Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Tiểu luận chuyên viên chuyên viên chính Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi không thực hiện niêm yết giá bán hàng hóa tại quầy hàng theo quy định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.79 KB, 12 trang )

1. Lời nói đầu
Là một cán bộ công chức (CBCC), trong quá trình công tác ai
cũng cần phải có kiến thức và trình độ hiểu biết cơ bản để có thể thực
hiện được công việc quản lý nhà nước của mình. Trong thực tiễn làm
việc đòi hỏi người cán bộ công chức không những hiểu biết được
những kiến thức thuộc chuyên ngành, lĩnh vực của mình mà còn phải
nắm bắt được những quy định, lĩnh vực khác để đáp ứng được nhu
cầu công tác và giải quyết công việc được đúng đắn, nhanh chóng, có
hiệu quả. Qua hơn hai tháng tham gia học Lớp bồi dưỡng kiến thức
quản lý nhà nước chương trình chuyên viên, do Trường Chí trị tỉnh
Đăk Nông tổ chức. Chương trình gồm ba phần:
Phần thứ I: Nhà nước và pháp luật;
Phần thứ II: Quản lý hành chính và công nghệ hành chính;
Phần thứ III: Quản lý nhà nước đối với ngành – lĩnh vực.
Tuy thời gian cho khóa học không dài, nhưng với sự biên soạn
nội dung, chương trình ngắn gọn, đầy đủ và sự nhiệt tình của các
Thầy, Cô Trường Chính trị tỉnh Đăk Nông đã truyền đạt những kiến
thức cơ bản cho toàn thể học viên lớp học - là những cán bộ công
chức nhà nước đang làm việc tại một tỉnh mới thành lập Đăk Nông,
đã đang và sẽ làm việc ở ngạch chuyên viên. Bản thân luôn cố gắng,
đã nổ lực học tập để nâng cao năng lực trong lĩnh vực quản lý nhà
nước với mục đích là mong muốn vận dụng những kiến thức và kinh
nghiệm đã được học để đưa vào thực tiễn công tác mà Đảng và Nhà
nước đã phân công.
Qua chương trình trình được học đã phần nào trang bị cho các
học viên những kiến thức cơ bản đối với các lĩnh vực quản lý nhà
nước, giúp học viên có cái nhìn toàn diện hơn đối với mỗi người làm
công tác quản lý nhà nước, nhằm góp phần thúc đẩy công cuộc đổi
mới và phát triển đất nước, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội, đưa đất nước ta ngày càng phát triển vững bước tiến lên con
đường xã hội chủ nghĩa.


Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang hoạt động theo cơ chế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước, bên
cạnh những thành tựu vượt bậc thì còn không ít những mặt trái, hạn
chế đã đặt ra cho những chúng ta trong công tác quản lý nhà nước
càng chặt chẽ, hoàn thiện và cấp bách hơn bao giờ hết. Cụ thể, trong
hoạt động thương mại: số lượng các công ty, doanh nghiệp, đơn vị
kinh tế,… được thành lập mới ngày càng nhiều, các đơn vị kinh
doanh các thể cũng phát triển mạnh; lượng hàng hóa ngày càng đa
dạng, phong phú đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy
1
nhiên, việc thực hiện pháp luật thương mại của các đơn vị kinh doanh
còn rất hạn chế, nhiều đơn vị cố tình lợi dụng kẽ hở của pháp luật để
luồng lách, trốn tránh trách nhiệm, nhằm đem lại lợi nhuận cao.
Trong khuôn khổ Tiểu luận này xin đề cập đến tình huống:
“Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi không thực hiện
niêm yết giá bán hàng hóa tại quầy hàng theo quy định”
Hy vọng Tiểu luận góp được phần nào vào việc phát triển kinh
tế - xã hội, ổn định tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh thương
mại tại địa phương. Do kiến thức và thời gian chuẩn bị có hạn, tài liệu
tham khảo không nhiều nên chắc hẳn Tiểu luận không tránh khỏi
những tồn tại, thiếu sót.
Kính mong quý Thầy, Cô và đồng nghiệp đóng góp ý kiến để
ngày càng được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
2. Mô tả tình huống
- Hiện nay trên địa bàn tỉnh Đăk Nông là tỉnh mới thành lập
nên hoạt động sản xuất thương mại đang trên đà hình thành và phát
triển nhanh, bên cạnh các đơn vị kinh doanh lớn như các công ty,
doanh nghiệp được thành lập thì các cơ sở kinh doanh các thể làm ăn
theo hình thực hộ gia đình cũng hình thành và phát triển mạnh, phù

hợp với nhu cầu thực tế và đáp ứng được tình hình tiêu dùng của
người dân, với đặc thù là tỉnh mới thành lập chưa có trung tâm
thương mại hay siêu thị nào để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa
của người dân vì thế sự phát triển hình thức kinh doanh cá thể nhỏ là
là phù hợp.
- Theo quy định của Luật thương mại năm 2005, Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật thương mại năm 2005 và Nghị định số
88/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ: Quy định
về đăng ký kinh doanh thì Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân
Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ
được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười
lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản
của mình đối với hoạt động kinh doanh, đồng thời chịu sự quản lý,
giám sát của các cơ quan chức năng đối với hoạt động kinh doanh,
ngành nghề kinh doanh của mình.
- Lực lượng Quản lý thị trường được thành lập và hoạt động
theo Nghị định số 10/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2003 của chính
phủ về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Quản lý thị trường và
Nghị định số 27/2008/NĐ-Cp ngày 13 tháng 3 năm 2008 của Chính
phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/NĐ-CP ngày
2
23 tháng 01 năm 2003 của chính phủ về tổ chức, nhiệm vụ và quyền
hạn của Quản lý thị trường.
- Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường đấu tranh, phòng
chống các hành vi kinh doanh hàng giả, hàng cấm, buôn lậu và gian
lận thương mại trên thị trường được thực hiện theo Nghị đinh số
61/1998/NĐ-CP ngày 15 tháng 8 năm 1998 của Chính phủ về công
tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp; Thông tư số 24/2009/TT-BCT
ngày 24 tháng 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về công
tác quản lý địa bàn của cơ quan Quản lý thị trường; Thông tư số

26/2009/TT-BCT ngày 26 tháng 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Công
Thương quy định quy trình nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi
phạm hành chính của lực lượng Quản lý thị trường. Theo đó cơ quan
Quản lý thị trường có chức năng nhiệm vụ quyền hạn kiểm tra, kiểm
soát thị trường và quản lý các hoạt động thương mại, hàng hóa tại địa
bàn quản lý.
- Hàng năm, được sự phê duyệt kế hoạch của Ủy ban nhân dân
tỉnh Đăk Nông, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh tiến hành giao chỉ
tiêu, kế hoạch cụ thể cho từng Đội Quản lý thị trường địa bàn để thực
hiện kiểm tra kiểm soát thị trường, ngoài ra Đội Quản thị trường còn
có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường khi có chỉ đạo của các cơ
quan chức năng cấp trên, kiểm tra đọt xuất khi có thông tin biết động
thị trường và tham gia phối hợp công tác với các ngành, các cấp khi
có đề xuất.
* Tình huống cụ thể: Tổ công tác (gồm có 03 người) – thuộc
Đội Quản lý thị trường – Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Đăk Nông,
tiến hành kiểm tra hộ kinh doanh cá thể kinh doanh tạp hóa thuộc địa
bàn quản lý.
- Thực hiện kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường được Chi
cục Quản lý thị trường tỉnh giao, Đội Quản lý thị trường tiến hành
thực hiện kiểm tra đối với hộ kinh doanh cá thể kinh doanh tạp hóa.
Sau khi công bố quyết định kiểm tra của Đội trưởng Đội Quản lý thị
trường, với 3 nội dung:
+ Kiểm tra thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động kinh
doanh;
+ Kiểm tra hàng cấm, hàng ngoại nhập lậu đang bày bán tại cơ
sở;
+ Kiểm tra việc thực hiện niêm yết giá bán hàng hóa tại quầy
hàng.
3

- Tổ công tác tiến hành kiểm tra. Trong quá trình tiến hành thực
hiện kiểm tra, được sự phân công của Đội trưởng Đội Quản lý thị
trường, mỗi đồng chí thực hiện kiểm tra từng nội dung cụ thể:
+ Một đồng chí thực hiện kiểm tra các thủ tục hành chính có
liên quan đến hoạt động kinh doanh của đơn vị (theo quy định của
pháp luật đối với đơn vị kinh doanh cá thể đòi hỏi phải có Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể do phòng Tài
chính – kế hoạch huyện hoặc phòng Kinh tế thị xã cấp, nếu có kinh
doanh các mặt hàng kinh doanh có điều kiện như: thuốc lá lẻ, rượu…
thì buộc phải có Giấy phép);
+ Một đồng chí thực hiện kiểm tra việc niêm yết giá bán tất cả
các loại hàng hóa tại quầy hàng (theo quy định tại Nghị đinh số
170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ: Quy
định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Giá và Nghị định số
75/2008/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Chính phủ: Về việc
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày
25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một
số điều của Pháp lệnh Giá thì tất cả các loại hàng hóa đang bày bán
buộc phải thực hiện niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ tại siêu thị, trung
tâm thương mại, cửa hàng, quầy hàng, điểm giao dịch mua bán hàng
hóa, cung ứng dịch vụ);
+ Một đồng chí tiến hành kiểm tra về nhãn mác, xuất xứ hàng
hóa và đối chiếu hóa đơn chứng từ kèm theo đối với tất cả hàng hóa
đang bày bán tại cơ sở để phát hiện hàng cấm, hàng ngoại nhập lậu
(hàng ngoại nhập lậu là hàng hóa có xuất xứ từ nước ngoài, không
có nhãn mác bằng tiếng Việt và không có hóa đơn chứng từ kèm theo
hàng hóa đó; hàng cấm là hàng hóa nằm trong Danh mục hàng hóa
cấm kinh doanh, lưu hành tại Việt Nam theo Nghị định, Quyết định
của Chính phủ, Thủ tướng chính phủ hay các văn bản pháp lý nhà
nước có hiệu lực khác).

Trong khi đó, chủ cơ sở xuất trình tất cả các thủ tục hành chính
liên quan đến hoạt động kinh doanh và hóa đơn từ tất cả hàng hóa cho
Tổ công tác kiểm tra đối chiếu.
- Sau khi thực hiện kiểm tra (quá trình kiểm tra được thực hiên
nhanh chóng, thuận lợi được sự phối hợp nhiệt tình của chủ cơ sở),
Tổ công tác đã có kết luận:
+ Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở hoạt động kinh doanh có thủ
tục hành chính đầy đủ, đúng theo quy định của pháp luật gồm có:
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể do phòng
Tài chính – Kế hoạch huyện cấp, Giấy phép bán lẻ rượu do phòng
Công Thương huyện cấp (đối với cơ sở này ngoài kinh doanh tạp hóa
4
còn kinh doanh thêm mặt hàng thuốc lá lẻ và bán lẻ rượu là hai mặt
hàng kinh doanh có điều kiện), cơ sở có kinh doanh mặt hàng thuốc lá
(thuốc lá là hàng hóa kinh doanh có điều kiện nên buộc chủ cơ sở
phải có Giấy phép bán lẻ mới được kinh doanh) nhưng không có Giây
phép bán lẻ;
+ Qua quá trình kiểm tra đối chiếu tất cả hàng hóa đều có hóa
đơn chứng từ kèm theo, không phát hiện cơ sở kinh doanh hàng cấm,
hàng ngoại nhập lậu;
+ Phát hiện cơ sở đang kinh doanh hàng hóa không thực hiện
niêm yết giá bán tại quầy hàng theo quy định.
Tổ công tác đề nghị Đội Quản lý thị trường xử lý vi phạm theo
quy định của pháp luật thương mại.
3. Xác định mục tiêu xử lý tình huống
Là người thi hành công vụ, cán bộ quản lý về hoạt động thương
mại. Bản thân luôn nhận thức được việc xử phạt vi phạm hành chính
trong hoạt động thương mại nhằm mục đích răng đe, gây thiệt hại về
kinh tế để buộc người vi phạm phải thực hiện đúng theo quy định của
pháp luật để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, cân bằng trong cạnh

tranh. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật thương
mại đến với các đơn vị kinh doanh cũng là việc làm cần thiết, thường
xuyên.
Nếu không có sự can thiệp kịp thời, xử lý thích đáng của các cơ
quan chức năng thì các hành vi vi phạm của các cơ sở kinh doanh vẫn
cứ tiếp diễn, gây bất ổn thị trường, ảnh hưởng đến thị trường nói
chung và của người tiêu dùng nói riêng, đồng thời cũng gây ảnh
hưởng đến các cơ sở kinh doanh chân chính khác. Vì vậy, việc
thường xuyên kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các cơ sở kinh doanh là
việc làm rất cần thiết.
4. Phân tích nguyên nhân và hậu quả
4.1. Nguyên nhân dẫn đến tình huống:
- Trong quá trình thực hiện kiểm tra và làm việc trực tiếp với
chủ cơ sở được biết việc kinh doanh bán lẻ mặt hàng thuốc lá điếu
không có Giấy phép bán lẻ thuốc lá và không thực hiện niêm yết giá
bán hàng hóa tại quầy hàng theo quy định của pháp luật là do sự chủ
quan chủ cơ sở. Mặc dù chủ cơ sở đã biết được quy định kinh doanh
mặt hàng thuốc lá là hàng hóa hạn chế kinh doanh, kinh doanh có
điều kiện và kinh doanh hàng hóa phải thực hiện niêm yết giá bán tại
quầy hàng thông qua tìm hiểu pháp luật komh doanh và được biết trên
đài, báo và các phương tiện thông tin đại chúng khác.
5
4.2. Về hậu quả của tình huống:
- Với hành vi kinh doanh bán lẻ thuốc lá điếu không có phép
gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏa người tiêu dùng, đặc biệt là ảnh
hưởng đến tránh thối quen xấu, các tệ nạn hút chích ở trẻ em, gây ảnh
hưởng đến tình hình trật tự, an toàn xã hội…Thuốc lá vì đây là loại
hàng thuộc Danh mục hàng hóa hạn chế kinh doanh, kinh doanh có
điều kiện, thuộc diện nhà nước quản lý nhằm hạn chế số người sử
dụng.

- Việc không thực hiện niêm yết giá bán hàng hóa tại quầy
hàng theo quy định của pháp luật, cơ sở có thể lừa dối khách hàng,
bán với giá cao gấp nhiều lần so với giá gốc để kiếm được nhiều lợi
nhuận, đồng thời gây thiệt hại cho người tiêu dùng, ảnh hưởng đến
các đơn vị kinh doanh chân chính khác. Ngoài ra, còn làm cho thị
trường không làm mạnh, bị bốp méo và gây mát lòng tin.
5. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình
huống
Là một kiểm soát viên thị trường trực tiếp thực hiện việc kiểm
tra cơ sở kinh doanh theo chỉ đạo của đồng chí Đội trưởng Đội Quản
lý thị trường, phát hiện cơ sở có kinh doanh mặt hàng thuốc lá (thuốc
lá là hàng hóa kinh doanh có điều kiện nên buộc chủ cơ sở phải có
Giấy phép bán lẻ mới được kinh doanh) nhưng không có Giây phép
bán lẻ và hành vi vi phạm không niêm yết giá hàng hóa tại quầy hàng
theo quy định. Tôi đã phân tích kỹ tình huống vi phạm từ nhiều khía
cạnh và đặc biệt là làm việc trực tiếp với chủ cơ sở vi phạm, kết hợp
với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để phân tích và tham mưu
cho đồng chí Đội trưởng một số nội dung cụ thể để đưa ra quyết định
xử lý đúng đắn nhất:
5.1. Căn cứ pháp lý:
- Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002, Pháp lênh sửa
đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính
năm 2002;
- Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2009 của
Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sản
xuất, kinh doanh rượu và thuốc lá và Nghị định số 76/2010/NĐ-CP
ngày 12 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định
số 06/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ: Quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
rượu và thuốc lá (tại điểm b khoản 1 Điều 8 Phạt tiền từ 200.000

đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi Kinh doanh
6
bán lẻ, đại lý bán lẻ rượu hoặc thuốc lá khi không có Giấy phép kinh
doanh bán lẻ, đại lý bán lẻ);
- Nghị đinh số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003
của Chính phủ: Quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Giá;
- Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2008 của
Chính phủ: Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá;
- Nghị định số 84/2011/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2011 của
Chính phủ: Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giá (tại điểm a, khoản 1 Điều 16: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ
500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi Không niêm yết giá
hàng hóa, dịch vụ tại siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng, quầy
hàng, điểm giao dịch mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ);…
5.2. Phân tích, lựa chọn phương án giải quyết tình huống:
Căn cứ các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và chiếu theo
quy định
+ Tại điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày
22 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh rượu và thuốc lá và
Nghị định số 76/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 7 năm 2010 của Chính
phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 01
năm 2009 của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh rượu và thuốc lá thì mức phạt đối
với hành vi kinh doanh bán lẻ thuốc lá không có Giấy phép là:
Phương án 1: mức phạt thấp nhất 200.000 đồng (nếu có một
trong các tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Pháp lênh xử lý vi
phạm hành chính năm 2002 và được sửa đổi, bổ sung năm 2008);

Phương án 2: mức phạt trung bình khung 600.000 đồng;
Phương án 3: mức phạt cao nhất 1.000.000 đồng (nếu có một
trong các tình tiết tăng nặng được quy định tại Pháp lênh xử lý vi
phạm hành chính năm 2002 và được sửa đổi, bổ sung năm 2008).
+ Theo điểm a khoản 1 Điều 16 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP
ngày 20 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ: Quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực giá thì mức phạt đối với hành vi
không thực hiện niêm yết giá bán hàng hóa tại quầy hàng theo quy
định của cơ sở thì mức phạt có thể là:
Phương án 1: Phạt cảnh cáo;
7
Phương án 2: phạt tiền mức thấp nhất là 500.000 đồng (nếu có
một trong các tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Pháp lênh xử lý vi
phạm hành chính năm 2002 và được sửa đổi, bổ sung năm 2008);
Phương án 3: phạt tiền mức trung bình khung là 1.250.000 đồng;
Phương án 4: mức phạt cao nhât là 2.000.000 đồng (nếu có một
trong các tình tiết tăng nặng được quy định tại Pháp lênh xử lý vi
phạm hành chính năm 2002 và được sửa đổi, bổ sung năm 2008).
- Với những căn cứ và phân tích hành vi vi phạm của cơ sở
kinh doanh như trên, đề xuất phương án: phạt tiền mức trung bình
khung và đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả phương án
giải quyết đúng đắn nhất, cụ thể:
+ Hình thức phạt chính bằng tiền:
1. Xử phạt: 600.000 đồng (sáu trăm ngàn đồng) theo điểm b
khoản 1 Điều 8 Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm
2009 của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực sản xuất, kinh doanh rượu và thuốc lá; Nghị định số 76/2010/NĐ-
CP ngày 12 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị
định số 06/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ:
Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sản xuất, kinh

doanh rượu và thuốc lá.
2. Xử phạt: 1.250.000 đồng (một triệu hai trăm năm mươi ngàn
đồng) theo điểm a khoản 1 Điều 16 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP
ngày 20 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ: Quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực giá.
* Tổng cộng khung phạt phải chấp hành: 1.850.000 đồng (một
triệu tám trăm năm mươi ngàn đồng).
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chủ cơ sở thực hiện
niêm yết giá đúng quy định theo điểm a khoản 4 Điều 16 Nghị đinh
số 84/2011/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ Quy
định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá.
6. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã được lựa chọn
- Với sự lựa chọn phương án tối ưu là xử phạt: 1.850.000 đồng
(một triệu tám trăm năm mươi ngàn đồng). Tổ công tác tiến hành thực
hiện công tác lập biên bản, ghi chép ấn chỉ Quản lý thị trường, tất cả
các đồng chí đều đảm nhiệm ghi chép.
8
- Theo quy trình xử lý vi phạm hành chính của lực lượng Quản
lý thị trường, đối với vụ việc vi phạm này sẽ sử dụng các loại ấn chỉ
gồm:
+ Quyết định kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt
động thương mại;
+ Biên bản kiểm tra việc chấp hành pháp luật thương mại;
+ Biên bản vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại;
+ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động
thương mại.
- Trong quá trình kiểm tra, khi tiến hành kiểm tra tới đâu thì Tổ
công tác thực hiện ghi chép vào Biên bản kiểm tra đến đó việc chấp
hành pháp luật trong hoạt động thương mại, còn lại Tổ công tác phải
phân công từng người ghi chép hai loại ấn chỉ còn lại là Biên bản vi

phạm hành chính trong hoạt động thương mại (ghi rõ thời gian, địa
điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm, tang vật và giá trị hàng hóa vi
phạm) và Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động
thương mại (ghi rõ hành vi, giá trị tang vật vi phạm; mức xử phạt vi
phạm hành chính đối với từng hành vi cụ thể và mức tiền phạt tổng
công; thời gianm hiệu lúc và địa điểm nộp phạt).
- Sau khi đã có Quyết định xử phạt, Tổ công tác tiến hành đôn
đốc, hướng dẫn người vi phạm phải thực hiện nộp số tiền xử phạt
trong thời hạn 10 ngày tại Kho bạc nhà nước huyện và giao Biên lai
nộp tiền phạt cho Tổ công tác để lưu hồ sơ.
7. Kết luận và kiến nghị
7.1. Kết luận:
- Qua việc thực hiện kiểm tra hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn,
với hành vi vi phạm không niêm yết giá bán hàng hóa tại quầy hàng
và qua thực tế quá trình công tác đã phát hiện nhiều hành vi vi phạm
khác về buôn lậu, hàng cấm, hàng giả và gian lận thương mại đối với
các cơ sở kinh doanh khác cho thấy hiện nay việc vi phạm các quy
định về pháp luật thương mại diễn ra khá nhiều và diễn biến rất phức
tạp.
- Việc kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở kinh
doanh các thể về hành vi không thực hiện niêm yết giá hàng hóa tại
9
quầy hàng đã giúp cho đối tượng biết được mức độ vi phạm và khung
xử lý để họ nâng cao ý thức, trách nhiệm, thực hiện đúng theo quy
định của pháp luật thương mại trong kinh doanh, giúp cho hoạt động
thương mại đi vào nề nếp. Đồng thời đem lại sự cân bằng trong cạnh
tranh, bảo vệ quyển lợi người tiêu dùng.
7.2. Kiến nghị: Từ tình huống như trên, để đảm bảo việc thực hiện
nghiêm túc các quy định của pháp luật về hoạt động thương mại trên
thị trường và nâng cao ý thức thực hiện pháp luật của các thương

nhân, nhằm đem lại thị trường làm mạnh, cạnh tranh bình đẳng giữa
các đơn vị kinh doanh, Tôi xin đưa ra một số đề xuất, kiến nghị như
sau:
- Hiện nay các văn bản quy định về pháp luật thương mại còn
nhiều bất cập và chưa đầy đủ, trong thời gian tới cần hoàn thiện hơn
nữa hệ thống pháp lý về thương mại; quan tâm, chú trọng công tác
tuyên truyền ý thức chấp hành pháp luật thương mại của người dân.
- Cần phân định chức năng, nhiệm vụ rõ ràng cho từng cơ quan
chức năng cụ thể, tránh tình trạng kiểm tra chồng chéo, một lúc nhiều
đoàn cùng kiểm tra một đơn vị, gây khó khăn và ảnh hưởng đến hoạt
động của các đơn vị kinh doanh.
- Công tác kiểm tra, kiểm soát đối với các đơn vị kinh doanh
trên địa bàn cần tiến hành thường xuyên hơn nữa để nâng cao trách
nhiệm thực hiện pháp luât của đơn vị kinh doanh, nếu phát hiện tái
phạm thì xử lý tình tiết tăng nặng theo quy định của pháp luật để nâng
cao tính răng đe.
10
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Thương mại năm 2005.
2. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002; được sửa ddooirm
bổ sung năm 2007, 2008.
3. Nghị định số 10/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2003 của chính phủ
về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Quản lý thị trường.
4. Nghị định số 27/2008/NĐ-Cp ngày 13 tháng 3 năm 2008 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/NĐ-CP
ngày 23 tháng 01 năm 2003 của chính phủ về tổ chức, nhiệm vụ và
quyền hạn của Quản lý thị trường.
5. Nghị đinh số 61/1998/NĐ-CP ngày 15 tháng 8 năm 1998cuar
Chính phủ về công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp.
6. Nghị đinh số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của

Chính phủ: Quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Giá,
7. Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2008 của
Chính phủ: Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá;
8. Nghị định số 84/2011/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2011 của
Chính phủ: Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giá
9. Thông tư số 24/2009/TT-BCT ngày 24 tháng 8 năm 2009 của Bộ
trưởng Bộ Công Thương về công tác quản lý địa bàn của cơ quan
Quản lý thị trường.
10. Thông tư số 26/2009/TT-BCT ngày 26tháng 8 năm 2009 của Bộ
trưởng Bộ Công Thương quy định quy trình nghiệp vụ kiểm tra, kiểm
soát và xử lý vi phạm hành chính của lực lượng Quản lý thị trường.
Theo đó cơ quan Quản lý thị trường có chức năng nhiệm vụ quyền
hạn kiểm tra, kiểm soát thị trường và quản lý các hoạt động thương
mại, hàng hóa tại địa bàn quản lý.
11. Tiểu luận “Giải pháp giải quyết khiếu nại về tai nạn lao động”.
12. Một số tài liệu khác.
11
MỤC LỤC
Trang
1. Lời nói đầu 1
2. Mô tả tình huống 2
3. Xác định mục tiêu xử lý tình huống 5
4. Phân tích nguyên nhân và hậu quả 5
5. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết 6
tình huống
6. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã được lựa chọn 8
7. Kết luận và kiến nghị 9

12

×