Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.75 KB, 4 trang )
Chế độ ăn cho người bị
sỏi mật
Người bị sỏi mật nên hạn chế ăn mỡ vì chất này ảnh hưởng đến chức
năng gan, mật và dạ dày. Khi ăn nhiều mỡ, mật xuống ruột không đều,
kích thích túi mật co bóp quá mạnh, một phần mật tham gia cùng
cholesterol tạo sỏi.
Bệnh sỏi mật gặp nhiều ở nữ hơn nam và có xu hướng tăng dần theo tuổi.
Nguyên nhân gây ra sỏi mật là bệnh viêm túi mật mãn tính, ứ đọng mật và
nhiễm trùng túi mật. Hiện tượng táo bón cũng tạo ra cơ hội cho vi trùng
đường ruột phát triển, dẫn đến viêm tá tràng, túi mật và ống mật, do đó nó
làm cho mật dễ lắng xuống thành sỏi. Sỏi mật có 2 loại:
Sỏi sắc tố mật: Loại này ít gặp.
Sỏi cholesterol: Thường đi đôi với tình trạng cholesterol cao trong máu.
Cholesterol dễ gây sỏi nếu nó có các chất béo khác kèm theo, thường gắn
liền với tình trạng béo phì. Theo nghiên cứu của Đại học Kentucky (Mỹ),
béo phì là một yếu tố nguy cơ quan trọng gây bệnh sỏi túi mật. Theo dõi
trong 15 năm cho thấy, 3.200 trong tổng số 42.000 phụ nữ béo phải mổ sỏi
mật. Người có vòng eo hơn 91,5 cm nguy cơ mổ lấy sỏi mật cao gấp đôi
người có vòng eo dưới 66 cm.
Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Bệnh viện Việt Đức, gần 42% bệnh nhân
sỏi mật có béo phì.
Bị sỏi mật thì ăn uống thế nào?
Giảm mỡ: Cần hạn chế các thực phẩm cholesterol như phủ tạng động vật,
trứng…
Tăng đạm để tăng tạo tế bào gan đã bị tổn thương, chống thoái hóa mỡ tế