Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.55 KB, 2 trang )
Phòng chống nguy cơ loãng xương ở
người cao tuổi
Loãng xương là bệnh lý của toàn hệ thống xương làm suy yếu sức mạnh của toàn khung
xương, ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của số đông người có tuổi, đặc biệt là
phụ nữ. Ước tính khoảng 20% phụ nữ, 3% nam giới 50 - 70 tuổi và 59% phụ nữ, 20%
nam giới trên 70 tuổi bị loãng xương. Bệnh gặp nhiều ở người dân châu Á do khẩu phần
ăn hàng ngày còn rất thiếu canxi và việc điều trị tích cực bệnh này còn gặp rất nhiều khó
khăn.
Biểu hiện của bệnh
Bệnh diễn biến âm thầm, khi có dấu hiệu lâm sàng thường là lúc đã có biến chứng, cơ thể
đã bị mất tới 30% khối lượng xương. Người bệnh thấy đau mỏi mơ hồ ở cột sống, dọc
các xương dài như xương cẳng chân, đau mỏi cơ bắp, hay bị chuột rút (vọp bẻ) các cơ
Đau cột sống, lan theo khoanh liên sườn, đau khi ngồi lâu, khi thay đổi tư thế; đầy bụng
chậm tiêu, nặng ngực khó thở; gù lưng, giảm chiều cao. Nếu không được điều trị kịp
thời, bệnh có thể gây biến chứng đau kéo dài do chèn ép thần kinh; gù vẹo cột sống, biến
dạng lồng ngực ; gãy xương cổ tay, gãy lún đốt sống, gãy cổ xương đùi; giảm khả năng
vận động, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng sống của người bệnh, trong đó gãy cổ
xương đùi là nghiêm trọng hơn cả, thường gặp ở những người cao tuổi, sức khỏe kém.
Gãy cổ xương đùi là biến chứng nghiêm
trọng của loãng xương.
Điều trị loãng xương như thế nào?
Với những phụ nữ mật độ xương thấp, lại có rối loạn của thời kỳ mãn kinh, bác sĩ có thể
chỉ định dùng nội tiết hỗ trợ từng thời kỳ để bảo vệ hệ xương, nhưng chống chỉ định đối
với những người đã, đang điều trị ung thư vú.
Việc điều trị thường kết hợp các thuốc chống hủy xương và các thuốc tăng tạo xương như
calcitonin + hormon thay thế + canxi & vitamin D. Tùy thuộc vào mức độ loãng xương,
tình trạng sức khỏe, thói quen sinh hoạt và khả năng kinh tế của từng bệnh nhân, bác sĩ
chuyên khoa sẽ cho các chỉ định phù hợp.
Cần làm gì để phát hiện và phòng ngừa loãng xương?