Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Cách cấp cứu khẩn cấp khi trẻ bị ong đốt docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.08 KB, 6 trang )




Cách cấp cứu khẩn cấp khi trẻ bị ong đốt


Đã nhiều lần báo chí đưa tin về những trường hợp trẻ em gặp nguy hiểm vì bị ong
đốt mà gần đây nhất là vụ bé gái hơn 3 tuổi mất mạng với lí do trên. Nếu như
người lớn biết cách sơ cứu tạm thời thì những trường hợp bị ong đốt sẽ đỡ nguy
kịch hơn rất nhiều. Các mẹ tham khảo bài viết sau để ứng phó khi trẻ bị ong đốt.


Trưa ngày 23/12, khi bé Đặng Ngọc Thanh Tâm (3 tuổi rưỡi) đang ru em là bé
Đặng Tấn Đạt (1 tuổi) bên dưới bóng mát tán cây thì tổ ong vò vẽ rơi xuống,
đốt cả hai chị em. Bé Tâm đã ôm chặt em nhỏ, dùng thân che cho em khỏi bị
ong đốt. Khi mẹ em đến giải cứu thì bé Đạt chỉ bị đốt vài mũi nhờ có chị chở
che, bé Tâm thì bị đốt đến 36 mũi.
Điều đáng nói là sau khi cứu con thoát khỏi bầy ong dữ lúc gần 13h, mãi đến 14h
người mẹ hốt hoảng gọi điện cho chồng đang làm ở xa về. Đợi người chồng về rồi
hai vợ chồng mới đưa các bé đến bệnh viện cấp cứu. Khi vào viện, bé Tâm vẫn còn
tỉnh táo, đến 20h em mới bắt đầu biểu hiện bất thường, nôn mửa, tím tái… Đến
23h thì cô bé dũng cảm, thương em đã qua đời khi đang trên đường chuyển viện.
Nếu như người mẹ biết kiến thức sơ cấp cứu ban đầu cho bé thì có lẽ có thêm phần
cơ hội cứu sống em. Nếu như bé được cấp cứu kịp thời và tận tình tại cơ sở y tế.
Nếu như…
Nhưng có lẽ bây giờ mọi chuyện đều đã muộn, cuộc sống vốn thế, những chuyện
"nếu như" đều là những chuyện không thể làm được. Chúng tôi chỉ muốn giới
thiệu đến quý đọc giả những hướng dẫn cơ bản để cấp cứu nạn nhân bị ong đốt,
những khuyến cáo chân thành nhất để mong là sẽ không còn những thảm cảnh như
trên xảy ra một lần nữa…


1. Tuyệt đối không được xem thường khi bị ong đốt
Nọc ong được chứa trong 2 tuyến nọc dẫn vào một kim chích sau đít ong. Tuyến
bên trái chứa chất kiềm lỏng, tuyến bên phải chứa chất toan lỏng (acid). Nọc ong
có thành phần chính là protein kèm theo men xâm nhập, men tiêu huyết, tiêu tế
bào, các chất gây dị ứng và acetylcholine
Tùy theo loài ong mà nọc sẽ độc ít hay nhiều. Có loại gần như không độc (ong
mật) nhưng cũng có loại gây chết người chỉ với mươi vết chích như ong vò vẽ, ong
đất. do đó, tuyệt đối không được xem thường khi bị ong đốt vì người bị đốt khó
phân biệt là mình bị loại ong nào đốt.
Khi bị ong đốt nạn nhân tuyệt đối phải nhanh chóng sơ cấp cứu và đến cơ sở y tế
gần nhất để thăm khám. Nạn nhân chỉ nên nhận dạng con ong đã đốt mình để cung
cấp cho bác sĩ biết, tìm hướng điều trị hợp lý, không nên tự mình phán đoán rồi
xem thường bệnh trạng mà dẫn đến những nguy cơ khó lường.
2. Xử lý khi bị ong tấn công
Khi bị ong tấn công, người bị nạn phải hết sức bình tĩnh, trước tiên cần che vùng
đầu để không bị đốt, tiếp đến tìm cách dùng tay bới đất cát vung lên cao để xua
đuổi chúng bay đi chỗ khác. Tuyệt đối không dùng nhánh cây, quần áo để xua vì
càng xua, ong sẽ càng bu lại tấn công.
Người lớn thấy trẻ em bị ong đốt cũng nên xử lý theo cách trên để giải cứu cho trẻ.
Chớ hoảng hốt làm trẻ sợ hãi theo và phản ứng không tốt, dẫn đến việc trẻ bị đốt
nhiều hơn.
3. Sơ cấp cứu khi bị ong đốt
Sau khi đuổi bầy ong đi, cần sơ cứu ngay theo các biện pháp sau:
Xử trí theo y học hiện đại:
Lập tức nhổ ngay kim chích (nếu có). Bình tĩnh và thận trọng dùng một vật nhọn
như mũi dao, đầu kim để khều kim chích ra.
Tuyệt đối không dùng tay nặn để lấy kim, túi độc vì sẽ tạo điều kiện cho nọc độc
lan tỏa và thấm sâu hơn vào cơ thể.
Rửa sạch những chỗ có vết chích bằng xà phòng hoặc dung dịch sát trùng, sau đó
đắp khăn lạnh hay túi chườm nước đá lên vùng sưng nề trong khoảng 15-20 phút

để làm giảm đau. Không nên đắp trực tiếp nước đá lên chỗ ong đốt.
Bôi dung dịch calamin (thường bôi lên vết bỏng để làm dịu đau) hoặc hồ bột natri
lên vết thương, có tác dụng trung hòa và thấm hút nọc độc. Băng che kín phần vết
thương.
Nạn nhân nằm yên một chỗ, tránh cử động nhiều để hạn chế nọc độc lan chuyển
sang nơi khác; phần bị chích nên để ở vị trí thấp hơn tim. Bó nẹp tay hoặc chân để
tránh sự lay động khi di chuyển đến bệnh viện. Nếu cần thiết, có thể tiêm huyết
thanh chống độc.
Xử trí theo y học cổ truyền:
Nếu nhà nạn nhân không có các dụng cụ y tế trên có thể dùng các loại cây cỏ để sơ
cứu.
Trước hết vẫn phải nhổ ngay kim chích (nếu có) theo hướng dẫn trên. Dùng củ, lá
môn chà xát tại chỗ. Nếu bị ong vàng (ong nghệ) đốt, dùng đường đen hay giấm
chua thoa ngay lên vết thương. Dùng bã trà còn ướt, bất kể nhiều hay ít, chà xát tại
chỗ để giúp giảm đau.
Cũng có thể lấy rau sam hay lá hẹ giã nhuyễn đắp tại chỗ, hoặc gừng tươi cắt lát
chà xát vết thương. Đối với giống ong có độc thì lấy rau dền vò nát, xát vào vết
đốt.
Sau đó, vẫn phải đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị triệt để.

×