Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA SỞ DU LỊCH HÀ NỘI ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH NỘI ĐỊA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (915.18 KB, 100 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN ĐẠO DŨNG

CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA SỞ DU LỊCH HÀ
NỘI ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH NỘI ĐỊA

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Hà Nội - Năm 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN ĐẠO DŨNG

CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA SỞ DU LỊCH HÀ
NỘI ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH NỘI ĐỊA

Chuyên ngành: Du lịch
Mã số: Thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS.TS. TRẦN THỊ MINH HÒA

Hà Nội - Năm 2018



LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Trần Thị
Minh Hòa đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em thực hiện và hoàn
thành luận văn.
Em xin cảm ơn Quý Thầy, Cô khoa Du lịch học trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ em trong quá trình
học tập tại trường.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè đã luôn động viên
tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Hà Nội, ngày ... tháng .... năm 2018
Học viên

Nguyễn Đạo Dũng


MỤC LỤC
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................................................... 1
Từ những lý do trên, học viên mạnh dạn lựa chọn vấn đề hoạt động quản lý nhà nước của Sở Du lịch Hà
Nội đối với các doanh nghiệp lữ hành nội địa làm chủ đề nghiên cứu của luận văn của mình.....................2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.....................................................................................6
3.1. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................................................... 6
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................................................... 6
4. Đối tượng và phạm vi của đề tài........................................................................................................... 7
4.1. Đối tượng của đề tài.......................................................................................................................... 7
4.2. Phạm vi của đề tài.............................................................................................................................. 7
5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................................................... 7
5.1. Phương pháp thu thập thông tin........................................................................................................ 7
5.2. Phương pháp xử lý thông tin............................................................................................................. 8
6. Kết cấu của đề tài.................................................................................................................................. 8
1.1.Một số vấn đề về quản lý nhà nước về du lịch...................................................................................10

1.2. Một số vấn đề về doanh nghiệp lữ hành nội địa...............................................................................15
1.3. Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp lữ hành nội địa..................................................................19
2.1. Tổng quan về Sở Du lịch Hà Nội........................................................................................................ 22
2.2. Hệ thống doanh nghiệp lữ hành nội địa trên địa bàn Hà Nội.............................................................29
2.3. Hiện trạng quản lý nhà nước của Sở Du lịch Hà Nội đối với các doanh nghiệp du lịch lữ hành nội địa
trên địa bàn Hà Nội................................................................................................................................. 36
2.4. Đánh giá chung thực trạng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp lữ hành nội địa của Sở Du lịch Hà
Nội......................................................................................................................................................... 53
3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp.................................................................................................................. 57
3.2. Một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước của Sở Du lịch Hà Nội đối với các doanh nghiệp lữ
hành nội địa trên địa bàn........................................................................................................................ 60
3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp lữ hành nội
địa của Sở Du lịch Hà Nội........................................................................................................................ 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................... 76


PHỤ LỤC.......................................................................................................80
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................................................... 1
Từ những lý do trên, học viên mạnh dạn lựa chọn vấn đề hoạt động quản lý nhà nước của Sở Du lịch Hà
Nội đối với các doanh nghiệp lữ hành nội địa làm chủ đề nghiên cứu của luận văn của mình.....................2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.....................................................................................6
3.1. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................................................... 6
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................................................... 6
4. Đối tượng và phạm vi của đề tài........................................................................................................... 7
4.1. Đối tượng của đề tài.......................................................................................................................... 7
4.2. Phạm vi của đề tài.............................................................................................................................. 7
5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................................................... 7
5.1. Phương pháp thu thập thông tin........................................................................................................ 7
5.2. Phương pháp xử lý thông tin............................................................................................................. 8
6. Kết cấu của đề tài.................................................................................................................................. 8

1.1.Một số vấn đề về quản lý nhà nước về du lịch...................................................................................10
1.2. Một số vấn đề về doanh nghiệp lữ hành nội địa...............................................................................15
1.3. Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp lữ hành nội địa..................................................................19
2.1. Tổng quan về Sở Du lịch Hà Nội........................................................................................................ 22
2.2. Hệ thống doanh nghiệp lữ hành nội địa trên địa bàn Hà Nội.............................................................29
2.3. Hiện trạng quản lý nhà nước của Sở Du lịch Hà Nội đối với các doanh nghiệp du lịch lữ hành nội địa
trên địa bàn Hà Nội................................................................................................................................. 36
2.4. Đánh giá chung thực trạng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp lữ hành nội địa của Sở Du lịch Hà
Nội......................................................................................................................................................... 53
3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp.................................................................................................................. 57
3.2. Một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước của Sở Du lịch Hà Nội đối với các doanh nghiệp lữ
hành nội địa trên địa bàn........................................................................................................................ 60
3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp lữ hành nội
địa của Sở Du lịch Hà Nội........................................................................................................................ 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................... 76


1. Lý do chọn đề tài................................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................................................... 1
Từ những lý do trên, học viên mạnh dạn lựa chọn vấn đề hoạt động quản lý nhà nước của Sở Du lịch Hà
Nội đối với các doanh nghiệp lữ hành nội địa làm chủ đề nghiên cứu của luận văn của mình.....................2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.....................................................................................6
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.....................................................................................6
3.1. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................................................... 6
3.1. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................................................... 6
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................................................... 6
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................................................... 6
4. Đối tượng và phạm vi của đề tài........................................................................................................... 7
4. Đối tượng và phạm vi của đề tài........................................................................................................... 7
4.1. Đối tượng của đề tài.......................................................................................................................... 7

4.1. Đối tượng của đề tài.......................................................................................................................... 7
4.2. Phạm vi của đề tài.............................................................................................................................. 7
4.2. Phạm vi của đề tài.............................................................................................................................. 7
5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................................................... 7
5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................................................... 7
5.1. Phương pháp thu thập thông tin........................................................................................................ 7
5.1. Phương pháp thu thập thông tin........................................................................................................ 7
5.2. Phương pháp xử lý thông tin............................................................................................................. 8
5.2. Phương pháp xử lý thông tin............................................................................................................. 8
6. Kết cấu của đề tài.................................................................................................................................. 8
6. Kết cấu của đề tài.................................................................................................................................. 8
1.1.Một số vấn đề về quản lý nhà nước về du lịch...................................................................................10
1.1.Một số vấn đề về quản lý nhà nước về du lịch...................................................................................10
1.2. Một số vấn đề về doanh nghiệp lữ hành nội địa...............................................................................15
1.2. Một số vấn đề về doanh nghiệp lữ hành nội địa...............................................................................15


1.3. Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp lữ hành nội địa..................................................................19
1.3. Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp lữ hành nội địa..................................................................19
2.1. Tổng quan về Sở Du lịch Hà Nội........................................................................................................ 22
2.1. Tổng quan về Sở Du lịch Hà Nội........................................................................................................ 22
2.2. Hệ thống doanh nghiệp lữ hành nội địa trên địa bàn Hà Nội.............................................................29
2.2. Hệ thống doanh nghiệp lữ hành nội địa trên địa bàn Hà Nội.............................................................29
2.3. Hiện trạng quản lý nhà nước của Sở Du lịch Hà Nội đối với các doanh nghiệp du lịch lữ hành nội địa
trên địa bàn Hà Nội................................................................................................................................. 36
2.3. Hiện trạng quản lý nhà nước của Sở Du lịch Hà Nội đối với các doanh nghiệp du lịch lữ hành nội địa
trên địa bàn Hà Nội................................................................................................................................. 36
2.4. Đánh giá chung thực trạng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp lữ hành nội địa của Sở Du lịch Hà
Nội......................................................................................................................................................... 53
2.4. Đánh giá chung thực trạng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp lữ hành nội địa của Sở Du lịch Hà

Nội......................................................................................................................................................... 53
3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp.................................................................................................................. 57
3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp.................................................................................................................. 57
3.2. Một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước của Sở Du lịch Hà Nội đối với các doanh nghiệp lữ
hành nội địa trên địa bàn........................................................................................................................ 60
3.2. Một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước của Sở Du lịch Hà Nội đối với các doanh nghiệp lữ
hành nội địa trên địa bàn........................................................................................................................ 60
3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp lữ hành nội
địa của Sở Du lịch Hà Nội........................................................................................................................ 71
3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp lữ hành nội
địa của Sở Du lịch Hà Nội........................................................................................................................ 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................... 76


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
QLNN
TP.HCM
TNHH
CNXH
XHCN
TP
UBND
PGS
TS

Nghĩa đầy đủ
Quản lý nhà nước
Thành phố Hồ Chí Minh
Trách nhiệm hữu hạn

Chủ nghĩa xã hội
Xã hội chủ nghĩa
Thành phố
Uỷ ban nhân dân
Phó giáo sư
Tiến sỹ


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngành Du lịch đang ngày càng thể hiện rõ vai trò tác động đến quá
trình phát triển kinh tế, xã hội. Trong những năm gần đây, du lịch Việt Nam
được lãnh đạo Đảng, Nhà nước đánh giá là “điểm sáng của nền kinh tế”, có
những đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế, xã hội tại nhiều địa phương.
Thông qua du lịch, tạo sức lan tỏa thúc đẩy các ngành kinh tế khác, tạo thêm
việc làm, tăng thu nhập và đẩy mạnh giao lưu văn hóa cho cộng đồng dân cư.
Với sự phát triển kinh tế của đất nước, người dân Việt Nam đã hình
thành thói quen đi du lịch không chỉ vào những ngày nghỉ lễ. Nếu như năm
2000 khách du lịch nội địa mới chỉ đạt con số là 11,2 triệu lượt khách, thì đến
năm 2017 con số này là 73,2 triệu lượt. Có cầu ắt sẽ có cung, để đáp ứng
được nhu cầu đi du lịch của người dân, ngày càng có nhiều doanh nghiệp lữ
hành nội địa được thành lập.
Thành phố Hà Nội là thủ đô, là trung tâm chính trị - hành chính quốc
gia, nơi đặt trụ sở của các cơ quan trung ương của Đảng, Nhà nước và các
tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế;
là trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và giao
dịch quốc tế của cả nước. Trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội giữ vị trí đặc biệt quan trọng là
Trung tâm du lịch của Vùng du lịch Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải
Đông Bắc và là một trong hai trung tâm nhận và gửi khách du lịch lớn nhất cả

nước. Nhiều năm qua, hoạt động du lịch của thành phố đã đóng góp một phần
rất lớn vào ngân sách thành phố nói riêng và nền kinh tế nước ta nói chung.
Tuy nhiên, bên cạnh những doanh nghiệp làm ăn có trách nhiệm, uy tín
cũng có không ít doanh nghiệp mở ra làm ăn mang tính chất mùa vụ, chộp
giật gây nên nhiều khó khăn cho công tác quản lý nhà nước và ảnh hưởng đến
quyền lợi của khách du lịch. Đặc biệt, từ sau năm 2008, tỉnh Hà Tây được

1


sáp nhập vào Hà Nội cũng tạo ra những bất cập trong quản lý, tạo kẽ hở để
những doanh nghiệp lợi dụng làm ăn không tốt.
Trước đây,hoạt động lữ hành nội địa chưa thực sự được quan tâm đúng
mức, thì vài năm trở lại,đã được nhìn nhận một cách khách quan hơn và có
những đánh giá đúng hơn về lợi ích mà khách nội địa mang lại, từ đó quyền
lợi đối với khách nội địa cũng được quan tâm hơn trước.
Từ những lý do trên, học viên mạnh dạn lựa chọn vấn đề hoạt động
quản lý nhà nước của Sở Du lịch Hà Nội đối với các doanh nghiệp lữ hành
nội địa làm chủ đề nghiên cứu của luận văn của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề liên quan đến đề tài
Các vấn đề liên quan tới công tác quản lý nhà nước về du lịch nói
chung từ trước tới nay là đề tài được nhiều ban, ngành và tác quả quan tâm
nghiên cứu. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu có giá trị lý luận và thực tiễn cao
góp phần vào việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch trên phạm
vi cả nước. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu dưới đây:
2.1. Quản lý nhà nước về du lịch nói chung
“Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở Việt
Nam hiện nay” – Luận án tiến sỹ Luật học Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh của Trịnh Đăng Thanh năm 2004. Luận án đã nêu được cơ sở lý
luận của sự cần thiết phải quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động

du lịch và phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nước bằng pháp luật đối với
8 hoạt động du lịch ở Việt Nam từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện
công tác quản lý đó.
“Đô thị, cơ sở hạ tầng đô thị du lịch và vấn đề quản lý nhà nước ở Việt
Nam hiện nay” – Sách của Nxb Giao thông vận tải năm 2015, tác giả Hồ Đức
Phớc. Trong cuốn sách này, tác giả đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về
quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng đô thị du lịch ở Việt Nam và đánh giá
thực trạng quản lý nhà nước đồng thời đề xuất các phương hướng và giải pháp
cơ bản nhằm tăng cường quản lý nước trong lĩnh vực này.

2


Ngoài ra còn có rất nhiều bài báo của nhiều tác giả đã đề cập đến các
khía cạnh của quản lý nhà nước về du lịch, như: Nâng cao vai trò quản lý nhà
nước trong hoạt động kinh doanh du lịch, tác giả Doãn Văn Phú, Tạp chí Du
lịch Việt Nam số 5 năm 2004; Một số suy nghĩ về công tác quản lý nhà nước
đối với ngành Du lịch, tác giả Trịnh Đăng Thanh, Tạp chí Quản lý nhà nước
số 98 năm 2004; Xúc tiến du lịch Việt Nam nhìn từ góc độ quản lý nhà nước,
tác giả Vũ Nam và Phạm Hồng Long, Tạp chí Du lịch Việt Nam số 2 năm
2005; Tăng cường quản lý nhà nước ở cấp tỉnh đối với hoạt động thương mại,
du lịch trước yêu cầu mới, tác giả Nguyễn Minh Đức, Tạp chí Kinh tế và Dự
báo số 7 năm 2005; Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về thị trường du
lịch, tác giả Trần Xuân Ảnh, Tạp chí Quản lý nhà nước số 132 năm 2007.
2.2. Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh
“Quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại, du lịch ở tỉnh Sơn
La trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” - Luận án tiến sỹ Kinh tế
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh của Nguyễn Minh Đức năm 2007.
Luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động
thương mại, du lịch tỉnh Sơn La trước yêu cầu đẩy nhanh công nghiệp hóa,

hiện đại hóa qua đó đề xuất phương hướng, các giải pháp chiến lược phù hợp
có tính khả thi đối với hoạt động quản lý nhà nước về thương mại, du lịch tỉnh
Sơn La từ năm 2007 đến năm 2020.
“Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”
– Luận án tiến sỹ Kinh tế năm 2008 của Nguyễn Tấn Vinh. Luận án đã trình
bày lý luận quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn cấp tỉnh, thực trạng quản
lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2001- 2007 và từ
đó đề xuất giải pháp để hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn
tỉnh Lâm Đồng.
“Quản lý nhả nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh
Bình” – Luận văn thạc sỹ Kinh tế chính trị, Trường Đại học Kinh tế, Đại học
Quốc gia Hà Nội của Nguyễn Thanh Hải năm 2014. Trên cơ sở phân tích
đánh giá thực trạng hoạt động du lịch của Ninh Bình, luận văn đã đề xuất các
phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động du

3


lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình nhằm thúc đẩy ngành du lịch của tỉnh phát
triển nhanh và bền vững.
Một số Luận án tiến sĩ, Luận văn thạc sĩ đã bảo vệ tại trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, trường Đại học Thương Mại, trường Đại học
Kinh tế có liên quan đến đề tài như: Những giải pháp nhằm phát triển kinh
doanh du lịch lữ hành trên địa bàn Hà Nội, của tác giả Nguyễn Văn Mạnh,
năm 2002; Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh
Bình; Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bình
Định, tác giả Nguyễn Thị Thanh Nga, năm 2012; Chính sách Marketing dịch
vụ du lịch lữ hành nội địa tại công ty cổ phần Petec Bình Định của tác giả
Phạm Đức Định, năm 2012; Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên
địa bàn tỉnh Kiên Giang; Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch

trên địa bàn Hải Phòng, tác giả Bùi Thúy Hằng, năm 2015; Tăng cường công
tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh lữ hành của ngành Du lịch tỉnh
Quảng Ninh, của tác giả Lê Phong, năm 2012; Giải pháp nâng cao hiệu quả
kinh doanh lữ hành nội địa của Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Thiên
Anh, của tác giả Nguyễn Thị My, năm 2014; Quản lý nhà nước về du lịch trên
địa bàn Hà Nội, của tác giả Nguyễn Thị Doan, năm 2015; Quản lý nhà nước
về du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Giang, của tác giả PhạmNgọc Hiếu, năm 2014;
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch lữ hành nội địa tại các Công ty
du lịch trên địa bàn TP.HCM, tác giả Hồ Thị Ngọc Hiền, năm 2015.
2.3. Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Hà Nội
Mỗi luận án, luận văn nghiên cứu đề tài quản lý nhà nước về du lịch
trên địa bàn thành phố Hà Nội có cách khai thác một cách khác nhau. Luận
văn “Những giải pháp nhằm phát triển kinh doanh du lịch lữ hành trên địa
bàn Hà Nội” của tác giả Nguyễn Văn Mạnh năm 2002 nêu rõ và phân tích sâu
về các nội dung chủ yếu như: Nội dung cơ bản của kinh doanh lữ hành, cơ
cấu tổ chức, quản trị, quan hệ của nhà cung cấp với doanh nghiệp lữ hành, tổ
chức kinh doanh của doanh nghiệp lữ hành, xây dựng du lịch lữ hành trọn gói,
quản lý chất lượng sản phẩm du lịch, ứng dụng công nghệ thông tin, phân

4


tích kinh tế các hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành, xem xét đánh giá môi
trường kinh doanh và chiến lược kinh doanh.
Đặc biệt, trong luận văn “Hoạt động quản lý nhà nước đối với các
doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội”của tác giả Đỗ Thị Nhài, năm
2008, đã tập trung phân tích tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch nói
chung và tổ chức doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội, từ đó phân tích
thực trạng công tác quản lý nhà nước, đánh giá ưu nhược điểm, từ đó đưa ra
những giải pháp, kiến nghị.

“Xúc tiến đầu tư phát triển Du lịch Hà Nội trong giai đoạn hiện nay” –
Luận án tiến sỹ trường Đại học Thương mại năm 2010 của Hoàng Văn Hoàn
đã đánh giá thực trạng hoạt động xúc tiến đầu tư pháp triển du lịch Hà Nội,
phân tích các thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và đề xuất những giải pháp chủ
yếu để đẩy mạnh xúc tiến đầu tư đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
của thủ đô Hà Nội.
Luận văn “Quản lý nhà nước về du lịch ở Hà Nội” của tác giả Trần Thị
Kim Ngân năm 2015 lại tập trung phân tích hoạt động du lịch của Hà Nội từ
điều kiện, tiềm năng, thế mạnh của Hà Nội có ảnh hưởng tới du lịch, thực
trạng hoạt động du lịch ở Hà Nội, tình hình quản lý nhà nước về du lịch trên
địa bàn thành phố.
Trong khi đó luận văn “Công tác quản lý nhà nước về du lịch ở khu
vực phố cổ Hà Nội” của tác giả Bùi Phú Mĩ lại đi sâu vào phân tích hoạt động
du lịch tại khu vực phố Cổ Hà Nội, thực trạng quản lý nhà nước về du lịch
trên địa bàn này.
Có thể nói đối với đề tài phân tích công tác quản lý nhà nước đối với
các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội, các tác giả chủ yếu nghiên cứu
tổ chức của các cơ quan quản lý du lịch nói chung, các doanh nghiệp lữ hành
nói chung chứ không có sự phân tách riêng đối với Sở Văn hóa Thể thao Du
lịch/Sở Du lịch hay doanh nghiệp lữ hành nội địa, doanh nghiệp lữ hành quốc
tế nói riêng…Ít có tác giả nào đi vào nghiên cứu từng khía cạnh cụ thể của
công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp lữ hành nội địa, để từ đó rút

5


ra được những vấn đề cần thiết trong từng khía cạnh nhằm tăng cường sự
quản lý của nhà nước về du lịch.
Thời gian các đề tài nghiên cứu đi khảo sát, nhận định và đánh giá tình
hình cũng khá xa so với thời điểm hiện tại. Nhất là khi nhiều thông tin, sự

kiện mới ra đời làm thay đổi hình thức, nội dung phát triển của các công ty lữ
hành nội địa trên địa bàn Hà Nội. Đơn cử như 9/2015, thành phố Hà Nội tổ
chức Lễ công bố quyết định thành lập Sở Du lịch và Năm 2017, Luật Du lịch
ra đời. Do đó tính thời sự và mới mẻ sẽ được thể hiện rõ hơn trong luận văn
của học viên.
Qua những đánh giá sơ bộ trên, học viên đã lựa chọn chủ đề nghiên cứu
luận văn của mình là “công tác quản lý nhà nước của Sở Văn hóa Thể thao
Du lịch/Sở Du lịch đối với doanh nghiệp lữ hành nội địa, nghiên cứu trường
hợp của Sở Du lịch Hà Nội” với mong muốn đánh giá sâu hơn về công tác
quản lý nhà nước về du lịch trong điều kiện hiện nay ngành Du lịch đã được
định hướng đang phát triển rất mạnh mẽ và được nhà nước quan tâm rất lớn,
đặc biệt là tại thủ đô Hà Nội .
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua phân tích, đánh giá hoạt động quản lý nhà nước của Sở Du
lịch Hà Nội đối với doanh nghiệp lữ hành nội địa để tìm ra giải pháp góp phần
hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh lữ hành
nội địa.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa chọn lọc những khái niệm và vấn đề lý luận liên quan
đến quản lý nhà nước về du lịch nói chung, của Sở Du lịch Hà Nội nói
riêng đối với các doanh nghiệp lữ hành nội địa để hình thành cơ sở lý luận
cho nghiên cứu đề tài luận văn.
- Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước của Sở Du
lịch Hà Nội đối với doanh nghiệp lữ hành nội địa.

6


- Đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm phát huy những kết quả đạt

được, khắc phục những tồn tại, hạn chế nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà
nước của Sở Du lịch Hà Nội đối với doanh nghiệp lữ hành nội địa.
4. Đối tượng và phạm vi của đề tài
4.1. Đối tượng của đề tài
- Hoạt động quản lý nhà nước của Sở Du lịch Hà Nội đối với các doanh
nghiệp lữ hành nội địa trên địa bàn thành phố Hà Nội.
4.2. Phạm vi của đề tài
- Nội dung: Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước của Sở Du lịch Hà
Nội đối với doanh nghiệp lữ hành nội địa thông qua các nội dung như công
tác tổ chức hướng dẫn thực hiện, tuyên truyền và phổ biến các văn bản quy
phạm pháp luật du lịch, hoạt động cấp và thu hồi giấy phép kinh doanh của
doanh nghiệp lữ hành nội địa, công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn
nhân lực

,quảng bá xúc tiến hình ảnh du lịch, công tác thanh tra, kiểm tra,

giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý nhà nước
đối với doanh nghiệp du lịch lữ hành nội địa trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Thời gian: Thực trạng trong giai đoạn năm 2008 đến nay; Giải pháp
cho các năm tiếp theo.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Nguồn dữ liệu thứ cấp từ các kết
quả nghiên cứu, sách, báo trong và ngoài nước, tạp chí, trang thông tin điện
tử, các tài liệu, báo cáo của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch thành
phố Hà Nội, UNBD thành phố Hà Nội,…
- Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp:
+ Phương pháp thực địa: Để có được cái nhìn chính xác, toàn diện, đúng
đắn về vấn đề nghiên cứu, tôi đã sử dụng phương pháp khảo sát thực địa


7


thông qua việc nghiên cứu các hoạt động quản lý nhà nước tại Sở Du lịch Hà
Nội.
+ Phương pháp điều tra xã hội học:
• Phương pháp điều tra bảng hỏi: Phương pháp điều tra bằng bảng
hỏi là phương pháp phỏng vấn viết, được thực hiện cùng một lúc với nhiều
người theo một bảng hỏi in sẵn. Việc xây dựng, thiết kế bảng hỏi rất quan
trọng, quyết định lớn đến kết quả điều tra. Để đạt kết quả tốt, điều tra thử là
một bước rất quan trọng.
Trong 2 đợt khảo sát vào tháng 01/2018 và tháng 03/2018, tác giả luận
văn đã tiến hành phát phiếu điều tra những người trực tiếp làm công tác quản
lý kinh doanh lữ hành nội địa, gồm 30 cán bộ quản lý doanh nghiệp lữ hành
nội địa, thu về 20 phiếu khảo sát.
Phiếu điều tra được xây dựng để tìm hiểu: Nội dung công tác quản
lý nhà nước đối với doanh nghiệp lữ hành nội địa, đánh giá những thuận lợi,
khó khăn trong công tác quản lý của Sở Du lịch Hà Nội, đánh giá ưu nhược
điểm của công tác quản lý nhà nước của Sở Du lịch Hà Nội đối với doanh
nghiệp lữ hành nội địa, mức độ hài lòng của du khách đối với hoạt động kinh
doanh du lịch nội địa...
• Phương pháp phỏng vấn: Là phương pháp thu thập thông tin dựa
trên giao tiếp bằng lời theo mục đích đặt ra. Đối tượng thực hiện phỏng vấn
trong luận văn là đại diện các doanh nghiệp du lịch, cơ quan quản lý nhà nước
về du lịch ở địa phương nhằm mang lại thông tin, dữ liệu đa dạng phục vụ cho
việc viết luận văn.
5.2. Phương pháp xử lý thông tin
Phương pháp xử lý thông tin này được thực hiện trong luận văn thông
qua việc tổng hợp các nguồn tư liệu, số liệu, các kết quả đánh giá, điều tra xã

hội học cũng như các khảo sát thực tế.
6. Kết cấu của đề tài

8


Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn được chia làm 3 chương:
- Chương 1. Cơ sở lý luận về công tác quản lý nhà nước đối với doanh
nghiệp lữ hành nội địa.
- Chương 2. Hiện trạng về công tác quản lý nhà nước của Sở Du lịch
Hà Nội đối với doanh ngiệp lữ hành nội địa trên địa bàn Hà Nội.
- Chương 3. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản
lý nhà nước của Sở Du lịch Hà Nội đối với doanh nghiệp lữ hành nội địa.

9


CHƯƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH NỘI ĐỊA
1.1. Một số vấn đề về quản lý nhà nước về du lịch
1.1.1.

Quản lý nhà nước

Khái niệm quản lý nhà nước (QLNN) chỉ xuất hiện và tồn tại cùng với
sự ra đời và tồn tại của Nhà nước. Theo Giáo trình Quản lý hành chính nhà
nước, tập 1, trang 407: “Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức điều
chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt

động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự
pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong
công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN” [6, tr 407].
Như vậy, QLNN là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nước, được
sử dụng quyền lực của nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội. QLNN
được xem là một hoạt động chức năng của nhà nước trong quản lý xã hội và
có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt. QLNN được hiểu theo hai nghĩa:
Theo nghĩa rộng, QLNN là hoạt động tổ chức, điều hành của cả bộ máy
nhà nước, là sự tác động, tổ chức của quyền lực nhà nước trên các phương
diện lập pháp, hành pháp và tư pháp. Theo cách hiểu này, QLNN là hoạt động
của cả ba hệ thống cơ quan nhà nước: cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp,
cơ quan tư pháp. QLNN có các đặc điểm sau đây:
– Chủ thể QLNN là các cơ quan, công chức trong bộ máy nhà nước được
trao quyền lực công gồm: quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp.
– Đối tượng QLNN là tất cả các cá nhân, tổ chức sinh sống và hoạt
động trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.
– QLNN có tính toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội:
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao…
Mục tiêu của QLNN là phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát
triển bền vững trong xã hội.

10


Theo nghĩa hẹp, QLNN chủ yếu là quá trình tổ chức, điều hành của hệ
thống cơ quan hành chính nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi
hoạt động của con người theo pháp luật nhằm đạt được những mục tiêu yêu
cầu nhiệm vụ quản lý nhà nước. Đồng thời, các cơ quan nhà nước nói chung
còn thực hiện các hoạt động có tính chất chấp hành, điều hành, tính chất hành
chính nhà nước nhằm xây dựng tổ chức bộ máy và củng cố chế độ công tác

nội bộ của mình, chẳng hạn ra quyết định thành lập, chia tách, sát nhập các
đơn vị tổ chức thuộc bộ máy của mình; đề bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ,
công chức, ban hành quy chế làm việc nội bộ…
1.1.2.
Quản lý nhà nước về du lịch
1.1.2.1. Khái niệm
QLNN đối với hoạt động du lịch là quá trình tác động của Nhà nước tới
du lịch thông qua hệ thống cơ quan quản lý nhà nước, hệ thống chính sách
pháp luật với mục tiêu phát triển du lịch đúng định hướng của Nhà nước, tạo
nên trật tự trong hoạt động du lịch làm cho du lịch thực sự là một ngành kinh
tế mũi nhọn. Đối tượng của sự quản lý đó chính là hoạt động du lịch, hoạt
động kinh doanh dịch vụ du lịch và cả chính các du khách.
Đây là khái niệm được học viên lựa chọn làm cơ sở lý luận thống nhất
cho toàn bộ luận văn của mình. Khái niệm này bao hàm những nội dung cơ
bản như Nhà nước (cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp) là chủ thể quản lý,
các cơ quan xã hội vận động và phát triển trong lĩnh vực du lịch là đối tượng
quản lý và pháp luật là cơ sở và là công cụ để Nhà nước thực hiện sự quản lý.
Chủ thể QLNN là tập hợp các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội
được Nhà nước ủy quyền. Trong các cơ quan, tổ chức, cán bộ đó, công chức
Nhà nước có quyền, nghĩa vụ được xác định cụ thể, rõ ràng. Với tư cách là
chủ thể quản lý, Nhà nước phải thực hiện hàng loạt các nhiệm vụ từ việc xây
dựng, ban hành pháp luật đến việc tổ chức, thực hiện pháp luật đồng thời Nhà
nước còn thực hiện sự kiểm tra, kiểm soát và tiến hành xử lý những vi phạm
pháp luật đối với hoạt động du lịch. Là đối tượng quản lý, hoạt động kinh
doanh dịch vụ du lịch phải được tổ chức và vận động trên cơ sở các quy định

11


của pháp luật và chịu sự kiểm tra, giảm sát của các cơ quan Nhà nước có thẩm

quyền. Với tư cách là cơ sở và là công cụ để Nhà nước thực hiện sự quản lý,
pháp luật phải được xây dựng trên cơ sở đảm bảo sự chính xác, đầy đủ, thống
nhất, là những chuẩn mực để đối tượng bị quản lý dựa vào đó vận động, phát
triển và để chủ thể quản lý thực hiện sự kiểm tra, giám sát đối tượng quản lý.
1.1.2.2. Sự cần thiết quản lý nhà nước về du lịch
Thực tế bất kì lĩnh vực nào cũng cần có sự quản lý chặt chẽ của Nhà
nước. Hoạt động du lịch cũng nằm trong số đó. Việc thành công hay thất bại
của ngành du lịch phụ thuộc rất lớn vào chính sách, pháp luật về du lịch phù
hợp với trình độ và điều kiện phát triển của đất nước. Do vậy, vấn đề QLNN
về du lịch nói chung và doanh nghiệp lữ hành nói riêng là vô cùng cần thiết
và được đặt lên hàng đầu.
Có rất nhiều nguyên nhân, nhưng tựu trung lại có 5 nguyên nhân quan
trọng lý giải tại sao ngành du lịch trong nền kinh tế thị trường cần phải có sự
quản lý của Nhà nước: 1) Hoạt động du lịch mang tính phức tạp và nhạy cảm,
chính vì vậy cần phải có một chủ thể có tiềm lực về mọi mặt đứng ra tổ chức,
điều hành, chủ thể ấy không ai khác chính là Nhà nước - vừa là người quản lý,
vừa là người tổ chức hoạt động du lịch; 2) Sự quản lý nhà nước đảm bảo hoạt
động du lịch có tính tổ chức cao, ổn định, công bằng và có tính định hướng rõ
rệt. Đồng thời ngăn chặn và xử lý những đột biến xấu, tạo môi trường thuận
lợi cho hoạt động du lịch phát triển; 3) Du lịch hiện nay được đánh giá là
ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần dịch chuyển cơ cấu kinh tế, đóng góp tích
cực cho sự phát triển của xã hội. Để làm được điều này, ngoài sự nỗ lực của
các cơ sở du lịch, sự quản lý, định hướng đúng đắn của Nhà nước ở mỗi giai
đoạn khác nhau và thực hiện triệt để trong thực tế là điều kiện tiên quyết; 4)
Nếu không có sự QLNN, thì ngành du lịch nói riêng, kinh tế nói chung sẽ
không tạo ra sự thống nhất trong tổ chức. Đồng thời, chỉ có sự QLNN về du
lịch mới có thể điều hòa mối quan hệ giữa ngành du lịch với các ngành, các
lĩnh vực có liên quan; 5) Chỉ có sự quản lý nhà nước mới giúp cho việc khai

12



thác các thế mạnh của từng vùng, từng địa phương đạt kết quả cao, đồng thời
tạo ra mối quan hệ giữa ngành du lịch với các ngành, các lĩnh vực có liên
quan. Hơn nữa lại phát huy lợi thế so sánh của quốc gia trong phát triển du
lịch quốc tế.
1.1.2.3. Chức năng của quản lý nhà nước về du lịch
a. Chức năng hoạch định: Nhà nước thực hiện chức năng hoạt định để
định hướng hoạt động du lịch, bao gồm các nội dung cơ bản như hoạch định
chiến lược, kế hoạch phát triển du lịch nói chung và phát triển các doanh
nghiệp du lịch nói riêng, phân tích và xây dựng các chính sách về du lịch, quy
hoạch và định hướng phát triển thị trường, xây dựng hệ thống luật pháp có
liên quan tới du lịch. Xác lập các chương trình, dự án cụ thể hóa chiến lược,
đặc biệt là các lộ trình hội nhập khu vực và quốc tế; 2) Thiết lập khuôn khổ
pháp lý thông qua việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm
pháp luật về du lịch, tạo ra môi trường pháp lý cho hoạt động du lịch của các
doanh nghiệp du lịch; 3) Chức năng hoạch định giúp cho các doanh nghiệp du
lịch có phương hướng hình thức phương án chiến lược, kế hoạch kinh doanh.
Nó vừa giúp tạo lập môi trường kinh doanh, vừa cho phép Nhà nước có thể
kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh du lịch
trên thị trường.
b. Chức năng tổ chức và phối hợp: 1) Nhà nước bằng việc tạo lập
các cơ quan và hệ thống tổ chức quản lý về du lịch, sử dụng bộ máy này để
hoạch định các chiến lược, quy hoạch, chính sách, các văn bản quy phạm
pháp luật…Đồng thời sử dụng sức mạnh của bộ máy tổ chức để thực hiện
những vấn đề thuộc về QLNN, nhằm đưa ra những chính sách phù hợp về du
lịch vào thực tiễn, biến quy hoạch, kế hoạch thành hiện thực, tạo điều kiện
cho du lịch và cho các doanh nghiệp du lịch phát triển; 2) Hình thành cơ chế
phối hợp hiện hữu giữa cơ quản QLNN về du lịch với các cơ quan có liên
quan trong hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương tới địa

phương; 3) Các quốc gia có mối quan hệ song phương hoặc trong cùng một

13


khối kinh tế, thương mại du lịch trong nỗ lực nhằm đa dạng hóa, đa phương
hóa quan hệ hợp tác quốc tế trong du lịch, đạt tới các mục tiêu và đảm bảo
thực hiện các cam kết đã ký kết; 4) Tổ chức và quản lý công tác đào tạo, bồi
dưỡng và phát triển nguồn nhân lực du lịch cho cá doanh nghiệp du lịch,
nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ, bảo vệ tài nguyên du lịch, môi
trường, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, thuộc phong mỹ tục của dân tộc
trong hoạt động du lịch.
c. Chức năng điều tiết các hoạt động du lịch và can thiệp thị
trường: 1) Nhà nước là người đại diện quyền lợi hợp pháp của mọi chủ thể
kinh doanh nói chung và kinh doanh du lịch nói riêng, khuyến khích và đảm
bảo bằng pháp luật sự cạnh tranh bình đẳng, chống độc quyền. Một mặt Nhà
nước hướng dẫn, kích thích các doanh nghiệp du lịch hoạt động theo định
hướng đã vạch ra. Mặt khác, Nhà nước phải can thiệp, điều tiết thị trường khi
cần thiết để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. Trong hoạt động kinh doanh du
lịch nước ta hiện nay, cạnh tranh chưa bình đẳng không lành mạnh là một
trong những vấn đề gây trở ngại lớn cho quá trình phát triển; 2) Nhà nước có
thể sử dụng nhiều công cụ, biện pháp khác nhau để điều tiết, can thiệp thị
trường và hoạt động kinh doanh du lịch, xử lý đúng đắn mâu thuẫn của các
quan hệ trao đổi.
d. Chức năng kiểm soát: 1) Nhà nước giám sát hoạt động của mọi
chủ thể kinh doanh du lịch cũng như chế độ quản lý của các chủ thể đó (về
mặt đăng ký kinh doanh, phương án sản phẩm, chất lượng và tiêu chuẩn sản
phẩm, môi trường ô nhiễm, cơ chế quản lý kinh doanh, nghĩa vụ nộp thuế…),
cấp và thu hồi giấy phép, giấy phép hoạt động trong hoạt động du lịch; 2)
Phát hiện những lệch lạc, nguy cơ chệch hướng hoặc vi phạm pháp luật và các

quy định của Nhà nước, từ đó đưa ra quyết định điều chỉnh thích hợp nhằm
tăng cường hiệu quả của QLNN đối với các doanh nghiệp du lịch; 3) Nhà
nước cũng phải kiểm tra, đánh gia sức mạnh của tổ chức quản lý du lịch của
Nhà nước cũng như năng lực của đội ngũ cán bộ công chức QLNN về du lịch.

14


1.1.2.4. Nội dung quản lý nhà nước về du lịch
Điều 73 Luật Du lịch năm 2017 có ghi rõ nội dung QLNN về du lịch:
a) Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ
chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về du lịch; chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch, chính sách phát triển du lịch; danh mục các địa điểm tiềm năng phát
triển khu du lịch quốc gia;
b) Điều phối, liên kết hoạt động du lịch liên quốc gia, liên vùng, liên tỉnh;
c) Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về du
lịch; xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý về du lịch;
d) Phối hợp với các cơ quan có liên quan, tổ chức xã hội - nghề nghiệp
về du lịch phổ biến, giáo dục pháp luật về du lịch;
đ) Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du
lịch; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực du lịch;
hướng dẫn về giao dịch điện tử trong lĩnh vực du lịch;
e) Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch;
g) Thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch; hoạt động xúc tiến du lịch ở
trong nước và nước ngoài;
h) Quản lý, tổ chức thực hiện việc cấp, thu hồi giấy phép, thẻ hướng
dẫn viên du lịch và các văn bản chứng nhận khác về hoạt động du lịch;
i) Xã hội hóa hoạt động đầu tư, phát triển sản phẩm du lịch, xúc tiến du
lịch, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch;
k) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm

pháp luật về du lịch.
1.2. Một số vấn đề về doanh nghiệp lữ hành nội địa
1.2.1. Khái niệm
1.2.1.1. Khái niệm doanh nghiệp lữ hành
Có rất nhiều khái niệm về doanh nghiệp lữ hành, xuất phát từ các góc
độ khác nhau trong việc nghiên cứu cũng như sự biến đổi theo thời gian của
hoạt động du lịch nói chung và lữ hành nói riêng.

15


Theo Edgar Robger: “Doanh nghiệp lữ hành là doanh nghiệp sản xuất,
gián tiếp hay trực tiếp bán các loại dịch vụ, đáp ứng các loại thông tin, làm
tư vấn cho du khách khi lựa chọn các loại dịch vụ ấy”[10, tr 5].
A-Popliman cho rằng: “Doanh nghiệp lữ hành là cá nhân hoặc tổ chức
có đủ tư cách pháp nhân, được quản lý và tổ chức hoạt động với mục đích
sinh lợi nhuận thương mại thông qua việc tổ chức tiêu thụ trực tiếp hoặc gián
tiếp các loại dịch vụ, hàng hóa du lịch hoặc bán các hành trình du lịch hưởng
hoa hồng cũng như bán các loại dịch vụ khác có liên quan đến hành trình du
lịch đó”[10, tr 5].
F. Gunter W. Eric đưa ra định nghĩa sau: “Doanh nghiệp lữ hành là một
doanh nghiệp cung ứng cho du khách các loại dịch vụ có liên quan đến việc
tổ chức, chuẩn bị một hành trình du lịch, cung cấp những hiểu biết cần thiết
về mặt nghề nghiệp (thông qua hình thức thông tin tư vấn) hoặc làm môi giới
tiêu thụ dịch vụ của các khách sạn, doanh nghiệp vận chuyển hoặc các doanh
nghiệp khác trong mối quan hệ thực hiện một hành trình du lịch”[10, tr 5].
Acen Georgiev nói: “Doanh nghiệp lữ hành là một đơn vị kinh tế, tổ
chức và bán cho những dân cư địa phương hoặc không phải là dân cư địa
phương (nơi doanh nghiệp đăng ký) những chuyến đi du lịch tập thể hoặc cá
nhân có kèm theo những dịch vụ lưu trú cũng như các loại dịch vụ bổ sung

khác có liên quan đến chuyến đi du lịch; Làm môi giới bán các hành trình du
lịch hoặc các dịch vụ, hàng hóa được sản xuất bởi các doanh nghiệp
khác”[15, tr 5].
Như vậy có thể hiểu đầy đủ nhất: Doanh nghiệp lữ hành là một loại
hình doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng, bán
và thực hiện các chương trình du lịch trọn gói cho khách. Ngoài ra, doanh
nghiệp lữ hành còn có thể tiến hành các hoạt động trung gian bán sản phẩm
của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh
doanh tổng hợp khác đảm bảo phục vụ các nhu cầu du lịch của khách từ khâu
đầu tiên đến khâu cuối cùng.
1.2.1.2. Khái niệm doanh nghiệp lữ hành nội địa

16


- Doanh nghiệp lữ hành nội địa: Là doanh nghiệp có trách nhiệm xây
dựng bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch nội địa; nhận ủy thác
để thực hiện dịch vụ, chương trình du lịch cho khách nước ngoài đã được các
doanh nghiệp lữ hành quốc tế đưa vào Việt Nam.
- Doanh nghiệp lữ hành quốc tế: Là doanh nghiệp có trách nhiệm xây
dựng bán các chương trình du lịch trọn gói hoặc từng phần theo yêu cầu của
khách để trực tiếp thu hút khách đến Việt Nam và đưa công dân Việt Nam,
người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch. Thực hiện các chương trình du
lịch đã bán hoặc ký hợp đồng uỷ thác từng phần, trọn gói cho các doanh
nghiệp lữ hành nội địa.
1.2.2. Vai trò của các doanh nghiệp lữ hành nội địa
Nếu lĩnh vực lữ hành là một tế bào của ngành Du lịch, thì doanh nghiệp
lữ hành nội địa chính là một phần quan trọng không thể thiếu được của tế bào
ấy. Nó được coi là mảnh đất màu mỡ chưa được khai thác và tận dụng triệt để.
Nếu như trước đây, vai trò của doanh nghiệp lữ hành nội địa cũng như hoạt

động kinh doanh lữ hành nội địa vẫn chưa được nhìn nhận một cách đầy đủ
thì hiện nay, doanh nghiệp lữ hành nội địa và kinh doanh lữ hành nội địa đã
được quan tâm và đánh giá đúng đắn hơn về những lợi ích to lớn mà khách
nội địa mang lại cho ngành Du lịch.
a. Kinh tế: Du lịch nội địa làm tăng nguồn thu ngân sách cho các địa
phương phát triển du lịch từ những khoản trích nộp ngân sách và các khoản
thuế phải nộp của các cơ sở du lịch thuộc sự quản lý trực tiếp của địa phương.
Du lịch nội địa tham gia tích cực vào quá trình phân phối thu nhập quốc dân
giữa các vùng trong nước. Nói một cách khác, du lịch tác động tích cực vào
việc làm cân đối cấu trúc của thu nhập và chi tiêu của nhân dân theo vùng. Du
lịch nội địa phát triển góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển
theo vì hoạt động kinh doanh du lịch đòi hỏi phải sự có sự liên kết liên ngành
như giao thông vận tải, bưu điện…đồng thời mở ra một thị trường tiêu thụ
rộng lớn. Du lịch nội địa tham giao tích cực vào quá trình tạo nên thu nhập
quốc dân (sản xuất đồ lưu niệm, chế biến thực phẩm, xây dựng cơ sở vật chất

17


×