Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Loãng xương ở người cao tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341.74 KB, 23 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Loãng xương là bệnh lý được đặc trưng bởi sự giảm mật độ xương và chất lượng
xương làm xương trở nên giòn và dễ gãy thậm chí gãy xương xảy ra chỉ với một sang
chấn nhẹ. Loãng xương được mệnh danh là “kẻ thù giấu mặt” vì quá trình mất xương
diễn ra liên tục trong nhiều năm liền mà không có một triệu chứng nào rõ ràng, chỉ
đến khi có biểu hiện gãy xương mới được biết đến nên ít người được chẩn đoán sớm
và điều trị có hiệu quả[3-4].
Đối tượng chịu tác động mạnh nhất bởi bệnh loãng xương là người cao tuổi. Ở độ
tuổi 50 chỉ có khoảng 5% người cao tuổi mắc bệnh; con số này tăng khoảng 7% ở độ
tuổi 60; bước sang độ tuổi 70 con số này vọt lên 33% và sẽ tăng lên đến 57% ở độ
tuổi 80; đối với những người thọ trên 80 tuổi tỷ lệ mắc bệnh là trên 60%[4].
Với mức độ phổ biến và nguy hiểm như vậy, trong những năm gần đây loãng xương
được xem là một vấn đề sức khỏe y tế công cộng toàn cầu có ảnh hưởng đến hàng
triệu người trên toàn thế giới[33]. Năm 2008 ước tính có khoảng 75 triệu người ở
khắp châu Âu, Mỹ và Nhật Bản bị tác động bởi LX và con số này sẽ tăng lên gấp đôi
trong vòng 50 năm tới[24]. Tại Nga có khoảng 33,8% phụ nữ và 26,9% nam giới trên
50 tuổi bị mắc loãng xương và có ít nhất khoảng 34 triệu người có nguy cơ cao gãy
xương do loãng xương[1]
Tại châu Á, ước tính tỷ lệ gãy xương đùi có liên quan đến loãng xương sẽ tăng lên từ
2-3 lần trong vòng 30 năm tới. Đến năm 2050 tỷ lệ số ca bị gãy xương do loãng
xương tại châu Á sẽ chiếm trên 50% tổng số ca gãy xương của toàn thế giới. Tại
Trung Quốc, ước tính có khoảng 69,4 triệu người trên 50 tuổi bị tác động bởi loãng
xương. Dự báo đến năm 2050 số người mắc loãng xương và giảm mật độ xương ở
Trung Quốc vào khoảng 533,3 triệu người. Tại Ấn Độ, ước tính đến năm 2013 số
người bị loãng xương sẽ đạt đến con số 36 triệu người[2].
Các báo cáo dịch tễ học về loãng xương ở Nam Phi cho thấy, năm 2010 ước tính có
khoảng 2 triệu người trên 50 tuổi bị mắc loãng xương. Số ca gãy xương đùi hàng
năm có liên quan đến loãng xương ở quốc gia này là 54890 ca[5].
Gãy xương do loãng xương để lại những hậu quả rất nghiêm trọng cho người bệnh
như: tàn tật suốt đời, chất lượng cuộc sống bị hạ thấp, giảm tuổi thọ và tử vong. Bên
cạnh đó là những tác động to lớn về mặt kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia [5]. Theo


ước tính thời gian nằm điều trị gãy xương tại bệnh viện do loãng xương gây ra nhiều
hơn thời gian nằm viện điều trị đột quỵ[2]. Chi phí trực tiếp cho điều trị gãy xương
do loãng xương ở Mỹ, Canada và châu Âu vào khoảng 48 tỷ USD/năm[4]. Năm
1
2006, Trung Quốc phải chi 1,5 tỷ USD cho điều trị gãy xương đùi có liên quan đến
loãng xương, ước tính con số này sẽ tăng lên 264 tỷ USD vào năm 2050[6].
Tại Việt Nam, năm 2008 theo ước tính có khoảng 2,8 triệu người bị tác động bởi
loãng xương, tuy nhiên con số thực tế có thể còn cao hơn nhiều. Cũng theo ước tính
đến năm 2050 số ca gãy xương đùi hàng năm sẽ vượt 47625 ca[36]. Kết quả nghiên
cứu tỷ lệ loãng xương của các nhóm đối tượng khác nhau cho thấy: tỷ lệ loãng xương
của người từ 40-60 tuổi là 7,7%[3]; ở phụ nữ trưởng thành là 9%[5]; ở nam giới từ
50-70 tuổi là 11,1%[5]; ở người cao tuổi là 32,5%[6].
Mặc dù cho đến nay đã có một số báo cáo về thực trạng loãng xương và các yếu tố
liên quan tại Việt Nam. Tuy nhiên các nghiên cứu mới chỉ tập trung tại các thành phố
lớn, địa bàn nông thôn hiện nay vẫn còn đang bị bỏ ngỏ. Bên cạnh đó, các tác giả mới
chỉ tìm hiểu mối liên quan của loãng xương với các yếu tố: tuổi, giới, nghề nghiệp,
lối sống. Chưa có nghiên cứu nào đề cập đến kiến thức, thái độ về bệnh có mối liên
quan như thế nào với thực trạng loãng xương. Vì vậy đòi hỏi cần có những nghiên
cứu mở rộng ra các địa bàn nông thôn và đề cập đến nhiều yếu tố có thể liên quan
đến tình trạng loãng xương của đối tượng.
Tam Thanh là một xã thuần nông thuộc huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Là một trong
những xã có tỷ lệ người cao tuổi cao nhất huyện, năm 2011 dân số người cao tuổi của
chiếm khoảng 12%. Hiện nay trên địa bàn xã chưa có một đánh giá nào về thực trạng
bệnh loãng xương ở người cao tuổi. Với mục đích cung cấp thông tin cho ngành y tế ở
đây trong việc triển khai các chương trình phòng chống bệnh loãng xương cho người
cao tuổi trong cộng đồng, nghiên cứu đã được tiến hành với 3 mục tiêu cụ thể.
2
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Xác định tỷ lệ loãng xương của người cao tuổi tại xã Tam Thanh, huyện Vụ
Bản, tỉnh Nam Định.

2. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về dự phòng bệnh loãng xương của người
cao tuổi tại xã Tam Thanh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
3. Xác định một số yếu tố liên quan đến bệnh loãng xương của người cao tuổi tại
xã Tam Thanh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là người cao tuổi từ 60 trở lên, bao gồm cả nam và nữ
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: xã Tam Thanh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định
Thời gian 12 tháng: từ tháng 01/2012-12/2012
2.3. Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích
Áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng
2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu
2.4.1. Cỡ mẫu
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả 1 tỷ lệ trong cộng đồng
2
2/1
2
)1(
d
pp
Zn

=

α
Trong đó:
Z

1-
α
/2
: Giá trị Z thu được từ bảng Z tương ứng với giá trị α; trong nghiên cứu này lựa
chọn Z = 1,96 với α = 0,05.
p: ước lượng tỷ lệ người cao tuổi bị loãng xương, p=0,3[11]
d: Khoảng sai lệch mong muốn giữa tỷ lệ bệnh thu được từ mẫu (p) và tỷ lệ của quần
thể (P). Trong nghiên cứu này chọn d = 0,06.
Thay vào công thức trên tính được: n = 225, cộng thêm khoảng 10% đối tượng có thể
từ chối tham gia nghiên cứu, cỡ mẫu tối thiểu của nghiên cứu là: 250 người
2.4.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu
Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng: Vì nghiên cứu chỉ đề cập đến loãng xương nguyên phát
nên các đối tượng được lựa chọn vào nghiên cứu căn cứ theo các tiêu chuẩn sau:
- Có tên trong danh sách Hội người cao tuổi của xã Tam Thanh
- Độ tuổi ≥ 60 tuổi.
4
- Không mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa về xương như: đái tháo đường, suy thận,
các bệnh tuyến giáp, cường cận giáp, viêm khớp dạng thấp.
- Không sử dụng corticoid toàn thân kéo dài trên 3 tháng
- Đồng ý tham gia nghiên cứu
Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng nghiên cứu:
- Không còn nguyên vẹn 2 chân (đã gãy cả 2 chân)
- Không có khả năng trả lời các câu hỏi do mắc các bệnh như: mắc bệnh tâm thần,
không còn minh mẫn, không có khả năng giao tiếp
- Từ chối tham gia nghiên cứu
2.4.3. Phương pháp chọn mẫu:
Mẫu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên đơn và được tiến hành như sau:
Bước 1: sàng lọc đối tượng nghiên cứu
- Lập danh sách toàn bộ 928 người cao tuổi của xã Tam Thanh.
- Phỏng vấn người cao tuổi để sàng lọc các đối tượng đủ tiêu chuẩn theo biểu mẫu

(phụ lục 2). Sau khi sàng lọc số người đủ tiêu chuẩn là 467 người
Bước 2: thiết lập khung mẫu và chọn đối tượng nghiên cứu
- Lập khung mẫu các đối tượng đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu
- Lựa chọn đối tượng bằng thủ tục chọn ngẫu nhiên trong phần mềm SPSS 13.0
- Giấy mời tham gia nghiên cứu được gửi đến các đối tượng đã được lựa chọn
2.5. Tổ chức thu thập số liệu
2.5.1. Phương tiện thu thập số liệu
- Cân trọng lượng: sử dụng cân Nhơn Hòa có vạch chia tới mg
- Thước đo chiều cao: sử dụng thước đo có chia vạch tới centiment
- Máy siêu âm đo tỷ trọng xương gót chân: máy Achilles của hãng GE Mediacl
System được sản xuất năm 2011 tại Mỹ
2.5.2. Công cụ thu thập số liệu
Bộ câu hỏi thiết kế theo mục tiêu nghiên cứu gồm 7 phần (phụ lục 3):
- Phần A: những thông tin về nhân khẩu học đối tượng nghiên cứu
5
- Phần B: tiền sử gãy xương và tiếp cận dịch vụ y tế, truyền thông
- Phần C: tiền sử sản phụ khoa (chỉ dành cho nữ giới)
- Phần D: kiến thức về bệnh loãng xương được xây dựng dựa trên thang đo
“OKAT” (Osteoporosis Knowledge Test) do tác giả K. Kim xây dựng vào năm
1991 và được tác giả P.P Hurstchỉnh sửa bổ sung vào năm 2006. Thang đo gồm 24
câu hỏi chia thành 4 phần: dấu hiệu, hậu quả, yếu tố nguy cơ và cách dự phòng
bệnh. Với 3 lựa chọn cho mỗi câu hỏi gồm: đúng hoặc sai hoặc không biết. Hệ số
Cronbach Alpha được sử dụng để đánh giá độ tin cậy của thang đo, trong nghiên
cứu này lựa chọn hệ số Cronbach Alpha ≥ 0,8[40].
- Phần E: thái độ về bệnh loãng xương được xây dựng dựa trên thang đo “OHBS”
(Osteoporosis Health Belief Scale) do tác giả K. Kim xây dựng vào năm 1991 và
được tác giả P.P Hurstchỉnh sửa bổ sung vào năm 2006. Thang đo gồm 13 câu hỏi
chia thành 4 phần: thái độ về tính nhạy cảm với bệnh, với tính nguy hiểm của
bệnh, về lợi ích của tập thể dục, về lợi ích của calci. Bộ câu hỏi được đánh giá
theo thang điểm Likert, gồm 5 mức độ từ hoàn toàn không đồng ý đến hoàn toàn

đồng ý. Hệ số Cronbach Alpha được sử dụng để đánh giá độ tin cậy của thang đo,
trong nghiên cứu này lựa chọn hệ số Cronbach Alpha ≥ 0,8[40].
- Phần F: thói quen, hành vi, lối sống được xây dựng dựa trên thang đo sử dụng
trong nghiên cứu của Dương Thị Hải Ngọcvà Thái Phương Oanh
- Phần G: chỉ số nhân trắc và mật độ xương
2.5.3. Phương pháp thu thập số liệu
- Đối với các biến số về chiều cao, cân nặng và mật độ xương sử dụng phương pháp
đo trực tiếp bằng cách phương tiện máy móc
- Đối với các biến số như nhân khẩu học, kiến thức, thái độ, hành vì sử dụng
phương pháp phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi thiết kế sẵn
2.5.4. Quy trình thu thập số liệu
- Địa điểm thu thập số liệu tại trạm y tế xã Tam Thanh, Vụ Bản, Nam Định
- Thời gian thu thập số liệu diễn ra vào ngày 18 tháng 3 năm 2012.
Quy trình thu thập số liệu gồm 3 bước chính:
- Bước 1: Cân và đo chiều cao
Các đối tượng sau khi đến địa điểm thu thập số liệu sẽ đăng ký theo thứ tự sau đó
được cân và đo chiều cao. Cân được kiểm tra và điều chỉnh chính xác trước khi cân.
6
Đặt cân ở vị trí ổn định trên mặt phẳng, đối tượng chỉ mặc quần áo mỏng không đi
dép, guốc, không đội mũ, cầm hoặc mang vật gì khác. Đọc kết quả chính xác 0,1 kg.
Đo chiều cao, đối tượng đứng thẳng bỏ giầy, dép, mũ (nón) đứng quay lưng vào
tường, mắt nhìn thẳng theo một đường thẳng nằm ngang, hai tay buông thõng theo
thân mình. Đọc kết quả chính xác 0,1cm.
- Bước 2: phỏng vấn thông tin về bệnh loãng xương
Tại bước này, các đối tượng sẽ được hỏi các thông tin về cá nhân, tiền sử bệnh, kiến
thức, thái độ về bệnh và một số thói quen hàng ngày có ảnh hưởng tới mật độ xương.
Sau khi phỏng vấn, các đối tượng sẽ chuyển sang bàn đo mật độ xương
- Bước 3: đo mật độ xương
Chọn chân để đo: Tránh đo đối với những người có vết thương ngoài da ở bàn chân
chưa lành. Không chọn chân trước đây đã bị gãy hoặc chấn thương. Chú ý đến độ

dày hoặc đỏ sần của da. Với những trường hợp này có xịt cồn vào da trước khi đo. Vị
trí của người được đo: Chỉnh tư thế bàn chân, bắp chân và hông đều nằm trên một
đường thẳng. Không để chân đè nặng lên giá đỡ bắp chân vì có thể làm gãy giá đỡ.
Cách đo: đối tượng nghiên cứu ngồi trên ghế, được người đo hướng dẫn cách đặt bàn
chân vào máy đo. Đợi trong khoảng 15 - 30 giây, máy sẽ đưa ra kết quả
2.5.5. Điều tra viên và giám sát viên
- Điều tra viên là các sinh viên Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
- Cán bộ đo mật độ xương là nhân viên của công ty sữa Anlene
- Giám sát viên là nghiên cứu viên
2.5.6. Quy trình đảm bảo và kiểm soát chất lượng số liệu
Để các thông tin thu thập được có chất lượng tốt nhất, bộ câu hỏi được thiết kế logic
với những ngôn ngữ đơn giản dễ hiểu để đối tượng có thể dễ dàng trả lời. Trước khi
tiến hành điều tra hàng loạt, bộ câu hỏi được điều tra thử trên 30 đối tượng sau đó
được điều chỉnh cho phù hợp.
Trước khi tiến hành điều tra các điều tra viên được tập huấn và điều tra thử trên 2 đối
tượng. Các công cụ như cân, thước đo sẽ được kiểm tra chính xác trước khi triển khai
thu thập số liệu. Quá trình điều tra được giám sát chặt chẽ.
2.6. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
2.6.1. Làm sạch và nhập số liệu
7
Số liệu sau khi được thu thập sẽ được làm sạch và nhập bằng phần mềm EpiData 3.1.
Quá trình nhập liệu được nhập 2 lần riêng biệt bằng 2 người khác nhau, sau đó so
sánh giữa 2 bản số liệu để tìm ra những sai sót và sửa chữa.
Các số liệu được phân tích bằng phần mềm SPSS 13.0
2.6.2. Phân tích số liệu
Vì các biến liên quan có các loại khác nhau nên một loạt các phân tích thống kê đã
được thực hiện. Sử dụng các giá trị trung bình và độ lệch chuẩn để mô tả các biến
định lượng như tuổi, mật độ xương. Tần số và tỷ lệ được dùng để tóm tắt biến phân
loại và thứ hạng như: giới tính, học vấn… Sử dụng test χ2 để so sánh sự khác biệt về
tỷ lệ loãng xương giữa các nhóm; sử dụng OR và khoảng tin cậy để đo lường độ

mạnh của sự kết hợp.
Mô hình hồi quy logistics được sử dụng để phân tích mối liên quan đa biến và kiểm
soát yếu tố nhiễu giữa thực trạng loãng xương của đối tượng với các biến độc lập. Hệ
số hồi quy (β); giá trị p-value và tỷ suất chênh OR được dùng để mô tả mối liên quan
đa biến. Kiểm định Hosmer và Lemeshow được sử dụng để kiểm tra tính phù hợp của
mô hình
2.7. Các biến số, khái niệm, thước đo và tiêu chuẩn đánh giá trong nghiên cứu
2.7.1. Các biến số trong nghiên cứu
Mục tiêu 1: Xác định tỷ lệ loãng xương của người cao tuổi tại xã Tam Thanh, huyện
Vụ Bản, tỉnh Nam Định
Bảng 2.1: Các biến số về thực trạng loãng xương của đối tượng nghiên cứu
TT Tên biến Định nghĩa
Phân
loại
Phương
pháp
1
Tỷ trọng
xương
Chỉ số BUA được đo bằng db/MHz
Liên
tục
Siêu âm
xương gót
2
Tình trạng
loãng xương
Là tình trạng xương theo tiêu chuẩn
chẩn đoán loãng xương của WHO:
- Bình thường: T-score >-1

- Giảm mật độ xương: -2,5 đến -1
- Loãng xương: T-score < -2,5
Thứ
bậc
Dựa vào chỉ
số T-score đã
đo được của
mỗi đối tượng
8
Mục tiêu 2: Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng bệnh loãng xương của
người cao tuổi tại xã Tam Thanh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
Kiến thức về bệnh loãng xương của đối tượng nghiên cứu
Bảng 2.2: Các biến số mô tả kiến thức về loãng xương của đối tượng nghiên cứu
TT Tên biến Định nghĩa
Phân
loại
Phương
pháp
1
Triệu chứng
của bệnh
Là các triệu chứng thường gặp của
bệnh loãng xương
2
Hậu quả của
bệnh
Là những hậu quả mà người bệnh
phải gánh chịu nếu mắc bệnh LX
3
Các yếu tố

nguy cơ
Là những yếu tố có thể gây loãng
xương
4
Các biện pháp
dự phòng
Là các biện pháp để làm chậm sự phát
triển của bệnh
Thái độ về bệnh loãng xương của đối tượng nghiên cứu
Bảng 2.3: Các biến số mô tả thái độ đối với bệnh LX của đối tượng nghiên cứu
TT Tên biến Định nghĩa
Phân
loại
Phương
pháp
1
Tính nhạy cảm
đối với bệnh
Là cảm nhận của đối tượng về nguy
cơ mắc bệnh LX của chính họ
2
Tính nguy hiểm
của bệnh
Là cảm nhận của đối tượng về những
hậu quả của bệnh nếu họ bị mắc bệnh
3
Lợi ích của tập
thể dục
Là những lợi ích của TTD mang lại
cho sức khỏe

4
Lợi ích của
calci với cơ thể
Cảm nhận của đối tượng về vai trò
của calci đối với cơ thể
9

×