Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

tác nghiệp doanh nghiệp lữ hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.37 KB, 5 trang )

Câu 1:
1. Các hình thức quan hệ của doanh nghiệp lữ hành với nhà cung cấp
- Quan hệ theo hình thức ký gửi:
+ Quan hệ theo hình thức ký gửi được hiểu là mối quan hệ được thiết lập trên cơ sở
thỏa thuận bán ký gửi dịch vụ của nhà cung cấp thông qua doanh nghiệp lữ hành nhằm
hưởng hoa hồng. Trong mối quan hệ này, doanh nghiệp lữ hành không chịu trách
nhiệm rủi ro khi không tiêu thụ được dịch vụ cho nhà cung cấp.
+ Quan hệ theo hình thức ký gửi rất phù hợp cho các doanh nghiệp lữ hành có quy mơ
nhỏ, điều kiện tài chính hạn hẹp vì hình thức này khơng u cầu doanh nghiệp lữ hành
phải bỏ vốn đầu tư. Hình thức này cũng rất phù hợp cho các doanh nghiệp lữ hành vào
thời điểm trái vụ hoặc sử dụng các dịch vụ đầu vào của nhà cung cấp cho các chương
trình du lịch mới, khơng trọng điểm, ít khách.
+ Ví dụ: Cơng ty lữ hành liên kết với các đơn vị cung ứng phương tiện vận chuyển tại
điểm du lịch, khi khách hàng mua sản phẩm du lịch tại doanh nghiệp lữ hành thì sẽ
được giới thiệu thuê phương tiện vận chuyển của các đơn vị cung ứng đó.
- Quan hệ theo hình thức bn bán:
+ Quan hệ theo hình thức bán bn được hiểu là mối quan hệ được thiết lập trên cơ sở
doanh nghiệp lữ hành thỏa thuận mua dịch vụ số lượng lớn với mức giá bán buôn từ
nhà cung cấp và bán lại cho khách hàng với mức giá bán lẻ nhằm thu lợi nhuận. Trong
mối quan hệ này, doanh nghiệp lữ hành phải chịu rủi ro khi dịch vụ khơng bán được.
+ Quan hệ theo hình thức bán buôn bao gồm hai loại là liên kết hợp tác và liên kết liên
doanh
Liên kết hợp tác: Liên kết hợp tác là hình thức doanh nghiệp lữ hành và nhà cung cấp
ký hợp đồng hợp tác với nhau, thỏa thuận các điều khoản và điều kiện hợp tác, trên
tinh thần tạo điều kiện cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp lữ hành với mức giá ưu đãi.
Liên kết liên doanh: Liên kết liên doanh là hình thức doanh nghiệp lữ hành và nhà
cung cấp ký hợp đồng liên doanh trong việc thỏa thuận cung cấp một số dịch vụ đầu
vào cho doanh nghiệp lữ hành.
+ Ví dụ: Doanh nghiệp lữ hành mua các phòng ở tại đơn vị cung ứng lưu trú, vé máy
bay của các hãng hàng không để xây dựng sản phẩm tour du lịch hoặc bán cho các đại
lý lữ hành.


2. Các nội dung chủ yếu của một bản hợp đồng giữa doanh nghiệp và nhà cung ứng:

Họ tên SV/HV: Vũ Thị Thảo

- Mã LHP: 2211TEMG3011

Trang 1/5


- Bản hợp đồng bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
+ Nguyên tắc chung của hợp đồng: Nội dung này thể hiện tinh thần hợp tác trên cơ sở
bình đẳng và cùng có lợi cho cả hai bên trong mối quan hệ hợp đồng.
+ Trách nhiệm của doanh nghiệp lữ hành: Nội dung này bao gồm những điều khoản về
thời hạn và phương thức thông báo yêu cầu phục vụ khách du lịch của doanh nghiệp lữ
hành đối với nhà cung cấp; phương thức đặt cọc và phương thức thanh tốn hợp đồng;
chế độ phạt tài chính trong trường hợp doanh nghiệp lữ hành hủy bỏ yêu cầu phục vụ
khách du lịch đối với nhà cung cấp.
+ Trách nhiệm của các nhà cung cấp: Nội dung này bao gồm những quy định đối
vớinhà cung cấp trong việc đảm bảo phục vụ khách du lịch theo đúng yêu cầu của
doanh nghiệp lữ hành về chủng loại, số lượng, chất lượng dịch vụ.
+ Tỷ lệ hoa hồng hoặc mức giá bán bn: Tùy thuộc hình thức quan hệ giữa doanh
nghiệp lữ hành và nhà cung cấp mà hai bên sẽ phải thỏa thuận và thống nhất với nhau
tỷ lệ hoa hồng (nếu là quan hệ theo hình thức ký gửi) hoặc mức giá bán bn (nếu là
quan hệ theo hình thức bán buôn).
+ Các trường hợp bất thường rủi ro: Hợp đồng cần thống nhất rõ các trường hợp bất
thường rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng. Các trường hợp bất thường rủi ro
thường là các sự kiện: Khách du lịch bị tai nạn không thể thực hiện chuyến đi phải hủy
bỏ hợp đồng; hoặc khách du lịch gặp bất thường về sức khỏe, phải đi cấp cứu và
không thể sử dụng dịch vụ;... Trong những trường hợp này, doanh nghiệp lữ hành
không phải chịu trách nhiệm bồi thường cho nhà cung cấp.

+ Các trường hợp bất khả kháng: Trường hợp bất khả kháng là những trường hợp xảy
ra ngồi ý muốn, mang tính khách quan, nằm ngồi tầm kiểm sốt và sức người khơng
thể kháng cự, khơng lường trước được, không tránh, không khắc phục được: Thiên tai
(động đất, bão, lũ lụt, lốc, sóng thần, lở đất,…); hỏa hoạn; chiến tranh; bạo loạn; đình
cơng hoặc do sự thay đổi chính sách xuất, nhập cảnh,... Khi có sự cố xảy ra, bên bị ảnh
hưởng bởi sự kiện bất khả kháng phải có nghĩa vụ thơng báo cho bên kia về trường
hợp bất khả kháng xảy ra ngay khi xảy ra sự kiện bất khả kháng. Trong những trường
hợp này, doanh nghiệp lữ hành sẽ được miễn trừ trách nhiệm hoặc có thể kéo dài thời
hạn thực hiện hợp đồng.
+ Các điều khoản về việc thực hiện hợp đồng: Nội dung chi tiết của các điều khoản
trong hợp đồng phụ thuộc chủ yếu vào mối quan hệ giữa nhà cung cấp với doanh
nghiệp lữ hành.
- Do một số đặc thù trong hoạt động kinh doanh lữ hành nên hợp đồng của doanh
nghiệp lữ hành với nhà cung cấp cũng có khác biệt nhỏ so với hợp đồng kinh tế nói
chung. Đó là:
Họ tên SV/HV: Vũ Thị Thảo

- Mã LHP: 2211TEMG3011

Trang 2/5


+ Đối tượng điều chỉnh của hợp đồng là con người (khách du lịch), vì vậy, trong hợp
đồng bao giờ cũng có những điều khoản liên quan đến khách du lịch.
+ Hợp đồng giữa hai bên có thể được ký kết nhưng nếu doanh nghiệp lữ hành không
chủ động thực hiện (không bán dịch vụ nhận ký gửi của nhà cung cấp; không tiến hành
mua buôn dịch vụ từ nhà cung cấp) thì hầu như khơng có hậu quả gì có thể xảy ra.
3. Ý nghĩa nhận thức vấn đề
- Hiểu rõ mối quan hệ giữa doanh nghiệp lữ hành và nhà cung ứng để lựa chọn phương
thức hợp tác phù hợp, có lợi ích cho cả hai bên.

- Xây dựng hợp đồng rõ ràng, đầy đủ các điều khoản để tránh xảy ra mâu thuẫn khơng
đáng có.
- Thống nhất và bảo vệ quyền lợi của cả hai bên về mặt pháp luật và có tính pháp lý.
Câu 2: Theo em, trong trường hợp này đại lý du lịch đúng
1. Tóm tắt tình huống
Một gia đình mua 5 vé máy bay từ một đại lý du lịch. Vài tuần trước khi chuyến bay
diễn ra, hãng hàng không bất ngời tuyên bố phá sản và gia đình đó kiện đại lý vì khơng
hồn trả tiền vé. Đại lý đưa ra các hóa đơn giấy tờ cho gia đình xem và tun bố rõ
ràng rằng vai trò của đại lý đơn giản chỉ là trung gian cho hãng hàng không để hưởng
hoa hồng nên khơng có trách nhiệm bồi hồn.
2. Cơ sở lý thuyết
- Khái niệm đại lý du lịch:
+ Đại lý du lịch có thể là tổ chức (các đại lý, phịng vé, cơng ty du lịch, khách sạn, bưu
điện, nhà hàng,...) hoặc cá nhân (khách hàng lẻ có mối quan hệ rộng, hoặc có nhu cầu
đi lại nhiều);
+ Đại lý du lịch thực hiện vai trò trung gian cầu nối bất kỳ dịch vụ du lịch nào của nhà
cung cấp với khách du lịch. Lúc này, đại lý du lịch có tư cách như là người đại diện
bán của nhà cung cấp. Nói cách khác, đại lý du lịch thực hiện hoạt động “mua hộ” cho
khách du lịch và “bán thuê” cho các nhà cung cấp dịch vụ du lịch;
+ Mục đích làm trung gian của đại lý du lịch là hưởng hoa hồng từ phía nhà cung cấp
- Khái niệm dịch vụ đại lý vận chuyển, dịch vụ đại lý vé máy bay
+ Dịch vụ đại lý vận chuyển thực chất là những dịch vụ vận chuyển của hãng hàng
không, hãng tàu thủy, công ty đường sắt, công ty vận chuyển đường bộ, được doanh
nghiệp lữ hành làm trung gian cung cấp đến khách hàng.

Họ tên SV/HV: Vũ Thị Thảo

- Mã LHP: 2211TEMG3011

Trang 3/5



+ Doanh nghiệp lữ hành có thể đăng ký làm đại lý vé máy bay cấp 1 của các hãng
hàng không (ký hợp đồng đại lý trực tiếp với các hãng hàng không) hoặc làm đại lý vé
máy bay cấp 2 (ký hợp đồng với tổng đại lý vé máy bay) để được cấp hệ thống tự đặt
vé, xuất vé (USER); được hỗ trợ về nghiệp vụ và tư vấn chiến lược tìm khách hàng, tư
vấn chiến thuật trong đặt vé, xuất vé;...
- Khái niệm hình thức kinh doanh đại lý du lịch truyền thống:
+ Kinh doanh dịch vụ đại lý du lịch truyền thống được hiểu là hình thức làm trung
gian bán các dịch vụ du lịch của nhà cung cấp thông qua các giao dịch trực tiếp với
khách hàng để hưởng hoa hồng.
+ Để thực hiện kinh doanh dịch vụ đại lý du lịch theo hình thức truyền thống, doanh
nghiệp lữ hành phải được chấp nhận là đại lý thông qua việc ký hợp đồng đại lý với
nhà cung cấp dịch vụ du lịch. Hợp đồng đại lý du lịch phải được lập thành văn bản
giữa bên giao đại lý (nhà cung cấp) và bên nhận đại lý (doanh nghiệp lữ hành)
- Lưu ý: Trong trường hợp dịch vụ đại lý không đảm bảo chất lượng cam kết, với tư
cách là người “mua hộ” và “bán thuê”, đại lý du lịch sẽ không phải chịu bất cứ trách
nhiệm pháp lý nào trước khách hàng nếu khách hàng biết rõ đại lý du lịch chỉ là người
trung gian và đại lý du lịch đã tư vấn, cung cấp thông tin về sản phẩm đúng với ấn
phẩm của nhà cung cấp.
3. Giải thích
Theo em, trong tình huống trên đại lý du lịch đúng. Vì:
- Khách hàng mua vé máy bay qua đại lý du lịch nên hợp đồng sẽ được ký giữa khách
hàng và hãng hàng khơng, có ghi rõ tên và địa chỉ đại lý du lịch. Do đó, hãng hàng
không phải chịu trách nhiệm các vấn đề xảy ra với vé máy bay, đại lý du lịch chỉ là đại
diện thảo luận trực tiếp với khách hàng thay mặt hãng hàng khơng.
- Khi đã có minh chứng về giấy tờ hóa đơn, đại lý du lịch chỉ là bên trung gian thì đại
lý du lịch sẽ khơng phải chịu trách nhiệm pháp lý nào đối với khách hàng. Ở tình
huống này, đại lý du lịch sẽ khơng phải hoàn trả lại tiền vé máy bay cho khách hàng.
Nếu em là đại lý du lịch trên, em sẽ giải quyết như sau:

- Trước tiên, em rất hiểu và thông cảm với khách về sự việc
- Em sẽ giải thích rõ ràng cho khách hiểu về tính pháp lý trong kinh doanh của dịch vụ
đại lý du lịch để khách hiểu rõ là đại lý du lịch khơng có trách nhiệm hoàn trả tiền vé
cho khách hàng.
- Em sẽ hỗ trợ khách trong việc liên hệ với công ty hãng hàng không để giúp khách lấy
được tiền bồi thường vé má bay
Họ tên SV/HV: Vũ Thị Thảo

- Mã LHP: 2211TEMG3011

Trang 4/5


Họ tên SV/HV: Vũ Thị Thảo

- Mã LHP: 2211TEMG3011

Trang 5/5



×