tại khoản 1, Điều 36 Nghị
định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ
tịch quy định: “Thay đổi họ, tên, chữ đệm đã được đăng ký đúng trong sổ đăng
ký khai sinh và bản chính giấy khai sinh, nhưng cá nhân có u cầu thay đổi khi
có lý do chính đáng theo quy định của Bộ luật Dân sự”.
Tuy nhiên, vì cháu Làu mới 10 tuổi nên cha mẹ, với tư cách người đại diện
theo pháp luật có thể đứng ra thực hiện việc u cầu đổi tên vì lợi ích của cháu
Làu theo hướng dẫn tại đoạn 3 khoản 1 Điều 38 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP
và đoạn 3 khoản 10 Điều 1 của Nghị định 06/2012/NĐ-CP: “Việc thay đổi, cải
chính hộ tịch... cho người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi dân
sự được thực hiện theo yêu cầu của cha, mẹ hoặc người giám hộ. Tuy nhiên, vì
cháu Làu đã 10 tuổi nên việc đổi tên phải có sự đồng ý của cháu, thể hiện trong
Tờ khai vì theo quy định tại đoạn 3 khoản 1 của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP
thì “Đối với việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ 9 tuổi trở lên và xác định lại
dân tộc cho người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi trở lên, thì phải có sự đồng ý

6


của người đó.” Và theo quy định tại đoạn 4 khoản 10 Điều 1 của Nghị định
06/2012/NĐ-CP thì “Đối với việc thay đổi họ, tên, cho người từ đủ 9 tuổi trở lên
và xác định lại dân tộc cho người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi trở lên, thì phải
có ý kiến đồng ý của người đó thể hiện trong Tờ khai; trường hợp xác định lại
dân tộc cho con dưới 15 tuổi phải nộp văn bản thỏa thuận của cha mẹ về việc
xác định lại dân tộc cho con”.
Về thẩm quyền: Cháu Làu là người dưới 14 tuổi nên cơ quan có thẩm
quyền thay đổi hộ tịch là Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh cho
cháu
Theo quy định tại khoản 1 Điều 36 của Nghị định 158/2005/NĐ-CP thì

“Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh trước đây có thẩm quyền
giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi”. Theo quy
định tại Thông tư số 01/2008/TT-BTP thì “Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng
ký khai sinh trước đây có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch
cho người dưới 14 tuổi và bổ sung hộ tịch cho mọi trường hợp, khơng phân biệt
độ tuổi”
Về thủ tục, trình tự giải quyết: áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 10
Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ thì:
Người u cầu thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định
lại giới tính, bổ sung hộ tịch phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định), xuất trình
bản chính Giấy khai sinh của người cần thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại
dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch và các giấy tờ liên quan để làm
căn cứ cho việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới
tính, bổ sung hộ tịch.

7


Việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới
tính, bổ sung hộ tịch cho người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành
vi dân sự được thực hiện theo yêu cầu của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
Đối với việc thay đổi họ, tên, cho người từ đủ 9 tuổi trở lên và xác định lại
dân tộc cho người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi trở lên, thì phải có ý kiến đồng
ý của người đó thể hiện trong Tờ khai; trường hợp xác định lại dân tộc cho con
dưới 15 tuổi phải nộp văn bản thỏa thuận của cha mẹ về việc xác định lại dân
tộc cho con.
Người yêu cầu thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định
lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch có thể trực tiếp hoặc nộp hồ sơ
qua hệ thống bưu chính
Về thời hạn giải quyết: Theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định số

06/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ thì:
Trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu việc thay
đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính có đủ điều kiện
theo quy định của pháp luật, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch hoặc cán bộ Tư pháp
của Phòng Tư pháp ghi vào Sổ đã đăng ký khai sinh trước đây và Quyết định về
việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính. Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký và
cấp cho đương sự một bản chính Quyết định về việc thay đổi, cải chính hộ tịch,
xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính. Bản sao Quyết định được cấp theo
yêu cầu của đương sự.
Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm
không quá 05 ngày.

8


Nội dung và căn cứ thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác
định lại giới tính phải được ghi chú vào cột ghi những thay đổi sau này của Sổ
đăng ký khai sinh và mặt sau của bản chính Giấy khai sinh.”
Căn cứ vào những quy định trên thì anh Đạo liên hệ nộp hồ sơ trực tiếp tại
bộ phận Tư pháp hộ tịch của UBND phường để được xem xét giải quyết.
Ủu điểm:
Đảm bảo trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết hồ sơ theo đúng quy định
của pháp luật; đảm bảo sự thống nhất tên gọi của cá nhân trong tất cả các loại
giấy tờ đã lập trước đây.
Đáp ứng được quyền lợi ích hợp pháp của công dân theo đúng quy định
của pháp luật hiện hành: cá nhân có quyền yêu cầu thay đổi tên là người có họ,
tên đó.
Thơng qua việc giải quyết hồ sơ thay đổi tên cho con anh Đạo, UBND
phường đã tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật liên quan đến lĩnh vực hộ

tịch để cho người dân nắm rõ và thực hiện đúng quy định đồng thời tuyên truyền
phổ biến lại cho người khác nắm rõ hơn những quy định của pháp luật về hộ tịch.
Không làm ảnh hưởng đến tình cảm trong gia đình của anh Đạo khơng làm
phát sinh mâu thuẫn vì sự khơng thống nhất tên gọi của cháu Làu.
Hạn chế:
Gây mất thời gian cho gia đình anh Đạo trong việc yêu cầu thay đổi tên
cho cháu Làu. UBND Phường phải gửi công văn xác minh về địa phương cấp
giấy khai sinh ban đầu của cháu.
Ảnh hưởng đến việc nhập học của cháu Làu vì thời mất thời gian cho việc
thay đổi tên trong Giấy khai sinh theo đúng quy định.

9


Việc anh Đạo tự ý thêm dấu “^” vào bản sao Giấy khai sinh của mình sẽ bị
xử lý vi phạm hành chính vì theo quy định tại khoản 2 Điều 27 của Nghị định số
110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 thì “Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng
đến 500.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy
tờ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp”.
2. Phương án 2
Căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan đến lĩnh
vực hộ tịch để giải quyết tình huống trên như: Hiến pháp năm 2013; Bộ luật Dân
sự năm 2005; Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về
Đăng ký và quản lý hộ tịch; Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của
Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định 158/2005/NĐCP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về Đăng ký và quản lý hộ tịch; Nghị định số
06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều
của các Nghị địnhvề hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực.
Từ những quy định của các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh
vực hộ tịch thì việc đăng ký khai sinh cho con của anh Nguyễn Duy Đạo đã được
thực hiện đúng pháp luật và họ tên hợp pháp của cháu được xác định là

Nguyễn Thị Làu theo nguyên tắc quy định tại Điều 26 Bộ luật Dân sự: “Họ, tên
của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó”. Trong tình
huống này, tên của cháu Làu trong học bạ được ghi thành Lầu do xác lập theo
bản sao Giấy khai sinh đã bị anh Đạo tự ý sửa. Do đó, nếu muốn có sự thống
nhất giữa Giấy khai sinh và học bạ thì nhà trường phải căn cứ vào bản chính
Giấy khai sinh của cháu Làu để thực hiện việc điều chỉnh tên trong học bạ từ Làu
thành Lầu theo nguyên tắc quy định tại Điều 5 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP:
“Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân. Mọi hồ sơ, giấy tờ của

10


cá nhân có nội dung ghi về họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh; giới tính;
dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai
sinh của người đó”.
Anh Đạo phải có nghĩa vụ liên hệ với nhà trường nơi con anh học yêu cầu
việc điều chỉnh lại tất cả giấy tờ đã lập trước đây theo đúng nội dung ghi trong
bản chính Giấy khai sinh.
Do cháu Làu là nghười chưa thành niên nên việc yêu cầu điều chỉnh do
anh Tài thực hiện vì theo quy định tại Nghị định số 06//2012/NĐ-CP ngày
02/02/2012 của Chính phủ thì: “Việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân
tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch cho người chưa thành niên hoặc
người mất năng lực hành vi dân sự được thực hiện theo yêu cầu của cha, mẹ
hoặc người giám hộ”.
Nhà trường phải thực hiện việc điều chỉnh lại tất cả các loại giấy tờ đã lập
trước đây từ tên Lầu thành Làu theo đúng yêu cầu của anh Đạo và chính quyền;
nhà trường khơng được từ chối u cầu chính đáng và hợp pháp này của anh
Đạo.
Ưu điểm của phương án:
Đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của người dân trong việc sử dụng tên

gọi theo đúng quy định tại Điều 26 của Bộ luật dân sự năm 2005: “Cá nhân có
quyền có họ, tên. Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh
của người đó. Cá nhân xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên
của mình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cơng nhận”.
Đảm bảo được tính thống nhất, đồng bộ trong trong tác quản lý và đăng ký
hộ tịch theo đúng quy định tại Điều 5 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP: “Giấy
khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân

11


có nội dung ghi về họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc;
quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của
người đó”.
Quyền, nghĩa vụ hợp pháp của người dân được bảo vệ thông qua việc anh
Đạo yêu cầu nhà trường điều chỉnh lại tên con của mình trong tất cả các loại giấy
tờ đã lập trước đây theo đúng nội dung trong giấy khai sinh.
Tất cả các giấy tờ, hồ sơ cá nhân của cháu Làu được thống nhất thuận tiện
cho sinh hoạt cũng như trong học tập.
Hạn chế của phương án:
Việc điều chỉnh tên Lầu trong các loại giấy tờ mà nhà trường đã lập trước
đây thành tên Làu theo đúng nội dung của bản chính giấy khai sinh sẽ gây nhầm
lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của
gia đình vì từ lúc đầu gia đình anh Đạo đã chủ ý đổi tên con gái là Lầu và khơng
thực hiện việc thay đổi tên cho con mình theo đúng quy định mà tự ý thêm dấu
“^” vào bản sao giấy khai sinh.
Làm ảnh hưởng đến công tác quản lý hồ sơ học sinh của nhà trường; gây
tốn kém thời gian của nhà trường cũng như của gia đình anh Đạo.

3. Phương án 3:

Anh Đạo có thể trình bày những khó khăn của mình và xin với nhà trường
vẫn tiếp tục làm hồ sơ chuyển cấp cho con mình đồng thời liên hệ với UBND
phường nơi đã cấp Giấy khai sinh cho con mình làm thủ tục thay đổi tên cho
cháu. Khi thay đổi tên trong Giấy khai sinh cho con mình xong anh Đạo sẽ bổ

12


sung Bản chính Giấy khai sinh cho nhà trường đối chiếu theo yêu cầu của nhà
trường.
Ưu diểm:
Đáp ứng được nhu cầu nguyện vọng chính đáng của người dân trong cơng
tác quản lý và đăng ký hộ tịch
Giảm bớt được thời gian không gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người
dân.
Đảm bảo việc học tập của cháu Làu được xuyên suốt không bị gián đoạn
do tên gọi không thống nhất.
Hạn chế:
Gây ảnh hưởng cho công tác quản lý, tiến độ làm thủ tục hồ sơ nhập học
của nhà trường
Khơng có sự thống nhất, đồng bộ giữa các cơ quan với nhau trong cơng
tác quản lý hành chính nhà nước.
Anh Đạo sẽ tốn thời gian và tiền bạc để quay về địa phương phía bắc khi
làm thủ tục .
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Căn cứ vào các quy định hiện hành về lĩnh vực hộ tịch thì Phương án thứ
nhất là khả thi nhất vì nó đáp ứng đúng trình tự, thủ tục theo quy định; đảm bảo
quyền, lợi ích hợp pháp của người dân; khơng gây ra mâu thuẫn ảnh hưởng đến
tình cảm gia đình. Đồng thời thơng qua việc giải quyết hồ sơ thay đổi tên cho
con anh Đạo đã tuyên truyền được đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng

và pháp luật của Nhà nước.

13


Ủy ban nhân dân phường phải thực hiện việc thay đổi tên cho con anh Đạo
theo đúng trình tự, thủ tục đúng quy định; ra Quyết định thay đổi hộ tịch, cước
chú vào mặt sau bản chính Giấy khai sinh và cấp bản sao Giấy khai sinh cho anh
Đạo sử dụng khi có nhu cầu.
Anh Đạo nhận Quyết định thay đổi hộ tịch, bản chính Giấy khai sinh đã
được cước chú, bản sao Giấy khai sinh để cung cấp cho nhà trường đối chiếu làm
thủ tuc nhập học cho con mình.
Việc tổ chức thực hiện phải được thực hiện theo đúng quy định, đảm bảo
đúng thời gian, thời hạn.
V. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT:
Trước tình hình cơng dân lúng túng, khơng biết sử dụng quyền, lợi ích
chính đáng của mình thì biện pháp quan trọng là giáo dục. Với biện pháp này chỉ
cho họ thấy rõ quyền và nghĩa vụ của mình trong việc đăng ký và quản lý hộ
tịch, trang bị nhiều kiến thức cần thiết để họ sử dụng quyền đó một cách có văn
hố và hữu hiệu. Trong mối liên hệ đó, cơng tác tun truyền, giáo dục pháp luật
- đặc biệt là pháp luật về lĩnh vực hộ tịch giữ một vị trí khơng có gì thay thế
được.
Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức với chương trình, nội
dung sát hợp; chú trọng đội ngũ cán bộ phường. Đổi mới và đưa vào nền nếp
việc thực hiện quy chế tuyển chọn, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu. Thực
hiện nguyên tắc người phụ trách cơng việc có quyền hạn và trách nhiệm trong
việc tuyển chọn, sử dụng cán bộ, công chức dưới quyền.
Chỉnh sửa các văn bản quy phạm pháp luật, khơng cịn phù họp với tình
hình thực tiễn tại địa phương. Nâng cao trình độ chun mơn cho cán bộ cơng


14


chức làm công tác tiếp nhận và giải quyết hồ sơ ở lĩnh vực hộ tịch bằng các lớp
tập huấn, bồi dưỡng để góp phần nâng cao nghiệp vụ trong công tác.
KẾT LUẬN
Đăng ký hộ tịch là một quyền dân sự của công dân. Hộ tịch là sự kiện
pháp lý gắn liền với nhân dân, là cơ sở để cá nhân có những quyền và nghĩa vụ
được nhà nước bảo hộ. Nếu xét về phương diện nghĩa vụ thì đăng ký hộ tịch
đồng thời cịn là nghĩa vụ của cơng dân. Vì thế, cơng dân muốn được nhà nước
bảo hộ thì phải đăng ký với nhà nước.
Quản lý hộ tịch là nội dung quan trọng của quản lý nhà nước. Công tác
quản lý hộ tịch không chỉ là công tác quản lý hành chính nhà nước đơn thuần của
nhà nước là ghi vào sổ hộ tịch xác nhận những việc liên quan đến hộ tịch (họ tên,
chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch,…) mà cịn có ý nghĩa quan trọng là
làm phát sinh những hậu quả về mặt pháp lý, liên quan đến một số lĩnh vực pháp
luật trong nước và cả trong tư pháp quốc tế.
Quản lý hộ tịch là một công tác không thể thiếu được của hoạt độngquản
lý nhà nước, dược thực hiện để theo dõi thực trạng và sự biến động về hộ tịch,
nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tạo cơ sờ xây dựng, phát triển
kinh tế, xã hội an ninh, quốc phịng và chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình.
Đăng ký hộ tịch là phục vụ cơng tác thống kê dân số và tính tốn tỷ lệ gia
tăng tư nhiên của dân số và là căn cứ pháp lý để dân được hưởng các quyền lợi
và thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước. Chính vì đó vai trị quan trọng như
vậy cho nên bất kỳ quốc gia nào cũng chú trọng, quan tâm đến quản lý hộ tịch./.

15


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính
2. Hiến pháp năm 2013
3. Bộ luật Dân sự năm 2005
4. Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về Đăng
ký và quản lý hộ tịch

16


5. Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng
dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005
của Chính phủ về Đăng ký và quản lý hộ tịch
6. Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng
thực.
7. Nghị định 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ về quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp,
hơn nhân gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

17



×