Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tiểu luận kinh tế du lịch đề tài phân tích du lịch đà lạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
----------------***---------------

Tiểu luận hết học phần Kinh tế du lịch
PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH THỊ TRƯỜNG DU LỊCH
CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT

Họ và tên: Lê Thị Bích Thủy
Ngày sinh: 01/07/2001
Khóa: QH-2019-X
Mã số sinh viên: 19031700
Giảng viên hướng dẫn: TS. Vũ Mạnh Hà
Ngày nộp bài: 06/06/2021

Hà Nội tháng năm 2021


Cho dù được mệnh danh là thành phố ngàn thông, thành phố hoa hay thành
phố sương mù… thì Đà Lạt vẫn ln có sức quyến rũ đặc biệt đối với nhiều du
khách trong nước và thế giới. Do đó, hành trình đến du lịch Đà Lạt ở miền Nam
trên dải đất hình chữ S ln là những chuyến đi lý tưởng được nhiều du khách
lựa chọn. Giữa không gian thanh bình và yên tĩnh, Đà Lạt hiện lên với khung
cảnh mộng mơ và nên thơ nhờ cái lạnh cao nguyên ban đêm, sương mù buổi
sáng cùng dải rừng thông bạt ngàn bao quanh. Chắc hẳn chỉ nhắc đến đây thôi
cũng đủ để làm biết bao tâm hồn tín đồ du lịch phải háo hức trước vẻ đẹp thiên
nhiên nơi đây.
1. CUNG DU LỊCH CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
1.1 Tài nguyên du lịch của thành phố Đà Lạt
Theo PGS.TS. Trần Đức Thanh: “Tài nguyên du lịch là tất cả những nguồn
thông tin, vật chất, năng lượng được khai thác phục vụ cuộc sống và sự phát


triển của xã hội loài người. Đó là những thành tạo hay tính chất của thiên nhiên,
những cơng trình, những sản phẩm do bàn tay, khối óc của con người làm nên,
những khả năng của loài người…. Được sử dụng phục vụ cho sự phát triển kinh
tế và xã hội của cộng đồng.”
Tài nguyên du lịch được phân thành hai loại là tài nguyên du lịch tự nhiên
và tài nguyên du lịch văn hóa - nhân văn
1.1.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên:
Nguồn tài nguyên du lịch của một quốc gia hay của một vùng bao gồm
những tài nguyên tự nhiên hấp dẫn du khách, lôi cuốn mạnh mẽ họ tới đó để du
lịch, như yếu tố địa hình tạo ra cảnh quan kì thú; yếu tố khí hậu thích hợp với
từng loại hình du lịch; hệ thực vật phong phú, độc đáo và các loài động vật đa
dạng, điển hình cho từng vùng tạo ra sự tò mò, sự quyến rũ đối với du khách;
những vũng hồ, bãi biển, nguồn nước,… cũng lôi cuốn du khách đến tham quan
và nghỉ ngơi,…
Có thể nói, thành phố Đà Lạt là một thành phố ơn đới giữa lịng nhiệt đới,
điều này khơng có gì là sai khi nhiệt độ trung bình của thành phố sương mù này
chỉ từ 18-22 độ C mỗi năm. Nhờ vào độ cao trung bình của thành phố là 1500m
so với mực nước biển, nên dù tọa lạc giữa lịng nhiệt đới, khí hậu Đà Lạt vẫn
mát mẻ quanh năm và dễ chịu như vùng ôn đới Châu Âu hay Bắc Mỹ. Nhiều du
khách khi đến Đà Lạt du lịch có thể cảm thấy nhiệt độ ở nơi đây thay đổi rất
nhanh chóng, có thể buổi sáng sớm chỉ 10 độ C nhưng vào buổi trưa, khi ánh
mặt trời đứng bóng, nhiệt độ có thể lên đến 28 độ C. Chính vì thế, người ta vẫn
thường nói khí hậu Đà Lạt là một ngày có đủ cả 4 mùa: sáng là mùa Xuân mát
mẻ, dễ chịu, trưa là những ngày hè oi ả, khoảnh khắc chiều là mùa Thu lãng


đãng những đám mây và về đêm ta sẽ cảm nhận được cái se lạnh của mùa Đơng
phố núi.
Địa hình Đà Lạt được phân thành 2 dạng rõ rệt: địa hình núi và địa hình
bình nguyên trên núi. Địa hình núi được phân bố quanh vùng cao nguyên trung

tâm thành phố. Phía bắc thành phố là dãy Lang Biang chạy theo hướng đông
bắc – tây nam, kéo dài từ suối Đa Sar đến hồ Dankia. Phía nam, địa hình núi
chuyển tiếp sang bậc địa hình thấp hơn, đặc trưng là khu vực đèo Prenn với các
dãy núi cao xen kẽ những thung lũng sâu. Trung tâm Đà Lạt như một lịng chảo
hình bầu dục hướng theo hướng bắc – nam với chiều dài khoảng 18km, chiều
rộng khoảng 12km. Nơi cao nhất trong trung tâm thành phố là Bảo tàng Lâm
Đồng với độ cao 1.532km, còn điểm thấp nhất là thung lũng Nguyễn Tri
Phương. Những dãy đồi đỉnh tròng ở đây có độ cao tương đối đồng đều nhau.

Hình 1. Đường hầm đất sét Đà Lạt

Nguồn: Internet
Nước được coi là tài nguyên quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi để phát
triển du lịch nói chung và để phát triển nhiều loại hình du lịch ở Đà Lạt. Giữa
các dãy đồi thấp ở vùng trung tâm và các đỉnh núi cao chung quanh Đà Lạt là
dòng chảy hiền hòa của các song suối thượng nguồn sông Đa Nhim, sông Đạ
Đờng, sông Cam Ly,… Hồ ở Đà lạt chủ yếu là hồ nhân tạo, phân bố rải rác. Các
hồ lớn ở Đà lạt được sử dụng vào việc tạo thắng cảnh, tạo nguồn nước tưới: hồ
Đa Thiện, hồ Than Thở, hồ Tuyền Lâm, hồ Xuân Hương,… Hồ Suối Vàng
được dùng trong việc tạo năng lượng điện. Từ đó mà ta có thể biết được du lịch
ở Đà Lạt cũng cần nhiều vào nguồn nước bởi nguồn nước đủ để duy trì và phát
triển ở hầu hết các hoạt động của nó, từ những cái có sẵn trong tự nhiên như


thác nước, sông suối, hang động,… phục vụ khách ngắm cảnh đến các lĩnh vực
dịch vụ, nhà hàng, khách sạn… phục vụ khách ăn ngon, nghỉ dưỡng thoải mái
nhất. Chính vì vậy mà ở Đà Lạt có rất nhiều điểm du lịch về nguồn nước, đó là:
hồ Xuân Hương, hồ Than Thở, hồ Tuyền Lâm. Thác Datanla, thác Prenn, Suối
Vàng,… Những điểm du lịch này thu hút lượng du khách du lịch đổ về Đà Lạt
khá là lớn vào các dịp lễ.

Bên cạnh đó, Đà Lạt cịn là thành phố có tài nguyên rừng hết sức phong
phú. Đà Lạt là một thành phố nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái của cả nước khi
được rừng bao bọc xung quanh, nên người ta thường nói đây là thành phố nằm
trong rừng. Đà Lạt có thế mạnh về tài ngun rừng, tính đa dạng của hệ sinh
thái và nghỉ dưỡng, du lịch là tài nguyên và thế mạnh của Đà Lạt. Với những
rừng thông tuyệt đẹp, lại ở một độ cao hợp lý, nên Đà lạt có được khí hậu ơn
hịa, khơng khí trong lành. Chính cây hơng đã làm tang lượng Oxy cho Đà Lạt.
Chính như vậy mà Đà Lạt trở thành một trung tâm nghỉ dưỡng, du lịch tuyệt vời
mà hiếm nơi nào trên đất nước Việt Nam có được. Hơn nữa, từ lâu, Đà Lạt đã
được biết đến là xứ sở ngàn hoa, hoa ở Đà Lạt muôn sắc muôn vẻ , đến hoa dại
chỉ mọc vệ đường thôi cũng tô đẹp cho quang cảnh của Đà Lạt, làm thu hút ánh
nhìn của khách du lịch mỗi khi tới đây.

Hình 2. Khu du lịch LangBiang
Nguồn: internet
1.1.2 Tài nguyên du lịch văn hóa - nhân văn
Đà Lạt là một trong những thành phố du lịch nổi tiếng của Việt Nam thu
hút du khách trong và ngoài nước. Bên cạnh sự ưu đãi về khí hậu, cảnh quan,
nơi đây cịn sở hữu hệ thống tài nguyên du lịch đa dạng gắn với di sản văn hóa


bao gồm các di tích lịch sử văn hóa và các danh lam thắng cảnh được xếp hạng
như: Không gian văn hóa cồng chiêng của các dân tộc bản địa Lâm Đồng thuộc
Khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây Ngun (được UNESCO cơng nhận là Di
sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2005); Bộ Mộc bản
triều Nguyễn hiện đang lưu giữ tại Khu biệt điện Trần Lệ Xuân - Đà Lạt (được
UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thuộc chương trình Ký ức Thế giới Memory Of the World); những di tích cấp quốc gia và cấp địa phương như: hồ
Xuân Hương, hồ Than Thở, thung lũng Tình Yêu, núi Langbiang, kiến trúc ga
Đà Lạt, kiến trúc Trường Cao đẳng Sư Phạm Đà Lạt…, hay đơn giản chỉ là nếp
sống thường nhật của người dân Đà Lạt.

1.2 Cơ sở hạ tầng du lịch của thành phố Đà Lạt
Là một điểm điến du lịch hấp dẫn, thu hút một lượng lớn khách du lịch, Đà
Lạt luôn được chú trọng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch. Trong đó phải
kể đến hệ thống nhà hàng, khách sạn, những khu vui chơi giải trí,... Thành phố
này cũng mang tới trải nghiệm du lịch đa dạng nhằm thúc đẩy du khách quay lại
nhiều lần, lưu trú lâu hơn và chi tiêu nhiều hơn bằng chuỗi dịch vụ đa dạng, đặc
sắc. Một số cơ sở phục vụ ăn uống và lưu trú có thể kể đến như: khách sạn
Sofitel, khách sạn Novotel, khách sạn Hoàng Uyên, nhà hang Đoan Đoan, nhà
hang Long Nga,…

1.3

Hình 3. Làng Cù Lần – Đà Lạt
Nguồn: Internet
Hệ thống giao thông dẫn tới thành phố Đà Lạt


Ngày nay, Du khách đến Đà Lạt tương đối thuận tiện nhờ mạng lưới giao
thông từ các nơi khác dồn về. Nhiều tuyến đường huyết mạnh của cao nguyên
cắt qua Đà Lạt. Trong những con đường dẫn tới đây, dài nhất và có lẽ nhộn nhịp
nhất là con đường xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh, dài 239Km. Quốc lộ 20
đối với Đà Lạt có ý nghĩa đặc biệt. Ngồi ra, cịn có các tuyến dường khác, về
phía Tây có quốc lộ 21 chạy từ Bn Ma Thuộc đến Đức Trọng rồi nhập vào
quốc lộ 20 đi Đà Lạ. Về phía Đơng của quốc lộ 11, 12. Hệ thống giao thơng ở
thành phố Đà Lạt khá hồn chỉnh thuận tiện cho hoạt động du lịch.
1.4 Nhân lực du lịch của thành phố Đà Lạt
Công tác đào tạo nguồn nhân lực đưuọc thành phố Đà Lạt chú trọng và đã
đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Theo đánh giá của ngành du lịch tỉnh,
nhìn chung, hệ thống các trường đào tạo về du lịch tại Đà Lạt đã cơ bản đáp ứng
khả năng nhu cầu đào tạo, booid dưỡng cho nguồn nhân lực du lịch. Yhaamj chí,

nhiều trường cịn cung cấp nguồn nhân lực và tham gia đào tạo về du lịch cho
nhiều địa phương trong cả nước. Bên cạnh đo, để nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực du lịch, hằng năm, Sở Văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng
cũng thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao trình độ chun mơn
nghiệp vụ cho đội ngũ lao động làm công tác du lịch, nhằm đáp ứng tốt nhu cầu
phục vụ khách khi đến nghỉ dưỡng tại địa phương.
1.5 Chính sách phát triển du lịch của thành phố Đà Lạt
Theo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng, để góp phần đạt
mục tiêu 5 năm tới thu hút khách du lịch lưu trú bình quân 2,5 ngày trong mỗi
chuyến du lịch, ngành du lịch địa phương này đang tập trung mọi nguồn lực
phát triển mạnh mẽ hơn 6 loại hình du lịch chủ đạo có lợi thế cạnh tranh gắn
liền với đặc trưng văn hóa, mơi trường tự nhiên ở địa phương…
Theo đó, 6 loại hình du lịch mà tỉnh Lâm Đồng tập trung phát triển mạnh
mẽ hơn là Du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng, du lịch MICE, du lịch sinh thái,
du lịch canh nông và du lịch thể thao mạo hiểm. Qua đó, hình thành các sản
phẩm du lịch truyền thống các dân tộc thiểu số địa phương, du lịch tâm linh,
khuyến khích nghiên cứu sản xuất sản phẩm tiểu thủ công nghiệp. Kết hợp các
bên cung ứng dịch vụ MICE nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách; phát
triển du lịch tham quan, nghiên cứu hệ động, thực vật tại Vườn Quốc gia Cát
Tiên, Bidoup - Núi Bà, Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Langbiang. Tiếp tục
nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch đu dây vượt thác, leo núi, đi bộ trong
rừng, chèo thuyền vượt ghềnh thác…


Hình 4. Vườn Thượng Uyển Đà Lạt
Nguồn: Internet
2. CẦU DU LỊCH TỚI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
Tỷ trọng ngành du lịch - dịch vụ trong GRDP toàn tỉnh Lâm Đồng đến
cuối năm 2020 đạt 37,9%. Giai đoạn 2016 - 2019, lượt khách du lịch đến Đà Lạt
- Lâm Đồng có mức tăng trưởng bình quân 8,9%; lượt khách qua lưu trú tăng

trưởng bình quân 11,9%; khách quốc tế chiếm 10,1% trong tổng số khách qua
lưu trú. Cũng trong giai đoạn 2016 - 2020, tổng thu từ khách du lịch là 52.164
tỷ đồng, chiếm 2% doanh thu từ hoạt động du lịch của cả nước, số phòng lưu trú
đạt chuẩn xếp hạng từ 3 - 5 sao chiếm 15,6% tổng số phòng; thời gian lưu trú
bình quân là 2,1 ngày. Số lượng lao động trực tiếp phục vụ ngành du lịch
khoảng 13.000 lao động; trong đó có 80% số lao động trực tiếp đã được đào tạo,
bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên mơn và ngoại ngữ.
2.1 Các nguồn khách chính
Thành phố mờ sương Đà LẠt thu hút khơng ít khách du lịch trong nước và
quốc tế đên đây:
- Khách trong nước:
+ Nguồn khách chính: thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội,
khách địa phương
+ Tuổi: 18-30 tuổi
- Khách quốc tế:
+ Nguồn khách chính: Hàn Quốc, Trung Quốc, châu Âu
+ Tuổi: 20-40 tuổi.


2.2 Cầu du lịch của từng nguồn khách
2.2.1 Cầu du lịch của nguồn khách trong nước
* Phương tiện vận chuyển tới điểm đến
- Khách địa phương: xe máy, ô tô
- Khách Thành phố Hà Nội: thường sử dụng kết hợp đường hàng không và
đường bộ: khách di chuyển bằng máy bay đến sân bay Liên Khương Đà Lạt, sau
đó sự dụng các phương tiện đường bộ khác để đi đến điểm lưu trú
- Khách Thành phố Hồ Chí Minh: xe máy, ô tô
* Nơi ăn ở
Du khách trong nước, đáng chú ý là khách từ thành phố Hồ Chí Minh và từ
thành phố Hà Nội khi đến với thành phố Đà Lạt thường lưu trú tại các homestay,

các khách sạn 3 sao với mức giá vừa phải
* Sở thích thăm quan, giải trí
Khách nội địa đến đây, với hầu hết thuộc lứa tuổi 18-30, họ đều yêu thích
sự lãng mạn, thơ mộng, nên các điểm đến như đồi thông, vườn hoa, vườn dâu
tây luôn là sự lựa chọn hợp lý nhất
* Số ngày lưu trú
- Khách địa phương: thường sẽ đi trong ngày, xuất phát từ sáng và quy về
trong chiều tối
- Khách Hà Nội và Hồ Chí Minh: thường lưu trú trong vòng 2-3 ngày
* Chi tiêu du lịch
- Khách địa phương: 200-300 nghìn đồng
- Khách từ thành phố Hồ Chí Minh: 800.000 đồng/ ngày
- Khách từ thành phố Hà Nội: 3-5 triệu cho một chuyến đi 3 ngày 2 đêm
2.2.2 Cầu du lịch của nguồn khách quốc tế:
* Phương tiện vận chuyển tới điểm đến
Đối với khách quốc tế khi đến với thành phố mờ sương thì phương tiện
thích hợp nhất là máy bay. Họ bay đến sân bay Nội Bài hoặc Tân Sơn Nhất rồi
sau đó chọn những phương tiện di chuyển khác như khách nội địa đi từ Hà Nội
và từ thành phố Hồ Chí Minh


* Nơi ăn ở
Đã tới Đà Lạt thì hầu như tất cả du khách đều hướng đến sự thơ mộng,
lãng mạn, nên cũng giống như khách du lịch trong nước, các du khách nước
ngoài cũng thường chọn những homestay, khách sạn có khơng gian n tĩnh,
cảnh quan xung quanh đẹp, hiền hịa và vị trí thuận lợi để đi đến các điểm du
lịch hấp dẫn
* Sở thích thăm quan, giải trí
- Khách châu Âu có điểm chung lớn đó là họ hứng thú với kiến trúc độc
đáo, thích thử thách chinh phục và đặc biệt là thích mạo hiểm, muốn ghi lại

hành trình tham quan của mình bằng những thước ảnh hoặc những video.
- Khách Hàn Quốc và Trung Quốc thì lại ít mang tính chinh phục và mạo
hiểm hơn khách châu Âu. Họ hứng hu với việc chech-in và selfie ở những địa
điểm độc lạ
* Số ngày lưu trú
Thành phố Đà Lạt ngày càng đổi mới, càng thu hút nhiều khách ngoại
quốc, và khi đến đây, họ cũng sẽ không bỏ lỡ cơ hội mà khám phá hết những tài
nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa – nhân văn. Họ thường lưu trú trong khoảng
2-3 ngày
* Chi tiêu du lịch
Dựa vào số ngày lưu trú và thói quen chi tiêu du lịch:
- Khách Châu Âu: 16-18 triệu đồng / người
- Khách Hàn Quốc và Trung Quốc: 12-15 triệu đồng/ người
Trong khoảng thời gian 2 năm trở lại đây, với tình hình đại dịch Covid-19
đang diễn ra rất căng thẳng, cũng giống như các điểm du lịch khác trên thế giới
nói chung, đất nước Việt Nam nói riêng, thì than phố Đà Lạt cũng phải chịu
những tổn thất lớn. Theo UBND tỉnh Lâm Đồng, dịch Covid-19 đang gây ảnh
hưởng mạnh đến du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng. Hai tháng đầu năm nay, địa
phương đón khoảng 1.110 nghìn lượt du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng,
giảm 9,4% so cùng kỳ năm 2019. Trong đó, khách quốc tế 75,5 nghìn lượt,
giảm hơn 10%. “Trước đây, Đà Lạt đón du khách từ thị trường Trung Quốc rất
lớn, nhưng nay giảm đến 94%. Và dự báo, cùng với thị trường khách Trung
Quốc, từ tháng ba, khách từ thị trường Hàn Quốc cũng sẽ giảm mạnh”, bà
Nguyễn Thị Bích Ngọc nói. Bà Ngọc cho hay, qua làm việc với 33 đơn vị kinh
doanh du lịch, lữ hành lớn trên địa bàn, được biết đã có hơn 28 nghìn phịng bị
hủy, phần lớn du khách đến từ Trung Quốc và Hàn Quốc.


Tuy nhiên, tin vui đối với ngành du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng là trong hai
tháng đầu năm, thị trường khách quốc tế đến từ Thái Lan tăng 52%, Nga tăng

46,4%, Úc tăng 33,6% và một số thị trường chưa bị ảnh hưởng dịch cũng tăng
khá.
Theo Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng, vừa qua,
sở đã làm việc với các đơn vị kinh doanh du lịch để nắm bắt, ghi nhận những đề
xuất của doanh nghiệp đối với chính quyền, ngành chức năng về hỗ trợ trong
ảnh hưởng dịch. Trên cơ sở đề xuất của các doanh nghiệp này, địa phương sẽ
xác định lại thị trường khách nội địa và quốc tế; đẩy mạnh khai thác thị trường
tiềm năng đang có tốc độ tăng trưởng cao như Thái Lan, Malaysia… và tăng
cường thu hút du khách từ thị trường Bắc Âu, Bắc Mỹ, Đông Âu, Ấn Độ…
“Chúng tôi đang phối hợp để đề xuất Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch có chính sách dành cho Lâm Đồng và các tỉnh Tây Nguyên để thúc
đẩy phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới”, Phó Giám đốc
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng nói.
3. NHẬN XÉT CHUNG VỀ CUNG VÀ CẦU DU LỊCH CỦA THÀNH
PHỐ ĐÀ LẠT
Nơi đây được mệnh danh là thiên đường của du lịch. Có khí hậu ơn hịa và
thời tiết quanh năm. Đà Lạt ẩn hiện mình trong những tán rừng thơng xanh bạt
ngàn. Cùng với đó là những làn sương mờ ảo làm tôn lên vẻ đẹp của thành phố
Đà Lạt. Ngoài ra thành phố Đà Lạt ngàn hoa cịn có rất nhiều địa điểm du lịch
nổi tiếng. Đây là thiên đường du lịch mà không một thành phố nào tại Việt
Nam sánh bằng.
Những năm gần đây, lượng du khách trong và ngoài nước đến Đà Lạt ngày càng
tăng. Bên cạnh lượng du khách tới nghỉ dưỡng thì số lượng khách đến Đà Lạt để
tìm hiểu về văn hóa, lịch sử ngày càng tăng. Để đáp ứng nhu cầu này, thành phố
Đà Lạt đã ban hành nhiều chính sách để giữ gìn mơi trường sinh thái, bảo tồn
những giá trị văn hóa, lịch sử cũng như kiến trúc độc đáo của thành phố; nhiều
cơng trình văn hóa, y tế, giáo dục, phúc lợi xã hội; vui chơi giải trí được xây
dựng, Đà Lạt sẽ ngày càng đẹp hơn.



1.
2.

3.

4.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Toidulich.net, 26/1/2021, />Mai Văn Bảo, 27/2/2020, Các giải pháp kích cầu du lịch tại Đà Lạt – Lâm
Đồng. />Songchautourist.com, Giới thiệu du lịch Đà Lạt
/>Cổng thông tin điện tử tỉnh Lâm Đồng, 1/5/2020, Cơ sở hạ tầng,
/>


×