Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.05 KB, 4 trang )
Điều trị sỏi nhỏ đường
tiết niệu
Để hạn chế hình thành sỏi trong cơ thể, phải uống 1,5-2 lít nước mỗi ngày,
tùy theo cơ địa béo, gầy, thời tiết, tình trạng lao động cơ bắp Nên chọn
nước uống sạch như nước dừa xiêm, trà loãng, actiso, trà khổ qua… Những
người đã phát hiện có sỏi thận-niệu cần hạn chế sử dụng nước khoáng thiên
nhiên vì nó chứa các muối có nồng độ cao, nhất là canxi, cacbonat…
Phải chọn các thức ăn giàu vitamin A như: cà rốt, khoai tây, bí đỏ, trái mơ,
gan bò. Vitamin A có tác dụng bảo vệ niêm mạc niệu đạo và ngăn cản việc
tạo các sỏi. Với người có sỏi canxi phải tránh ăn pho-mat, tôm, cua, nghêu,
sò, ốc, hến, hạn chế ăn mặn, cá muối, thịt muối và dưa muối, trứng các
loại… Ngoài ra, cần thận trọng khi sử dụng vitamin D, vì trong bệnh lý sỏi
thận-tiết niệu có chống chỉ định sử dụng vitamin D.
Với người có sỏi oxalat, phải hạn chế ăn các loại đậu, bí đao, cần tây, nho,
mận, rau rền, mùi tây, rau muống, sôcôla, nước trà, rau sống. Không uống,
ngậm hoặc tiêm vitamin C. Với người có sỏi axit uric, phải kiêng khem các
thức ăn giàu chất purin như: giò, chả, nem, ruốc nạc, chocolate, rượu; nên có
chế độ ăn giàu chất kiềm như uống nhiều sữa ít đường (không uống loại sữa
chống loãng xương), ăn nhiều trái cây, rau xanh, sạch.
Phải giảm ăn thịt các loại, nên ăn nhiều cá, chỉ giữ mức 170 g/ngày. Nên bổ
sung các vitamin E, B1, magiê B6… Mỗi ngày chỉ cần 10 mgB6 không chỉ
giúp cơ thể giảm hình thành tái phát các loại sỏi (trên 80%) mà còn tốt cho
tế bào não.
Nếu sỏi có kích thước lớn trên 5-6 mm, phải nghiên cứu can thiệp ngoại
khoa. Còn sỏi có kích thước nhỏ dưới 3-4 mm, thông thường có thể điều trị
bằng Đông y. Với bệnh lý sỏi thận-niệu, nếu huyết áp tăng cao cả hai số tâm